Kế hoạch bài dạy Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 5 - Năm học 2022-2023

Kế hoạch bài dạy Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 5 - Năm học 2022-2023

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHÀO CỜ : HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

PPCT: 5 CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG

Tuần: 5 Ngày soạn:

Tiết: 1 Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: tham gia chương trình “ An toàn trong cuộc sống”.-

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Chơi trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng ”

+ Xác định được các nguy cơ nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

+Thực hiện được những việc làm đảm bảo trong an toàn ăn uống.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Tổng kết tuần 5, lên kế hoặch phương hướng tuần 6.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn ở trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp

- Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.

 

doc 78 trang Đăng Hưng 26/06/2023 740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 5 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 5
NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
ĐDDH
Hai
Chào cờ
5
Tham gia chương trình “An toàn trong cuộc sống”.
3/10
Tiếng việt
29
Đọc: Gió sông Hương ( Tiết 1)
Tranh
Sáng
Tiếng việt
30
Đọc: Gió sông Hương ( Tiết 2)
Tranh
Toán
21
Xem đồng hồ (tiết 2)
VBT
GDTC
9
Ôn tập biến đổi đội hình từ một hàng ngag thành hai , ba hàng ngang và ngược lại
Còi
Chiều
HĐTN 
5
An toàn trong cuộc sống
Tranh
Âm nhạc
5
Hát: Bài Quốc ca Việt Nam
Đàn
Ba
Tiếng việt
31
Viết: Ôn viết chữ hoa D, Đ
Chữ mẫu
4/10
Tiếng việt
32
Luyện từ và câu: MRVT Thiếu nhi
VBT
Sáng
Toán
22
Bài toàn giải bằng hai bước tính ( tiết 1)
VBT
Đạo Đức
5
Em ham học hỏi (t1)
Tranh 
TC Tiếng việt
17
Đọc: Gió sông Hương
Tranh 
Chiều
TC Tiếng việt
18
Viết: Nghe – viết Gió sông Hương 
Bảng phụ
TC Toán
13
Bài toàn giải bằng hai bước tính
VBT
Tư
GDTC
10
Biến đổi đội hình từ một vòng tròn , thành 2 vòng tròn và ngược lại
Còi
5/10
Mĩ thuật
5
Bài 1: Mặt nạ trung thu (tiết 1)
Màu vẽ
Sáng
Tiếng anh
17
Lesson 1
Tiếng anh
18
Lesson 2
Tiếng việt
33
Đọc: Triển lãm Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy
Tranh 
Chiều
Toán
23
Bài toàn giải bằng hai bước tính ( tiết 2)
VBT
TNXH 
9
Bài 5: Ôn tập chủ đề Gia đình( Tiết 1)
Tranh
Năm
Tiếng việt
34
Nói và nghe: Giới thiệu hoạt động của lớp 
VBT
6/10
Tiếng việt
35
Viết sáng tạo: Viết bản tin ngắn
Phiếu BT
Sáng
Toán
24
Làm quen với biểu thức
VBT
Công nghệ
5
Bài 2. Sử dụng đèn học (t2)
Tranh
TC Tiếng việt
19
Luyện từ và câu: MRVT Thiếu nhi
Chiều
TC Toán
14
Làm quen với biểu thức
TNXH 
10
Bài 5: Ôn tập chủ đề Gia đình( Tiết 2)
Tranh 
Sáu
Tiếng anh
19
Lesson 2
7/10
Tiếng anh
20
Lesson 3
Sáng
Tin
5
Bài 3: Máy tính – những người bạn mới (tt)
Máy tính
Toán
25
Tính giá trị của biểu thức
Bảng phụ
TC Tiếng việt
20
Viết sáng tạo : Điền thông tin vào tờ khai in sẵn
chiều
TC Toán
15
Tính giá trị của biểu thức
SHTT
5
Thảo luận về tham gia giao thông an toàn.
Ngày soạn: 02 / 10 / 2022
Ngày dạy: Từ ngày 03 / 10 / 2022 đến 07 / 10 / 2022
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHÀO CỜ : HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
PPCT: 5 CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG
Tuần: 5 	Ngày soạn: 
Tiết: 1 	 	 	Ngày dạy: 
- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: tham gia chương trình “ An toàn trong cuộc sống”.- 
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:
+ Chơi trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng ”
+ Xác định được các nguy cơ nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
+Thực hiện được những việc làm đảm bảo trong an toàn ăn uống.
- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Tổng kết tuần 5, lên kế hoặch phương hướng tuần 6.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn ở trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực đặc thù: 
- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp
- Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
2. Đối với học sinh
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẨN 5 – TIẾT 1: tham gia chương trình “ An toàn trong cuộc sống”. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV tổ chức cho HS tham gia chương trình “ An toàn trong cuộc sống” theo kế hoặch của nhà trường
- GV nhắc nhở các em chú ý lắng nghe để chia sẻ lại trước lớp các nội dung của chương trình “ An toàn trong cuộc sống”
- GV nhắc nhở những HS nói chuyện, làm việc riêng, gây ảnh hưởng tới những bạn xung quanh.
- HS tham gia chương trình “ An toàn trong cuộc sống”.
- HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe.
- HS về chia sẻ lại trước lớp.
- HS tiếp thu lời nhắc nhở, ngồi nghiêm túc.
VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
PPCT: 5 CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG
Tuần: 5 	Ngày soạn: 
Tiết: 2 	 	 	Ngày dạy: 
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Xác định được các nguy cơ nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực hiện được những việc làm đảm bảo trong an toàn ăn uống.
- Tham gia được các hoạt động của trường, lớp về an toàn giao thông.
- Biết giữ an toàn trong lao động.
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và có trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông an toàn.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: trao đổi về nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; thảo luận về việc tham gia giao thông an toàn; biết giữ an toàn trong lao động.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xử lí những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.
*Năng lực đặc thù: 
- NL thích ứng với cuộc sống: Nhận biết những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thức phẩm và thực hiện những việc làm đảm bảo an toàn trong ăn uống.
 - NL thiết kế và tổ chức: Tuyên truyền và xử lí tình huống về an toàn thực phẩm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Thiết bị dành cho giáo viên: 
- SGV, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 3;
- Bộ thẻ tranh về thực phẩm có thể sử dụng và thực phẩm không nên sử dụng trong SGK trang 17;
- Các tình huống liên quan đến an toàn thực phẩm;
- Một số gói bim, bim, bánh kẹo, nước ngọt ( bao gồm cả những thực phẩm không an toàn) và rau củ quả theo mùa ( bao gồm cả những thức không tươi, bị héo, úa, thối);
- Giấy A0, A1, A2, bút dạ, băng dính giấy (hoặc nam châm dính bảng).
2. Thiết bị dành cho học sinh
- SGK, VBT Hoạt dộng trải nghiệm 3;
- Một số tranh ảnh hoặc ảnh sưu tầm về vệ sinh an toàn thực phẩm;
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Ai Nhanh- Ai đúng”
Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 -6 HS và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A2 và một bộ thẻ tranh như hình ảnh gợi ý trong SGK tráng 17.
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách chia đôi tờ giấy thành 2 phần, một bên ghi “Thực phẩm có thể sử dung” và một bên ghi “ Thực phẩm không thể sử dụng”, sau đó quan sát kĩ các tranh và gắn thẻ vào bên tương ứng.
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả phân loại của nhóm mình và giải thích lí do vì sao nhóm lại lựa chọn như vậy.
- GV nhận xét kết quả trình bày của các nhóm. 
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi: Có những nguy cơ nào khi sử dụng thực phẩm không an toàn?
- GV yêu cầu một số HS chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp về nguy cơ khi sử dụng thực phẩm không an toàn và kết luận hoạt động.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Mục tiêu: Xác định được các nguy cơ nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cách tiến hành:
- GV mời HS đọc yêu cầu nhiệm vụ 1 của hoạt động 2 trong sgk/18, 
 - Mời 1-2 HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV gợi ý HS nhìn vào các bức tranh trong SGK/18 để trao đổi về các nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi về những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. ( GV hỗ trọ khi cần thiết)
- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- GV cho HS thể kể thêm các nguy cơ khác mà em biết
- GV tổng hợp ý kiến của các nhóm và kết luận về những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm như: bị nôn ói, bị bệnh giun sán và suy dinh dưỡng, bị đau bụng tiêu chảy, bị đâu đầu, sốt, mệt mỏi, bị đi bệnh viện cấp cứu, 
- GV chuyển ý, nhắc nhở HS về giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh khi ăn uống để không bi nhiễm bênh lây truyền qua thực phẩm và không gặp phải các nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hoạt động 3: luyện tập – vận dụng
3.1. Hoạt dộng: Thảo luận về tham gia giao thông an toàn.
Mục tiêu:Tham gia được các hoạt động của trường, lớp về an toàn giao thông.
Cách tiến hành:
- GV chia lơp thành các nhóm ( mỗi nhóm 4-6 HS) và nêu yêu câu:
+ Mỗi HS trong nhóm phải nêu ít nhất 2 quy định để tham gia giao thông an toàn.
+ Lấy ví dụ về trường hợp thực hiện đúng hoặc chưa đúng khi tham gia giao thông mà em biết.
- GV cho HS thảo luận trong vòng 5 phút và ghi kết quả thảo luận lên giấy A1. 
- GV gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả theo hình thức dổi sản phẩm giữa các nhóm để góp ý, bổ sung ý kiến cho nhau. 
- GV mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm sau khi tiếp thu ý kiến góp ý cảu nhóm bạn.
- GV tổ chức cho HS sắm vai xử lí tình huống tham gia giao thông an toàn và không an toàn.
- GV chốt quy định để tham gia giao thông an toàn và nhắc nhở HS chú ý thực hiện đúng những quy định đó
- HS lắng nghe và chia nhóm.
- HS quan sát tranh và thực hiện theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả phân loại của nhóm mình và giải thích lí do vì sao nhóm lại lựa chọn như vậy. Các nhóm còn lại nhận xét bổ sung
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- Đại diện một số HS trình bày. Các HS khắc lắng nghe và nhận xét, bổ sung.
- HS nghe GV nhận xét, tổng kết
- HS đọc và nắm rõ yêu cầu của GV
-1-2 HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- HS quan sát tranh, lắng nghe GV hướng dẫn
- HS thảo luận nhóm đôi.
-2-3 nhóm trình bày. HS còn lại lắng nghe nhận xét.
- HS kể thêm các nguy cơ.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh khi ăn uống để không bi nhiễm bênh lây truyền qua thực phẩm và không gặp phải các nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- HS ngồi lại theo nhóm.và lắng nghe yêu cầu của hoạt động.
- HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS sắm vai xử lí tình huống.
- HS lắng nghe thực hiện
VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: 
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
PPCT: 5 CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG
Tuần: 5 	Ngày soạn: 
Tiết: 3 	 	 	Ngày dạy: 
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS nhận rõ ưu khuyết điểm cảu bản thân, của tổ mình và cảu cả lớp.
- HS biết công việc phải làm cảu tuần tới.
- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập, thực hiện tốt nề nếp. Thực hiện tốt việc vệ sinh an toàn thực phẩm và có trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông an toàn.
1. Phẩm chất
- Phẩm chất Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và có trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông an toàn.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: trao đổi về nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; thảo luận về việc tham gia giao thông an toàn; biết giữ an toàn trong lao động.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xử lí những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.
*Năng lực đặc thù: 
- NL thích ứng với cuộc sống: phòng tránh những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thức phẩm và thực hiện những việc làm đảm bảo an toàn trong ăn uống.
 - NL thiết kế và tổ chức: Tuyên truyền về an toàn thực phẩm.
Chuẩn bị: GV: Phần thưởng
- HS chuẩn bị: vở ghi chép báo cáo của tổ, của lớp.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Khởi động: HS hát.
1. Hoạt động 1: Tổ chức để học sinh tham gia trò chơi phân loại thực phẩm:
Giáo viên phát thẻ tranh hình ảnh của các thực phẩm để học sinh thảo luận và phân loại.
Thực phẩm sẽ được phân loại theo 2 nhóm:
Nhóm thực phẩm có thể sử dụng.
Nhóm thực phẩm không nên sử dụng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. 
 Tổ chức để học sinh trình bày kết quả thảo luận:
Giáo viên mời các nhóm cùng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Yêu cầu học sinh nêu lí do lựa chọn sản phẩm đã phân loại theo 2 nhóm:
Nhóm thực phẩm có thể sử dụng.
Nhóm thực phẩm không nên sử dụng.
Giáo viên chốt ý.
Tổ chức để học sinh thảo luân về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
Giáo viên chốt ý.
Tổ chức để học sinh xem tranh và cùng nhau trao đổi về những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
Giáo viên chốt ý.
Hoạt động 3: luyện tập – vận dụng
Học sinh có thể kể thêm một số nguy cơ khác khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giáo viên nhận xét chốt ý
Học sinh nhận các tranh ảnh, xem tranh, phân tích và thực hành thảo luận trong nhóm để phân loại các loại thực phẩm theo tiêu chí đã nêu.
Học sinh trình bày kết quả thảo luân của nhóm mình.
Nêu lí do mà nhóm đã thảo luận. 
Có thể tranh luận để đưa ra ý chung.
Học sinh tiến hành thảo luận theo nhóm.
Các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến để hoàn thiện vấn đề thảo luận.
Học sinh quan sát tranh và trao đổi cùng với bạn.
Học sinh trình bày nguy cơ có thể xảy ra khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm:
Tranh 1: Nếu chúng ta sử dụng những thực phẩm không an toàn chúng ta có thể bị nổi mề đay tạo cho chúng ta cảm giác rất khó chịu.
Tranh 2: Nếu chúng ta sử dụng những thực phẩm không an toàn chúng ta sẽ bị đau bụng, buồn nôn.
Tranh 3: Nếu chúng ta sử dụng những thực phẩm không an toàn thì giun sán có thể kí sinh trong cơ thể và gây ra bệnh.
Tranh 4: Nếu chúng ta sử dụng những thực phẩm không an toàn chúng ta sẽ bị ngộ độc thức ăn thậm chí phải vào bệnh viện để cấp cứu
Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
Học sinh làm việc các nhân. 
Kể các nguy cơ: cơ thể tích lũy các chất độc lâu ngày có thể dẫn đến tử vong.
VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: 
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
BÀI 1: GIÓ SÔNG HƯƠNG (Tiết 1)
PPCT:29 ĐỌC: GIÓ SÔNG HƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
Sau bài học, HS sẽ:
- Biết giới thiệu bản thân với một người bạn mới quen; nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Hiểu được nội dung bài đọc: Uyên yêu mến và tự hào về quê hương mình. Em mạnh dạn, tự tin giới thiệu về quê hương với cô giáo và những người bạn bằng giọng ngọt ngào, truyền cảm.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: HS thêm yêu quê hương, yêu Tổ quốc Việt Nam. 
- Phẩm chất nhân ái: HS biết tôn trọng giọng nói của các vùng miền.
- Phẩm chất chăm chỉ: HS thêm mạnh dạn, tự tin,có ý thức, trách nhiệm, hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động ở nhà, ở trường, ở địa phương.
- Phẩm chất trách nhiệm: HS nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong gia đình, với bạn bè, thầy cô và với những người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giáo viên: + Bản đồ, tranh ảnh, video clip về thành phố Huế.
 + Thẻ từ, bảng phụ hoặc bài trình chiếu ghi từ khó, câu dài và đoạn “Trường mới .có tiếng thì thầm.”
- Học sinh: + Sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập.
 + HS mang theo sách có truyện về thiếu nhi và Phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
-GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Những búp măng non.
-GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: Giới thiệu về bản thân với bạn.
- GV mời đại diện 2 - 3 cặp chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đôi để nói về những điều em thấy trong tranh minh hoạ: địa điểm, nhân vật, 
- GV gọi 1 – 2 HS nêu điều quan sát được.
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS bắt cặp, trao đổi: HS giới thiệu về tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, sở thích, ước mơ,..
-HS trình bày trước lớp.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận nhóm đôi: Hình ảnh cầu Tràng Tiền ở thành phố Huế.
-HS nêu điều quan sát được.
-HS lắng nghe.
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)
B.1 Hoạt động Đọc ( 24 phút)
1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)
a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, phân biệt được giọng của nhân vật, hiểu nghĩa từ trong bài. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả; giọng cô giáo trìu mến, thân thiện; giọng các bạn vui tươi, thể hiện sự quan tâm; giọng Uyên ngọt ngào; nhấn giọng những từ ngữ chỉ đặc điểm của Huế, chỉ hành động, thái độ của cô giáo và các bạn với Uyên, chỉ cảm xúc của Uyên ở ngôi trường mới, 
b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ
- Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu, GV kết hợp hướng dẫn: 
+ Cách đọc từ khó: rợp, bối rối, xúm, rụt rè...
+ Giải nghĩa từ khó: Cồn Hến, núi Ngự Bình (như sgk); Lê Lợi (1385 – 1433, là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo. ông được coi là vị vua huyền thoại của Đại Việt với tài năng quân sự, khả năng cai trị và lòng nhân ái đối với nhân dân. Tên ông được chọn đặt cho một con đường ở Huế.
c. Luyện đọc đoạn
- Chia đoạn: Bài chia 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu...Huế xưa...
+ Đoạn 2: Trường mới...tròn xoe.
+ Đoạn 3: Giờ Tiếng Việt...nhẹ lướt mái chèo.
+ Đoạn 4: Lớp học...hết bài.
- Luyện đọc câu dài: GV hướng dẫn cách ngắt, nghỉ hơi ở một số câu dài: Em nhớ ngôi nhà nhỏ bên Cồn Hến/và con đường Lê Lợi rợp bóng cây.//; Cô giáo nhìn em khích lệ,/Uyên ngập ngừng/rồi cất giọng dịu dàng/đọc một đoạn trong bài Mời bạn về thăm xứ Huế/của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng://
- GV gọi 1 – 2 HS đứng dậy luyện đọc câu dài - Luyện đọc từng đoạn:
- GV yêu cầu HS đọc đoạn (2 lượt).
d. Luyện đọc cả bài:
- Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài.
-HS lắng nghe GV đọc bài.
-HS luyện đọc câu nhóm đôi. 
-HS đọc lại từ khó.
-HS lắng nghe GV đọc câu dài.
-HS luyện đọc câu dài.
-HS đọc đoạn.
-1 HS đọc cả bài.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút)
a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Uyên yêu mến và tự hào về quê hương mình. Em mạnh dạn, tự tin giới thiệu về quê hương với cô giáo và những người bạn bằng giọng ngọt ngào, truyền cảm.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
-GV yêu cầu học sinh đọc thầm bài tập đọc, thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4.
-GV mời đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời.
Câu 1. Trường mới của Nhã Uyên ở đâu?
Câu 2. Đến nơi ở mới, Uyên nhớ những gì ở Huế?
Câu 3. Giọng của Nhã Uyên được tả bằng những từ ngữ nào? 
Câu 4. Vì sao lớp học hôm ấy như có gió sông Hương thổi tới?
-GV nhận xét, chốt ý đúng.
-GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học.
-GV cùng HS nhận xét, chốt nội dung: Uyên yêu mến và tự hào về quê hương mình. Em mạnh dạn, tự tin giới thiệu về quê hương với cô giáo và những người bạn bằng giọng ngọt ngào, truyền cảm.
-Gọi 2 HS đọc lại nội dung bài.
-HS chia nhóm, thảo luận tìm câu trả lời.
-Các nhóm cử đại diện trả lòi.
- Trường mới của Nhã Uyên ở Hà Nội.
- Uyên nhớ ngôi nhà nhỏ bên Cồn Hến và con đường Lê Lợi rợp bóng cây. Uyên nhớ mỗi sáng đến lớp, gió sông Hương nhẹ đùa mái tóc. Mẹ vừa đưa Uyên đến trường vừa kể chuyện Huế xưa...
- Giọng của Nhã Uyên được tả bằng những từ: ngọt ngào, dịu dàng.
- Lớp học hôm ấy như có gió sông Hương thổi tới vì Uyên đã mang giọng nói quê hương sâu lắng ra Thủ đô thân thương...
-HS nêu nội dung bài.
-2 HS đọc lại nội dung.
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
-GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi để nói về đặc điểm của một bạn mà em yêu mến.
-GV gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-GV cùng HS nhận xét cách trình bày của HS.
- Chuẩn bị: Dặn HS về nhà (hoặc thư viện lớp, thư viện trường,...) tìm đọc một truyện về thiếu nhi, viết những điều em thấy thú vị sau khi đọc truyện: tên truyện, tên tác giả, những thông tin về nhân vật (tên, đặc điểm), chuẩn bị cho tiết 2.
-Nhận xét chung về tiết học.
-HS thảo luận nhóm đôi.
-Một số HS nói về người bạn yêu mến. VD: Em và Phương Hằng là những người bạn thân thiết. Hằng là một cô bạn dễ thương. Dáng người của bạn khá nhỏ nhắn. Khuôn mặt trái xoan rất xinh xắn. Làn da trắng hồng tươi tắn. Mái tóc đen dài được buộc gọn gàng. Đôi mắt to và tròn và sáng rõ. Chiếc má lúm đồng tiền khiến bạn càng thêm duyên dáng. Giọng nói của bạn nhẹ nhàng. Hằng dễ gần lại vui tính. Hằng còn rất khéo léo. Ở nhà, bạn thường giúp đỡ mẹ nấu cơm. Em cảm thấy bạn rất chăm chỉ và siêng năng. Em mong rằng sẽ luôn là bạn tốt của Hằng.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
 BÀI 1: GIÓ SÔNG HƯƠNG(Tiết 2)
PPCT: 30 ĐỌC: GIÓ SÔNG HƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp.
- Tìm đọc một truyện về thiếu nhi, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn về đặc điểm của một nhân vật em thích trong truyện.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: HS thêm yêu quê hương, yêu Tổ quốc Việt Nam. 
- Phẩm chất nhân ái: HS biết tôn trọng giọng nói của các vùng miền.
- Phẩm chất chăm chỉ: HS thêm mạnh dạn, tự tin,có ý thức, trách nhiệm, hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động ở nhà, ở trường, ở địa phương.
- Phẩm chất trách nhiệm: HS nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong gia đình, với bạn bè, thầy cô và với những người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giáo viên:
+ Thẻ từ, bảng phụ hoặc bài trình chiếu ghi từ khó, câu dài và đoạn “Trường mới .có tiếng thì thầm.”
+ Tranh ảnh, video clip một số hoạt động học tập của HS ở trường (nếu có).
+ Một số bài thơ ngắn chủ đề thiếu nhi để hỗ trợ HS thi đọc.
- Học sinh:
+ Sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập.
+ HS mang theo sách có truyện về thiếu nhi và Phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
-GV chuẩn bị 4 lá thăm, mỗi lá có một chữ số tương ứng 1, 2, 3, 4 cho 4 HS bốc thăm (hoặc chọn ô số trên màn hình) chọn đoạn mình đọc. GV yêu cầu Hs có thăm số 1 đọc đoạn 1, đến HS có số 2, số 3, số 4.
- 4 HS lần lượt chọn thăm số.
- 4 HS lần lượt đọc bài.
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)
B.1 Hoạt động Đọc (15 phút)
3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (15 phút)
a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc của người dẫn chuyện, từng nhân vật và nhấn giọng ở một sốt từ ngữ chỉ đặc điểm của Huế, chỉ hành động, thái độ của cô giáo và các bạn với Uyên ở trường mới, trên cơ sở hiểu nội dung bài.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- GV gọi HS nêu lại nội dung bài.
- GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ sở hiểu nội dung văn bản.
+Trong bài có những nhân vật nào?
+ Đối với mỗi nhân vật, em đọc giọng như thế nào?
-GV nhận xét, hướng dẫn HS đọc các vai: giọng người dẫn chuyện thong thả; giọng cô giáo trìu mến, thân thiện; giọng các bạn vui tươi, thể hiện sự quan tâm; giọng Uyên ngọt ngào; nhấn giọng những từ ngữ chỉ đặc điểm của Huế, chỉ hành động, thái độ của cô giáo và các bạn với Uyên, chỉ cảm xúc của Uyên ở ngôi trường mới, 
- HS nghe GV đọc mẫu đoạn từ “Trường mới .có tiếng thì thầm.”
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm 4. 
- GV gọi 2 nhóm đọc phân vai trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét giọng đọc bài.
- GV gọi 1 HS khá, giỏi đọc cả bài.
- 2 HS nhắc lại nội dung bài.
- Người dẫn chuyện, Nhã Uyên, cô giáo, các bạn.
- HS nêu giọng đọc của các nhân vật.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe, ghi nhớ cách đọc.
-HS luyện đọc trong nhóm 4 theo phân vai: người dẫn chuyện, Nhã Uyên, cô giáo, các bạn.
- 2 nhóm đọc phân vai.
- 1 HS đọc cả bài.
B.2 Hoạt động Đọc mở rộng (10 phút)
4. Hoạt động 4: Đọc mở rộng – Đọc một truyện về thiếu nhi
a. Mục tiêu: HS viết được vào Phiếu đọc sách điều thú vị sau khi đọc truyện; HS cảm thấy thích thú khi ghi lại và chia sẻ những điều mình thích từ quyển sách đã đọc.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
4.1. Viết Phiếu đọc sách
-GV yêu câu HS nhớ lại truyện đã đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường, ) một truyện về thiếu nhi. Em hãy:
+ Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị sau khi đọc truyện: tên truyện, tên tác giả, những thông tin về nhân vật (tên, đặc điểm), 
+ Khuyến khích HS trang trí Phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyện.
4.2. Chia sẻ về nhân vật em thích
-GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4: chia sẻ với bạn trong nhóm về Phiếu đọc sách của em: tên truyện, tên tác giả, những thông tin về nhân vật (tên, đặc điểm), 
-GV yêu cầu 1 – 2 HS chia sẻ Phiếu đọc sách của mình trước lớp, chia sẻ một vài câu về nội dung truyện, sau đó dán Phiếu đọc sách vào góc sản phẩm của lớp.
-GV cùng HS nhận xét.
Ví dụ:
Truyện 1:
Tên truyện: Chó sói và cậu bé chăn cừu
Tên tác giả: Truyện ngụ ngôn
Nhân vật: cậu bé chăn cừu, người dân, cụ già.
Đặc điểm: ngắn gọn, hấp dẫn.
Tớ đã từng đọc truyện ngụ ngôn “Chó sói và cậu bé chăn cừu”. Truyện có các nhân vật là cậu bé chăn cừu, người dân, cụ già. Câu chuyện ngắn gọn nhưng lại rất hấp dẫn và để lại bài học quý giá rằng trung thực là một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống, nếu là một người luôn trung thực, thật thà thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến và quý trọng.
Truyện 2:
Tên truyện: Doraemon
Tên tác giả: Fujiko Fujio
Nhân vật: Doraemon, Nobita, Shizuka, Jaian, Juneo, 
Đặc điểm: hài hước, thú vị, hấp dẫn, sinh động.
Tớ đã từng đọc truyện “Doraemon” của tác giả Fujiko Fujio. Nhân vật trong truyện là Doraemon, Nobita, Shizuka, Jaian, Juneo và nhiều nhân vật khác. Truyện gồm nhiều mẩu truyện nhỏ khác nhau rất hài hước và thú vị với những hình ảnh sinh động.
-HS nhớ lại truyện đã đọc và ghi vào phiếu đọc sách.
-HS lên ý tưởng trang trí phiếu đọc sách.
-HS chia sẻ phiếu đọc sách cho các bạn trong nhóm.
-HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp.
-HS lắng nghe.
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- HV hỏi: Em học được gì qua bài học ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- Dặn HS: Chuẩn bị Vở tập viết, dụng cụ học tập.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu nêu ý kiến.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
BÀI 1: GIÓ SÔNG HƯƠNG (Tiết 3)
PPCT: 31 ÔN CHỮ HOA D, Đ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
Học sinh viết đúng kiểu chữ hoa D, Đ, tên riêng và câu ứng dụng; hiểu ý nghĩa câu ứng dụng.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: HS hoàn thành bài viết theo yêu cầu, có ý thức thẫm mĩ khi viết chữ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: HS yêu thích sản phẩm của mình.
- Phẩm chất trung thực: HS thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn về chữ viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: HS rèn chăm chỉ rèn chữ viết.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Mẫu chữ hoa D, Đ cỡ nhỏ.
- HS: Sách giáo khoa, Vở tập viết, bảng con, viết,...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
-GV cho HS hát đầu giờ.
-GV giới thiệu bài: Ôn chữ hoa D, Đ, Vừ A Dính và câu ứng dụng.
- HS hát đầu giờ.
-HS lắng nghe.
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)
B.3 Hoạt động Viết (30 phút)
1. Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa D, Đ: (10 phút)
a. Mục tiêu: HS nắm được quy trình viết chữ hoa D, Đ theo đúng mẫu.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
*Chữ D hoa:
- GV cho HS quan sát chữ D hoa: 
-GV yêu cầu HS nêu lại chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của chữ D hoa.
-GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng: Chữ D hoa có chiều cao là 2,5 ô li, độ rộng thân chữ là 1 ô li, nét thắt chân chữ cao là ¼ ô li. Chữ D hoa gồm 2 nét một nét từ trên xuống, một nét từ dưới lên, tạo một nét thắt nhỏ ở chân chữ. 
-GV viết mẫu chữ D hoa, vừa viết vừa nêu lại quy trình viết: Đặt bút ở vị trí cao 2,5 ô li xổ lượn xuống đường kẻ đậm, sau đó bạn tạo nét thắt, và lượn cong lên sang phải, chạm đường kẻ dọc thì nét tiếp tục lia sang trái, khi nét đạt chiều cao 2,5 ô li thì nét vòng xuống dừng ở đường kẻ số 2.
-Yêu cầu HS viết chữ D hoa vào bảng con (Tuỳ theo đối tượng HS, GV có thể thực hiện viết mẫu từ 1 – 2 lần). GV quan sát, uốn nắn, hỗ trợ HS.
*Chữ Đ hoa:
- GV cho HS quan sát chữ Đ hoa: 
- GV yêu cầu HS nêu lại chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của chữ Đ hoa.
-GV nhận xét, chốt ý đúng: Chữ Đ hoa có chi

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_5_nam_ho.doc