Giáo án môn Toán Lớp 3 sách Kết nối tri thức - Bài 1: Ôn tập các số đếm đến 1000 (Tiết 1)

Giáo án môn Toán Lớp 3 sách Kết nối tri thức - Bài 1: Ôn tập các số đếm đến 1000 (Tiết 1)

Năng lực đặc thù:

- Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 1 000 (ôn tập).

- Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có ba chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị (ôn tập).

- Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp (bổ sung)

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

 

doc 8 trang Quỳnh Giao 07/06/2024 230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 3 sách Kết nối tri thức - Bài 1: Ôn tập các số đếm đến 1000 (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tên bài: CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
Bài 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1000 (Tiết 1)
Môn: Toán
Tiết: 1 (theo PPCT) 
Tuần: 1 (Theo tuần học từ 1-35)
Người soạn: 
Lớp: 3

I. Yêu cầu cần đạt:
Năng lực đặc thù:
- Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 1 000 (ôn tập).
- Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có ba chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị (ôn tập).
- Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp (bổ sung)
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. Đồ dùng dạy - học:
1. GV chuẩn bị:
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
2. HS chuẩn bị:
- Đồ dùng: bút màu, tài liệu 
- Hình thức hoạt động:
 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung HĐ và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kết quả cần đạt
1. HĐ mở đầu: (3-5p)
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1:
+ Câu 2: 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời:
+ Trả lời
- HS lắng nghe.


GV giới thiệu tên bài và mời HS đọc tên bài 

- HS lắng nghe
- HS trả lời
HS nhắc lại tên bài


2. HĐ luyện tập: (33-35p)
- Mục tiêu: 
+ Ôn tập, củng cố về kiến thức đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số đến 1 000. 
+ Ôn tập, củng cố về kiến thức về cấu tạo phân tích số có ba chữ số, viết số có ba chữ số các trăm, chục, đơn vị (và ngược lại).
+ Bổ sung kiến thức mới về ba số liên tiếp (dựa vào số liên trước, số liền sau trên tia số đã học).
- Cách tiến hành:
Nội dung HĐ và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kết quả cần đạt
Bài 1. (Làm việc cá nhân) Nêu số và cách đọc số. (5-7p)

Bài 1. Nêu số và cách đọc số.
? Bài yêu cầu gì?
GV hướng dẫn cho HS nhận biết câu 1.
- Câu 2, 3, 4 học sinh làm bảng con.
- GV quan sát, hỗ trợ HS còn lúng túng
? Khi đọc số 245 em cần lưu ý gì?
? Khi đọc số có chữ số đơn vị là 1 em đọc như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
=> Chốt KT: Cách đọc số, viết số có 3 chữ số

- HS đọc thầm, nêu yêu cầu
- 1 HS nêu cách viết số (134) đọc số (Một trăm ba mươi tư).
- HS lần lượt làm bảng con viết số, đọc số:
+ Viết số: 245; Đọc số: Hai trăm bốn mươi lăm.
+ Viết số: 307; Đọc số: Ba trăm linh bảy.
+ Hàng trăm: 2, hàng chục: 7, hàng đơn vị: 1; Viết số: 271; Đọc số: Hai trăm bảy mươi mốt.
- Chữ số 5 ở cột đơn vị đọc là “lăm”
- Đọc là “mốt”
- HS nhận xét, lắng nghe

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) (4-6p)

Bài 2: Số?
? Bài yêu cầu gì?
GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS còn lúng túng
- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
? Vì sao em điền được số 750 vào dấu ? ở con thỏ số 1?
? Số gồm 5 trăm, 0 chục, 4 đơn vị được viết ntn?
? Để làm được bài này em làm ntn?
 - GV Nhận xét, tuyên dương.
=> Chốt KT: Cách viết số có 3 chữ số khi biết đọc số

- HS đọc thầm, nêu yêu cầu
- HS làm việc theo nhóm.
+ Con thỏ số 1: 750.
+ Con thỏ số 2: 999.
+ Con thỏ số 4: 504.
- HS giải thích cách làm
- HS nêu cách viết số
- HS nêu cách làm
- HS nhận xét, lắng nghe

Bài 3a: (Làm việc cá nhân) (3-5p)

Bài 3a: Số?
? Đọc thầm, nêu yêu cầu?
- Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu: Số 437
? Số 437 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
Tương tự mẫu, hãy thực hiện cá nhân sau đó trao đổi nhóm đôi, hoàn thành vào PBT
GV cho HS làm bài tập vào PBT.
- GV quan sát, hỗ trợ HS còn lúng túng
- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.
- Gọi hs chia sẻ bài
? Hãy phân tích số 305?
? Vì sao bạn điền 6 trăm, 2 chục, 0 đơn vị...?
? Vận dụng kiến thức gì để làm được bài tập này?
- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc thầm, nêu yêu cầu
- Số 437 gồm 4 trăm, 3 chục, 7 đơn vị
- HS soi bài, chia sẻ
- Số 305 gồm: 3 trăm, 0 chục, 5 đơn vị
- Vì tớ thấy số 620 là tổng của 6 trăm, 2 chục và 0 đơn vị...
- Vận dụng KT phân tích số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
- HS nhận xét, lắng nghe

Bài 3b. (Làm việc cá nhân) (6-8p)
Bài 3b. Viết các số 385, 538, 444, 307, 640 thành tổng các trăm, chục và đơn vị.
? Bài yêu cầu gì?
- GV hướng dẫn làm VD: 
? Phân tích số 385 thành tổng các trăm, chục, đơn vị?
(385 = 300 + 80 + 5)
- Tương tự, hãy thực hiện cá nhân vào vở
- GV quan sát, hỗ trợ HS còn lúng túng
- Gọi HS soi bài, chia sẻ kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.
? Vì sao số 307 bạn lại viết là 307 = 300 + 7?
? Khi viết số 640 thành tổng các trăm, chục, đơn vị ta cần lưu ý gì?
? Khi trình bày em cần lưu ý gì?
- GV nhận xét tuyên dương.
=> Chốt KT: Cách viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị

- Phân tích các số đã cho thành tổng các trăm, chục, đơn vị
- HS nêu: 385 gồm 3 trăm, 8 chục, 5 đơn vị; viết là: 385 = 300 +80 +5
- HS làm vào vở.
- HS soi bài, chia sẻ
+ 538 = 500 + 30 + 8
+ 444 = 400 + 40 + 4
+ 307 = 300 + 7 
+ 640 = 600 + 40 
- HS giải thích cách làm
- Chữ số 0 ở đơn vị khi viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị ta không viết + 0
- Chữ số 0 ở chục hoặc ở đơn vị ta không viết vào tổng.
- HS nhận xét, lắng nghe

Bài 4. (Làm việc nhóm 4) (5-7p)
Bài 4. Số?
? Nêu yêu cầu?
- Yêu cầu HS quan sát bảng, nhận xét mẫu
? Nêu số đã cho?
? Muốn tìm số liền trước của số 42 ta làm ntn?
? Số liền sau của số 42 là số nào? Giải thích cách làm?
? Muốn tìm số liền trước hoặc liền sau của một số ta làm ntn?
- Dựa vào mẫu, hãy thực hiện cá nhân vào PBT, sau đó trao đổi nhóm đôi, nêu cách làm
- Mời đại diện nhóm chia sẻ
? Vì sao bạn điền được số 36, 37 vào chỗ trống?
? Để điền được số 324, 325 vào chỗ trống bạn làm ntn?
? Bài tập này đã củng cố kiến thức gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
=> Chốt KT: Cách tìm số liền trước, số liền sau của 1 số

- HS đọc thầm, nêu yêu cầu
- HS quan sát, nhận xét
- Số 42
- Lấy số 42 trừ đi 1 đơn vị
- Là số 43. Lấy số 42 cộng thêm 1 đơn vị
- HS nêu
- 1 HS nêu: Giá trị các số liền trước, liền sau hơn, kém nhau 1 đơn vị.
- HS làm việc cá nhân, trao đổi theo nhóm 2.
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
425
426
427
879
880
881
998
999
1 000
35
36
37
324
325
326
- Đại diện nhóm soi bài, chia sẻ
- HS nêu
- HS nêu
- Cách tìm số liền trước, số liền sau của 1 số
- HS nhận xét, lắng nghe

Bài 5. (Làm việc cá nhân) (5-7p)

Bài 5a. Số?
? Bài yêu cầu gì?
GV cho HS đọc tia số.
? Em có nhận xét gì về các số trên tia số này?
? Các số 14, 15, 16 trong khung xám có đặc điểm gì?
- GV giải thích: số liền trước 15 là 14, số liền sau của 15 là 16. Ta có 14, 15, 16 là ba số liên tiếp. 16, 15, 14 là ba số liên tiếp.
- Yêu cầu HS quan sát tia số, nêu: 
+ Số liền trước của 19 là?
+ Số liền sau của 19 là?
+ 18, 19, ? là ba số liên tiếp.
+ 20, 19, ? là ba số liên tiếp.
? Vậy em hiểu thế nào là ba số liên tiếp?
GV chốt: Ba số liên tiếp là 3 số nối tiếp nhau, hơn kém nhau 1 đơn vị.
Bài 5b. Tìm số ở ô có dấu “?” để được ba số liên tiếp.
- GV cho HS làm cá nhân, chia sẻ cách làm.
- Mời 1-2 HS soi bài, chia sẻ
210
211
?
210
?
208

? Vì sao em điền được số 212 sau số 211?
? Nêu cách điền được số 209?
- GV nhận xét tuyên dương.
=> Chốt KT: Ba số liên tiếp, cách tìm ba số liên tiếp

- Điền số
- HS đọc tia số.
- HS quan sát, nhận xét
- HS nêu nhận xét
- HS quan sát, lắng nghe
- HS quan sát, nêu:
+ Số liền trước của 19 là 18
+ Số liền sau của 19 là 20
+ 18, 19, 20 là ba số liên tiếp.
+ 20, 19, 18 là ba số liên tiếp.
- HS nêu theo ý hiểu
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS làm cá nhân, nêu kết quả
- HS soi bài, chia sẻ
210
211
212
210
209
208
- HS nhận xét lẫn nhau.
- Vì số liền sau số 211 là số: 211+1= 212, nên em điền số 212.
- Số 210 bớt đi 1 đơn vị ta được số 209, số 209 bớt đi 1 đơn vị ta có số 208. Vậy số 209 là số đứng giữa 210 và 208. (hay: 210, 209, 208 là ba số liên tiếp) 
- HS nhận xét, lắng nghe

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (2-3p)
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
Nội dung HĐ và TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kết quả cần đạt
Cách tiến hành
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh nhận biết số liền trước, số liều sau, đọc số, viết số...
+ Bài toán:....
- Nhận xét, tuyên dương 
HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ HS tả lời:.....


3. Củng cố, tổng kết và mở rộng (Suy ngẫm nếu có): (2 – 4p)
- Hình thức: Cá nhân

- GV chốt kiến thức, mời HS chia sẻ 

- HS nêu những mong muốn
-Lắng nghe 

4. Giao nhiệm vụ về nhà: (1 – 2p)
Dặn dò.
Giao nhiệm vụ 
Chuẩn bị tiết sau: 
 HS lắng nghe
SUY NGẪM VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC
Phần tự suy ngẫm của GV sau khi buổi học kết thúc
2 điểm thành công

01 điểm nổi bật cần cải thiện

Bài học kinh nghiệm 


Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_1_on_tap_ca.doc