Giáo án Toán Lớp 3 - Tiết 59: Bảng chia 7

Giáo án Toán Lớp 3 - Tiết 59: Bảng chia 7

I Mục tiêu cần đạt

 1 . Biết dựa vào bảng nhân 7 để lập bảng chia 7 và thuộc bảng chia 7

 2. Vận dụng được phép chia 7 trong làm tính và giải toán có lời văn (có 1 phép chia 7)

II. Đồ dùng dạy học

 GV: Các tấm bìa, Mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn ( như hình vẽ trong SGK – trang 35)

 HS: SGK, Vở ô li, đồ dùng học toán

III. Các hoạt động dạy - học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- 2-3 học sinh đọc thuộc lòng bảng nhân 7

- HS nhận xét, gv kết luận và nhận xét phần kiểm tra bài cũ.

Hoạt động 1: Lập bảng chia 7

- Nhằm đạt mục tiêu số: 1

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Hoạt động lựa chọn: vấn đáp

 

docx 5 trang ducthuan 05/08/2022 3800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tiết 59: Bảng chia 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG CHIA 7 (TIẾT 59)
I Mục tiêu cần đạt
 1 . Biết dựa vào bảng nhân 7 để lập bảng chia 7 và thuộc bảng chia 7
 2. Vận dụng được phép chia 7 trong làm tính và giải toán có lời văn (có 1 phép chia 7)
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Các tấm bìa, Mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn ( như hình vẽ trong SGK – trang 35)
 HS: SGK, Vở ô li, đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy - học 
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
2-3 học sinh đọc thuộc lòng bảng nhân 7
HS nhận xét, gv kết luận và nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 1: Lập bảng chia 7
Nhằm đạt mục tiêu số: 1
Hình thức tổ chức: cá nhân
Hoạt động lựa chọn: vấn đáp
Hoạt động của giáo viên
Mong đợi ở học sinh
3. Bài mới
 - Giới thiệu bài
 Trong tiết học toán hôm nay, các con sẽ dựa vào bảng nhân 7 để lập bảng chia 7 nhé
 GV ghi tựa bài: (Bảng chia 7)
- Giới thiệu bảng chia 7
+ Y/C mỗi học sinh quan sát, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn
- GV bấm máy, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn và nói:
- Mỗi chúng ta có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
- Vì sao con biết có 7 chấm tròn?
- GV nhân xét 7 x 1 = 7
- GV chỉ vào mô hình: Có 7 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, sao cho mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Ta được mấy tấm bìa?
- Con hãy viết phép tính tương ứng
 Vì sao ?
GV ta có phép tính 7 : 7 = 1
Gọi hs đọc 7 x 1 = 7 7 : 7 = 1
 GV chốt: Như vậy từ 1 phép nhân ta lập được 1 phép chia tương ứng.
 Tương tự :
- GV yêu cầu hs lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm 7 chấm tròn
- GV lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa 7 chấm tròn và nói:
- Mỗi chúng ta có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
 Vì sao ?
- GV ghi 7 x2 = 14
- Từ phép nhân 7 x 2 = 14 hãy viết 1 phép chia tương ứng.
 Vì sao ?
- GV viết phép tính 14 : 7 = 2
- GV chỉ vào 2 phép tính nhân và hỏi:
- Con có nhận xét gì về thừa số 
 của 2 phép tính này ? 
 7 x1 = 7 7 : 7 = 1
 7 x 2 = 14 14 : 7 = 2
Cô khen. Con đã biết dựa vào phép nhân để lập được phép chia tương ứng rồi đấy.
* Tương tự
- Bây giờ cô có 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.
- Cô có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
 - Vì sao con biết ?
 GV ghi 7 x 3 = 21
Từ phép nhân này bạn nào lập cho cô phép chia tương ứng.
 GV ghi 21 : 7 = 3
Vì sao con có kết quả là 3 ?
Ngoài cách tính của bạn , bạn nào có cách tính khác
 ?
GV chốt: Cả 2 cách đều đúng.
Như vậy. Để lập được phép chia này ta dựa vào phép nhân. Lấy tích chia cho TS thứ 1 thì được TS thứ 2
GV : Mời 1 bạn đọc bảng nhân 7
 - Gv ghi:
 7 x 4 = 28
 7 x 5 = 35
 .
 7 x 10 = 70
 GV: Các con sẽ dựa vào bảng nhân 7 để lập bảng chia 7 với các phép tính còn lại.
- Các con thảo luận nhóm đôi theo tổ:
Tổ 1 : 2 p tính
Tổ 2 : 2 p tính
Tổ 3 : 3 p tính còn lại
 (Thời gian 2 phút)
- Thời gian đã hết
- Các nhóm báo cáo kết quả. Gv ghi kết quả
- 28 : 7 = ? 4
 35 : 7 = ? 5
 70 : 7 = ? 10
GV : Đây là bảng chia 7
- Con có nhận xét gì về bảng chia 7?
GV : Đúng đấy các con ạ! Vì đây là bảng chia 7 nên số chia đều là 7. Đó chính là đặc điểm đặc biệt giúp các con có thể ghi nhớ nhanh bảng chia 7 đấy.
Như vậy: Để lập được bảng chia 7 ta chỉ việc lấy tích chia cho thừa số thứ nhất thì được thừa số thứ 2 ( giáo viên chỉ vào bảng nhân 7)
 Bây giờ các con cùng nhau đi học thuộc bảng chia 7 nhé.
- HS lấy vở ghi bài
- HS làm theo yêu cầu
- .7 chấm tròn
- Vì 7 được lấy 1 lần có nghĩa là 7 x 1 = 7
- ..1 tấm bìa
- 7 : 7 = 1
- Vì có 7 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Ta được 1 tấm bìa
- 2,3 học sinh đọc
- HS lấy theo yêu cầu của GV
- 14 chấm tròn
- Vì 7 được lấy 2 lần có nghĩa là
 7 x 2 = 14
14 : 7 = 2
- Vì 14 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn ta được 2 tấm bìa.
- 2 p tính đều có TS thứ nhất là 7, thừa số thứ hai là 1 và 2
- Nếu con lấy tích chia cho TS thứ nhất thì được TS thứ 2
- HS quan sát
- 21 chấm tròn
 - Vì 7 được lấy 3 lần có nghĩa là 7 x 3 = 21
- 21 : 7 = 3
- Có 21 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa 7 chấm tròn. Ta được 3 tấm bìa.
- Lấy tích là 21 chia cho thừa số thứ nhất thí được thừa số thứ 2
- 1 HS đọc bảng nhân 7 với các phép tính còn lại
- HS thảo luận nhóm 2
- Lần lượt các nhóm báo cáo
- Đại diện các nhóm báo cáo
N1: 28 : 7 = 4 
 35 : 7 = 5
N2 42 : 7 = 6
 49 : 7 = 7
N3 56 : 7 = 8
 63 : 7 = 9
 70 : 7 = 10
- Số chia đều là 7
- Kết quả đều từ 1 đến 10
- Hai số bị chia lien tiếp hơn kém nhau 7 đơn vị
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Luyện tập
Nhằm đạt mục tiêu số: 2
Hình thức tổ chức: cá nhân - nhóm
Hoạt động lựa chọn: làm tính, giải toán
Hoạt động của giáo viên
Mong đợi ở học sinh
Bài 1 : Tính nhẩm
- Bài yêu cầu gì ?
- YC hs suy nghĩ tự làm cột 1,2,3
 - Cho học sinh đổi vở kiểm tra chéo cho nhau
- Nhận xét
- 
 Bài 2: Tính nhẩm
YC hs tự làm vào phiếu bài tập cột 1, 2, 3
- Gọi học sinh nêu kết quả, chữa bài trên bảng
- GV chỉ vào cột 1 và hỏi 
- Các em có nhận xét gì qua bài tập này ?
GV : Đúng rồi đấy các con ạ! Khi biết 7 x 5 = 35 ta có thể ghi ngay kết quả 35 : 7 = 5; 35 : 5 = 7 ..
Như vậy từ một phép nhân ta có thể lập được 2 phép chia tương ứng.
 Các con sẽ vận dụng để làm các BT tính nhẩm cho nhanh nhé.
 Bài 3
- Giáo viên yc học sinh đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- YC 1 hs nêu tóm tắt
- GV ghi : 7 hàng : 56 học sinh
 1 hàng : học sinh ?
- Muốn biết mỗi hàng bao nhiêu học sinh ta làm thế nào ?
- Ngoài câu trả lời của bạn, bạn nào có câu trả lời khác ?
GV nhận xét- chốt lời giải đúng.
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Các con suy nghĩ rồi tự tóm tắt và giải nhé. 
- YC hs nhận xét bài của bạn
- GV : Bài toán 3 và bài toán 4 có gì giống và khác nhau ?
 + Giống nhau : Cùng giải bằng pt chia
 + Khác nhau : Bài 3 có nội dung “ chia thành phần bằng nhau”
Bài 4 có nội dung “chia theo nhóm”
Vì vậy tên đơn vị của thương khác nhau. 
4. Củng cố - Dặn dò
* Trò chơi : 
Vừa rồi cô thấy các con làm bài rất tốt cô thưởng cho các con một trò chơi nhé.
 Trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng”
Mỗi bạn trả lời một câu hỏi
 Trong vòng( 3 phút) đội nào trả lời đúng nhiều và nhanh đội đó sẽ thắng cuộc. Các con đã rõ luật chơi chưa ? 
 Nào chúng ta bắt đầu ! 
Gv bấm máy cho 2 đội trả lời:
- GV nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc
 - Hôm nay chúng ta học bài gì ?
 - Mời vài học sinh đọc bảng chia 7
 - Dặn dò bài sau các em chuẩn bị tiết luyện tập 
- HS mở SGK- T 35
- Tính nhẩm
- HS làm vào sgk cột 1,2,3
HS khác NX
- 1HS tự lên bảng làm
- Cả lớp làm vào phiếu bài tập 
7 x 5 = 7 x 6 = 7 x 2 =
35 : 7 = 42 : 7 = 14 : 7 =
35 : 5 = 42 : 6 = 14 : 2 =
Qua bài tập này em thấy phép chia được lập từ phép nhân
 ..
- HS đọc
- Có 56 hs xếp đều thành 7 hàng
- Mỗi hang có bao nhiêu học sinh
- HS nêu tóm tắt
- HS tự giải vào vở ô ly
- 1 em lên bảng giải
- HS nhận xét
- Có 56 học sinh xếp thành các hàng , mỗi hàng có 7 học sinh.
- Xếp được bao nhiêu hàng ?
- HS tự tóm tắt và giải
- 1 em lên bảng tóm tắt và giải
- Cả lớp làm vào vở ô li
 Tóm tắt
 7 học sinh : 1 hàng
 56 học sinh : .. hàng ?
- HS nhận xét – đối chiếu kết quả
- Giống nhau : cùng làm pt chia
- Khác nhau : Lời giải khác nhau
tên đơn vị ghi khác nhau.
- HS nhận xét
- HS chơi
HS trả lời:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_tiet_59_bang_chia_7.docx