Giáo án Toán Lớp 3 - Bài: Nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ) - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Thơ

Giáo án Toán Lớp 3 - Bài: Nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ) - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Thơ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ). Củng cố ý nghĩa của phép nhân.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Thích khám phá toán học.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,.

*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2a, 3.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: bài giảng điện tử, thiết kế bài giảng, sách giáo khoa,

- Học sinh: sách giáo khoa toán 3 (tập 1), vở, bút, bảng con, phấn, điện thoại hoặc máy tính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

docx 7 trang ducthuan 06/08/2022 4520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Bài: Nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ) - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
Nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số( Không nhớ)
MỤC TIÊU:
Kiến thức: Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ). Củng cố ý nghĩa của phép nhân.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Thích khám phá toán học.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2a, 3.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: bài giảng điện tử, thiết kế bài giảng, sách giáo khoa, 
- Học sinh: sách giáo khoa toán 3 (tập 1), vở, bút, bảng con, phấn, điện thoại hoặc máy tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp 
- Khởi động.	
2. Kiểm tra bài cũ
- Các con cho cô biết tiết học trước chúng ta được học bài gì?
- Hs làm bài tập:
6 + 6 + 6 = 6 x .
6 x 5 = 6 + 6 + 6 + 6 + ..
- Ai có thể đọc bảng nhân 6?
- Tại sao phép tính thứ nhất con điền 3?
- Tại sao phép tính thứ hai con điền 6.
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV chiếu phép tính 2 x 3
- Cô có phép tính sau đây, bạn nào có thể đọc và thực hiện phép tính giúp cô.
- Con hãy quan sát và cho cô biết, 2 thừa số của phép tính này là số có mấy chữ số?
- Cô thêm số 1 đứng trước số 2 cô có số nào? Đó là số có mấy chữ số
- GV: Từ đây cô có phép tính 
12 x 3 = là phép tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số đấy các con ạ! Vậy để thực hiện phép tính này như thế nào cô và các con vào bài học hôm nay: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ)- màn hình
b. Hướng dẫn phép nhân 12 x 3
- Yêu cầu 1- 2 HS đọc lại tên bài.
- GV chiếu phép tính 12 x 3 và nói: Vậy 12 x 3 = bao nhiêu? Dựa vào kiến thức đã học các con hãy cùng nhau thảo luận nhóm đôi để tìm ra kết quả nhé. Thời gian thảo luận 2 phút
- Nhóm nào có thể trình bày cho cô?
- Cô mời nhóm khác nhận xét.
- Yêu cầu HS giải thích
- Cô cũng đồng ý với cách làm của các con đấy, chiếu.
- GV chốt: Cách làm như vậy rất chính xác, tuy nhiên sau này các con sẽ gặp những số tự nhiên lớn hơn. Nếu mà làm như vậy sẽ rất mất thời gian và dễ bị nhầm lẫn. Bây giờ cô sẽ giới thiệu cho các con cách nhân số có hai chữ số với 1 chữ số như sau.
- Bước thứ nhất cô đặt tính:
+ Viết số 12
 + Viết số 3 thẳng hàng đơn vị (số 2)
 + Viết dấu nhân bên trái đặt chính giữa số 12 và số 3.
 + Dấu kẻ ngang thay cho dấu bằng.
- Bước thứ hai: Thực hiện phép tính:
 + Nhân hàng đơn vị trước: 
Lấy 3 nhân 2 được 6, viết 6.
Tiếp theo nhân 3 với chữ số hàng chục.
3 nhân 1 được 3, viết 3. Ta được kết quả 36.
- GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính:
- GV thao tác trên bảng
- GV hỏi: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số gồm mấy bước? 
- Ai có thể nêu cách đặt tính?
- Vậy ta thực hiện phép tính này như thế nào? 
GV chốt: .
+ Bước 1: Đặt tính
+ Bước 2: Thực hiện phép tính từ phải qua trái.(tức là nhân từ hàng đơn vị trước rồi đến hàng chục)
- Cô có phép tính : 21 x 2, nhưng 3 bạn có 3 cách làm khác nhau. Các con quan sát xem bạn nào làm đúng, bạn nào làm sai nhé!
GV chiếu 3 ví dụ:(3 em)
 21 21 21
x x x
 2 2 2
 24 42 42
(Mai) (Dũng) (Lan)
- GV yêu cầu HS nhận xét cách làm của 3 bạn và chỉ ra lỗi sai.
- GV nhận xét tuyên dương, nhắc nhở: Khi thực hiện phép tính các con cần tính toán và thực hiện cẩn thận tránh nhầm lẫn giống bạn Mai và Lan nhé!
- GV chốt: Vừa rồi cô đã hướng dẫn các con nhân số có hai chữ số với 1 chữ số, các con chú ý cách trình bày và thực hiện phép nhân theo đúng thứ tự nhé.
4. Luyện tập
* Bài 1: Tính
- Chuyển ý: Vậy để giúp các con khắc sâu kiến thức cho bài học cô và các con cùng nhau chuyển sang phần luyện tập
- GV chiếu BT1 lên bảng.
- 1 bạn đọc cho cô bài tập 1.
- Bài 1 yêu cầu gì?
- Ai có thể nêu thứ tự thực hiện phép nhân?
- Với bài tập này cô sẽ cho các con thực hiện vào SGK bằng bút chì trong thời gian 3 phút. Sau 3 phút mời các con trình bày kết quả.
- GV cho hs báo cáo kết quả bằng phần mềm Quiz
- GV chiếu đáp án.
- Con thực hiện phép tính này như thế nào?
- Các con quan sát phép tính 20 x 4 và nhận xét về thừa số thừa số thứ nhất và kết quả của phép tính này?
- GV nhận xét và kết luận: Khi nhân một số tròn chục với 1 số sẽ cho ra kết quả là một số tròn chục.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- 1 bạn đọc bài tập 2.
- Bài 2 yêu cầu gì?
- Bạn nào giỏi nêu cho cô các bước nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Cả lớp nhìn lên bảng cô sẽ làm mẫu cho các con phép tính 32 x 3. Chiếu đồng thời nêu các bước.
- 3 phép tính còn lại làm vở. Gửi ZALO
- Cô lưu ý khi đặt tính, các con cần viết các số thẳng hàng, thẳng cột. Đặt dấu nhân nằm bên trái chính giữa 2 thừa số, nét ngang vừa đủ.
- Mời nhận xét bài làm trong vở. ( kết quả, cách trình bày).
- GV chốt và chuyển ý: Qua bài tập số 2 các con đã biết đặt tính và nắm chắc hơn về cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, tuy nhiên các con cần chú ý cách trình bày sao cho đúng và sạch sẽ. Và áp dụng cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số trong bài giải toán có lời văn thì sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập 3.
* Bài 3: 
- GV chiếu BT 3
- Cô mời 1 bạn đọc bài tập 3.
- Bài cho biết gì? 
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV gạch chân từ mỗi hộp ,12 bút ,4 hộp,bao nhiêu 
- GV mời 1 HS nêu miệng tóm tắt đề bài.
- Nhận xét phần tóm tắt.
- GV hỏi: Với bài tập này ta cần thực hiện phép tính gì? Chúng ta cùng suy nghĩ và làm vào vở nhé! 
- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính cần làm ra nháp.
- GV yêu cầu 1 hs làm trên phần mềm pallet
- GV mời nhận xét bài trên bảng pallet.
 ( GV chiếu đáp án)
- GV hỏi: Bạn nào có câu trả lời khác?
- GV thưởng sao cho hs.
=> Kết luận: Trong giải toán có lời văn, có nhiều cách trả lời, các con cần lựa chọn câu trả lời cho phù hợp.
4. Củng cố	
- GV hỏi: Một bạn cho cô biết, hôm nay chúng ta biết thêm kiến thức gì?
- Nêu các bước nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi củng cố: Thế giới động vật
- GV nhận xét tiết học.
- Hát tập thể.
-Luyện tập
- 1 hs nêu
- HS điền 3
- HS điền 6
- 2 HS đọc bảng nhân 6.
- HS nhận xét.
- Vì 3 số 6 cộng lại với nhau.
- Vì 6 nhân 5, 6 được lấy 5 lần nên con lấy 5 lần số 6 cộng lại với nhau.
2 x 3
- HS trả lời: Đều là số có một chữ số.
- Số 12
- Hai chữ số.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS viết vở
- HS nhắc lại tên bài
- HS thực hiện
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trình bày:
12 x 3 =
12 + 12 + 12 = 36
12 x 3 = 36
- HS nhận xét
- Vì số 12 được lấy 3 lần, nên con lấy 3 số 12 cộng lại với nhau.
- Vì con dựa vào bài cũ, chúng ta có thể biến đổi từ phép cộng thành phép nhân và ngược lại.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS nhẩm theo
- HS trả lời:
+ Viết số 12
 + Viết số 3 thẳng hàng đơn vị (số 2)
 + Viết dấu nhân bên trái đặt chính giữa số 12 và số 3.
- Gồm 2 bước:
+ Bước 1: Đặt tính
+ Bước 2: Thực hiện phép tính từ phải qua trái.
- HS trả lời
- Thừa số thứ nhất đặt ở trên
- Thừa số thứ hai đặt ở dưới thẳng hàng đơn vị
- Dấu nhân đặt giữa hai thừa số
- Dấu gạch ngang thay cho dấu bằng
- HS trả lời: Từ phải sang trái
- HS quan sát.
- Bạn Dũng làm đúng
(nhân từ phải sang trái)
- Bạn Lan làm sai: (nhân từ trái sang phải)
- Mai làm sai kết quả( Viết nhầm vị trí chữ số ở hàng chục và hàng đơn vị)
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS đọc.
- Tính.
- Nhân từ phải qua trái
- HS làm bài vào SGK
- Hs chơi Quiz
- HS trình bày
- Thừa số thứ nhất và kết quả là số tròn chục
- HS lắng nghe.
- HS đọc
- Đặt tính rồi tính.
- HS trả lời
+ Bước 1: Đặt tính
+ Bước 2: Thực hiện phép tính từ phải qua trái.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS nhắc lại nhiệm vụ.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện
- HS nhận xét theo tiêu chí.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS đọc
- Mỗi hộp có 12 bút chì màu.
- Tìm xem 4 hộp như thế có bao nhiêu bút chì màu?
- HS quan sát.
- HS thực hiện.
Mỗi hộp: 12 bút chì màu
4 hộp : . Bút chì màu?
- HS nhận xét
- HS thực hiện.
- 1 HS làm PaLet
Bài giải:
4 hộp như thế có số bút chì là:
12 x 4 = 48 ( bút chì)
Đáp số: 48 bút chì
- HS nhận xét kết quả, cách trình bày
Số bút chì màu có trong 4 hộp là:
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS nêu
- HS chơi củng cố kiến thức.
- HS thực hiện
5.Định hướng học tập tiếp theo
- Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_bai_nhan_so_co_hai_chu_so_voi_so_co_1_chu.docx