Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)
I. MỤC TIÊU: A. Tập đọc
- Bước đầu biết biểu hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại
- Nội dung : Câu chuyện ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được nhiều chiến công trong kháng chiến chống thực dân Pháp. (Trả lời được các CH trong SGK).
B. Kể chuyện :
- Kể lại từng đoạn của câu chuyện.* HS kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật.
- Rèn kĩ năng nghe, kể cho học sinh
*Tích hợp GDANQP: Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
- GD HS yêu quý, biết ơn những người có công với nước.
II. ĐỒ DÙNG: - Ảnh anh hùng Núp trong SGK. (GTB)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (GTB)
- Ảnh chụp anh hùng Núp sau năm 1975 (HĐ1)
- Bảng phụ (HĐ3)
III. Các hoạt động dạy học
Tuần 13 Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2020 SÁNG GIÁO DỤC TẬP THỂ Chào cờ ______________________ TOÁN So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn I. MỤC TIÊU: - Giúp HS nhận biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. HS làm các BT sau: BT1,2, BT3 (cột a,b). - Rèn kĩ năng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn thành thạo, chính xác. - Giáo dục HS tích cực học tập. II. ĐÔ DÙNG: Bảng phụ (HĐ1) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. KTBC: HS lên bảng đọc bảng chia 8. 2. Bài mới: GTB - Ghi tên bài. HĐ1: Hình thành kiến thức (thoát li SGK). 1. GV nêu VD: Đoạn thẳng AB dài 2cm, đoạn thẳng CD dài 8 cm. Hỏi Độ dài đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB ? - Muốn biết độ dài đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB ta làm ntn ? - GV nêu độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 4 lần độ dài đoạn thẳng AB. Ta nói rằng độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD. * Vậy muốn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm thế nào ? - Chốt: + Tìm số lớn gấp mấy lần số bé + Trả lời số bé bằng một phần mấy số lớn 2. Bài toán: (BP): Chị 12 tuổi, em 6 tuổi. Hỏi tuổi em bằng một phần mấy tuổi chị ? - GV gọi HS phân tích bài toán. Tìm cách giải. => Chốt cách giải : +B1: XĐ số lớn gấp mấy lần số bé. +B2: Kết luận: Số bé bằng một phần mấy số lớn HĐ2: Luyện tập Bài 1: Viết vào ô trống (theo mẫu). - Một HS phân tích mẫu. - GV yêu cầu tương tự mẫu HS hoàn thiện bài tập 1, nêu kết quả trước lớp. - GV yêu cầu HS làm nháp. -> GV nhận xét bài, chốt đáp án đúng. Củng cố cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé và số bé bằng một phần mấy số lớn. Bài 2: (BP). - GV cùng HS phân tích đề toán, tìm cách giải. - Bài toán phải giải bằng mấy bước ? Là những bước nào ? - GV chữa bài, chốt đáp án đúng. => Củng cố cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé và số bé bằng một phần mấy số lớn Bài 3/ a, b : Số ô vuông màu xanh bằng một phần mấy số ô vuông màu trắng ? GV yêu cầu HS làm bài. * Để thực hiện bài toán này phải thực hiện qua những bước nào? - GV chữa bài. => Củng cố cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - HS chú ý nghe - HS nêu lại VD. - HS thực hiện phép chia 8 : 2 = 4 (lần) - HS nghe. - HS nêu. - Nhiều HS nhắc lại. - HS đọc, nêu y/c - HS phân tích bài toán và tìm cách giải. Tuổi chị gấp tuổi em số lần là: 12 : 6 = 2 (lần) Vậy tuổi em bằng tuổi chị Đ/S: - HS lắng nghe. - HS nêu yêu cầu BT - Thực hiện theo yêu cầu của GV. VD: 6 : 3 = 2. Số lớn gấp 2 lần số bé. Vậy số bé bằng số lớn. - HS đọc đề toán. - 2 bước: B1: Tính số sách ngăn dưới gấp mấy lần số sách ngăn trên. B2: XĐ số sách ngăn trên bằng một phần mấy số sách ngăn dưới. - 1 HS lên bảng giải, lớp giải vào vở. Bài giải Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên số lần là: 24 : 6 = 4 (lần) Vậy số sách ở ngăn trên bằng số sách ở ngăn dưới. Đáp số: - HS đọc, nêu y/c - HS trao đổi làm bài theo nhóm đôi. - HS nêu kết quả. - Thực hiện theo 3 bước: B1: Đếm số ô vuông màu trắng, màu xanh. B2: Tính số ô vuông màu trắng gấp mấy lần số ô vuông màu xanh. B3: KL số ô vuông màu xanh bằng một phần mấy số ô vuông màu trắng. 3. Củng cố - Dặn dò. - Nêu lại cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập. TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN Người con của Tây Nguyên I. MỤC TIÊU: A. Tập đọc - Bước đầu biết biểu hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại - Nội dung : Câu chuyện ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được nhiều chiến công trong kháng chiến chống thực dân Pháp. (Trả lời được các CH trong SGK). B. Kể chuyện : - Kể lại từng đoạn của câu chuyện.* HS kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật. - Rèn kĩ năng nghe, kể cho học sinh *Tích hợp GDANQP: Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. - GD HS yêu quý, biết ơn những người có công với nước. II. ĐỒ DÙNG: - Ảnh anh hùng Núp trong SGK. (GTB) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc (GTB) - Ảnh chụp anh hùng Núp sau năm 1975 (HĐ1) - Bảng phụ (HĐ3) III. Các hoạt động dạy học Tập đọc 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc bài “Cảnh đẹp non sông” và hỏi về nội dung của bài. - Nhận xét 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - Yêu cầu HS quan sát ảnh anh hùng Núp trong SGK b. Nội dung HĐ1: Luyện đọc Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng chậm rãi, thong thả. Chú ý lời của các nhân vật : + Lời của anh hùng Núp mộc mạc, tự hào khi nói với dân làng. + Lời cán bộ và dân làng hào hứng, sôi nổi. + Đoạn cuối bài thể hiện sự trang trọng, cảm động. - Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Chỉ bảng và yêu cầu cả lớp luyện phát âm các từ khó, dễ lẫn. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - HD HS chia đoạn 2 thành 2 phần - Phần 1 : Núp đi dự Đại hội về... cầm quai súng chặt hơn. - Phần 2 : Anh nói với lũ làng ... Đúng đấy! - Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. GV cho HS quan sát ảnh anh hùng Núp và có thể giảng thêm nghĩa của các từ kêu (gọi, mời), coi (xem, nhìn). - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh lời phần đầu đoạn 2. HĐ2: HD tìm hiểu bài - Gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1. - Anh Núp được tỉnh cử đi đâu ? - Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng nghe những gì ? - Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa ? - Cán bộ nói gì với dân làng Kông Hoa và Núp ? - Khi đó dân làng Kông Hoa thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào ? - Điều đó cho thấy dân làng Kông Hoa rất tự hào về thành tích của mình. Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối bài để biết Đại hội đã tặng những gì cho dân làng Kông Hoa và Núp. - Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì ? - Hỏi: Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao ? * Nêu nội dung câu chuyện? Chốt: Bài ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa lập được nhiều chiến công trong k/c chống Pháp. *Tích hợp GDANQP: Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. - GV kể một số tấm gương tiêu biểu về tinh thần chiến đấu của dân tộc VN trong kháng chiến HĐ3: Luyện đọc lại - Gọi HS đọc mẫu một đoạn trong bài. - GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 và đọc mẫu - Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc đoạn 3 - Gọi 2 nhóm trình bày trước lớp. - Nhận xét từng nhóm - HS đọc và trả lời - HS quan sát - HS lắng nghe. - HS luyện đọc nối tiếp từng câu. - HS phát âm các từ khó: bok Pa, trên tỉnh, trăm năm, năm năm, làm rẫy giỏi lắm, nửa đêm,... - HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn. Chú ý ngắt, nghỉ giọng đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy: - Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ.// Chỉ sợ một điều là/ Bác .//.trăm tuổi.// (Hạ giọng ở cuối câu) - Đánh dấu vào SGK - HS đọc, quan sát ảnh - HS luyện đọc trong nhóm. - HS thi đọc -HS đọc - Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua - Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người (Kinh, Thượng, gái, trai, già, trẻ) đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi. - Núp được mời lên kể chuỵên làng Kông Hoa. Sau khi nghe Núp kể về thành tích chiến đấu của dân làng, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà. - Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa đâu. -Lũ làng vui quá, đứng hết dậy nói: Đúng đấy! Đúng đấy. - Đại hội tặng dân làng Kông Hoa một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho làng, một huân chương cho Núp. - Mọi người xem những món quà ấy là những vật tặng thiêng liêng nên “rửa tay thật sạch” trước khi xem, “cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm”. -HS nêu: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. - HS lắng nghe. -HS đọc - Lắng nghe - HS luyện đọc - HS đọc Kể chuyện HĐ4: Xác định yêu cầu - Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện. - Yêu cầu HS đọc đoạn kể mẫu. - Hỏi: Đoạn này kể lại nội dung của đoạn nào trong truyện, được kể bằng lời của ai? - Hỏi: Ngoài anh hùng Núp, các em còn có thể kể lại truyện bằng lời của những nhân vật nào ? HĐ5 : Kể chuyện - Gọi 1 HS kể mẫu - Chia HS thành nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm. - Yêu cầu các nhóm kể. - Tuyên dương HS kể tốt. 3. Củng cố, dặn dò - Em biết được điều gì qua câu chuyện trên? - Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Cửa Tùng - Tập kể lại một đoạn của câu chuyện Người con gái Tây Nguyên bằng lời của một nhân vật. - 2 HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Đoạn truyện kể lại nội dung đoạn 1, kể bằng lời của anh hùng Núp. - Có thể kể theo lời của anh Thế, của cán bộ, hoặc của một người trong làng Kông Hoa. -HS kể mẫu - Mỗi nhóm 3 HS. Mỗi HS chọn một vai để kể lại đoạn truyện mà mình thích. Các HS trong nhóm theo dõi và góp ý cho nhau. - 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất. -HS tự do phát biểu ý kiến ______________________________ CHIỀU TẬP VIẾT Ôn chữ hoa I I. MỤC TIÊU: -Viết đúng chữ hoa I (1 dòng), Ô, K (1 dòng), Viết đúng tên riêng Ông ích Khiêm (1 dòng) và câu ứng dụng: Ít chắt chiu phung phí (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. - Rèn viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong cụm từ. - HS có ý thức luyện viết. II. ĐỒ DÙNG: - Mẫu chữ I viết hoa (bộ chữ đồ dùng). III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ : - Viết bảng: H, Hàm Nghi. 2.Bài mới: GTB HĐ 1: Luyện viết chữ hoa: - Nêu các chữ viết hoa có trong bài. - Chữ I gồm bao nhiêu nét là những nét nào ? GV viết và HD cách viết - YC HS viết I. - GV nhận xét sửa sai + Luyện viết từ ứng dụng : Ông Ích Khiêm - Giới thiệu: Ông Ích Khiêm là một quan nhà Nguyễn, văn võ song toàn. - Nhận xét khoảng cách giữa các chữ, chiều cao từng chữ cái Hướng dẫn viết + viết bảng + Luyện tập: Viết câu ứng dụng Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí - ND: Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải tiết kiệm. - Nhận xét khoảng cách giữa các chữ, chiều cao từng chữ cái ? - GV viết mẫu – HD viết - Nhận xét, uốn sửa HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở tập viết - GV nêu yêu cầu - GV theo dõi, giúp đỡ HS - GVNX, tuyên dương những em viết đẹp. - HS nêu : Ô, I, K. - HS nêu - HS nêu quy trình viết - HS viết bảng con - HS lắng nghe - HS nêu - Học sinh viết bảng con - Học sinh đọc câu ứng dụng - HS theo dõi - HS nhận xét - Học sinh viết bảng con: Ít - Học sinh viết vở. *HS viết đúng và đủ các dòng (TV trên lớp). * HS có thể viết nét thanh đậm 3. Củng cố dặn dò: - Nêu lại cách viết chữ hoa I. - Nhận xét giờ học. __________________________ TIẾNG VIỆT+ Luyện tập: Viết về một cảnh đẹp của đất nước I. MỤC TIÊU - Củng cố cho HS cách viết về cảnh đẹp đất nước - Rèn cho HS kĩ năng viết văn - Giáo dục HS niềm tự hào về cảnh đẹp đất nước II. ĐỒ DÙNG - Tranh, ảnh về sông Hương(HĐ1) - Bảng phụ (HĐ1) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. GTB : GV đọc cho HS nghe đoạn văn : Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Ven hồ, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Em yêu Hồ Gươm và thấy tự hào về cảnh đẹp của đất nước mình. - Đoạn văn nói về điều gì ? - GT : Hồ Gươm là một cảnh đẹp nổi tiếng của đất nước ta ở thủ đô Hà Nội. GV giới thiệu vào bài. 2. Nội dung : HĐ1 : Củng cố kiến thức - Khi nói về một cảnh đẹp của đất nước, em phải nói những gì ? - GV chốt : Khi nói về 1 cảnh đẹp đất nước em cần nói : Cảnh đẹp đó là cảnh đẹp gì, ở đâu, cảnh đó có những điểm gì nổi bật, tình cảm của em đối với cảnh đẹp đó. HĐ2 : Luyện tập, thực hành Đề bài : Đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp. Em hãy viết một đoạn văn nói về một cảnh đẹp đất nước mà em biết. a, HD học sinh tìm hiểu đề bài. - Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì ? - Đối tượng chúng ta nói đến là gì ? GV gạch chân dưới từ ngữ quan trọng. b, HD học sinh nói về cảnh đẹp đất nước. - GV cho HS quan sát tranh ảnh về một số cảnh đẹp đất nước. - GV treo bảng phụ ghi gợi ý : - HD HS nói theo dàn ý đã tìm. 1. Đó là cảnh đẹp gì ? ở đâu ? 2. Em biết cảnh đẹp này khi nào ? (khi đi du lịch, khi đi thăm quan ) 3. Nơi đó có những cảnh gì đẹp ? (bầu trời, cây cối, hồ nước, sông biển hoặc núi rừng, nhà cửa, chùa chiền ) 4. Em có mong ước gì khi xem cảnh đẹp này ? - YC HS dựa vào các gợi ý nói mẫu trước lớp. - YC HS dựa vào dàn ý nói cho nhau nghe về cảnh đẹp đất nước trong nhóm đôi. - YC 1 số hs nói trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. c, HD viết về cảnh đẹp đất nước. - YC HS viết những điều vừa nói thành một đoạn văn. - KKHS viết được đoạn văn có sử dụng các từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh, bộc lộ được tình cảm của mình với cảnh đẹp đất nước. - GV nhận xét 1 số bài, NX. - YC hs đọc bài. GV nhận xét HS viết tốt. 3. Củng cố, dặn dò : - Em cần làm gì để bảo vệ các cảnh đẹp đất nước ? - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe - Đoạn văn nói về cảnh đẹp của Hồ Gươm. HĐ cả lớp. HSTL. Nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc đề bài - Viết đoạn văn nói về 1 cảnh đẹp đất nước. - Đối tượng nói đến là 1 cảnh đẹp đất nước mà em biết. - HS quan sát, nêu tên cảnh đẹp. - 2 HS đọc gợi ý. + Cảnh đẹp Hồ Gươm- Hà Nội / Cảnh đẹp đèo Hải Vân + Hè vừa qua em được chú cho đi tham quan ở đền Ngọc Sơn / Năm ngoái, khi nghỉ hè em được tận mắt ngắm cảnh đèo Hải Vân khi em đi ô tô Hà Nội vào Đà Nẵng + Cây cầu Thê Húc sơn màu đỏ, dáng cong cong soi bóng xuống mặt nước trong xanh, đưa khách ra thăm đền Ngọc Sơn được dựng trên hòn đảo giữa hồ. Những chòm cổ thụ xanh tươi tỏa bóng mát che chở ngôi đền nổi tiếng linh thiêng. / Đây là nơi gặp gỡ giữa biển và mây. Sáng sớm, mây mù che kín các ngọn núi như một bức màn trắng tinh. Từ trên đèo nhìn xuống, ta thấy sóng biển + Ước gì em có dịp lại đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước ta. / Mong ước hằng ngày được ngắm nhìn cảnh đẹp đó. - 1 HS nói mẫu trước lớp - HS nhận xét. - HS nói trong nhóm đôi. - 3- 4 hs nói trước lớp. NX : bài làm có đủ ý không, sắp xếp các ý đã hợp lí chưa, cách viết câu đúng và hay không, cách dùng từ có chính xác không. - HS viết bài cá nhân. - 4 – 5 HS đọc bài. - Nhận xét. - HS nêu. VD2 : Nước ta có rất nhiều cảnh đẹp nhưng em thích nhất là cảnh cầu Thê Húc nối ra đền Ngọc Sơn ở Hồ Gươm - Hà Nội. Hè vừa qua em được chú cho đi tham quan ở đền Ngọc Sơn. Cây cầu Thê Húc sơn màu đỏ, dáng cong cong soi bóng xuống mặt nước trong xanh, đưa khách ra thăm đền Ngọc Sơn được dựng trên hòn đảo giữa hồ. Những chòm cổ thụ xanh tươi tỏa bóng mát che chở ngôi đền nổi tiếng linh thiêng. Ước gì em có dịp lại đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước ta. VD2: Huế - một thành phố đẹp nổi tiếng của nước ta. Đặc biệt, khi màn đêm buông xuống, Huế trở nên đẹp lạ thường. Cầu Tràng Tiền cong cong uốn mình theo chiều rộng của sông Hương thơ mộng, với những ánh đèn điện nhấp nháy trên cầu. Soi mình xuống dòng sông là cả một bầu trời đêm, với những đám mây lững lờ trôi trên sông. Em yêu và tự hào biết bao về những cảnh đẹp của đất nước mình. ____________________________ TIẾNG ANH Đ/c Hòa dạy SÁNG Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2020 CHÍNH TẢ Nghe, viết: Đêm trăng trên hồ Tây I. MỤC TIÊU: - Nghe viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức văn xuôi. - Làm đúng BT điền tiếng có vần iu/ uyu ( BT2). Làm đúng BT3a/b. - HS có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp. *GDBVMT: GD tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ chép bài tập 2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC 1. Kiểm tra bài cũ : - Cho HS viết:Các từ có tiếng bắt đầu bằng tr/ch? - GV nhận xét 2. Bài mới :Giới thiệu bài HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả B1. HD HS chuẩn bị : - GV đọc đoạn viết. + Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào ? + Bài viết có mấy câu ? + Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao phải viết hoa những chữ đó ? - Luyện viết những từ khó : đêm trăng, nước trong vắt, rập rình, chiều gió, B2. HS viết bài. - Đọc bài cho HS viết vào vở - GV nhắc nhở tư thế ngồi viết - GV nhận xét bài viết. HĐ2:. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2:(BP): Điền vào chỗ trống iu hay uyu ? - GV yêu cầu HS làm VBT. - GV + lớp NX - Giáo viên chốt lời giải đúng: đường đi khúc khuỷu. gầy khẳng khiu. khuỷu tay. Bài 3: Viết lời giải đố: - GVnhận xét, chốt: a. con ruồi, quả dừa, cái giếng. b.Con khỉ, cái chổi, quả đu đủ - 2 HS đọc lại - HS trả lời các câu hỏi. - 6 câu - Đó là tên riêng và chữ đầu câu - 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con. Nx, s/c (nếu cần). - HS viết bài vào vở - HS đổi vở, soát lỗi. - HS đọc yêu cầu BT. - Cả lớp tự làm VBT. - 2 HS nêu miệng. Lớp nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu BT. - HĐ nhóm: HS quan sát tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố, viết lời giải vào vở. - HS nêu miệng 3. Cñng cè, dÆn dß: - Cần phân biệt đúng vần iu / uyu để viết đúng chính tả. - Chuẩn bị bài : Vàm Cỏ Đông. ________________________ TỰ NHIÊN XÃ HỘI Một số hoạt động ở trường (tiết 2) I. MỤC TIÊU - Ngoài hoạt động học tập học sinh cần nêu được các hoạt động chủ yếu khác ở trường: vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham gia ngoại khóa - Nêu được ích lợi của các hoạt động trên. - Tham gia tích cực các hoạt động ở trường phù hợp với sức khoẻ và khả năng của mình. - Rèn KNS: + Kĩ năng hợp tác: Hợp tác trong nhóm lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém. + Kĩ năng giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác. - HS tích cực tham gia các hoạt động tập thể. II. ĐỒ DÙNG - Bảng phụ, giấy, bút dạ. - Tranh ảnh các hoạt động ngoại khóa ở trường. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Hãy kể một số hoạt động diễn ra trong các giờ học của GV và học sinh? - Để học tập tốt, các em cần làm gì và có thái độ như thế nào? - Nhận xét. 2. Bài mới - Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ dạy. Hoạt động 1: Các hoạt động khác ở trường. - Yêu cầu HS kể một số hoạt động khác ở trường ngoài hoạt động học tập? + Làm việc cá nhân: Hãy suy nghĩ và viết vào vở thực hành các hoạt động khác diễn ra ở trường. + Thảo luận nhóm 6: thống nhất ghi kết quả vào bảng nhóm. - Các nhóm treo lên bảng - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình - Yêu cầu HS nhận xét ý kiến của các nhóm. - Làm việc cá nhân, viết vào vở. - Làm việc nhóm, viết vào bảng nhóm - Đại diện nhóm báo cáo - HS nhận xét - Yêu cầu HS đề xuất câu hỏi thắc mắc. - Từ quan niệm ban đầu, HS suy nghĩ đưa ra câu hỏi. - Theo các em, để trả lời cho các câu hỏi này chúng ta cần làm gì? - GV ghi bảng phụ các ý kiến - Yêu cầu HS lựa chọn phương án thích hợp nhất - GV nhận xét các ý kiến đưa ra và thống nhất - HS dự kiến các phương án thực nghiệm - Lựa chọn phương án tốt nhất - Yêu cầu HS quan sát ảnh mà mình và các bạn sưu tầm được, tìm các hoạt động khác diễn ra ở trường. - GV quan sát, đến từng nhóm giúp đỡ. - Tiến hành thực nghiệm theo nhóm - Quan sát, ghi lại các hoạt động khác diễn ra ở trường. - Cho HS trình bày kết quả của nhóm mình - Yêu cầu các nhóm đối chiếu với nhận định ban đầu của các em xem phát hiện những phần nào đúng, sai hay thiếu. - Dựa vào kết quả sau khi thực nghiệm, theo em cá các hoạt động khác diễn ra ở trường là gì? -Theo em các hoạt động đó HS chủ yếu làm gì? - Vậy ở trường thường có những hoạt động nào khác hoạt động học? - GV kết luận: Hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS tiểu học bao gồm: vui chơi giải trí, văn nghệ, thể thao; làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây;giúp gia đình thương binh, liệt sĩ, - Yêu cầu HS ghi lại kết quả đúng vào vở. - Treo tranh, đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình - Đối chiếu, so sánh với nhận định ban đầu - 2 -3 HS trả lời. - 1 HS trả lời - HS nêu. - Ghi kết quả đúng vào vở - Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm. - Treo bảng phụ, yêu cầu HS thảo luận. STT Tên hoạt động Ích lợi của hoạt động Em phải làm gì để hoạt động đó đạt kết quả tốt? 1 2 3 4 - Nhận xét về ý thức, thái độ của HS trong lớp khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Khen ngợi những HS tích cực tham gia, có ý thức kỉ luật, có tinh thần đồng đội. - Thảo luận nhóm 4 và hoàn thành bảng => Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò - Kết luận về tác dụng của hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp do lớp, trường tổ chức. ___________________________ TOÁN Luyện tập I. MỤC TIÊU: - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Biết giải bài toán có lời văn (2 bước tính). Làm các BT 1,2,3,4. - Rèn kĩ năng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn nhanh, thành thạo, chính xác. - Giáo dục HS tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG: BP chép BT1 III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ : - Y/c HS làm bài : Trong thúng có 72 quả cam, trong rổ có 8 quả cam. Hỏi số cam trong rổ bằng một phần mấy số cam trong thúng ? - Muốn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm thế nào ? - GV nhận xét. B. Bài mới : 1 . Giới thiệu bài : GT trực tiếp. 2. HS luyện tập. Bài 1 (bảng phụ) - HD mẫu : số lớn 12, số bé 3. - 12 gấp mấy lần 3 ? -Vậy 3 bằng một phần mấy 12 ? -Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại . =>Chốt cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn : B 1 : Tìm số lớn gấp mấy lần số bé B2 : Kết luận. Bài 2 : - Bài cho biết gì ? - Bài hỏi gì ? - Y/c HS tóm tắt bài toán - HS và GV nhận xét. - Cho HS đọc lại bài toán dựa vào tóm tắt. - HS nêu dạng toán - Muốn biết số trâu bằng một phần mấy số bò ta phải biết được điều gì ? - Muốn biết số bò gấp mấy lần số trâu ta cần biết gì ? - Muốn biết số con bò ta làm ntn ? - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét . * Nêu lại các bước làm. => Chốt các bước : B1 : Tính số con bò. B2 : Tính xem số bò gấp mấy lần số trâu. B3 : Kết luận số trâu bằng 1 phần mấy số bò. Bài 3 : - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Y/c HS tóm tắt bài toán - HS và GV nhận xét. - Cho HS đọc lại bài toán dựa vào tóm tắt. - HS nêu dạng toán - Muốn biết trên bờ có bao nhiêu con vịt, chúng ta cần phải biết điều gì ? - Muốn biết số số con vịt đang bơi ở dưới ao ta làm ntn ? - Yêu cầu HS làm vào vở - GV nhận xét . =>Củng cố cách giải bài toán bằng hai bước tính có liên quan đến tìm một phần mấy của 1 số. Bài 4 : - Tổ chức cho HS thi xếp hình nhanh và đúng. - GV nhận xét, tuyên dương HS xếp nhanh và xếp đúng. =>Củng cố cho HS về kỹ năng xếp hình 3. Củng cố, dặn dò : - Muốn tìm số bé bằng một phần mấy của số lớn ta làm thế nào? - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau : Bảng nhân 9. - 1 HS lên bảng giải, lớp nháp - HS nhận xét. - HS nêu. -1HS đọc yc, cả lớp đọc thầm SGK. - 12 gấp 4 lần 3 - 3 bằng của 12 - HS làm bài cá nhân, trình bày miệng kết quả. - Nhận xét, HS giải thích cách làm. - HS nêu lại các bước tìm số bé bằng một phần mấy số lớn. - 1HS đọc đề, cả lớp đọc thầm SGK . - HS TL. - HS tóm tắt vào bảng con. 1HS lên bảng tóm tắt. - Nhận xét. - HS đọc. - HS nêu dạng toán. - biết số bò gấp mấy lần số trâu - Ta phải biết số con trâu và số con bò. - ..ta lấy 7 + 28=35 con. - 1HS lên bảng làm. Cả lớp làm cá nhân vào vở : Số con bò là : 7 + 28 = 35 (con) Số con bò gấp số con trâu một số lần là: 35 : 7 = 5 ( lần ) Vậy số con trâu bằng số con bò. Đáp số : - Nhận xét - HS nêu. - 1HS đọc đề, cả lớp đọc thầm SGK. - HS trả lời. - HS TL. - HS tóm tắt vào bảng con. 1 HS lên bảng. - Nhận xét. - HS đọc lại đề bài. - HS nêu dạng toán. - Biết số con vịt cả đàn và số con vịt đang bơi ở dưới ao . -..ta lấy 48:8 - 1HS lên bảng làm, HS làm cá nhân vào vở : Số con vịt đang bơi là : 48 : 8 = 6 (con) Số con vịt ở trên bờ là : 48 - 6 = 42 (con) Đáp số : 42 con - Nhận xét. Nêu câu lời giải khác. - 1HS đọc - 3 HS đại diện 3 dãy lên thi xếp 4 hình tam giác thành 1 hình như hình vẽ trong SGK, HS dưới lớp tự xếp cá nhân. - Nhận xét.. ÂM NHẠC Ôn tập bài hát: Con chim non I. MỤC TIÊU. - Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, đúng nhịp, đều giọng. - Biết hát kết hợp theo phách, tiết tấu lời ca, hát diễn cảm biết biểu diễn theo bài hát - Biết biểu diễn một vài động tác phụ hoạ đơn giản - Giáo dục HS biết yêu mến những bài dân ca. II. CHUẨN BỊ: Một vài động tác phụ hoạ cho bài hát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Bài cũ: Kiểm tra đan xen trong bài. 2. Bài mới. HĐ1: Ôn tập bài hát Con chim non - Cho HS nghe lại giai điệu bài hát, hỏi HS nhận biết tên bài hát và tác giả - Hướng dẫn ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức. - Hướng dẫn hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3. - Cho HS tập biểu diễn trước lớp. - Cho HS nhận xét các tổ. HĐ 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Hướng dẫn HS vài động tác phụ hoạ. + Câu 1: Chân nhún nhịp nhàng sang trái, phải theo nhịp 3, tay chỉ sang trái, phải cùng bên với bước chân. + Câu 2, 3 : Tiếp tục nhún chân nhịp nhàng; hai tay đưa lên miệng thành hình loa, giả động tác chim hót. + Câu 4, 5: Thực hiện như câu 1 + Câu 6, 7: Hai tay đưa lên ôm chéo trước ngực - Cho HS thực hiện nhiều lần để thuần thục. - Tập biểu diễn trước lớp. - Lắng nghe và trả lời. - Hát ôn bài theo hướng dẫn của GV + Hát đồng thanh + Hát theo dãy,tổ + Hát cá nhân - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS biểu diễn trước lớp theo từng tổ nhóm, cá nhân. - Nhận xét các tổ theo yêu cầu của GV. - Tập các động tác phụ hoạ theo hướng dẫn của GV. - Thực hiện theo nhóm, cá nhân. - Biểu diễn trước lớp theo HD của GV. 3. Củng cố - dặn dò - Cho cả lớp hát lại bài kết hợp vận động phụ hoạ. - Nhận xét tiết học nhắc HS về nhà học bài ___________________________ CHIỀU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG GV trung tâm dạy ______________________________ TIẾNG ANH Đ/c Hòa dạy _________________________ TẬP ĐỌC Cửa Tùng I.MỤC TIÊU : - Bước đầu biết đọc giọng có biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn. - Hiểu ND: Bài văn miêu tả cảnh đẹp của Cửa Tùng, một cửa biển ở miền Trung nước ta ( TL được các CH trong SGK) * GDANQP: Nêu sự kiện chiến đấu của quân và dân ta ở Cửa Tùng trong chiến tranh chống Mỹ. - GD HS yêu quê hương, đất nước. *GDBVMT: HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, từ đó thêm tự hào về quê hương, đất nước, có ý thức tự giác BVMT. II. ĐỒ DÙNG: Tranh sgk. Bảng phụ ghi câu văn HD HS đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài: Người con của Tây Nguyên + TLCH. 2. Bài mới : GTB : Treo tranh HĐ1 : Hướng dẫn luyện đọc - Giáo viên đọc mẫu. + Đọc nối tiếp câu. - Luyện đọc từ khó: luỹ tre, rặng phi lao,, chiếc lược, cứu nước, + Đọc nối tiếp đoạn. - Hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn. - Giải nghĩa từ khó: Bến Hải, Hiền Lương, đồi mồi, bạch kim, - Luyện đọc ngắt nghỉ: Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải.// Con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống mĩ cứu nước. // - Đọc theo nhóm. - Đọc cả bài. HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Cửa Tùng ở đâu ? - Treo bản đồ, giới thiệu vị trí sông Bến Hải và nêu: Sông Bến Hải là con sông chảy qua tỉnh Quảng Trị, đây là con sông chia cắt hai miền Nam - Bắc của nước ta trong suốt thời kì chống Mĩ từ 1954 đến 1975. - Cảnh 2 bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp ? - Tìm câu văn cho thấy rõ nhất sự ngưỡng mộ của mọi người đối với bãi biển Cửa Tùng. - Em hiểu thế nào là:"Bà Chúa của các bãi tắm?” - Sắc màu bãi biển Cửa Tùng có gì đặc biệt ? - Em thích nhất điều gì ở bãi biển Cửa Tùng? *Hãy nói một câu phát biểu cảm nghĩ của em về Cửa Tùng. Chốt: Cửa Tùng là một trong những danh thắng nổi tiếng của nước ta. * GDANQP: Nêu sự kiện chiến đấu của quân và dân ta ở Cửa Tùng trong chiến tranh chống Mỹ. - GV nêu vắn tắt thời gian, sự kiện diễn ra cuộc chiến đấu giữa quân dân ta và giặc Mỹ ở Cửa Tùng. *GDMT: HS cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên, từ đó thêm tự hào về quê hương, đất nước, có ý thức tự giác BVMT. HĐ3: Luyện đọc lại bài - Tổ chức cho HS luyện đọc lại đoạn 2. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm - Cả lớp và GV nhận xét bình chọn. - Học sinh nghe, đọc nhẩm theo. - HS đọc nối tiếp câu( 2 lượt). - Học sinh đọc ĐT, CN. - 3HS đọc 3 đoạn - Học sinh giải nghĩa(SGK) - HS theo dõi - Học sinh đọc ĐT, CN. - Đọc đoạn theo nhóm - Lớp đọc đồng thanh cả bài. - Cửa Tùng là cửa sông Bến Hải chảy ra biển. - HS lắng nghe. - Hai bên bờ sông Bến Hải đẹp là thôn xóm với những luỹ tre xanh mướt, rặng phi lao rì rào gió thổi. - Bãi cát ở đây từng được ca ngợi là "Bà Chúa của các bãi tắm". - Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm. - Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. . - Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như . - HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em. - HS giải thích vì sao thích hình ảnh đó. - HS nói - HS lắng nghe. - HS đọc trong nhóm - HS đọc trong nhóm. - Thi đọc đoạn 2 3, Củng cố - dặn dò: - Em có nhận xét gì về bờ biển Cửa Tùng ? - Chuẩn bị bài : Người liên lạc nhỏ. SÁNG Thứ tư ngày 2 tháng 12 năm 2020 TIN HỌC Đ/c Phạm Thảo dạy ___________________________ TIẾNG ANH Đ/C Hòa dạy __________________________ THỂ DỤC Đ/C Dũng dạy ___________________________ MĨ THUẬT Đ/c Luyến dạy _________________________ Chiều LUYỆN TỪ VÀ CÂU Từ địa phương - Dấu chấm hỏi, chấm than I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được một số từ thường dùng ở Miền Bắc, Miền Nam qua bài tập phân loại, thay thế từ ngữ (BT1,2). Đặt đúng dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3). *Tích hợp GDANQP: Giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khẳng định là của Việt Nam - Rèn kĩ năng dùng từ địa phương và dùng dấu chấm hỏi, dấu chấm than đúng theo mục đích nói. - Giáo dục HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ viết sẵn bài tập 1 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. KTBC: - Lấy 3 từ chỉ HĐ, 2 từ chỉ trạng thái ? Đặt câu với 1 t
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_13_nam_hoc_2020_2021_ban.docx