Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang

Hoạt động của giáo viên

A. KTBC

- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về bài: Cuốn sổ tay.

- GV nhận xét.

B. BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm “Bầu trời và mặt đất”, bài tập đọc “Cóc kiện Trời”

2. Luyện đọc

- Đọc mẫu toàn bài

+ Đoạn 1: Giọng kể, chậm, khoan thai.

+ Đoạn 2: Lời của Cóc đọc dõng dạc, đoạn kể lại cuộc chiến của Cóc và các bạn với quân nhà Trời đọc giọng nhanh, hồi hộp.

+ Đoạn 3: Giọng của Trời thể hiện sự xoa dịu với Cóc, phần cuối đọc với giọng phấn chấn thể hiện niềm vui chiến thắng.

- Y/c HS đọc nối tiếp từng câu

- Y/c HS đọc đoạn nối tiếp

- Y/c HS luyện đọc theo nhóm 3

- Gọi các nhóm thi đọc

- Yêu cầu HS đọc đồng thanh toàn bài

3. Tìm hiểu bài

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài.

+ Vì sao Cóc phải lên kiện Trời?

+ Cóc cùng những bạn nào lên kiện Trời?

- Y/c HS đọc thầm tiếp đoạn 2

+ Cóc sắp xếp đội ngũ thế nào trước khi đánh trống?

+ Đội quân của nhà Trời gồm những ai?

+ Em hãy kể lại cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quân nhà Trời?

+ Theo em, vì sao Cóc và các bạn lại thắng đội quân hùng hậu của Trời ?

+ Sau cuộc chiến thái độ của Trời thay đổi thế nào?

+ Trời đã đồng ý với Cóc những gì?

- Kết luận: Trong thực tế, khi ta nghe Cóc nghiến răng là Trời sẽ đổ mưa. Chính vì thế mà từ xa xưa nhân dân ta đã có câu ca: Con Cóc là cậu ông Trời

Hễ ai đánh nó thì Trời đánh cho

+ HSNK: Qua phần đọc và tìm hiểu truyện, em thấy Cóc có gì đáng khen?

( Cóc dũng cảm, mưu trí, .)

- Theo em, hiện nay nguyên nhân chính nào dẫn đến trời hạn hạn, thiên tai xảy ra hằng năm?

( Nguyên nhân dẫn đến hạn hán, thiên tai xảy ra hằng năm là do con người. Vì con người không có ý thức bảo vệ môi trường, đốt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi,.)

- Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?

( Tích cực trồng nhiều cây xanh, không đốt phá rừng, không khai thác rừng bừa bãi, không săn bắt thú rừng, không xả rác xuống ao hồ, sông, suối, .)

4. Luyện đọc lại

- Hướng dẫn HS đọc phân vai đoạn 3

- Y/c HS luyện đọc theo nhóm 3

- Y/c HS thi đọc

- Nhận xét

KỂ CHUYỆN

5. Nêu nhiệm vụ

- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện

6. Hướng dẫn kể chuyện

- Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng lời của ai ?

- Chuyện có nhiều nhân vật, em có thể chọn kể bằng lời của Cóc, các bạn của Cóc, Trời

- HS suy nghĩ để chọn một nhân vật mà mình sẽ kể theo lời của nhân vật đó.

- Chúng ta phải xưng hô như thế nào khi kể theo lời của một nhân vật trong truyện?

- HS quan sát, nêu nội dung tranh.

- Gọi 1 HSNK kể lại đoạn đầu của câu chuyện.

- HS tập kể theo nhóm 3

- HS kể lại câu chuyện

- Nhận xét, đánh giá

 

doc 60 trang ducthuan 06/08/2022 2230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33 Thứ hai ngày 26 tháng 4 năm 2020
Ngày soạn: 24/4/2020
Ngày giảng: 26/4/2021
SÁNG
Tiết 1. Chào cờ
Tiết 2. Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Củng cố kĩ năng đặt tính và thực hiện phép tính trong phạm vi 100 000
- HSC: Biết giải bài toán bằng hai phép tính
- HSNK: Vận dụng giải thuần thục các dạng toán đã học.
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, trình bày câu lời giải.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
12 465 + 8728 15 246 – 9888
12 284 x 5 78840 : 5
- HS tự làm bài vào vở
- HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
 12465 15246
+ 8728 - 9888
 21193 5358
 12284 78840 5
x 5 28 15768
 61420 38
 34
 40
 0
Bài 2: Tính nhẩm
8000 – 2000 x 2 (5000 + 3000) – 2000
70000 + 80000 : 4 90000 : 3 + 40000
- Y/c HS làm bài vào vở
- Y/c HS nối tiếp nêu kết quả
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: Tìm x
a. 12465 : x = 5 b. x : 8 = 648
- HS nêu cách tìm số chia, số bị chia chưa biết.
- Y/c HS tự làm bài
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
a. 12465 : x = 5 
 x = 12465 : 5
 x = 2493 
b. x : 8 = 648
 x = 648 x 8
 x = 5184
Bài 4: Một khu đất hình vuông có chu vi là 36 m. Hãy tính diện tích khu đất đó
- Hướng dẫn HS tóm tắt và phân tích bài toán 
- Y/c HS tự giải bài
- Gọi HS lên bảng giải bài toán
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Cạnh của khu đất đó là:
36 : 4 = 9 (m)
Diện tích khu đất đó là:
9 x 9 = 81 (m²)
Đáp số: 81 m²
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau
- Nghe
- Đọc yêu cầu bài tập
- Làm bài vào vở
- 4HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu bài tập
- Làm bài vào vở
- Nối tiếp nêu kết quả và cách nhẩm
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu bài tập
- Nêu
- Làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- Đọc bài toán
- Tóm tắt và phân tích bài toán
- Giải bài vào vở
- 1HS lên bảng giải bài
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3 + 4. Tập đọc – Kể chuyện
CÓC KIỆN TRỜI
I. MỤC TIÊU
1. Tập đọc:
- HSC: Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do phương ngữ: trụi trơ, thiên đình, nghiến răng, Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu.
- HSNK: Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu được nội dung: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của nhà Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Kể chuyện
- Dựa vào nội dung truyện và tranh minh hoạ kể lại được một đoạn truyện, toàn bộ câu chuyện 
- (HSNK): Biết kể bằng lời của một nhân vật. Kể tự nhiên, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.
- Tích hợp bảo vệ môi trường.
- Giáo dục HS biết đoàn kết đấu tranh cho lẽ phải.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTBC
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về bài: Cuốn sổ tay.
- GV nhận xét.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm “Bầu trời và mặt đất”, bài tập đọc “Cóc kiện Trời”
2. Luyện đọc
- Đọc mẫu toàn bài
+ Đoạn 1: Giọng kể, chậm, khoan thai.
+ Đoạn 2: Lời của Cóc đọc dõng dạc, đoạn kể lại cuộc chiến của Cóc và các bạn với quân nhà Trời đọc giọng nhanh, hồi hộp.
+ Đoạn 3: Giọng của Trời thể hiện sự xoa dịu với Cóc, phần cuối đọc với giọng phấn chấn thể hiện niềm vui chiến thắng.
- Y/c HS đọc nối tiếp từng câu
- Y/c HS đọc đoạn nối tiếp 
- Y/c HS luyện đọc theo nhóm 3
- Gọi các nhóm thi đọc
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh toàn bài
3. Tìm hiểu bài
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài.
+ Vì sao Cóc phải lên kiện Trời?
+ Cóc cùng những bạn nào lên kiện Trời?
- Y/c HS đọc thầm tiếp đoạn 2 
+ Cóc sắp xếp đội ngũ thế nào trước khi đánh trống?
+ Đội quân của nhà Trời gồm những ai?
+ Em hãy kể lại cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quân nhà Trời?
+ Theo em, vì sao Cóc và các bạn lại thắng đội quân hùng hậu của Trời ?
+ Sau cuộc chiến thái độ của Trời thay đổi thế nào?
+ Trời đã đồng ý với Cóc những gì?
- Kết luận: Trong thực tế, khi ta nghe Cóc nghiến răng là Trời sẽ đổ mưa. Chính vì thế mà từ xa xưa nhân dân ta đã có câu ca: Con Cóc là cậu ông Trời
Hễ ai đánh nó thì Trời đánh cho
+ HSNK: Qua phần đọc và tìm hiểu truyện, em thấy Cóc có gì đáng khen?
( Cóc dũng cảm, mưu trí, ...)
- Theo em, hiện nay nguyên nhân chính nào dẫn đến trời hạn hạn, thiên tai xảy ra hằng năm?
( Nguyên nhân dẫn đến hạn hán, thiên tai xảy ra hằng năm là do con người. Vì con người không có ý thức bảo vệ môi trường, đốt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi,...)
- Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
( Tích cực trồng nhiều cây xanh, không đốt phá rừng, không khai thác rừng bừa bãi, không săn bắt thú rừng, không xả rác xuống ao hồ, sông, suối, ...)
4. Luyện đọc lại 
- Hướng dẫn HS đọc phân vai đoạn 3
- Y/c HS luyện đọc theo nhóm 3
- Y/c HS thi đọc
- Nhận xét
KỂ CHUYỆN
5. Nêu nhiệm vụ
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện 
6. Hướng dẫn kể chuyện
- Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng lời của ai ?
- Chuyện có nhiều nhân vật, em có thể chọn kể bằng lời của Cóc, các bạn của Cóc, Trời 
- HS suy nghĩ để chọn một nhân vật mà mình sẽ kể theo lời của nhân vật đó.
- Chúng ta phải xưng hô như thế nào khi kể theo lời của một nhân vật trong truyện?
- HS quan sát, nêu nội dung tranh.
- Gọi 1 HSNK kể lại đoạn đầu của câu chuyện.
- HS tập kể theo nhóm 3
- HS kể lại câu chuyện
- Nhận xét, đánh giá
7. Củng cố, dặn dò:
- Y/c HS nêu lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS tập kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau: Mặt trời xanh của tôi
- Đọc và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Đọc câu nối tiếp kết hợp luyện đọc từ khó và câu văn dài
- Đọc đoạn nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ
- Luyện đọc theo nhóm 3
- Thi đọc đoạn 3
- Đọc đồng thanh
- 1HS đọc cả bài, lớp theo dõi
+ Cóc phải lên thiên đình kiện Trời vì có một năm nắng hạn hán rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng.
+ Cóc cùng đi với Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo.
- 1 học sinh đọc lại đoạn 2 
+ Cóc sắp xếp đội quân trước khi đánh trống: Anh Cua bò vào chum nước; Cô Ong đợi sau cánh cửa; Chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp ở hai bên.
+ Đội quân nhà Trời gồm: Gà, Chó, Thần Sét.
+ HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời: Sắp đặt xong Cóc lấy dùi đánh 3 hồi trống...... Thần đau quá, nhảy ra thì bị Cọp vồ.
+ Cóc và các bạn thắng được đội quân hùng hậu của nhà Trời vì Cóc mưu trí, bình tĩnh sắp xếp lực lượng chuẩn bị cho cuộc chiến đấu; 
+ Phát biểu
+ Trời đồng ý với Cóc và dịu giọng: ( Thôi, cậu hãy về đi. Ta sẽ cho mưa xuống; Lần sau hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến rắng báo hiệu cho ta, khỏi phải lên đây.)
+ Phát biểu
- do môi trường khí hậu biến đổi, .
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Luyện đọc
- Thi đọc
- Lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất
- Đọc
- Bằng lời của một nhân vật trong truyện.
- Lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Xưng hô là “ Tôi”
- Nêu nội dung tranh
+ Tranh 1: Cóc và các bạn trên đường đi kiện Trời.
+ Tranh 2: Cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với quân nhà Trời.
+ Tranh 3: Trời thương lượng với Cóc
+ Tranh 4: Trời làm mưa
- HS NK kể
- Tập kể theo nhóm
- Thi kể 
- Nhận xét
- Đọc nội dung bài
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
CHIỀU
Tiết 5. Tiếng Anh ( GVBM)
Tiết 6. Tự nhiên và xã hội
CÁC ĐỚI KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU
 - Nêu được ba đới khí hậu trên Trái Đất: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
 - HSNK: Nêu được đặc điểm chính của các đới khí hậu. Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.Biết được đất nước Việt Nam nằm ở đới khí hậu ôn đới.
- GDHS có ý thức bảo vệ môi trường. 
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, trình bày diễn đạt câu cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh ảnh trong sách trang 124, 125, quả địa cầu, tranh ảnh về thiên nhiên và các đới khí hậu khác nhau (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- Một năm có bao nhiêu tháng? Bao nhiêu ngày? Bao nhiêu mùa?
- Các mùa diễn ra vào những tháng nào trong năm?
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Quan sát tranh 
- Yêu cầu quan sát hình 1trang 124 sách giáo khoa theo nhóm cặp đôi.
- Hãy chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu?
- Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu?
- Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực?
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- Kết luận: Mỗi bán cầu đều có ba đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. Ở Bác bán cầu, nhiệt đới nằm giữa đường xích đạo và chí tuyến Bắc.
3. Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 
- Yêu cầu các nhóm thực hành chỉ trên quả địa cầu về các đới khí hậu như yêu cầu trong sách giáo viên .
- Nhận xét, đánh giá
- KL: Trên Trái Đất những nơi càng ở gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh. Nhiệt đới: thường nóng quanh năm; ôn đới: ôn hòa có đủ bốn mùa; hàn đới: rất lạnh. Ở hai cực của Trái Đất quanh năm nước đóng băng.
4. Hoạt động 3: Trò chơi tìm vị trí các đới khí hậu 
- Y/c HS hoạt động theo nhóm
- Phát cho mỗi nhóm hình vẽ tương tự như hình 1 sách giáo khoa và 6 dải màu 
- Phát lệnh bắt đầu, yêu cầu các nhóm tiến hành dán các dải màu vào hình vẽ 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Liên hệ: Nước Việt Nam ta nằm ở đới khí hậu nào?
- Mời HSNK lên chỉ nước Việt Nam trên quả địa cầu.
5. Củng cố - Dặn dò:
- Hiện nay khí hậu trên toàn cầu đang dần bị biến đổi. Theo em con người cần làm gì để bảo vệ bầu không khí?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học bài, chuẩn bị trước bài sau
- Trả lời
- Trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét, bổ sung
- Nghe, ghi nhớ
- Chỉ về các đới khí hậu có trên quả địa cầu trước lớp .
- Nhận xét
- Nghe, ghi nhớ
- Nghe, nhận nhiệm vụ
- Trao đổi lựa chọn để dán đúng các dải màu vào từng hình vẽ .
- Nhận xét
- HSNK phát biểu
- HSNK thực hiện
- Phát biểu
- Nghe, ghi nhớ.
Tiết 7. Đạo đức
VẤN ĐỀ LUẬT LỆ ATGT Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
- Cung cấp thêm một số kiến thức về luật lệ ATGT 
- Biết thực hiện đúng Luật lệ giao thông.
- Thực hiện những hành vi ứng xử phù hợp với thực tế trong cuộc sống 
- HSNK: Thực hiện tốt luật lệ giao thông và nhắc nhớ bạn bè cùng thực hiện tốt luật lệ giao thông khi tham gia giao thông trên đường 
- GDHS có ý thức thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, trình bày diễn đạt câu theo ý hiểu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh ảnh về ATGT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: chơi “ Đèn xanh, đèn đỏ” 
- Khi tham gia giao thông trên đường gặp đèn báo hiệu màu xanh em đi như thế nào ? 
- Đèn vàng đi như thế nào ? 
- Đèn đỏ cần làm gì? 
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ”
- HS chơi trò chơi
- Nhận xét.
- Y/c HS liên hệ
3. Hoạt động 2: Đóng vai xử lí tình huống - Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm đóng vai theo một tình huống sau:
- N1: Đi học trên đường do chạy nhảy mà không để ý nên va vào một cụ già làm cụ bị ngã .
- N2: Khi tan học một số bạn khoác vai nhau đi dàn hàng 3 hàng tư trên đường em sẽ nói với bạn như thế nào? 
- N3: Trên đường đi học có một số bạn đi xe đạp nhưng bám vai người đi xe máy, em sẽ nói gì với bạn?
- Yêu cầu các nhóm đóng vai
- Nhận xét, đánh giá
- Liên hệ: Em đã thực hiện tốt Luật giao thông chưa?
4. Hoạt động 3: Tuyên truyền viên ATGT
- Yêu cầu các nhóm thi vẽ tranh cổ động, hát, đọc thơ nói về việc chấp hành trật tự ATGT 
- Nhận xét đánh giá, tuyên dương nhóm thắng cuộc 
5. Củng cố dặn dò:
- Ở địa phương em, mọi người khi tham gia giao thông đã có ý thức chấp hành tốt luật giao thông chưa?
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS thực hiện đúng các quy định về ATGT 
- Lắng nghe
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe
- Chơi trò chơi
- Các em khác lắng nghe nhận xét bổ sung .
- HS liên hệ bản thân
- Hoạt động nhóm.
- Các nhóm đóng vai trước lớp
- Nhận xét, bổ sung
- HS phát biểu liên hệ
- Các nhóm tổ chức thi vẽ tranh cổ động đọc thơ, kể chuyện có chủ đề nói về chấp hành luật lệ ATGT .
- Phát biểu
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2021
Ngày soạn: 24/4/2021
Ngày giảng: 27/4/2021
SÁNG
Tiết 1. Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. MỤC TIÊU
- HSC: Đọc, viết được số trong phạm vi 100 000
- Viết được số thành tổng các nghìn, trăm, đơn vị và ngược lại
- Biết tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3ª, cột 1câu b.
- HSNK: Làm được toàn bộ bài tập.
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, trình bày câu lời giải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bài tập 1, 4 viết sẵn trên bảng lớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTBC
- Chữa bài kiểm tra
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài 
- Nhận xét, đánh giá
- Em có nhận xét gì về tia số a?
- Gọi học sinh đọc các số trên tia số.
- Yêu cầu học sinh tìm quy luật của tia số b.
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Các số có tận cùng bên phải là các chữ số 1, 4, 5 phải đọc như thế nào?
- Gọi HS đọc bài làm
- Nhận xét.
Bài 3: 
a. Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS phân tích số 9725 thành tổng.
- Yêu cầu HS viết các số còn lại thành tổng
- Nhận xét, đánh giá
6819 = 6000 + 800 + 10 + 9
2096 = 2000 + 90 + 6
5204 = 5000 + 200 + 4
1005 = 1000 + 5
b. Phần b của bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hướng dẫn HS thực hiện mẫu
- Yêu cầu HS tự làm các ý còn lại
- HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
9000 + 900 + 90 = 9 = 9999
9000 + 9 = 9009
7000 + 500 + 90 + 4 = 7594
9000 + 90 = 9090
Bài 4
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Y/c HS tự làm bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
a) 2005; 2010; 2015; 2020; 2025.
b) 14 300; 14 400; 14 500; 14 600; 14 700.
c) 68 000; 68 010; 68 020; 68 030; 68 040.
- Y/c HS nêu quy luật của từng dãy số 
- Nhận xét: 
+ Dãy số a: Bắt đầu kể từ số thứ hai trở đi, số liền sau hơn số liền trước 5 đơn vị.
+ Dãy số b là dãy số tròn trăm. Bắt đầu từ số thứ hai trở đi, số liền sau hơn số liền trước 100 đơn vị.
+ Dãy số c là dãy số tròn chục. Bắt đầu từ số thứ hai trở đi, số liền sau hơn số liền trước 10 đơn vị.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Đọc yêu cầu 
- Làm vào vở
- 2 HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- Tia số a, hai số liền nhau thì hơn kém nhau 10 000 đơn vị.
- Đọc 
- Tia số b, 2 số liền nhau thì hơn kém nhau 5000 đơn vị.
- Trả lời
- Làm vở, 4 HS lên bảng làm, mỗi HS đọc và viết 2 số
- Nhận xét
- Các số có tận cùng bên phải là chữ số 1 được đọc là mốt, là chữ số 4 được đọc là tư, là chữ số năm được đọc là lăm 
- Đọc các số: 36 982; 54 175; 90 631; 14 034; 8066; 71 459; 48 307; 2003; 10 005.
- Viết số thành tổng
- 9725 = 9000 + 700 + 20 + 5
- Viết vào bảng con
- Nhận xét
- Từ tổng viết thành số.
- Thực hiện mẫu: 4000 + 600 + 30 + 1 = 4631
- Làm bài vào vở
- 2HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- Viết số thích hợp chỗ chấm.
- Làm bài vào vở
- 3 HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- HS nêu nhận xét về dãy số
- Nghe, ghi nhớ
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 2. Chính tả (Nghe - viết)
CÓC KIỆN TRỜI
I. MỤC TIÊU
- HSC: Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Đọc và viết đúng tên 5 nước ở Đông Nam Á.
- HSNK: Viết sạch, đẹp bài chính tả.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x hoặc o/ô.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Nội dung bài tập 3a viết sẵn trên bảng lớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTBC
- Đọc cho HS viết: vừa vặn, dùi trống, về, dịu giọng
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn viết chính tả
- Đọc bài chính tả
- Y/c HS đọc lại bài chính tả
- Vì sao Cóc lại lên thiên đình kiện Trời?
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao?
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả, luyện viết vào bảng con
- Gọi HS nêu tư thế khi ngồi viết bài
- Đọc cho HS viết bài
- Đọc lại cho HS soát bài
- Thu, chấm 5-7 bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Gọi học sinh đọc tên các nước
- Tên riêng nước ngoài viết như thế nào?
- Đọc tên các nước cho HS viết
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
Cây sào, xào nấu, lịch sử, đối xử.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học, .
- Dặn HS viết lại các từ còn viết sai và chuẩn bị bài sau
- 1HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- Nhận xét
- 1 học sinh đọc lại.
- Lắng nghe
- Nghe, theo dõi
- Đọc
- HSTL
- Đoạn văn có 3 câu
- Cóc, Trời, Cọp, Gấu, Cua, Ong, Cáo vì là danh từ riêng.
- Thực hiện yêu cầu: ruộng, quyết, trần gian.
- HS nêu tư thế ngồi viết bài
- Nghe, viết bài vào vở
- Soát lỗi chính tả
- Đọc
- Bru – nây, Cam – pu – chia, Đông – ti – mo, In – đô – nê – xi – a, Lào.
- Viết tên chữ cái đầu tiên và giữa các chữ có dấu gạch nối.
- HS làm vào vở
- Nhận xét
- Đọc
- Làm bài vào vở
- Thi điền từ
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3. Tập viết
ÔN CHỮ HOA Y
I. MỤC TIÊU
- HSC: Viết đúng và tương đối nhanh các chữ hoa: Y(1 dòng), K, P(1 dòng); tên riêng Phú Yên (1 dòng) và câu ứng dụng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ:
Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà
Kính già, già để tuổi cho 
- HSNK: Viết sạch đẹp. Nêu được nghĩa của câu ứng dụng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Mẫu chữ hoa Y, tên riêng Phú Yên và câu ứng dụng viết sẵn trên dòng kẻ ô li
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTBC
- Kiểm tra bài về nhà của học sinh
B. BÀI MỚI
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn viết bảng con
* Luyện viết chữ hoa
- HS tìm và nêu các chữ cái viết hoa trong bài
- Viết mẫu chữ hoa Y, P, K vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
- Y/c HS tập viết các chữ hoa vừa nêu
* Luyện viết từ ứng dụng
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng
- Y/c HS nhận xét độ cao các chữ trong từ ứng dụng
- Giới thiệu: Phú Yên là tên một tỉnh ở ven biển miền Trung.
- Y/c HS tập viết vào bảng con: Phú Yên
- Nhận xét, đánh giá
* Luyện viết câu ứng dụng 
- Y/c HSNK đọc câu ứng dụng và nêu nghĩa 
- Giảng: Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên kính trọng người già và thương yêu em nhỏ. Vì ta yêu quý trẻ nhỏ, trẻ nhỏ sẽ yêu quý ta và chúng sẽ hay đến nhà chơi. Ta kính trọng người già là ta đã tự tạo phúc cho bản thân mình.
- Trong câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Y/c HS nhận xét độ cao các chữ hoa trong từ ứng dụng
- Y/c HS tập viết bảng con: Yêu, Kính 
3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- Nêu yêu cầu viết bài
- Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết
- Đọc cho HS viết bài
- Chấm 5-7 bài
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe
- Tìm và nêu: Y, P, K
- Lắng nghe, quan sát
- Tập viết bảng con
- Nhận xét
- Đọc: Phú Yên
- Nêu nhận xét
- Lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Nhận xét
- Đọc câu ứng dụng và nêu nghĩa
- Trả lời: Yêu, Kính
- Nêu nhận xét
- Thực hiện yêu cầu
- Nghe, ghi nhớ
- Nêu tư thế ngồi viết bài
- Viết bài
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 4. Tự nhiên và Xã hội
BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
 - Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ được vị trí của 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ “Các châu lục và các đại dương “.
- HSNK: Biết được nước chiếm phần lớn bề mặt trái đất.
- GDHS bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh ảnh trong sách trang 126, 127
- Quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- Trái Đất có mấy đới khí hậu? Các đới khí hậu đó có đặc điểm gì?
- Nước Việt Nam thuộc đới khí hậu nào?
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Thảo luận 
- Y/c HS quan sát hình 1 trang 126 sách giáo khoa, thảo luận nhóm đôi, chỉ ra đâu là nước và đâu là đất có trong hình vẽ?
- Y/c HS lên chỉ trên bản đồ
- Kết luận: Trên bề mặt TĐ có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn bề mặt TĐ.
- Môi trường đang bị ô nhiễm bởi chính con người gây ra, vậy mỗi người cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
3. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
- Yêu cầu lớp phân nhóm ngẫu nhiên và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý.
- Có mấy châu lục và mấy đại dương? Chỉ và nói tên các châu lục và tên các đại dương trên lược đồ hình 3?
- Hãy chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào?
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trả lời trước lớp.
- Nhận xét, kết luận: Những khối đất liền trên TĐ gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 châu lục: Châu Á, châu Âu, châu Mỹ châu Phi, châu Đại Dương và châu Nam Cực. Những khoảng nước rộng bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt TĐ có 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
4. Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Tìm vị trí các châu lục và đại dương.
- Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm 
- Phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ có ghi tên châu lục hoặc đại dương.
- Yêu cầu các nhóm trao đổi và thi dán tấm bìa vào lược đồ câm 
- Nhận xét, đánh giá
5. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau
- Trả lời
- Trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Lên chỉ trên bản đồ 
- Nhận xét
- Lắng nghe, nhắc lại
- Phát biểu
- Hoạt động nhóm 
- HS trả lời, thực hiện chỉ trên lược đồ đất nước Việt Nam.
- Đại diện nhóm trình bày 
- Lắng nghe và nhận xét.
- Nghe, ghi nhớ
- Chơi theo nhóm tổ
- Nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Nhận xét 
- Đọc mục bạn cần biết.
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
CHIỀU
Tiết 5. Âm nhạc ( GVBM)
Tiết 6. Thể dục ( GVBM)
Tiết 7. Tiếng Anh ( GVBM)
Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2021
Ngày soạn: 25/4/2021
Ngày giảng: 28/4/2021
SÁNG
Tiết 1. Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TT)
I. MỤC TIÊU
- HSC: Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000. Sắp xếp một dãy số theo thứ tự xác định 
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 5
- HS NK: làm được toàn bộ bài tập
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, trình bày câu lời giải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- HS lên bảng chữa bài: Viết các sô sau thành tổng: 9872; 9900
- Nhận xét, đánh giá 
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- Gọi HS lên bảng chữa bài, giải thích
- Nhận xét, đánh giá
27 469 < 27 470
85 100 > 85 099
30 000 = 29 000 + 1000
70 000 + 30 000 > 99 000
80 000 + 10 000 < 99 000
90 000 + 9000 = 99 000
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS tự làm bài
- Gọi HS nêu kết quả, giải thích
- Nhận xét, đánh giá 
a) Số lớn nhất là: 42 360
b) Số lớn nhất là : 27 998
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS làm bài vào vở
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá 
Đáp án: 59 825; 67 925; 69 725; 70 100
Bài 4 ( HSNK)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS tự làm bài
- Gọi học sinh lên bảng làm bài .
- Nhận xét, đánh giá 
Đáp án: 96 400; 94 600; 64 900; 46 900
Bài 5:
- Ba số ở dòng nào được viết theo thứ tự từ bé đến lớn?
- Nhận xét, đánh giá
Đáp án: C. 8763, 8843,8853
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- 1HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Nêu: >, <, = ?
- Làm bài vào vở
- 2HS lên bảng làm bài, giải thích 
- Nhận xét
- Đọc
- Khoanh vào số lớn nhất trong các số 
- Nêu kết quả, giải thích
- Nhận xét
- Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn
- Làm bài vào vở
- 1HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét
- Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé
- Làm bài vào vở
- 1HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét
- Đọc các đáp án rồi trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 2. Tập đọc 
MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI
I. MỤC TIÊU
- HSC: Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do phương ngữ: tươi, xòe, 
- Biết ngắt nhịp hợp lí ở các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
- Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc bài thơ).
- HS NK bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm. Nêu được nội dung chính của bài thơ.Học thuộc bài thơ tại lớp.
- THBVMT: Giáo dục HS biết bảo vệ rừng, yêu quý màu xanh của rừng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
- Tranh minh hoạ bài tập đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTBC
- HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về bài: Cóc kiện trời.
- Nhận xét, tuyên dương.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- Giới thiệu bài thơ: Mặt trời xanh của tôi
2. Luyện đọc
- GV đọc toàn bài 1 lượt
- Gọi HS đọc nối tiếp mỗi em hai dòng thơ
- Yêu cầu HS tiếp nối đọc từng khổ thơ 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
- Gọi các nhóm thi đọc
- Nhận xét, đánh giá
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ
3. Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc khổ thơ 1.
+ Đọc thầm khổ thơ 1 và hỏi: Khổ thơ 1 miêu tả điều gì?
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với gì?
+ Qua cách so sánh của tác giả, em hình dung được điều gì về mưa trong rừng cọ?
+ Theo em, vì sao có thể so sánh tiếng mưa trong rừng cọ như vậy?
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ thứ 2
+ Khổ thơ thứ hai miêu tả rừng cọ vào lúc nào?
+ Mùa hè, trong rừng cọ có điều gì thú vị ?
+ Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời?
+ Tác giả gọi lá cọ là gì? Em có thích cách gọi đó của tác giả không? Vì sao?
+ Em thích nhất hình ảnh nào về rừng cọ trong bài? Vì sao?
- Qua bài thơ, ta thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào?
KL: Qua bài thơ thấy được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ. 
- Giảng: Cọ có nhiều ở Sông Thao, Phú Thọ. Cọ là loài cây có nhiều ích lợi. Quả cọ có thể om để ăn, lá cọ dùng làm nón, lợp nhà, làn cọ,...
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng cọ, cây xanh, bảo vệ rừng.
4. Học thuộc lòng bài thơ
- Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ
- Nhận xét, đánh giá
5. Củng cố, dặn dò:
- Y/c HS nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học thuộc bài thơ và chuẩn bị bài sau.
- Đọc và trả lời câu hỏi
- Nghe.
- Quan sát và trả lời
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
- Đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc từ khó ngắt nhịp
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ kết hợp giải nghĩa từ 
- Luyện đọc theo nhóm đôi 
- Thi đọc
- Nhận xét
- Đọc đồng thanh
- 1 HS đọc khổ thơ 1.
- Miêu tả tiếng mưa trong rừng cọ.
- Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh như tiếng thác đổ về, như ào ào trận gió.
- Tiếng mưa trong rừng cọ rất lớn, ào ào như tiếng thác, như tiếng gió to.
- HSNK phát biểu
- Đọc khổ thơ 2
- Miêu tả rừng cọ vào buổi trưa hè.
- Vào trưa hè, nằm trong rừng cọ sẽ thấy trời xanh qua từng kẽ lá. 
- Vì lá cọ tròn, có gân lá xoè ra như các tia nắng nên trông giống như mặt trời.
- Tác giả gọi lá cọ là Mặt trời xanh của tôi. 
- Phát biểu theo cảm nghĩ
- HSNK trả lời
- Đọc nội dung
- Nghe
- Liên hệ những việc cần làm để bảo vệ rừng,...
- Đọc thuộc lòng bài thơ
- Thi đọc thuộc lòng
- Nhận xét
- Nhắc lại nội dung bài
- Nghe
- Lắng nghe
Tiết 3. Thể dục ( GVBM)
Tiết 4. Tin học ( GVBM)
CHIỀU
Tiết 5. Toán
ÔN TẬP 4 PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000
I. MỤC TIÊU
- HSC: Biết cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 
- Biết giải bào toán bằng hai cách.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3.
- HS NK: Vận dụng thành thạo các dạng toán. Làm được toàn bộ bài tập
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, trình bày câu lời giải.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- Đặt tính rồi tính: 
23 903 + 12 425 15 237 : 5
- Nhận xét, đánh giá
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu lớp làm vào vở 
- HS nêu nối tiếp kết quả và giải thích cách làm
- Nhận xét, đánh giá
a) 5000 + 2000 = 7000
 8000 – 4000 = 4000
b) 25 000 + 3000 = 28 000
 42 000 – 2000 = 40 000
c) 20 000 x 3 = 60 000
 60 000 : 2 = 30 000
d) 12 000 x 2 = 24 000
 36 000 : 6 = 6000
Bài 2 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Y/c HS tự làm bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá
a) 39 178 + 25 706 = 
 58 427 + 40 753 = 
b) 86 271 – 43 954 = 
 26 883 – 7826 =
c) 412 x 5 = 2060 d) 25968 : 6 = 4328
 6247 x 2 = 12494 36296 : 8 = 4537
Bài 4: 
- Gọi HS đọc bài toán
- Bài toán thuộc dạng toán gì đã học?
- Y/c HS tự tóm tắt và giải bài
- Gọi HS lên bảng giải bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Cả hai lần chuyển đi số bóng đèn là:
38 000 + 26 000 = 64 000 (bóng đèn)
Trong kho còn lại số bóng đèn là:
80 000 – 64 000 = 16 000 ( bóng đèn)
 Đáp số: 16 000 bóng đèn
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau
- 2HS lên bảng đặt tính
- Nhận xét 
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu
- Thực hiện yêu cầu
- Nêu kết quả
- Nhận xét, bổ sung
- Nêu
- Làm bài vào vở
- 4HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, bổ sung
- Đọc 
- Trả lời 
- Giải bài vào vở
- 1HS lên bảng giải bài, lớp nhận xét
- Học sinh khác nhận xét bài bạn . 
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 6. Luyện từ và câu
NHÂN HÓA
I. MỤC TIÊU
- HSC: Nhận biết hiện tượng nhân hóa trong các đoạn thơ, đoạn văn. Những cách nhân hóa được tác giả sử dụng (BT1) 
- Viết được một đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hóa (BT2)
- HSNK: Viết được đoạn văn có hình ảnh nhân hóa, câu văn đầy đủ thành phần, biết sử dụng dấu câu hợp lí trong đoạn văn..
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Phiếu khổ to viết sẵn bảng tổng hợp kết quả bài tập 1 . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_33_nam_hoc_2020_2021_to.doc