Kế hoạch bài dạy Công nghệ Lớp 3 - Tuần 26, Chủ đề 2: Thủ công kĩ thuật - Bài 08: Làm biển báo giao thông (Tiết 1)

Kế hoạch bài dạy Công nghệ Lớp 3 - Tuần 26, Chủ đề 2: Thủ công kĩ thuật - Bài 08: Làm biển báo giao thông (Tiết 1)

Bài 08: LÀM BIỂN BÁO GIAO THÔNG (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được ý nghĩa của một số biển báo giao thông.

- Trình bày được ý nghĩa của một số loại biển báo giao thông đường bộ thông dụng.

- Nhận dạng được bốn nhóm biển báo giao thông đường bộ.

- Phân loại được biển báo giao thông theo nhóm.

- Có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập.

+ Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.

+ Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.

 

docx 4 trang Đăng Hưng 23/06/2023 7770
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Công nghệ Lớp 3 - Tuần 26, Chủ đề 2: Thủ công kĩ thuật - Bài 08: Làm biển báo giao thông (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
CÔNG NGHỆ
CHỦ ĐỀ 2: THỦ CÔNG KĨ THUẬT
Bài 08: LÀM BIỂN BÁO GIAO THÔNG (T1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được ý nghĩa của một số biển báo giao thông.
- Trình bày được ý nghĩa của một số loại biển báo giao thông đường bộ thông dụng.
- Nhận dạng được bốn nhóm biển báo giao thông đường bộ.
- Phân loại được biển báo giao thông theo nhóm.
- Có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập.
+ Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
+ Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.
- Phẩm chất trách nhiệm: Nhắc nhở người thân chấp hành các quy định, quy ước nơi công cộng; có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo được hứng thú học tập, định hướng nội dung học tập.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” để khởi động bài học. 
+ GV nêu câu hỏi: Vậy biển báo giao thông trên đường phố có tác dụng như thế nào đối với người tham gia giao thông?
- GV Nhận xét, tuyên dương, kết luận: Biển báo giao thông giúp người tham gia giao thông không đi sai luật, tạo văn hóa giao thông tốt đẹp; giúp việc lái xe được thuận lợi hơn; giúp đảm bảo an toàn giao thông cho người tham gia giao thông.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe bài hát.
+ Trả lời theo hiểu biết của mình.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Trình bày được ý nghĩa của một số loại biển báo giao thông đường bộ thông dụng.
+ Nhận dạng được bốn nhóm biển báo giao thông đường bộ.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số loại biển báo giao thông. (làm việc đôi )
- HS quan sát hình trong mục 1 SGK trang 47, nhận xét về hình dạng, màu sắc của nhóm biển báo giao thông, nêu ý nghĩa của từng biển báo trong mỗi nhóm đó.
- Gọi 1-2 nhóm lên trình bày kết quả trước lớp.
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
* GV và HS chốt lại nội dung kiến thức về:
- Đặc điểm của từng biển báo:
+ Biển báo cấm: Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ màu đen.
+ Biển báo nguy hiểm: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, trên nền có hình vẽ màu đen.
+ Biển báo hiệu lệnh: Có dạng hình tròn, nền xanh, trên nền có hình vẽ màu trắng.
+ Biển báo chỉ dẫn: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, trên nền có hình vẽ màu trắng.
- Về ý nghĩa của từng biển báo:
+ Đường cấm: Báo đường cấm tất cả các loại phương tiện đi cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
+ Cấm xe đạp: Báo đường cấm xe đạp đi qua.
+ Đường hai chiều: Báo sắp đến đoạn đường có trở ngại hoặc do sửa chữa ở một bên đường.
+ Giao nhau với đường ưu tiên: Báo các xe đi trên đường có đặt biển này phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên khi qua nơi giao nhau.
+ Đường dành cho xe thô sơ: Báo đường dành cho các loại xe thô sơ, cấm các xe cơ giới khác tham gia lưu thông.
+ Giao nhau chạy theo vòng xuyến: Báo các các loại xe muốn chuyển hướng phải chạy theo vòng xuyến.
+ Ưu tiên cho người khuyết tật: Báo hiệu nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật.
+ Đường người đi bộ sang ngang: chỉ dẫn nơi dành cho người đi bộ sang ngang.
- Học sinh đọc yêu cầu bài:
+ Nhóm biển báo cấm.
+ Nhóm biển báo nguy hiểm.
+ Nhóm biển báo hiệu lệnh.
+ Nhóm biển báo chỉ dẫn.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung đặc điểm về từng biển báo.
- 1 HS nêu lại nội dung đặc điểm về từng biển báo.
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Phân loại được biển báo giao thông theo nhóm.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2. Ai nhanh, ai đúng: Em cùng bạn điền tên biển báo vào bảng phân nhóm biển báo giao thông (làm việc nhóm)
- GV mời học sinh nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu lớp chia thành 4 nhóm, HS quan sát hình ảnh trong SGK, đọc tên các biển báo giao thông. Sau khi xác định cụ thể tên của 4 biển báo giao thông, HS thi “ai nhanh, ai đúng”.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương nhóm làm nhanh, làm đúng.
- GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại: 
+ Hình 1: Nhóm biển báo hiệu lệnh.
+ Hình 2: Nhóm biển báo chỉ dẫn.
+ Hình 3: Nhóm biển báo nguy hiểm.
+ Hình 4: Nhóm biển báo cấm.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh chia thành 4 nhóm và làm vào bảng phụ GV đã chuẩn bị sẵn.
- Đại diện 4 nhóm thi gắn các biển báo vào nhóm tương ứng.
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung HĐ2
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “bức tranh bí ẩn”.
- Chia lớp thành 2 đội (hoặc 4 đội chơi, tuỳ vào thực tế), ghép thành bức tranh thành các biển báo.
- Cách chơi: 
+ Thời gian: 2-4 phút
+ Mỗi đội xếp thành 1 hàng, chơi nối tiếp.
+ Khi có hiệu lệnh của GV lần lượt các đội lên ghép những mảnh ghép thành 1 bức tranh đúng. 
+ Hết thời gian, đội nào ghép nhanh nhất, đúng nhất đội đó thắng.
- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.
- GV mở rộng thêm: Khi đi trên đường phố các con cần chú ý quan sát các biển báo để không đi vi phạm giao thông...
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Lớp chia thành các đội theo yêu cầu GV.
- HS lắng nghe luật chơi.
- Học sinh tham gia chơi:
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_cong_nghe_lop_3_tuan_26_chu_de_2_thu_cong_k.docx