Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ I - Tuần 12, Chủ điểm: Cùng em sáng tạo - Bài 2: Đọc: Cuốn sách em yêu

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ I - Tuần 12, Chủ điểm: Cùng em sáng tạo - Bài 2: Đọc: Cuốn sách em yêu

1.Yêu cầu cần đạt:

* Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành qua hoạt động nhóm.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua các hoạt động chính của bài học (khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng);

Năng lực tự chủ và tự học qua hoạt động học cá nhân, được trình bày và được thể hiện tích hợp trong các hoạt động và mục tiêu hoạt động.

* Năng lực đặc thù:

- Kể tên một vài uốn sách em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Hiều nội dung bài đọc: Bài đọc là những suy nghĩ, cảm xúc được bạn Hà Vy ghi chép lại sau khi đọc truyện Totto-chan bên cửa sổ. Hi vọng những cảm xúc đẹp ấy sẽ khơi gợi trí tò mò để các bạn tìm đọc tác phẩm rất nổi tiếng này.

- Biết dùng từ ngữ phù hợp để nhận xét Phiếu đọc sách của bạn, nói được Phiếu đọc sách mà em thích.

* Phẩm chất: Bồi dưỡng cho học sinh phẩm chất nhân ái, chăm chỉ; biết yêu quý thầy cô, bạn bè, quan tâm, động viên khích lệ bạn be; ham học hỏi, yêu thích đọc sách.

 

docx 4 trang Đăng Hưng 24/06/2023 1670
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ I - Tuần 12, Chủ điểm: Cùng em sáng tạo - Bài 2: Đọc: Cuốn sách em yêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tiếng Việt
CHỦ ĐIỂM: CÙNG EM SÁNG TẠO
BÀI 2. CUỐN SÁCH EM YÊU
ĐỌC: CUỐN SÁCH EM YÊU
Thời gian thực hiện: ngày tháng năm .
1.Yêu cầu cần đạt:
* Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành qua hoạt động nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua các hoạt động chính của bài học (khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng); 
Năng lực tự chủ và tự học qua hoạt động học cá nhân, được trình bày và được thể hiện tích hợp trong các hoạt động và mục tiêu hoạt động. 
* Năng lực đặc thù:
- Kể tên một vài uốn sách em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Hiều nội dung bài đọc: Bài đọc là những suy nghĩ, cảm xúc được bạn Hà Vy ghi chép lại sau khi đọc truyện Totto-chan bên cửa sổ. Hi vọng những cảm xúc đẹp ấy sẽ khơi gợi trí tò mò để các bạn tìm đọc tác phẩm rất nổi tiếng này.
- Biết dùng từ ngữ phù hợp để nhận xét Phiếu đọc sách của bạn, nói được Phiếu đọc sách mà em thích.
* Phẩm chất: Bồi dưỡng cho học sinh phẩm chất nhân ái, chăm chỉ; biết yêu quý thầy cô, bạn bè, quan tâm, động viên khích lệ bạn be; ham học hỏi, yêu thích đọc sách.
2. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên: SGV, SGK, Kế hoạch bài dạy, bài giảng.
- Học sinh: SGK.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:
Mục tiêu: GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên bài học: Cuốn sách em yêu
Cách tiến hành:
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi, kể tên một vài cuốn sách em thích, có yêu lí do em thích
- Gọi HS đọc tên bài, phỏng đoán nội dung bài đọc, tên sản phẩm, nhận xét về sản phẩm
– HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Cuốn sách em yêu.
– HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh để phán đoán nội dung bài đọc.
- HS thảo luận nhóm
- HS trả lời
– HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Cuốn sách em yêu.
– HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh để phán đoán nội dung bài đọc.
2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, lưu loát từ ngữ, câu, đoạn, bài.
Cách tiến hành: 
Hướng dẫn luyện đọc từ khó:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1
- GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau.
- Nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai.
- Yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài.
- Gạch dưới những âm vần dễ lẫn
- Cho HS đọc từ khó
Luyện đọc: 
- Gv hướng dẫn cách đọc ngắt nghỉ một số câu dài:
Các ban biểt không, hôm nay/ tớ được ghé thăm một ngôi trường vô cùng đáng yêu/ qua những trang sách nhỏ.//; Đặc biệt, các bạn ẩy/ còn mang tới trường suất cơm trưa/ với những món ăn vô cùng hấp dẫn/ đến từ "núi" và “biển”/rồi cùng ăn vớ thầy Hiệu trưởng//, 
- GV cho HS luyện đọc nhóm đôi
- Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm giúp học sinh. 
- Giải thích nghĩa của một số từ khó: VD ghé
Thi đọc:
 - Các nhóm thi đọc.
- GV lắng nghe và nhận xét.
 - HS nghe GV đọc mẫu
 - HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc 
– HS biết liên hệ bản thân: 
- HS đọc: Nhật Bản, To-mô-e, Kô-ba-y-a-si, Totto-chan (Tốt-tô-chan), .
- HS lắng nghe và luyện đọc
- HS trả lời:
+ ghé: đến
- Các nhóm tham gia thi đọc.
- Đại diện các nhóm nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài.
Cách tiến hành:
Giáo viên đặt câu hỏi: 
1. Bạn Hà Vy viết về cuốn sách nào?
2. Bạn ghi chép những nội dung gì về cuốn sách?
3. Em thích điều gì về ngôi trường trong bài viết? Vì sao?
4. Theo em, vì sao bạn Hà Vy thích truyện Totto-chan bên cửa sổ?
5. Em có suy nghĩ gì sau khi đọc bài viết của bạn Hà Vy?
- GDKNS: 
- Cho HS liên hệ, rút ra nội dung bài
- HS lắng nghe và trả lời:
1. Bạn Hà Vy viết về cuốn sách: Totto - chan bên cửa sổ 
2. Bạn ghi chép những nội dung về cuốn sách:
Tên truyện: Totto - chan bên cửa sổ 
Tên nhân vật: thầy Kô - ba - y - a - si
3. Em thích về ngôi trường trong bài viết là: Học sinh bắt đầu một ngày với môn học mình thích, được trải nghiệm cùng cây lá trong vườn trường vì ở đây học sinh vừa học vừa được trải nghiệm với thiên nhiên tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu và dễ tập trung hơn 
4. Theo em, bạn Hà Vy thích truyện Totto-chan bên cửa sổ vì đây là câu chuyện kể về ngôi trường hạnh phúc của học sinh
5. Em có suy nghĩ khi đọc bài viết của bạn Hà Vy: Cảm nhận được sự tự do phát triển của học sinh trong trường học, thấy được sự quan tâm của nhà trường đối với học sinh và chắc chắn rằng em sẽ thử tìm đọc cuốn truyện Totto - chan này
- HS rút ra nội dung bài, rút ra bài học: Bài đọc là những suy nghĩ, cảm xúc được bạn Hà Vy ghi chép lại sau khi đọc truyện Totto-chan bên cửa sổ. Hi vọng những cảm xúc đẹp ấy sẽ khơi gợi trí tò mò để các bạn tìm đọc tác phẩm rất nổi tiếng này.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc trôi chảy bài đọc 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc mẫu lại.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng.
 - Chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị
- HS nghe GV đọc đoạn từ Đã bao giờ đến thầy Hiệu trưởng
- HS luyện tập theo cặp đôi, mỗi HS đọc một hàng, sau đó đổi ngược lại.
- HS đọc cả bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_ho.docx