Giáo án Toán và Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn)
II. Đồ dùng chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Tiếng việt
2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Tiếng việt
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
* Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra.
A. Hoạt động cơ bản:
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Chàng Mồ Côi là người ngồi trên ghế.
- Bác nông dân là người râu tóc bạc phơ.
- Ông chủ quán là người có chiếc khăn vắt trên vai.
6. Trao đổi nhóm, chọn ý đúng:
Câu 1: c) Về việc không trả tiền hít mùi thơm của thức ăn.
Câu 2: b) Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn cơm nắm, không mua gì cả.
Câu 3: c) Bằng cách nghe tiếng của hai đồng bạc được xóc mười lần.
- Nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi: Với cách sử kiện thông minh, tài trí và công bằng, Mồ Côi đã bảo vệ bác nông dân thật thà thoát khỏi sự lừa bịp dối trá của chủ quán.
B. Hoạt động thực hành
2. Thử đặt tên khác cho câu chuyện:
- Một vụ kiện
- Một cách xử kiện thông minh và công bằng
C. Hoạt động ứng dụng
- Nhờ người thân kể về một cảnh đẹp hoặc di tích lịch sử văn hóa ở quê em.
TUẦN 17 Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2020 Sáng: Tiết 1: HĐTT ________________________________________ Tiết 2+ 3: Tiếng việt BÀI 17A: CHÀNG MỒ CÔI Ở VÙNG QUÊ (T1+ 2) I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn) II. Đồ dùng chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Tiếng việt 2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Tiếng việt III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra. A. Hoạt động cơ bản: 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Chàng Mồ Côi là người ngồi trên ghế. - Bác nông dân là người râu tóc bạc phơ. - Ông chủ quán là người có chiếc khăn vắt trên vai. 6. Trao đổi nhóm, chọn ý đúng: Câu 1: c) Về việc không trả tiền hít mùi thơm của thức ăn. Câu 2: b) Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn cơm nắm, không mua gì cả. Câu 3: c) Bằng cách nghe tiếng của hai đồng bạc được xóc mười lần. - Nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi: Với cách sử kiện thông minh, tài trí và công bằng, Mồ Côi đã bảo vệ bác nông dân thật thà thoát khỏi sự lừa bịp dối trá của chủ quán. B. Hoạt động thực hành 2. Thử đặt tên khác cho câu chuyện: - Một vụ kiện - Một cách xử kiện thông minh và công bằng C. Hoạt động ứng dụng - Nhờ người thân kể về một cảnh đẹp hoặc di tích lịch sử văn hóa ở quê em. ________________________________________ Tiết 4: Toán BÀI 45: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (TIẾT 1) I. Mục tiêu : (Sách hướng dẫn) II. Đồ dùng chuẩn bị : 1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Toán 2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Toán III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra. A. Hoạt động cơ bản 1. Chơi trò chơi " Kết bạn": 2. a) Nêu cách tính biểu thức sau: + 25 4 -Trong phép tính trên có phép tính cộng và phép tính nhân; ta thực hiện phép nhân trước, cộng sau. 3. Đọc nội dung trong khung: - Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì ta làm thế nào? (Ta thực hiện các phép tính trong ngoặc trước). 4. Tính giá trị của biểu thức: a) (29 + 11) 3 = 40 3 b) 34 – (20 – 10) = 34 - 10 = 120 = 24 B. Hoạt động ứng dụng - Làm bài toán 1, 2, 3, 4 trang 89 / 90 - VBT Toán Chiều: Tiết 1: Tiếng việt BÀI 17B: NHỮNG NGƯỜI DÂN THÔN QUÊ T1 I. Mục tiêu : (Sách hướng dẫn) II. Đồ dùng chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Tiếng việt 2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Tiếng việt III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra nội dung bài cũ A. Hoạt động cơ bản 1. Nói về một cảnh đẹp (hoặc di tích lịch sử) ở quê em 2. Quan sát tranh, thảo luận nội dung từng tranh: - Trong tranh có: Mồ Côi, bác nông dân, ông chủ quán - Họ đang làm: Tranh 1: Một hôm có một chủ quán, mày mặt hung dữ, kéo một bác nông dân gầy gò đến cửa quan đòi mồ Côi xử kiện. Chủ quán muốn kiện bác nông dân về tội đã vào quán của lão hít mùi thơm của các món ăn ngon mà không chịu trả tiền. Bác nông dân thấy mình bị oan nên tức giận. Tranh 2: Sau khi nghe chủ quán đòi bồi thường 20 đồng bạc, bác nông dân giãy nảy lên không chịu vì bác chỉ ngồi trong quán ăn cơm nắm đã mang theo của mình mà không hề mua món gì ở quán. Tranh 3: Theo cách phân xử của mồ côi, bác nông dân lấy hai đồng bạc bỏ vào bát xóc cho chủ quán nghe đủ mười lần. Chủ quán ngơ ngác nghe và chẳng hiểu ra sao. Tranh 4: Khi bác nông dân đã xóc đủ mười lần, Mồ Côi bào: ‘’Bác hít mùi thơm trong quán, còn chủ quán thì đã nghe tiếng kêu như vậy là rất công bằng”. Bác nông dân bỏ lại hai đồng tiền của mình vào túi, vui mừng cảm ơn quan tòa, còn lão chủ quán tham lam thì tiu nghỉu ra về với vẻ hổ thẹn. 3. Nhìn tranh, dựa vào phần thảo luận, mỗi bạn kể một đoạn. - Mỗi HS kể một đoạn ( kể nối tiếp) - HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện 4. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp: a) Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh. b) Vạc là loài chim gần giống cò, tiếng kêu rất to, thường đi ăn đêm. ________________________________________ Tiết 2: Toán + ÔN: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (SEQAP + TNC) III- Các hoạt động dạy- học 1. Kiểm tra HS thực hiện 206 + 25 - 34 2. Bài mới a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài. b, Nội dung. Nhóm hóc sinh HT, CHT Nhóm học sinh HTT *Bài 1:Tính( theo mẫu) Mẫu: Gấp 13 4 = 52; 52 + 48 =100 a) Gấp 14 lên 5 lần rồi bớt đi 25. Gấp 14 5 = 70 ; 70 – 25 = 45 b)Giảm 63 đi 7 lần rồi thêm 8. Giảm 63 : 7 = 9 ; 9 + 8 = 17 *Bài 2: (Tài liệu SEQAP-T 47) Mẹ hái được 12 kg nấm. Con hái được số nấm bằng số nấm của mẹ. Hỏi cả hai mẹ con hái được bao nhiêu ki lô gam nấm? Bài giải Số nấm của con là: 12 : 4 = 3 ( kg ) Cả hai mẹ con hái được là: 12 + 3 = 15 ( kg ) Đáp số: 15 kg *Bài 1: (T.67) Tính giá trị của biểu thức: a) 315 + 12 + 13 = 327 + 13 = 340 b) 530 - 70 + 48 = 460 + 48 = 508 c) 420 + 58 – 85 = 478 - 85 = 393 d) 294 – 56 – 36 = 238 - 36 = 202 *Bài 2 (T.67) Tính giá trị của biểu thức: a) 134 3 = 52 3 d) 72 : 9 : 2 = 8 : 2 = 156 = 4 b)56 : 7 x 6 = 8 6 c) 6 5 : 2 = 30 : 2 = 48 = 15 *Bài 3:T.67: >,<,= 33 : 3 4 ..>..43 58 = 85 – 19 - 8 80 : 2 - 9 < 30 + 4 *Bài 4:T.67: Bài giải Số xe đạp đã bán là: 27 : 9 =3(Chiếc) Số xe đạp còn lại là: 27 – 3 = 24(chiếc ) Đáp số: 24 Chiếc xe đạp 3. Củng cố - dặn dò Nhận xét tiết học Tiết 3:Tiếng việt+ LUYỆN ĐỌC : MỒ CÔI XỬ KIỆN __________________________________________ Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2020 Sáng: Tiết 1: Tiếng việt BÀI 17B: NHỮNG NGƯỜI DÂN THÔN QUÊ T2 I. Mục tiêu : (Sách hướng dẫn) II. Đồ dùng chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Tiếng việt 2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Tiếng việt B. Hoạt động thực hành 1. Quan sát ảnh, tìm từ có vần ui hoặc uôi điền vào phiếu: PHIẾU HỌC TẬP Ui đồi núi uôi quả chuối 2. Viết vào vở theo mẫu - 4 lần chữ hoa N cỡ nhỏ - 2 lần tên Ngô Quyền cỡ nhỏ - 1 làn câu: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. - Lưu ý học sinh cách viết chữ hoa, độ cao, khoảng cách các con chữ. C. Hoạt động ứng dụng - Kể cho người thân nghe câu chuyện Mồ Côi xử kiện. Tiết 2: Tiếng việt BÀI 17B: NHỮNG NGƯỜI DÂN THÔN QUÊ (T3) I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn) II. Đồ dùng chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Tiếng việt 2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Tiếng việt III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra nội dung bài cũ A. Hoạt động thực hành 5. Tìm và viết từ. a) Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng d / gi hoặc r: - Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc, gần giống như nhau: giống - Phần còn lại của cây lúa sau khi gặt: rạ Truyền lại kiến thức, kinh nghiệm cho người khác: dạy b) Tìm từ chứa tiếng có vần ăt hoặc ăc: - Bấm đứt ngọn rau, hoa, lá, bằng hai đầu ngón tay: ngắt - Trái nghĩa với rỗng: đặc C. Hoạt động ứng dụng - Kể cho người thân nghe câu chuyện Mồ Côi xử kiện. _______________________________________ Tiết 3: Toán BÀI 45: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (TIẾT 2) I. Mục tiêu : (Sách hướng dẫn) II. Đồ dùng chuẩn bị : 1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Toán 2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Toán III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra. A. Hoạt động thực hành 1. Tính giá trị của biểu thức: a) (45 + 15 ) : 3 = 60 : 3 = 20 b) 67 – ( 43 – 20) = 67 – 23 = 44 20 (12 – 10) = 20 2 = 40 48 : (8 : 2) = 48 : 4 = 12 2. Tính giá trị của biểu thức: a) 48 : 4 : 2 = 12 : 2 = 6 b) 34 – 20 - 10 = 14 – 10 = 4 48 : (4 : 2) = 48 : 2 = 24 34 - (20 + 10) = 34 - 30 = 4 3. >, < , = ? a) (21 – 11) 4 < 41 b) 56 – (23 + 7) = 26 4. Giải bài toán: Bài giải Mẹ và chị hái được số quả táo là: 50 + 35 = 85 (quả) Mỗi hộp có số quả táo là: 85 : 5 = 17 (quả) Đáp số: 17 quả táo B. Hoạt động ứng dụng - Làm bài 1, 2, 3, 4 Trang 91 - VBTT ______________________________________________ Tiết 4:Tiếng anh GV CHUYÊN DẠY __________________________________________ Chiều: Tiết 1: Tiếng việt BÀI 17C: NÉT ĐẸP Ở LÀNG QUÊ ( T1) I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn) II. Đồ dùng chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Tiếng việt 2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Tiếng việt III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra. A. Hoạt động cơ bản: 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Tranh vẽ cảnh con vạc đang kiếm ăn ở sông và đàn Đom đóm bay trên trầu trời. - Đom đóm có đặc điểm là ban đêm phát ra ánh sáng. 2. Nghe thầy cô đọc bài: Anh Đom Đóm 3. Thay nhau đọc từ và lời giải nghĩa - Đom đóm, chuyên cần, cò bợ, vạc 4. Nghe thầy cô hướng dẫn đọc a. Đọc từ: gác núi, tan dần, làn gió mát, ru hỡi, ru hời, long lanh, quay vòng, bừng nở, rộn rịp b. Đọc câu: - Tiếng chị Cò Bợ: ‘’Ru hỡi! Ru hời! Hỡi bé tôi ơi, Ngủ cho ngon giấc”. 5. Đọc đoạn: - Mỗi bạn đọc một khổ thơ, tiếp nối nhau đến hết bài 6. Thảo luận và trả lời câu hỏi Câu 1: Anh Đóm lên đèn đi gác suốt đêm lo cho người ngủ. Câu 2: Anh Đóm thấy cảnh chị Cò Bợ ru con, cảnh thím Vạc lặng lẽ mò tôm ở ngoài sông. - Nội dung: Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động. 7. Chọn và chép vào vở khổ thơ có hình ảnh đẹp của ảnh Đom Đóm. Theo làn gió mát Đóm đi rất êm Đi suốt một đêm Lo cho người ngủ ______________________________________________ Tiết 2: Toán + ÔN: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC BDHSHT- PĐHSCHT *Nhóm học sinh CHT *Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: a) 315 + 12 + 13 = 327 + 13 = 340 b) 530 - 70 + 48 = 460 + 48 = 508 c) 420 + 58 – 85 = 478 - 85 = 393 d) 294 – 56 – 36 = 238 - 36 = 202 *Bài 2: Tính giá trị của biểu thức: a) 134 3 = 52 3 = 156 d) 72 : 9 : 2 = 8 : 2 = 4 b)56 : 7 6 = 8 x 6 = 48 c) 6 5 : 2 = 30 : 2 = 15 *Nhóm học sinh HT *Bài 2: Tính giá trị của biểu thức: a) 134 3 = 52 3 d) 72 : 9 : 2 = 8 : 2 = 156 = 4 b)56 : 7 6 = 8 6 c) 6 5 : 2 = 30 : 2 = 48 = 15 *Bài 3: >, <, = 33 : 3 4 ..>..43 58 =..85 – 19 - 8 80 : 2 - 9 < 30 + 4 *Bài 4: Bài giải Số xe đạp đã bán là: 27 : 9 =3(Chiếc) Số xe đạp còn lại là: 27 – 3 = 24(chiếc ) Đáp số: 24 Chiếc xe đạp _______________________________________________ Tiết 3: Tiếng việt+ LUYỆN VIẾT: MỒ CÔI XỬ KIỆN _______________________________________ Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 2020 Sáng: Tiết 1: TN&XH GV CHUYÊN DẠY _______________________________________ Tiết 2 : Toán BÀI 46: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn) II. Đồ dùng chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Toán 2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Toán III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra. A. Hoạt động thực hành: 1. Nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức. 2. Tính giá trị của biểu thức: a) 37 – 25 + 20 = 12 + 20 = 32 b) 12 5 : 6 = 60 : 6 = 10 50 + 100 – 30 = 150 – 30 = 120 28 : 2 4 = 14 4 = 56 3. Tính giá trị của biểu thức: a) 22 + 14 3 = 22 + 42 = 64 b) 70 – 48 : 4 = 70 - 12 = 58 126 + 80 : 4 = 126 + 20 = 146 120 – 15 8 = 120 - 120 = 0 4. Tính giá trị của biểu thức: a) (22 + 38) : 5 = 60 : 5 = 12 b) 66 : (6 : 2) = 66 : 3 = 22 25 (23 – 20) = 25 3 = 75 72 : ( 3 2) = 72 : 6 = 12 B. Hoạt động ứng dụng: Làm bài tập 1, 2, 3, 4 VBT – T92 Tiết 3: Thể dục GV CHUYÊN DẠY Tiết 4: Đạo đức GV CHUYÊN DẠY Chiều Tiết 1: Mĩ thuật GV CHUYÊN DẠY Tiết 2: Tiếng anh GV CHUYÊN DẠY ________________________________________________ Tiết 3 : Toán+ ÔN: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC *Nhóm học sinh CHT *Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: a) 315 + 12 + 13 = 327 + 13 = 340 b) 530 - 70 + 48 = 460 + 48 = 508 c) 420 + 58 – 85 = 478 - 85 = 393 d) 294 – 56 – 36 = 238 - 36 = 202 *Bài 2: Tính giá trị của biểu thức: a) 134 3 = 52 3 = 156 d) 72 : 9 : 2 = 8 : 2 = 4 b)56 : 7 6 = 8 x 6 = 48 c) 6 5 : 2 = 30 : 2 = 15 *Nhóm học sinh HT *Bài 2: Tính giá trị của biểu thức: a) 134 3 = 52 3 d) 72 : 9 : 2 = 8 : 2 = 156 = 4 b)56 : 7 6 = 8 6 c) 6 5 : 2 = 30 : 2 = 48 = 15 *Bài 3: >, <, = 33 : 3 4 ..>..43 58 =..85 – 19 - 8 80 : 2 - 9 < 30 + 4 *Bài 4: Bài giải Số xe đạp đã bán là: 27 : 9 =3(Chiếc) Số xe đạp còn lại là: 27 – 3 = 24(chiếc ) Đáp số: 24 Chiếc xe đạp _________________________________________________ Thứ năm ngày 31 tháng 12 năm 2020 Sáng: Tiết 1: Toán BÀI 47: HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG (TIẾT 1) I. Mục tiêu : (Sách hướng dẫn) II. Đồ dùng chuẩn bị : 1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Toán 2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Toán III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra. A. Hoạt động cơ bản 1. Chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”: - Có 4 hình vuông - Có 4 hình hình chữ nhật 2. a) Dùng ê ke kiểm tra các góc của hình chữ nhật: Vuông Không vuông Góc đỉnh A V Góc đỉnh B V Góc đỉnh C V Góc đỉnh D V b) Ghi kết quả vào chỗ chấm: AB = 4 cm AD = 3 cm CD = 4 cm BC= 3 cm -Các góc của hình chữ nhật ABCD có đặc điểm là 4 góc vuông. - Các cạnh của hình chữ nhật ABCD có đặc điểm là có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau. c) Đọc nội dung: 3. a) Dùng ê ke kiểm tra các góc của hình vuông: Vuông Không vuông Góc đỉnh A V Góc đỉnh B V Góc đỉnh C V Góc đỉnh D V b) Ghi kết quả vào chỗ chấm: AB = 4 cm AD = 4 cm CD = 4 cm BC= 4 cm c) Đọc nội dung: 4. a) Hình chữ nhật: MNPQ, RSTU b) Hình vuông: MNPQ, EGHI B. Hoạt động ứng dụng: Làm bài tập 1, 2, 3, 4 VBTT – T93, 94 Tiết 2: Tiếng việt BÀI 17C: NÉT ĐẸP Ở LÀNG QUÊ (T2) I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn) II. Đồ dùng chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Tiếng việt 2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Tiếng việt III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra. B. Hoạt động thực hành: 1. Thi đọc thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ 2. a) Xem tranh, đọc tên nhân vật và nói họ là nhân vật trong các bài nào mới học - Mến trong bài Đôi bạn. - Anh Đom Đóm trong bài Anh Đom Đóm - Anh Mồ Côi, chủ quán trong bài Mồ Côi xử kiện b) Chọn từ chỉ đặc điểm điền vào phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP Nhân vật Từ ngữ chỉ đặc điểm Mến dũng cảm, tốt bụng, sẵn sang cứu người Anh Đom Đóm cần mẫn, biết chăm lo Anh Mồ Côi thông minh, công bằng Chủ quán quá tham lam, dối trá 3. Đặt câu theo mẫuAi (cái gì, con gì), thế nào? a) Bác nông dân rất cần cù cày cho xong thửa ruộng của mình. b) Một bông hoa trong vườn thật rực rỡ trong nắng sớm. c) Một buổi sáng mùa đông ấm áp vì có nắng hửng lên. 4. Làm theo hướng dẫn của thầy cô: a) Cây gì gai mọc đầy mình Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên Vừa thanh, vừa dẻo, lại bền Làm ra bàn ghế, đẹp duyên bao người? Là cây mây b) Tháng chạp thì mắc trồng khoai Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà Tháng ba cày vỡ ruộng ra Tháng tư bắt mạ, thuận hòa mọi nơi Tháng năm gặt hái vừa rồi Bước sang tháng sáu, nước trôi đầy đồng. C. Hoạt động ứng dụng - Đọc bài Anh Đom Đóm __________________________________________ Tiết 3: Tiếng việt BÀI 17C: NÉP ĐẸP Ở LÀNG QUÊ (T3 ) I. Mục tiêu: (Sách hướng dẫn) II. Đồ dùng chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Tiếng việt 2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Tiếng việt III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra. A. Hoạt động thực hành: 5. Viết vào vở bức thư cho bạn kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. Bài làm Điện Biên, ngày 30 tháng 12 năm 2020 Huy thân mến! Tớ là Nhi đây, Lâu rồi tớ chưa được về thăm cậu, thế gia đình cậu và cậu có khỏe không? Gia đình tớ vẫn khỏe. Chắc cậu chưa được ra Điện Biên, nơi tớ sinh ra và lớn lên. Bây giờ, tớ sẽ kể cho cậu nghe. Điện Biên là một thành phố rất văn minh, hiện đại. Đường phố ở Điện Biên tấp nập xe cộ, người qua lại nhất là vào những ngày giáp tết. Điện Biên có nhiều ngôi nhà cao tầng. Khách sạn ở đây được xây rất cao và có những siêu thị tuyệt đẹp. Chỗ vui nhất là công viên. Ở đây có rất nhiều cây, có những trò chơi bổ ích và có cả một cái hồ lớn. Đẹp hơn nữa là Hồ Pa Khoang. Quanh hồ là những hàng tre rủ xuống mặt nước trong xanh. Và ở Điện Biên, còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh và những di tích lịch sử mà tớ còn chưa biết. Tớ rất yêu Điện Biên, ở đó có rất nhiều cảnh đẹp non sông. Bạn thân Nhi Lê Hà Vân Nhi Điện Biên ngày...tháng... năm... .......... thân mến! Dạo này cậu có khoẻ không? Sắp hết học kỳ I rồi cậu ôn bài được nhiều chưa? Mình có một chuyện rất thú vị muốn kể cho cậu nghe. Vừa qua lớp chúng mình được đi thăm quan ở ..... đẹp và náo nhiệt lắm, nhà nào cũng cao to và san sát nhau. Đường phố, xe cộ đi lại tấp nập. Đêm xuống thành phố lung linh dưới ánh điện, mình thích nhất là ngắm hàng cột điện lúc nào cũng nhấp nháy đủ màu sắc.... Thôi có lẽ mình chỉ kể vậy thôi. Mình còn để giành thư sau còn kể tiếp cho cậu nghe chứ. Mình chúc cậu .................. Bạn thân của cậu. ........... B. Hoạt động ứng dụng - Đọc bức thư viết gửi bạn cho người thân nghe. _____________________________________________ Chiều : Tiết 1: Toán+ ÔN TẬP ________________________________________________ Tiết 2: Tiếng việt + LUYỆN ĐỌC: ANH ĐOM ĐÓM ____________________________________________ Tiết 3: HĐNGLL GV CHUYÊN SOẠN ______________________________________________________________ Thứ sáu ngày 1 tháng 1 năm 2021 Sáng: Tiết 1: Thể dục GV CHUYÊN SOẠN _____________________________________________ Tiết 2: TNXH GV CHUYÊN SOẠN _____________________________________________ Tiết 3: Toán BÀI 47: HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG (TIẾT 2) I. Mục tiêu : (Sách hướng dẫn) II. Đồ dùng chuẩn bị : 1. Giáo viên: Nội dung bài, sách HDH Toán 2. Học sinh: Vở ghi, sách HDH Toán III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Kiểm tra: Ban học tập kiểm tra. A. Hoạt động thực hành 1. Đo độ dài các cạnh của hình sau: a) Hình chữ nhật ABCD b) Hình vuông MNPQ AB = 4 cm AD = 2 cm MN = 3 cm MQ = 3 cm DC = 4 cm BC = 2cm QP = 3 cm NP = 3 cm 2. a) Kẻ thêm đoạn thẳng để được hình chữ nhật: b) Kẻ thêm đoạn thẳng để được hình vuông: 3. Vẽ hình theo mẫu: B. Hoạt động ứng dụng: Làm bài toán 1, 2, 3, 4 VBTT – T93, 94 ________________________________________________ Tiết 4: Thủ công GV CHUYÊN SOẠN BGH Kí duyệt: ngày .... tháng.... năm 2020 Lò Thị Bình Tiết 5: Sinh hoạt NHẬN XÉT TUẦN 17 LỒNG GHÉP KĨ NĂNG SỐNG I. Mục tiêu: - Đánh giá tình hình học tập, việc thực hiện nội quy, hoạt động của lớp, của trường trong tuần qua từ đó rút ra kinh nghiệm cho tuần học sau. - Chia sẻ những tâm tư, tình cảm của học sinh. - Tạo không khí thân thiện, đoàn kết để các em cùng nhau khắc phục những hạn chế, tiến bộ hơn trong tuần tới. - Triển khai kế hoạch tuần 18 II. Hoạt động cơ bản: * Lồng ghép rèn kỹ năng sống: BÀI 4: TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET (T3) - Thực hành? - Rút ra ghi nhớ. 1. Chủ tịch Hội đồng tự quản nhận xét. 2. Nhận xét của GVCN đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 17 và phương hướng tuần 18 a) Các môn học và hoạt động giáo dục * Kiến thức, kĩ năng * Ưu điểm: - Tích cực tham gia thảo luận nhóm sôi nổi, các em đã năm được kiến thức học trong tuần: Thuộc bảng cộng bảng trừ, thực hiện được phép cộng phép trừ có nhớ. Biết tính giá trị của biểu thức. - Đọc và kể được các câu chuyện trong tuần, nêu được các từ ngữ chỉ đặc điểm, biết nói lời thể hiện sợ ngạc nhiên, thích thú. - Một số em đã có tiến bộ trong học tập em Sùa, Sò, Du, Hồng..... * Tồn tại: Một số em làm toán còn chậm: Sơn, Dia, Sinh... b) Năng lực * Ưu điểm: - Các em mạnh dạn trong giao tiếp trình bày rõ ràng, vệ sinh các nhân thân thể ăn mặc gọn gàng, chấp hành nghiêm túc nội quy lớp học, biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với nhóm. * Tồn tại: Vẫn còn một số em ăn mặc chưa đúng trang phục khi đến lớp em Tỉnh. c) Phẩm chất * Ưu điểm: - Các em thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, với thầy cô giáo và người khác, Một số em tích cực tham gia hoạt động tích cực tham gia hoạt động phong trào học tập, văn nghệ. Các em có ý thức bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường, thực hiện nghiêm túc quy định về học tập. 3. Phương hướng tuần tới - Tiếp tục duy trì sĩ số 25/25 em đi học đầy đủ đúng giờ * Về kiến thức, kĩ năng: - Phụ đạo cho các em kĩ năng cộng, trừ cho em Dia, Sơn, Sinh, Hoa, Hương. * Về năng lực: - Thực hiện nghiêm túc nội quy lớp học, rèn kĩ năng chia sẻ kết quả học tập với bạn, với nhóm. * Về phẩm chất: - Mạnh dạn trao đổi nội dung học tập với bạn với thầy cô, tích cực tham gia các hoạt động phong trào. * Các hoạt động khác: - Tiếp tục duy trì nền nếp học tập thực hiện tốt nội quy trường, lớp - Vệ sinh sạch sẽ trường lớp. - Nhắc nhở học sinh đi học đều đúng giờ, thảo luận nhóm sôi nổi, hoàn thành bài tập và thuộc bài ngay trên lớp. - Tiếp tục giáo dục kĩ năng sống và giao tiếp hằng ngày cho các em, sao cho các em học sinh tự tin trong giao tiếp, lịch sự, lễ phép với mọi người. Giữ vệ sinh cá nhân, tập thể sạch sẽ, gọn gàng.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_va_tieng_viet_lop_3_tuan_17_nam_hoc_2020_2021.docx