Kế hoạch bài dạy Công nghệ Lớp 3 - Tuần 7, Chủ đề 1: Công nghệ và đời sống - Bài 03: Sử dụng quạt điện (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của quạt điện.
- Nhận biết được một số loại quạt điện thông dụng.
- Xác định vị trí đặt quạt; bật, tắt, điều chỉnh được tốc độ quạt phù hợp với yêu cầu sử dụng.
- Nhận biểu và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng quạt điện.
- Có ý thức giữ gìn để sử dụng được lâu bền
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin cho sẵn trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô; hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.
TUẦN 7 CÔNG NGHỆ CHỦ ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG Bài 03: SỬ DỤNG QUẠT ĐIỆN (T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ: - Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của quạt điện. - Nhận biết được một số loại quạt điện thông dụng. - Xác định vị trí đặt quạt; bật, tắt, điều chỉnh được tốc độ quạt phù hợp với yêu cầu sử dụng. - Nhận biểu và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng quạt điện. - Có ý thức giữ gìn để sử dụng được lâu bền 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin cho sẵn trong bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô; hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất chăm chỉ: Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở trường vào dời sống hằng ngày. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, sử dụng và giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. hình ảnh trong bài 3 SGK, thiết bị, đồ dùng dạy học: quạt điện. - HS: SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Bước đầu giúp học sinh tìm hiểu về quạt điện trong cuộc sống. - Cách tiến hành: - GV mở bài hát “Em yêu trường em” để khởi động bài học. - GV tổ chức hoạt động cá nhân. HS trả lời câu hỏi: ? Em hãy cho biết: Quạt điện thường được dùng để làm gì? ? Vì sao em biết điều đó? - GV gọi một số HS trả lời. - HS - GV Nhận xét, tuyên dương. - Kết nối bài học.- Giới thiệu bài - Ghi tên bài lên bảng. - HS hát. +Trả lời: Quạt thường được dùng để tạo luồng gió mát, thông gió. + HS trả lời theo hiểu biết của mình.( em thấy thoáng mát khi bật quạt điện) - HS lắng nghe. 2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nêu được tác dụng của quạt điện. + Nhận biết được một số loại quạt điện thông dụng. - Cách tiến hành: Hoạt động 1. Tác dụng của quạt địên. *Tìm hiểu tác dụng của quạt điện. - GV yêu cầu HS quan sát lần lượt từng tranh. - GV yêu cầu HS mô tả nội dung và nêu tác dụng của quạt điện trong mỗi bức tranh. ? Vậy theo em chiếc quạt trong H1 có tác dụng làm gì? - GV chốt lại kiến thức về tác dụng của quạt điện: Quạt điện có tác dụng chính là tạo gió để làm mát. ? Vậy theo em chiếc quạt trong H2 có tác dụng làm gì? - GV chốt lại kiến thức về tác dụng của quạt điện: Quạt điện ngoài việc có tác dụng chính là tạo gió để làm mát ra thì quạt điện còn có tác dụng thông gió. - GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mở rộng “Em có biết?” - Học sinh quan sát tranh - Học sinh trình bày: mô tả nội dung và nêu tác dụng của quạt điện trong mỗi bức tranh. Tranh 1: + HS 1: Bà thấy nóng bà nhờ cháu bật quạt cho bà. Cháu đi bật quạt cho bà + HS 2: Trời nắng nắng bà thấy nóng bức bà nhờ cháu bật giúp chiếc quạt, Cháu chạy đi bật quạt cho bà. HSTL: Quạt điện có tác dụng chính là tạo gió để làm mát. Tranh 2: + HS 1: Bạn trai thấy quạt gắn trên tường Khác với quạt ở nhà nên bạn hỏi ông: Ông ơi. Quạt kia dùng để làm gì ạ? – Ông nói: Quạt này dùng để thông gió cháu nhé! + HS 2: Ông ơi cái quạt này khác cái quạt ở nhà mình. Vậy quạt kia dùng để làm gì ạ? – Ông nói: Quạt này dùng để thông gió cháu nhé! HSTL: Quạt điện có tác dụng thông gió. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS đọc nội dung “Em có biết” ở HĐ1 Hoạt động 2. Một số loại quạt điện. *Tìm hiểu một số loại quạt điện. - HS hoạt động cá nhân. - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Quan sát hình trong mục 2 trang 16 SGK, đọc tên các loại quạt điện dựa vào các hình gợi ý. - GV gọi một vài HS đọc tên các loại quạt. - HS - GV nhận xét tuyên dương. ? Ngoài các loại quạt trên ra em còn biết lọai quạt nào nữa không? - GV chốt một số loại quạt thông dụng hay dùng gồm: quạt trần, quạt cây, quạt treo tường, quạt hộp, quạt bàn. - HS quan sát hình trong mục 2 trang 16 SGK. - SH đọc tên các loại quạt. H1: Quạt treo tường. H2: Quạt bàn. H3: Quạt trần. H4: Quạt hộp. H5: Quạt cây. - Các HS khác lắng nghe và nhận xét. HSTL: Quạt hơi nước, ..... HS nhận biết được một số loại quạt thông dụng hay dùng. 3. Thực hành : - Mục tiêu: + Vận dụng các kiến thức đã biết về một số loại quạt điện thông dụng để nhận biết được loại quạt được dùng trong gia đình. - Cách tiến hành: Hoạt động 3: thực hành sử lí tình huống. - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4. - Mỗi HS kể cho bạn trong nhóm nghe về những loại quạt điện mà em biết. Sau đó, nhóm hoàn thành bảng sau: Loại quạt nhà em đang sử dụng Loại quạt nhà em chưa sử dụng - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương - GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS kể lại một số loại quạt mà em biết. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS hoạt động theo nhóm 4 và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: Loại quạt nhà em đang sử dụng và chưa sử dụng (theo bảng trong phiếu học tập) - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu. 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “Tiếp sức”. HS kể tên các loại quạt điện mà gia đình mình có hay em biết. - Chia lớp thành 4 đội chơi (4 tổ), lần lượt các đội nối tiếp nhau lên viết tên các loại quạt điện mà gia đình mình có hay em biết. - Cách chơi: + Thời gian: 2-4 phút + Mỗi đội xếp thành 1 hàng, chơi nối tiếp. + Khi có hiệu lệnh của GV các đội lên viết tên các loại quạt điện. +Hết thời gian, đội nào viết được nhiều tên quạt điện, đội đó thắng. - GV đánh giá, nhận xét trò chơi. - GV mở rộng thêm: Ngoài các loại quạt điện làm mát và thông gió ra chúng ta còn có máy gì cũng làm mát và sửa ấm được khi mùa Đông đến. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - Lớp chia thành các đội theo yêu cầu GV. - HS lắng nghe luật chơi. - Học sinh tham gia chơi: - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm - HSTL: Máy điều hòa không khí/ máy điều hòa. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_cong_nghe_lop_3_tuan_7_chu_de_1_cong_nghe_v.docx