Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Tuần 5

Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Tuần 5

BÀI 5: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học, HS củng cố và đánh giá được một số kiến thức, kĩ năng của chủ đề Gia đình.

2. Năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.

3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: Các hình trong bài 5 SGK.

 

docx 7 trang Đăng Hưng 24/06/2023 1420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
BÀI 5: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
Sau bài học, HS củng cố và đánh giá được một số kiến thức, kĩ năng của chủ đề Gia đình.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: Các hình trong bài 5 SGK. 
- HS: SGK, VBT, hình chụp hoặc tranh vẽ về gia đình họ hàng nội, ngoại.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Hoạt động khởi động 
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nhớ lại kiến thức đã học chủ đề Gia đình
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”.
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
+ Gia đình bạn nhỏ trong bài hát gồm những ai?
+ Tình cảm của bạn nhỏ đối với các thành viên trong gia đình như thế nào?
+ Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?
- GV khuyến khích HS chia sẻ câu trả lời trước lớp
- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học “Các thế hệ trong gia đình”.
B. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Triển lãm tranh, ảnh
Mục tiêu: HS củng cố, ôn tập kiến thức về những ngày kỉ niệm, sự kiện quan trọng
của gia đình.
Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 23, nêu nội dung trong hình.
- GV hướng dẫn HS thực hiện bộ sưu tập tranh, ảnh
+ Chuẩn bị tranh, ảnh những ngày kỉ niệm của gia đình.
+ Trang trí ảnh chụp vào khung ảnh.
+ Ghi chú ngày kỉ niệm của gia đình.
– GV tổ chức cho HS triển lãm tranh, ảnh
* Kết luận: Mỗi gia đình đều có những ngày kỉ niệm riêng. Đó là những sự kiện có ý nghĩa quan trọng và khó quên đối với tất cả các thành viên trong gia đình.
Hoạt động 2: Giới thiệu về các thành viên trong gia đình họ nội, họ ngoại của em
Mục tiêu: HS củng cố, ôn tập kiến thức về mối quan hệ họ hàng nội, ngoại của em.
Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ trong SGK trang 23, nêu nội dung cần trình bày trong sơ đổ.
- GV tổ chức cho cá nhân HS thực hành làm sơ đồ giới thiệu về các thành viên trong gia đình họ nội, họ ngoại của em.
– GV yêu cầu HS trình bảy.
– GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
* Kết luận: Họ hàng nội, ngoại đều là những người thân của em. Em yêu quý, quan tâm
những người họ hàng hai bên nội, ngoại của mình.
Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối sau bài học
Mục tiêu: Củng cố kiến thức, dặn dò
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS về nhà giới thiệu sản phẩm với người thân trong gia đình, dản vào
góc học tập ở nhà
- Cả lớp hát 
- HS đọc câu hỏi, đưa ra câu trả lời:
+ Ba, mẹ, con
+ Bạn nhỏ yêu thương bố mẹ
+ Mỗi HS tự liên hệ
- HS trình bày câu trả lời trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS quan sát tranh, tìm câu trả lời
- HS lắng nghe 
- HS tự trưng bày những tranh ảnh về "Những kỉ niệm của gia đình".
- HS lắng nghe GV 
- HS quan sát sơ đồ, tìm câu trả lời..
- HS thực hành làm sơ đồ giới thiệu về các thành viên trong gia đình họ nội, họ ngoại của em.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày theo sơ đồ.
- HS nghe GV nhận xét, kết luận.
- HS lắng nghe GV.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
BÀI 5: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
Sau bài học, HS củng cố và đánh giá được một số kiến thức, kĩ năng của chủ đề Gia đình.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: Các hình trong bài 5 SGK. 
- HS: SGK, VBT, Một tranh vẽ hoặc ảnh chụp (về việc mọi người nơi em ở cùng nhau tham gia vệ sinh quanh nhà), bìa cứng, bút màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Hoạt động khởi động 
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nhớ lại kiến thức đã học chủ đề Gia đình
Cách tiến hành:
– GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh tay?” 
- GV phổ biến luật chơi: GV sẽ chiếu nhanh hình ảnh các chất, vật dụng. HS quan sát ghi nhanh tên các chất, vật dụng có thể gây cháy khi ở nhà 
− GV dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.
B. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Chia sẻ những việc làm giúp phòng cháy khi ở nhà
Mục tiêu: HS củng cố, ôn tập kiến thức về phỏng tránh hoả hoạn khi ở nhà
Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 24, trả lời câu hỏi:
Em và các thành viên trong gia đình đã làm những việc nào dưới đây để phòng cháy khi
ở nhả?
Hình 1: Không cắm nhiều thiết bị điện chung một ổ cắm điện.
Hình 2: Khoá van binh ga sau khi đun nấu.
Hình 3: Không để dây điện gần bếp ga
Hình 4: Tắt các thiết bị điện khi không sử
dụng.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ thêm em và gia đình đã làm để phỏng cháy?
– GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận
* Kết luận: Chúng ta cần cảnh giác và thực hiện thường xuyên những việc làm để phòng tránh hỏa hoạn.
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: HS củng cố, ôn tập kiến thức về giữ vệ sinh xung quanh nhà.
Cách tiến hành:
 - GV chia lớp thành các nhóm có 4 HS, yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 24
và nêu nội dung các bước thực hiện
+ Chuẩn bị: Một tranh vẽ hoặc ảnh chụp (về việc mọi người nơi em ở cùng nhau tham gia vệ sinh quanh nhà), bìa cứng, bút màu.
+ Thực hiện: Dán tranh, ảnh lên tờ bìa hoặc viết lại những hoạt động đã diễn ra.
+ Trang trí bản tin.
– Các nhóm thực hành làm bản tin khu dân cư. GV quan sát, hỗ trợ các nhóm
– GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ bản tin trước lớp.
– GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.
* Kết luận: Tất cả người dân trong khu phố đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm giữ gìn vệ sinh xung quanh nơi ở. Việc giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà góp phần xây dựng cảnh quan sạch, đẹp và bảo vệ môi trường.
Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối sau bài học
Mục tiêu: Củng cố kiến thức, dặn dò
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS về giới thiệu bản tin đến người thân trong gia đình, người dân trong khu phố (nếu có thể) và cùng các thành viên trong gia đình thực hiện việc làm vệ sinh xung quanh khu phố.
- Cả lớp quan sát, chơi theo luật
- HS quan sát tranh, tìm câu trả lời
Những việc làm em và các thành viên trong gia đình đã làm để phòng cháy khi ở nhà:
Khóa van bình ga sau khi đun nấu.
Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.
- HS lắng nghe GV 
- HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình.
- HS thực hành 
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày 
- HS nghe GV nhận xét, kết luận.
- HS lắng nghe GV.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_tuan_5.docx