Kế hoạch bài dạy Đạo đức Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Đinh Quốc Nguyễn

Kế hoạch bài dạy Đạo đức Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Đinh Quốc Nguyễn

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực:

a) Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ và tìm hiểu thêm các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.

- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong sắm vai xử lý tình huống. Ứng xử văn minh, lịch sự trong các tình huống giao thông khi đi bộ.

b) Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi:

+ Nêu được một số quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.

+ Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.

- Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.

2. Phẩm chất:

- Nhân ái: Sẵn sáng giúp đỡ và hướng dẫn người khác thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.

- Trách nhiệm: Có ý thức tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: SGK, VBT, bài hát Đi đường em nhớ, Điều 32 Luật Giao thông đường bộ,

- HS: SGK, VBT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

docx 67 trang Đăng Hưng 26/06/2023 930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Đạo đức Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Đinh Quốc Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Đạo đức - CTST	Lớp: 3
Tên bài học: AN TOÀN GIAO THÔNG KHI ĐI BỘ (tiết 1)
Tuần: 1	Tiết: 1
Thời gian thực hiện: Thứ , ngày tháng năm 2022
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực: 
a) Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ và tìm hiểu thêm các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong sắm vai xử lý tình huống. Ứng xử văn minh, lịch sự trong các tình huống giao thông khi đi bộ.
b) Năng lực đặc thù: 
- Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi: 
+ Nêu được một số quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
+ Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.
2. Phẩm chất:
- Nhân ái: Sẵn sáng giúp đỡ và hướng dẫn người khác thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.
- Trách nhiệm: Có ý thức tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: SGK, VBT, bài hát Đi đường em nhớ, Điều 32 Luật Giao thông đường bộ, 
- HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho cả lớp nghe bài hát Đi đường em nhớ (Nhạc và lời: Hoàng Văn Yến).
- GV hỏi: 
+ Trong bài hát, cô giáo dạy các bạn những điều gì về an toàn giao thông khi đi bộ?
+ Em đã thực hiện những quy tắc an toàn giao thông nào khi đi bộ?
" Khi đi bộ trên đường, chúng ta cần tuân thủ các quy tắc giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người khác. Để thực hiện đúng quy tắc giao thông khi đi bộ, chúng ta cần biết các quy tắc và rèn
luyện các quy tắc này thường xuyên.
- GV giới thiệu bài: An toàn giao thông khi đi bộ (tiết 1)
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Gọi tên và nêu ý nghĩa các biển báo giao thông
- Cho HS quan sát hình trang 6.
- Cho HS làm bài 1 trang 5 VBT: Nối hình biển báo ở cột A phù hợp với ý nghĩa của biển báo ở cột B
- Cho HS tham gia trò chơi Ai nhanh – Ai đúng. 
Chọn 2 đội, mỗi đội 4 HS. Đội nào nối đúng, nhanh sẽ chiến thắng.
Trả lời:
+ Biển báo  – Biển báo đường dành cho người đi bộ.
+ Biển báo ‚ – Biển báo đường người đi bộ sang ngang.
+ Biển báo ƒ – Biển báo cầu vượt qua đường cho người đi bộ.
+ Biển báo „ – Biển báo cấm người đi bộ.
- GV nhận xét
- Cho HS đọc lại ý nghĩa các biển báo giao thông
- Cho HS nêu hình dạng, màu sắc của mỗi biển báo trên.
* Chốt lại:
Em cần tuân thủ quy định biển báo giao thông khi đi bộ:
- Đi đúng vào đường có biển báo đường dành cho người đi bộ.
- Đi đúng vào đường có biển báo đường người đi bộ sang ngang.
- Khi đi qua đường, nếu có biển báo cầu vượt qua đường cho người đi bộ, em nên thực hiện đúng bằng việc đi qua đườngn bằng cầu vượt.
- Không đi vào đường có biển báo cấm
người đi bộ.
Hoạt động 2: Quan sát tranh và nêu các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ
- Cho HS quan sát tranh trang 7, nêu quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ được thể hiện trong tranh.
- Thảo luận chuyên sâu, mỗi nhóm 6 HS thảo luận 1 tranh
- Thảo luận nhóm mảnh ghép, 6 HS được lập từ các nhóm chuyên sâu
- Trình bày
- GV nhận xét
* Chốt lại:
Em cần tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ như sau:
- Đi bộ trên vạch sơn trắng qua đường.
- Đi bộ sát trên lề đường, vỉa hè.
- Đi bộ trên cầu vượt nếu có cầu vượt gần đó.
- Nhớ nhắc những em nhỏ khi qua đường cần có người lớn dắt qua hoặc nếu em sợ băng qua đường thì nên nhờ người lớn dắt em qua.
- Nếu đường không có vỉa hè, em phải đi sát mép đường bên phải.
- Khi đi bộ, phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn
của cảnh sát giao thông.
Hoạt động 3: Kể thêm các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ
- Cho HS thảo luận nhóm đôi (2 phút), nêu thêm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Trình bày
- GV nhận xét
- GV mở rộng thêm một số quy tắc an toàn giao thông khác khi đi bộ như:
+ Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
+ Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiên giao thông đang chạy; khi mang vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
+ Người đi bộ không được đi ngược chiều, chen lấn khi sang đường, đi vào đường cấm người đi bộ, 
Hoạt động 4: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Cho HS quan sát hình trang 8 SGK, trả lời câu hỏi: Điều gì có thể xảy ra trong các tình huống trên?
- GV nhận xét
- Vì sao cần tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ?
+ Cho HS tô màu màu các hình ở bài 3 trang 6 BT trước các ý kiến mà em tán thành.
+ Cho HS nêu lại các lí do cần phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông.
* Chốt lại:
Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ là trách nhiệm của người lớn, trẻ em; đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người xung quanh; thể hiện nếp sống văn minh, thái độ lịch sự và tôn trọng mọi người; giúp xã hội ổn định trật tự, giảm tai nạn giao thông; góp phần phát triển đất nước văn minh.
3. Hoạt động tiếp nối:
Nhắc nhở HS cần thực hiện đúng các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Cả lớp lắng nghe
- Vài HS trả lời
HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình trang 6
- HS làm bài cá nhân vào VBT trang 5
- 2 đội tham gia trò chơi theo hướng dẫn
- HS khác theo dõi, nhận xét 2 đội tham gia
- 1 HS đọc lại ý nghĩa các biển báo giao thông
- 4 HS nêu hình dạng, màu sắc của mỗi biển báo
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh trang 7
- HS thảo luận nhóm 6 theo yêu cầu
- Thảo luận theo nhóm mảnh ghép
- Đại diện vài nhóm trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện vài nhóm trình bày
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình tranng 8 SGK, trả lời câu hỏi
+ HS làm bài 3 trang 6 VBT
+ 1 HS nêu lại
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Đạo đức - CTST	Lớp: 3
Tên bài học: AN TOÀN GIAO THÔNG KHI ĐI BỘ (tiết 2)
Tuần: 2	Tiết: 2
Thời gian thực hiện: Thứ , ngày tháng năm 2022
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực: 
a) Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ và tìm hiểu thêm các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong sắm vai xử lý tình huống. Ứng xử văn minh, lịch sự trong các tình huống giao thông khi đi bộ.
b) Năng lực đặc thù: 
- Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi: 
+ Nêu được một số quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
+ Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.
2. Phẩm chất:
- Nhân ái: Sẵn sáng giúp đỡ và hướng dẫn người khác thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.
- Trách nhiệm: Có ý thức tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: SGK, VBT, bài hát Đi đường em nhớ, Điều 32 Luật Giao thông đường bộ, 
- HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu:
- GV cho HS chia sẻ với nhau theo nhóm đôi về việc đi về hàng ngày từ nhà đến trường theo gợi ý sau:
+ Bạn đi đến trường bằng phương tiện gì?
+ Nếu đi bộ thì bạn đi như thế nào cho đúng?
+ Muốn đi qua đường bạn phải làm sao?
- Cho HS trình bày trước lớp
- GV nhận xét
- GV giới thiệu bài học: An toàn giao thông khi đi bộ (tiết 2)
2. Hoạt động luyện tập, thực hành:
Hoạt động 1: Em có đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào? Vì sao?
- GV giới thiệu lần lượt từng tình huống, yêu cầu HS đưa thẻ (đồng tình là thẻ màu xanh, không đồng tình là thẻ màu đỏ).
- GV nêu câu hỏi để HS giải thích, bày tỏ thái độ cho từng tình huống: Vì sao em không đồng tình?
- GV nhận xét, tuyên dương và bổ sung thêm nhiều tình huống xảy ra ở địa phương để HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình. (Có thể cho HS nêu tình huống mà mình đã gặp khi tham gia giao thông để các bạn bày tỏ thái độ).
* Kết luận: 
Việc nhắc nhở và phê phán các hành vi sai khi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ cũng là cách góp phần xây dựng trật tự xã hội.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống
- Cho HS thảo luận nhóm 6, sắm vai xử lý tình huống. 
+ Tình huống 1: Hai bạn cùng đi bộ đến trường, vì sắp muộn học nên bạn nam đề nghị bạn nữ vượt đèn đỏ đi bộ sang đường.
+ Tình huống 2: Hai bạn cùng đi bộ đến trường, bạn nam không biết cách băng qua đường nên hỏi bạn nữ đi cùng.
+ Tình huống 3: Hai bạn cùng đi bộ đến trường, bạn nam đề nghị bạn nữ trèo qua rào chắn đường sắt để đi nhanh hơn.
- Trình bày
- GV nhận xét và nhấn mạnh lại quy tắc an toàn giao thông thể hiện trong từng tình huống cũng như các quy tắc khác đã được học trong bài.
+ Tình huống 1: Dù có muộn học thì chúng ta cũng không được vượt đèn đỏ khi đi bộ.
+ Tình huống 2: Hãy đi qua đường trên vạch trắng dành cho người đi bộ.
+ Tình huống 3: Tuân thủ các quy tắc đi bộ qua đường sắt : quan sát tàu hoả, tuân thủ tín hiệu đèn dừng lại và không được vượt hoặc leo trèo, chui qua rào chắn.
* Kết luận: Chúng ta luôn tuân thủ quy tắc giao thông khi đi bộ để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
Hoạt động 1: Thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ
- Cho HS làm bài 6 trang 9 VBT. 
Em hãy thực hiện các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ theo bảng sau:
Các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ
Em tự đánh giá
Ý kiến của phụ huynh
- Cho HS chia sẻ theo nhóm đôi về việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ trong thời gian qua.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Kết luận: Ngoài việc nghiêm chỉnh chấp hành các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ, các em nên tích cực tham gia tuyên truyền các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ đến với người thân trong gia đình, mọi người xung quanh. Các em cần bày tỏ thái độ không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ và có lời nhắc nhở lịch sự. 
4. Hoạt động tiếp nối:
- Trò chơi: “Tham gia giao thông”. Sử dụng khoảng trống trước lớp, biến nó thành con đường, có ngã 4, có tín hiệu đèn (cử HS điều khiển), có vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ. Yêu cầu HS đóng vai người tham gia giao thông đi xe máy, đi xe ô tô, đi bộ trên đường. 
- Nhận xét, khen ngợi HS tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ. 
- Giới thiệu bài thơ (SGK trang 9). 
Vỉa hè là lối em đi
Bước trên vạch trắng mỗi khi qua đường.
Xe đông nguy hiểm khôn lường
Nhớ đi bên phải, lòng đường chớ đi.
- Cho HS nêu suy nghĩ, cảm xúc sau giờ học để lượng giá, rút kinh nghiệm.
- GV sử dụng Thư gửi các bậc cha mẹ HS để phối hợp với gia đình HS.
Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh
1. Phụ huynh thường xuyên nhắc nhở con thực hiện việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.
2. Phụ huynh làm gương để con quan sát, học hỏi theo trong việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ. Phụ huynh quan sát cách con bày tỏ thái độ với các hành vi không tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ và hướng dẫn con cách nhắc nhở người khác hoặc cách ứng xử lịch sự.
- HS chia sẻ nhóm đôi theo câu hỏi gợi ý
- HS trình bày
- HS lắng nghe
- HS nghe và giơ thẻ theo yêu cầu
+ Tranh 1: Chạy thể dục dưới lòng đường (không đồng tình). Vì lòng đường dành cho xe cộ lưu thông, chạy thể dục dưới lòng đường dễ gây tai nạn cho mình và cho người khác, 
+ Tranh 2: Có cầu vượt dành cho người đi bộ, biển báo cầu vượt nhưng có hai học sinh (nam và nữ) qua đường phía dưới, không đi bằng cầu vượt. (không đồng tình). Vì đi như thế là sai quy định an toàn giao thông, dễ gây tai nạn .
+ Tranh 3: 3 học sinh đi bộ dàn hàng ngang trên đường, không đi sát mép đường (không đồng tình). Vì 3 bạn đi sai quy định, giành hết đường của người khác, dễ gây tai nạn, 
+ Tranh 4: Hai bạn leo trèo qua dải phân cách (không đồng tình). Vì đi sai quy định, vi phạm luật giao thông, dễ gây tai nạn, 
- HS tham gia nêu tình huống trong giao thông mà mình đã gặp và bày tỏ thái độ.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 6, sắm vai xử lý tình huống. 
- Các nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS chia sẻ theo nhóm đôi về việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ trong thời gian qua.
- HS lắng nghe
- HS tham gia trò chơi: Tham gia gia giao thông
- 2 HS đọc bài thơ
- HS bày tỏ cảm xúc
- HS nhận thư và gửi phụ huynh HS
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Đạo đức - CTST	Lớp: 3
Tên bài học: AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (tiết 1)
Tuần: 3	Tiết: 3
Thời gian thực hiện: Thứ , ngày tháng năm 2022
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được tình huống không an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống.
b) Năng lực đặc thù: 
+ Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông. Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông.
+ Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông, không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông.
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông phù hợp với lứa tuổi.
2. Phẩm chất:
- Nhân ái: Sẵn sàng giúp đỡ và hướng dẫn người khác thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi trên phương tiện giao thông phù hợp với lứa tuổi.
- Trách nhiệm: Thể hiện qua việc chủ động tuân thủ các quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: SGK, VBT, tranh ảnh có trong bài
- HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu:
- Trò chơi: Tia chớp
Kể tên các phương tiện giao thông mà bạn biết? 
- GV hỏi: 
+ Em đã tham gia phương tiện giao thông nào? 
+ Khi đi trên phương tiện đó, em cần tuân thủ quy tắc an toàn nào?
- GV: Việc tuân thủ các quy định các quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông là rất cần thiết. Vậy, cần làm gì và làm như thế nào để tuân thủ các quy tắc đó? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông (tiết 1)
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Quan sát tranh và nêu một số quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
- Cho HS quan sát tranh SGK trang 10 và 11, nêu lại yêu cầu của hoạt động.
- Yêu cầu HS chỉ ra đâu là hành vi an toàn, đâu là hành vi không an toàn của 6 tranh trang 10 SGK.
+ Tranh 1: Cha và bạn gái đều đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
+ Tranh 2: Bạn gái thò đầu, thò tay ra ngoài khi ô tô đang chạy.
+ Tranh 3: Mọi người đều mặc áo phao khi đi trên tàu.
+ Tranh 4: Bạn trai với tay mở cửa máy bay.
+ Tranh 5: Bạn trai chạy xe đạp đúng làn đường quy định.
+ Tranh 6: Các bạn HS xô đẩy nhau khi lên xe buýt.
- Cho HS nêu những hành vi cần thực hiện và những hành vi nghiêm cấm thực hiện khi tham gia giao thông.
+ Lần 1: thảo luận chuyên sâu nhóm 5 HS. Mỗi nhóm nêu những hành vi cần thực hiện và những hành vi nghiêm cấm thực hiện 1 phương tiện giao thông.
+ Lần 2: thảo luận nhóm mảnh ghép
- Cho HS trình bày kết quả thảo luận
Trả lời:
Hành vi cần thực hiện
Hành vi nghiêm cấm thực hiện
Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện.
Cấm thò đầu, tay, ra ngoài cửa khi xe đang chạy.
Mặc áo phao khi đi trên tàu, thuyền 
Cấm mở cửa máy bay khi không được phép.
Đi xe đúng phần đường quy định.
Cấm chen lấn, xô đẩy khi lên xe buýt.
Cài giây an toàn khi đi trên ô tô, máy bay 
Cấm đùa nghịch, leo trèo trên boong tàu, thuyền .
Chỉ xuống xe khi xe đã dừng hẳn.
- GV nhận xét
* Kết luận: Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, chúng ta cần phải chấp hành tốt những hành vi cần thực hiện và không làm những hành vi nghiêm cấm thực hiện.
Hoạt động 2: Nêu những điều có thể xảy ra với việc làm của các bạn trong tranh.
- Cho HS quan sát 5 tranh trang 11 SGK
- Cho HS thảo luận nhóm 6, nêu những điều có thể xảy ra với việc làm của các bạn trong tranh.
- Cho HS trình bày kết quả thảo luận
+ Tranh 1: Một bạn HS đang đứng trêu đùa một bạn khác khi đi xe buýt đang di chuyển. Bạn HS đó có thể bị ngã và bị thương bất cứ lúc nào, chẳng hạn khi xe phanh gấp, dừng đỗ 
+ Tranh 2: Một bạn HS đang đứng trên ghế máy bay. Đây là hành vi bị cấm khi đi trên máy bay. Bạn đó có thể bị ngã, rơi khỏi ghế mỗi khi máy bay bị sóc hoặc khi cất cánh, hạ cánh.
+ Tranh 3: Một bạn HS đang ngồi sau xe máy, dùng ô để che mưa. Đây là hành vi rất nguy hiểm, bị pháp luật cấm vì không những gây nguy hiểm cho bản thân, người thân (bị ngã) mà còn gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác (bị ô bay trúng người, che khuất tầm nhìn của người đi sau, )
+ Tranh 4: Một bạn HS đang đứng trên thuyền và cởi áo phao. Hành vi này cũng cấm. Bạn HS này có thể bị ngã xuống nước, nếu không có áo phao có thể bị đuối nước. Khi đứng lên bạn đó có thể làm khuất tầm nhìn của người chèo thuyền, hoặc làm thuyền mất thăng bằng, chòng chành, dẫn đến thuyền bị lật, 
+ Tranh 5: 3 bạn HS đi xe đạp dàn hàng ngang, gây cản trở các phương tiện đang tham gia giao thông đi phía sau.
- GV nhận xét
- Vì sao cần tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông?
+ Cho HS làm bài 2 trang 10 VBT.
+ Cho HS nêu lại các lí do cần phải tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
* Kết luận: Cần tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Kể thêm một số quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
VD : Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, không có cầu vượt, đường hầm, 
- Chia sẻ về việc em và những người thân tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông.
- GV nhận xét
4. Hoạt động tiếp nối
GV yêu cầu HS về nhà:
+ Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về bài mới học.
- HS cùng tham gia trò chơi Tia chớp
- HS kể các phương tiện giao thông mà bản thân đã tham gia
- HS nêu
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh SGK trang 10, 11, nêu lại yêu cầu của hoạt động
- Hành vi an toàn: tranh 1, 3 và 5
 Hành vi không an toàn: tranh 2, 4 và 6.
- HS thảo luận nhóm chuyên sâu: 5 HS/ nhóm
- Nhóm mảnh ghép được tạo từ các thành viên của nhóm chuyên sâu
- Đại diện vài nhóm trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh trang 11 SGK
- HS thảo luận nhóm 6 trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe câu hỏi
- HS làm bài 2 trang 10 VBT
- 1 HS nêu lại
- HS lắng nghe
- HS trả lời
Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, không có cầu vượt, đường hầm thì khi sang đường người đi bộ cần quan sát xe đang đi tới, chỉ qua đường khi đảm bảo an toàn.
- Người đi bộ không được vượt qua giải phân cách, không đu bám các phương tiện đang chạy ..
- HS chia sẻ cá nhân
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Đạo đức - CTST	Lớp: 3
Tên bài học: AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (tiết 2)
Tuần: 4	Tiết: 4
Thời gian thực hiện: Thứ , ngày tháng năm 2022
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được tình huống không an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống.
b) Năng lực đặc thù: 
+ Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông. Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông.
+ Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông, không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông.
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông phù hợp với lứa tuổi.
2. Phẩm chất:
- Nhân ái: Sẵn sàng giúp đỡ và hướng dẫn người khác thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi trên phương tiện giao thông phù hợp với lứa tuổi.
- Trách nhiệm: Thể hiện qua việc chủ động tuân thủ các quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: SGK, VBT, tranh ảnh có trong bài
- HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu:
Trò chơi: Ô cửa bí mật
- GV cho HS chọn 1 trong 4 ô cửa, thực hiện yêu cầu của mỗi ô cửa
+ Kể tên các phương tiện giao thông mà em biết.
+ Khi ngồi trên xe máy, em cần chú ý điều gì?
+ Khi đi xe đạp, em cần chú ý đều gì?
+ Vì sao cần tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên phương tiện giao thông?
- GV nhận xét
- GV giới thiệu bài: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông (tiết 2)
2. Hoạt động luyện tập, thực hành:
Hoạt động 1: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào dưới đây? Vì sao?
- Cho HS quan sát các tranh trang 12 SGK.
- Cho HS thảo luận nhóm 6, trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Tranh nào các bạn có hành vi vi phạm quy tắc giao thông ?
+ Em đồng tình hay không đồng tình với các nhân vật đó? Vì sao?
- Cho HS nêu ý kiến 
+ Tranh 1: Ba bạn HS cùng đi trên một chiếc xe đạp, gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác. (Không đồng tình)
+ Tranh 2: Các bạn HS đang xếp hàng lên xe buýt theo sự hướng dẫn của GV. (Đồng tình)
+ Tranh 3: Các bạn HS đang đi trên thuyền, ngồi ngay ngắn, có mặc áo phao, ôm cặp trước ngực. (Đồng tình)
+ Tranh 4: Một bạn HS đi xe đạp vượt đèn đỏ. (Không đồng tình).
+ Tranh 5: Một bạn HS đi xe đạp ngược chiều giao thông với các phương tiện khác. (Không đồng tình)
+ Tranh 6: Bạn HS và người thân đang ngồi
trên ô tô, dây an toàn được cài ngay ngắn.
(Đồng tình)
- GV nhận xét
* Kết luận: Khi tham gia giao thông, chúng ta phải tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông để bảo vệ an toàn bản thân và những người xung quanh.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- Cho HS thảo luận nhóm 4, đóng vai xử lí tình huống. Mỗi nhóm xử lí một tình huống.
+ Tình huống 1: Chị hàng xóm rủ Na đi xuồng đến chợ nổi. Na nhắc chị đưa áo phao để mặc nhưng chị bảo: “Không cần đâu em, chợ gần nhà mà!”. Nếu là Na, em sẽ làm gì?
+ Tình huống 2: Trên đường đi học, lúc dừng đèn đỏ, em nhìn thấy Bin được mẹ chở đi học bằng xe máy. Bin đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai. Em sẽ nhắc nhở Bin như thế nào?
GV có thể phân tích thêm: Đội mũ bảo hiểm không cào quai thì mũ có thể rơi bất kì lúc nào hoặc chẳng may bị ngã thì mũ bảo hiểm cũng không bảo vệ được đầu.
+ Tình huống 3: Trên xe buýt, em thấy Tin định mở cửa sổ để thò đầu ra ngắm cảnh. Em sẽ làm gì?
GV có thể phân tích thêm: Khi xe đang chạy, việc thò đầu, tay ra ngoài có thể va chạm vào các xe khác đi ngược chiều hoặc xe khác đi cùng chiều đang vượt lên. Điều đó sẽ gây chấn thương rất nặng.
- Cho HS đóng vai xử lí tình huống. 
- Chú ý về cách ứng xử, cử chỉ, nét mặt, lời nói.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đóng vai xử lí tình huống hay
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
Hoạt động 1: Chia sẻ về việc em tuân thủ
quy tắc an toàn khi đi trên các phương
tiện giao thông
- Cho HS chia sẻ về việc em tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông theo nhóm đôi
- Trò chơi Phóng viên
Hoạt động 2: Nhắc nhở người thân, bạn bè đảm bảo an toàn.
- GV tổ chức cho HS nêu các quy tắc an toàn để nhắc nhở người thân, bạn bè khi đi trên các phương tiện giao thông trong những tình huống cụ thể: 
+ Bố, mẹ sắp đi máy bay.
+ Anh, chị đang vội đi làm bằng xe máy.
+ Các bạn tự đến trường bằng xe đạp. 
- GV nhận xét
4. Hoạt động tiếp nối :
- Giáo viên nêu các câu hỏi cho HS chia sẻ:
 + Em đã học được gì qua bài học pháp luật này?
+ Em thay đổi điều gì để giữ được sự an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông? 
- GV tổ chức cho HS cùng đọc bài thơ Ghi nhớ, tổng kết các kĩ năng cần thiết khi đi trên các phương tiện giao thông:
Đường gần cho đến đường xa
Đường sắt, đường thủy hay là đường không
Tuân thủ quy tắc giao thông
Tự tin, vui bước em không sợ gì.
- GV yêu cầu HS về nhà:
+ Nhắc nhở người thân tham gia giao thông an toàn.
+ Đưa phiếu rèn luyện cho người thân ghi nhận xét, đánh giá
- HS tham gia trò chơi: Ô cửa bí mật
- HS lắng nghe
- HS quan sát các tranh trang 12 SGK.
- HS thảo luận nhóm 6, trả lời câu hỏi
- HS nêu ý kiến bằng cách giơ thẻ: đồng tình hay không đồng tình. Nêu lí do chọn thẻ
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 4, đóng vai theo tình huống.
+ Tình huống 1: Na thấy cần tuân thủ quy tắc mặc áo phao khi đi trên tàu, thuyền. Do đó, cho dù ở gần nhà, nhưng vẫn rất cần thiết phải mặc áo phao. Na cần thể hiện thái độ cương quyết, yêu cầu được mặc áo phao. Đồng thời, Na cần nhắc nhở chị hàng xóm tuân thủ quy tắc này.
+ Tình huống 2: Khi thấy bạn (Bin) đội mũ bảo hiểm quên cài quai, em có thể nhắc nhở bạn: Bạn cài quai mũ bảo hiểm vào đi, đội mũ như vậy nguy hiểm lắm! 
+ Tình huống 3: Bạn (Tin) có thể mở cửa sổ để ngắm cảnh, nhưng không được thò đầu, tay ra ngoài vì như thể rất nguy hiểm. 
- Lần lượt các nhóm đóng vai xử lí tình huống.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS chia sẻ theo nhóm đôi
- HS chia sẻ với phóng viên về việc đã tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
- HS lần lượt nêu các quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện đó.
- Vài HS chia sẻ trước lớp
+ Biết tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
+ Luôn chấp hành luật an toàn giao thông: VD (đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, phải đi bên phải,...)
- 2 HS đọc bài thơ Ghi nhớ
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Đạo đức - CTST	Lớp: 3
Tên bài học: EM HAM HỌC HỎI (tiết 1)
Tuần: 5	Tiết: 5
Thời gian thực hiện: Thứ , ngày tháng năm 2022
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực: 
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu nhận được thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi. Đưa ra được cách thức giải quyết vấn đề trong một số tình huống thể hiện việc ham học hỏi.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi. Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những việc làm thể hiện ham học hỏi; không đồng tình với những việc làm không thể hiện ham học hỏi.
- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi.
2. Phẩm chất:
Chăm chỉ: Đi học đầy đủ, đúng giờ; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập; Ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: SGK, VBT, bài hát, phiếu bài tập
- HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS nghe bài hát: Trang sách em yêu (Nhạc và lời: Lê Vinh Phúc)
- Sách đã đem lại cho bạn nhỏ điều gì?
- Cho HS liên hệ bản thân và chia sẻ trước lớp:
+ Điều hay mà em đã học được từ những
trang sách.
+ Cảm xúc của em như thế nào khi học những điều hay đó?
- GV nhận xét
- GV giới thiệu bài: Em ham học hỏi (tiết 1)
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Đọc truyện Cậu bé ham học hỏi và trả lời câu hỏi
- Cho HS đọc truyện Cậu bé ham học (phỏng theo Trinh Đường, Tiếng Việt 4, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 104)
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm ý trong câu chuyện để trả lời:
+ Nêu những biểu hiện ham học hỏi của Nguyễn Hiền.
+ Việc ham học hỏi đã giúp Nguyễn Hiền đạt được kết quả gì?
- Trình bày
- GV đặt câu hỏi giúp HS kết nối nội dung câu chuyện với bản thân:
+ Từ cách học của Nguyễn Hiền, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
* Kết luận: Phải trau dồi thật nhiều thì có thể hiểu biết rất nhiều thứ và có ý chí vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Khi đó, chắc chắn kết quả học tập của chúng ta sẽ tiến bộ rõ rệt.
Hoạt động 2: Quan sát tranh và cho biết bạn nào ham học hỏi.
- Cho HS quan sát tranh trang 15 SGK
- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong tranh nói gì, làm gì?
+ Bạn nào thể hiện ham học hỏi?
- Lần 1: Thảo luận nhóm chuyên sâu 4 HS. Mỗi nhóm thảo luận 1 tranh.
- Lần 2: Thảo luận nhóm mảnh ghép. Các thành viên của nhóm được tạo từ nhóm chuyên sâu, thảo luận cả 4 tranh.
- Cho HS trình bày kết quả thảo luận
- GV đặt thêm câu hỏi với tình huống ở tranh 1 – chưa thể hiện được việc ham học hỏi:
+ Việc không chú ý nghe thầy cô giảng bài có thể dẫn đến điều gì?
+ Em sẽ làm gì nếu có bạn bắt chuyện với em
- Yêu cầu HS kể thêm các biểu hiện ham học hỏi.
- GV nhận xét, tuyên dương
* Kết luận: Việc ham học hỏi được thể hiện
qua lời nói, việc làm cụ thể và qua tinh thần, thái độ học tập hằng ngày của các em.
Hoạt động 3: Quan sát tranh và cho biết lợi ích của việc ham học hỏi.
- Cho HS quan sát tranh 1 – 2 (đầu trang 16, SGK), làm việc cá nhân: đọc các lờ

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_dao_duc_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_chuon.docx