Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Cánh diều - Kể chuyện: Bạn mới - Phạm Thị Hường

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Cánh diều - Kể chuyện: Bạn mới - Phạm Thị Hường

KỂ CHUYỆN :

 BẠN MỚI (1 TIẾT)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

 - Dựa vào tranh minh hoạ và CH gợi ý, trả lời được các CH; kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,. trong khi kể.

 - Hiểu nội dung câu chuyện: Mỗi một người có một điểm mạnh riêng; khi

chơi với bạn nên hoà đồng và nhìn vào điểm mạnh của bạn để có thể học hỏi, không

nên kì thị khi thấy bạn không giống mình.

 - Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

 - Biết trao đổi cùng các bạn về câu chuyện.

- Phát triển năng lực văn học: Thể hiện được các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, kể được câu chuyện theo yêu cầu.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể chuyện biết kết hợp cử chỉ hành động, diễn cảm,.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.

 

docx 6 trang Đăng Hưng 23/06/2023 18250
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Cánh diều - Kể chuyện: Bạn mới - Phạm Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 3- SÁCH CÁNH DIỀU
 KỂ CHUYỆN :
 BẠN MỚI (1 TIẾT)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
 - Dựa vào tranh minh hoạ và CH gợi ý, trả lời được các CH; kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,... trong khi kể. 
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Mỗi một người có một điểm mạnh riêng; khi
chơi với bạn nên hoà đồng và nhìn vào điểm mạnh của bạn để có thể học hỏi, không
nên kì thị khi thấy bạn không giống mình.
 - Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
 - Biết trao đổi cùng các bạn về câu chuyện.
- Phát triển năng lực văn học: Thể hiện được các chi tiết thú vị trong câu chuyện.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, kể được câu chuyện theo yêu cầu. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể chuyện biết kết hợp cử chỉ hành động, diễn cảm,...
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.
3. Phẩm chất.
 - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức cảm thông, chia sẻ với bạn; biết điều chỉnh hành vi khi cư xử không đúng với bạn
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, kể chuyện theo yêu cầu.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Đối với giáo viên
SGK Tiếng Việt 3 (tập 1), SGV Tiếng Việt 3 (tập 1).
Video câu chuyện Bạn mới (SGK điện tử Cánh diều).
Tranh minh họa chuyện cỡ to kèm các câu hỏi dưới tranh.
Máy tính, máy chiếu.
Đối với học sinh
SGK Tiếng Việt 3 (tập 1).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC 
PPDH chính : tổ chức hoạt động
Hình thức dạy học chính : HĐ độc lập, HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp .
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước.
- Cách tiến hành:
- GV mở Video cho HS nghe về môt câu chuyện về một bạn mới .
- GV cùng trao đổi với HS về cách kể chuyện, nội dung câu chuyện để tạo niềm tin, mạnh dạn cho HS trong giờ kể chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt vào bài mới: Các em đã đọc câu chuyện Bạn mới. Đó là một câu chuyện rất hay. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện ấy nhé.
- HS quan sát video.
- HS cùng trao đổi với Gv về nội dung, cách kể chuyện có trong vi deo, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu từ câu chuyện để rút ra kinh nghiệm cho bản thân chuẩn bị kể chuyện.
- HS lắng nghe
2. Khám phá: 
Hoạt động 1: Kể chuyện
 Mục tiêu:
 - Dựa vào tranh minh hoạ và CH gợi ý, trả lời được các CH; kể lại được từng đoạn vàtoàn bộ câu chuyện; biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,... trong khi kể. 
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Mỗi một người có một điểm mạnh riêng; khi
chơi với bạn nên hoà đồng và nhìn vào điểm mạnh của bạn để có thể học hỏi, không
nên kì thị khi thấy bạn không giống mình.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
Cách tiến hành:
2.1. Dựa theo tranh và câu hỏi, kể lại câu chuyện.
- GV mời 2 − 4 HS đọc: A-i-a, Tét-su-ô. Cả lớp đọc thầm theo để nhớ tên nhân vật.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và kể 
- Kể lần 1 (không cần chỉ tranh); giải nghĩa từ khó.
- GV kể lần 2, lần 3 (kết hợp chỉ vào từng tranh khi kể đoạn truyện được minh
hoạ bằng tranh đó).
2.2. Trả lời câu hỏi
- GV dừng lại, YC cả lớp quan sát tranh, đọc thầm lại các CH gợi ý dưới tranh.
? Chuyện gì xảy ra trong giờ ra chơi? 
? A-i-a tham gia trò chơi như thế nào? 
? Thầy giáo đã giúp A-i-a tự tin bằng cách
 nào? 
? Tét-su-ô thay đổi thái độ với A-i-a ra sao? 
- GV nhận xét, tuyên dương.
2.3. Kể chuyện trong nhóm
- GV tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm đôi: Kể nối tiếp theo từng tranh hoặc
HS 1 kể theo tranh 1-2; HS 2 kể theo tranh 3...4; sau đó, 2 bạn đối vai cho nhau.
- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS kể chuyện
2.4. Thi kể chuyện trước lớp
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 tiếp nối nhau dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi thi kể lại câu chuyện trên.
- GV khuyến khích, động viên HS kể sinh động, biểu cảm, kết hợp lời kể với cử chỉ, động tác.
- GV yêu cầu HS các nhóm nhận xét
- GV khen ngợi những HS nhớ câu chuyện, kể to, rõ, tự tin, sinh động, biểu cảm.
- HS quan sát tranh và lắng nghe GV kể.
- HS lắng nghe GV kể
- HS quan sat tranh và đọc gợi ý.
+ A-i-a là HS mới, chưa quen ai nên không tham gia chơi với nhóm nào. Thầy giáo đã khuyến khích A-i-a chơi cùng các bạn.
+ Khi đến lượt đuổi các bạn, A-i-a không
bắt được ai vì em chậm quá. Bị Tét-su-ô chê, A-i-a càng lúng túng.
+ Thầy bảo A-i-a cho thầy xem tranh em vẽ và khen em vẽ đẹp, rồi treo tranh của em lên tường để các bạn cùng xem.
+ Tét-su-6 hiểu ra ai cũng có điểm mạnh riêng, việc mình chế bạn là không đúng nên đã chủ động rủ A-la cùng chơi đuổi bắt.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS cùng chia sẻ câu chuyện cho nhau nghe
- HS thảo luận phân chia nhau để củng thi kể. 
- Các nhóm chia sẻ và thi kể trước lớp
- HS nhận xét cách kể của các nhóm.
3. Luyện tập.
 Mục tiêu: 
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Mỗi một người có một điểm mạnh riêng; khi
chơi với bạn nên hoà đồng và nhìn vào điểm mạnh của bạn để có thể học hỏi, không
nên kì thị khi thấy bạn không giống mình.
 - Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
 - Biết trao đổi cùng các bạn về câu chuyện.
- Phát triển năng lực văn học: Thể hiện được các chi tiết thú vị trong câu chuyện.
 Cách tiến hành:
Bài 2: Trao đổi về nội dung câu chuyện:
- GV cho HS đọc yêu cầu bài
- GV cho HS đọc gợi ý các câu hỏi.
a) Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
b) Nếu lớp em có một người bạn mới, em có thể làm gì để giúp bạn?
- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi
- GV yêu cầu HS chia sẻ ý kiến của mình.
a) Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
b) Nếu lớp em có một người bạn mới, em có thể làm gì để giúp bạn?
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS đọc gợi ý trong sách.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- HS chia sẻ ý kiến.
+ Thích Tét-su-ô vì Tét-su-ô nhanh nhẹn, khoẻ mạnh và biết sửa lỗi khi nhận ra mình cư xử chưa đúng với bạn.
+ HS trả lời theo ý hiểu của mình.
- HS lên nhận xét.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS xem một câu chuyện kể của học sinh nơi khác để chia sẻ với học sinh.
- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong câu chuyện
- GV giao nhiệm vụ HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- HS quan sát video.
- HS cùng trao đổi về câu chuyện được xem.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_sach_canh_dieu_ke_chuyen_b.docx