Giáo án môn Toán Lớp 3 - Bài: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng

Giáo án môn Toán Lớp 3 - Bài: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng

Mục tiêu bài học

Dưới đây là những kiến thức và kĩ năng các em cần nắm được sau bài giảng này:

• Nhận biết điểm ở giữa của đoạn thẳng và trung điểm của đoạn thẳng.

• Ôn tập các dạng toán xoay quanh phần kiến thức về đoạn thẳng.

• Nhớ và áp dụng được tính chất của trung điểm của đoạn thẳng vào các bài tập.

 

doc 7 trang Quỳnh Giao 07/06/2024 110
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 3 - Bài: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Toán lớp 3: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng
Mục tiêu bài học
Dưới đây là những kiến thức và kĩ năng các em cần nắm được sau bài giảng này:
Nhận biết điểm ở giữa của đoạn thẳng và trung điểm của đoạn thẳng.
Ôn tập các dạng toán xoay quanh phần kiến thức về đoạn thẳng.
Nhớ và áp dụng được tính chất của trung điểm của đoạn thẳng vào các bài tập.
I.KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Khái niệm về điểm ở giữa
- Điểm ở giữa: Điểm nằm giữa hai điểm thẳng hàng.
2. Trung điểm của đoạn thẳng
- Trung điểm của đoạn thẳng: Là điểm nằm chính giữa của hai điểm thẳng hàng.
3. Tính chất trung điểm của đoạn thẳng
Ví dụ:
+ Điểm ở giữa:
A, O, B là ba điểm thẳng hàng, O là điểm ở giữa hai điểm A và B.
+ Trung điểm của đoạn thẳng:
- M là điểm nằm giữa hai điểm A và B.
- Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB: AM = MB = 4 cm.
M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Xác định điểm nằm giữa hai điểm.
- Kiểm tra ba điểm có thẳng hàng hay không?
- Xác định điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Dạng 2: Xác định trung điểm của một đoạn thẳng.
- Kiểm tra một điểm có ở giữa hai điểm đã cho hay chưa?
- Kiểm tra độ dài các đoạn thẳng có bằng nhau hay không.
Dạng 3: Tìm độ dài các đoạn thẳng liên quan đến trung điểm.
Khi M là trung điểm của AB thì AM = MB.
II. Các bài tập Toán
Dưới đây là hướng dẫn giải những bài tập cơ bản nhất trong sách giáo khoa bài Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng, các bạn hãy nắm chắc các dạng bài này để có thể áp dụng vào các dạng bài nâng cao hơn nhé.
 Xác định trung điểm của đoạn thẳng (theo mẫu):
a) Mẫu : Xác định trung điểm của đoạn thẳng AB.
– Đo độ dài đoạn thẳng AB: AB = 4cm.
– Chia đôi độ dài của đoạn thẳng AB: 4 : 2 = 2 (cm).
– Đặt thước sao cho vạch 0cm trùng với điểm A. Đánh dấu điểm M trên AB ứng với vạch 2cm của thước.
– M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
b) Xác định trung điểm của đoạn thẳng CD.
2. Thực hành: Gấp tờ giấy hình chữ nhật ABCD (theo hình vẽ) rồi đánh dấu trung điểm I của đoạn thẳng AB và trung điểm K của đoạn thẳng DC.
(Gấp tờ giấy để đoạn thẳng AD trùng với đoạn thẳng BC)
(3) a) Cho hình chữ nhật ABCD (như hình vẽ dưới đây). Xác định rồi viết tên các trung điểm M, N, P, Q của các cạnh AB, BC, CD, DA ở hình chữ nhật ABCD.
b) Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu):
BN = .
CP = ...
DQ = ...
Câu 1: Cho hình vẽ:
Ba điểm A, Z, C là ba điểm thẳng hàng. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án:
Đáp án cần chọn là B. Sai.
Câu 2: P là điểm nằm giữa hai điểm nào?
A. Hai điểm A và B
B. Hai điểm C và D
C. Hai điểm O và I
D. Không nằm giữa hai điểm nào
Đáp án:
Ba điểm O, P, I thẳng hàng.
Điểm P nằm giữa hai điểm O và I.
Câu 3: Cho hình vẽ sau:
U là trung điểm của đoạn thẳng TV. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án:
Vì U không nằm giữa T và V nên U không phải là trung điểm của đoạn thẳng TV.
Đáp án cần chọn là Sai.
Câu 4: Biết M là trung điểm của đoạn thẳng AB theo hình vẽ sau:
Đáp án:
M là trung điểm của đoạn thẳng AB nên AM = MB
Độ dài đoạn thẳng AM = 8 cm
Số cần điền vào dấu "?" là 8.
............................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_3_bai_diem_o_giua_trung_diem_cua_doan_t.doc