Giáo án môn Âm nhạc Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Âm nhạc Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2020-2021

Tiết 1: Thường thức âm nhạc: Âm thanh kì diệu

Hát: Vào rừng hoa (Nhạc và lời: Việt Anh)

I. Mục tiêu:

 Sau tiết học, HS sẽ:

- Nói được tên bài hát, bước đầu thuộc lời ca, hát với giọng tự nhiên đúng theo giai điệu của bài hát Vào rừng hoa ( nhạc và lời: Việt Anh).

 - Bước đầu hát kết hợp vỗ tay theo phách ở hình thức đồng ca, tốp ca kết hợp với nhạc đệm .

 - Nhận biết được âm thanh tự nhiên và âm thanh âm nhạc qua nhạc cụ sáo trúc; bước đầu biết quan sát, lắng nghe, nhận xét và tương tác với giáo viên để khám phá nội dung câu chuyện Khu rừng kì diệu; biết thể hiện các âm thanh to- nhỏ theo yêu cầu của trò chơi cùng với nhóm/ cặp đôi.

 - HS Cảm nhận được âm thanh, cảnh đẹp và hình ảnh các bạn nhỏ cùng vui chơi trong rừng hoa. Giáo dục HS ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, cây cối ở gia đình và nơi công cộng.

 

doc 31 trang Đăng Hưng 23/06/2023 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn Âm nhạc lớp 1 
sách kết nối tri thức với cuộc sống
Chủ đề 1: ÂM THANH KÌ DIỆU
Tiết 1: Thường thức âm nhạc: Âm thanh kì diệu
Hát: Vào rừng hoa (Nhạc và lời: Việt Anh)
I. Mục tiêu:
 Sau tiết học, HS sẽ:
- Nói được tên bài hát, bước đầu thuộc lời ca, hát với giọng tự nhiên đúng theo giai điệu của bài hát Vào rừng hoa ( nhạc và lời: Việt Anh). 
 - Bước đầu hát kết hợp vỗ tay theo phách ở hình thức đồng ca, tốp ca kết hợp với nhạc đệm .
 - Nhận biết được âm thanh tự nhiên và âm thanh âm nhạc qua nhạc cụ sáo trúc; bước đầu biết quan sát, lắng nghe, nhận xét và tương tác với giáo viên để khám phá nội dung câu chuyện Khu rừng kì diệu; biết thể hiện các âm thanh to- nhỏ theo yêu cầu của trò chơi cùng với nhóm/ cặp đôi.
 - HS Cảm nhận được âm thanh, cảnh đẹp và hình ảnh các bạn nhỏ cùng vui chơi trong rừng hoa. Giáo dục HS ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, cây cối ở gia đình và nơi công cộng.
II. Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Trình chiếu Powerpoint /Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm
 - Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa.
 - Chuẩn bị một số chất liệu như: giấy, ly. muỗng 
2. Chuẩn bị của học sinh:
 SGK Âm nhạc 1
III. Tiến trình dạy học:
Nội dung (Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Thường thức âm nhạc: Âm thanh kì diệu (10 phút)
Khởi động:
- Tạo các loại âm thanh đã chuẩn bị như: giấy, ly, muỗng, bàn học.
- Mô tả các chất liệu khác nhau để dẫn dắt vào câu chuyện Âm thanh kì diệu.
b. Tìm hiểu câu chuyện:
- Hướng dẫn HS quan sát 4 bức tranh và cùng trao đổi nội dung câu chuyện.
c. Cảm thụ và thể hiện:
- Cho HS làm việc nhóm 4: Thể hiện các âm thanh to nhỏ: 
+ Tiếng suối chảy mạnh: ào ào ào.
+ Tiếng suối chảy hiền hòa: róc rách, róc rách.
+ Tiếng mưa to: rào rào rào rào.
+ Tiếng mưa nhỏ: Tí tách, tí tách.
Hoạt động 2: Học hát: Vào rừng hoa ( 25 phút)
Khởi động: 
- Tổ chức trò chơi: Thi hát âm “La”. Đàn cao độ nốt Son cho HS cả lớp, dãy, bàn thể hiện cao độ bằng từ tượng thanh “La”.
b. Giới thiệu và nghe hát mẫu:
- Hướng dẫn HS quan sát bức tranh.
- Nghe hát mẫu.
c. Đọc lời ca:
- Hướng dẫn đọc lời ca.
d.Tập hát:
- Hướng dẫn hát từng câu.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài hát.
- Giáo dục HS qua nội dung bài hát.
e. Hát với nhạc đệm:
- Hát kết hợp vỗ tay theo phách.
- Hát với nhạc đệm.
- GV thực hiện và đặt câu hỏi: Âm thanh phát ra từ đâu?
- GV tổng hợp lại các âm thanh và giới thiệu vào câu chuyện.
- GV gợi ý tranh 1có mấy nhân vật.
- GV giới thiệu tên 3 bạn: Đô, rê, mi và cô giáo khóa son.
- GV gợi ý tranh 2 cho HS nhận xét cảnh vật trong bức tranh và con đường đến khu rừng kì diệu.
- GV cho HS khám phá, trải nghiệm âm thanh trong khu rừng như: tiếng suối, các con vật.
- GV cho HS nghe tiếng sáo trúc và hướng dẫn HS quan sát nhân vật chú bé thổi sáo.
- GV đưa ra nhận xét: Tiếng sáo trúc du dương, réo rắt tạo cho chúng ta tưởng tượng cảnh yên bình của đồng quê Việt Nam.
- GV chốt: Những âm thanh trong khu rừng kì diệu tạo thành bản nhạc lôi cuốn và hấp dẫn.
- GV chia nhóm và yêu cầu HS làm việc nhóm 4. GV hướng dẫn cách thể hiện một vài âm thanh.
- Cho đại diện/ các nhóm đứng lên thể hiện âm thanh to, nhỏ.
- GV đàn.
- GV cho HS thi theo dãy, bàn
- GV nhận xét – động viên, khen ngợi và nhắc nhở ( nếu cần)
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- GV nhận xét – khen.
- Giới thiệu: Trong rừng có rất nhiều loài hoa đẹp, có nhiều tiếng chim hót hay. Hôm nay chúng ta cùng vào rừng nghe chim hót và hái hoa qua bài hát “Vào rừng hoa” của nhạc sĩ Việt Anh nhé.
- GV mở bài hát mẫu cho HS nghe.
- GV chia câu (bài hát chia thành 6 câu hát ngắn)
- GV đọc mẫu từng câu.
- GV đàn giai điệu từng câu (mỗi câu đàn 2 lần cho HS nghe) sau đó hát mẫu và bắt nhịp cho HS hát.
+ Câu 1: Cầm tay nhau cùng đi chơi
+ Câu 2: đi khắp nơi hái bông hoa tươi.
Hát nối câu 1+2
+ Câu 3: Vào đây chơi rừng hoa tươi
+ Câu 4: chim líu lo hót nghe vui vui.
Hát nối câu 3+4
Cho HS hát nối câu 1-4
+ Câu 5: Vào rừng vui ca.
+ Câu 6: Tìm vài về nhà.
Hát nối câu 5+6
- Hát cả bài.
- GV đặt câu hỏi: 
+ Các bạn nhỏ đi đâu? (các bạn nhỏ vào rừng chơi)
+ Các bạn nhìn và nghe thấy những gì? (thấy hoa và nghe tiếng chim hót).
+ Trong bài hát các bạn nhỏ đang cùng nhau làm gỉ?(vào rừng dạo chơi, ngắm hoa, hái hoa).
+Các bạn nhỏ nghe thấy âm thanh nào trong rừng hoa? (nghe tiếng chim).
- GV giáo dục HS: Qua nội dung bài hát tác giả muốn nhắc nhở chúng ta đi đến rừng hoa, công viên hay ở nhà chúng ta phải biết giữ gìn và bảo vệ cây cối không ngắt hoa, bẻ cành. 
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách:
 Cầm tay nhau cùng đi 
 x x x 
chơi đi khắp nơi hái bông
 x x x x
 hoa tươi 
 x
- GV hát vỗ tay mẫu.
- Hướng dẫn HS hát vỗ tay theo phách.
- GV cho HS luyện hát đồng thanh kết hợp gõ đệm theo phách.
- GV cho HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo nhạc đệm.
- GV cho HS luyện hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: Hát dãy – tổ – cá nhân.
GV khuyến khích HS nhận xét và sửa sai ( nếu cần)
- GV nhận xét, khen ngợi và động viên HS tập luyện thêm, kể về nội dung học hát cho người thân.
- HS nghe , cảm nhận và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS xem tranh và nhận xét.
- HS khám phá cảm nhận, thể hiện tiếng suối, con vật.
- HS nghe, quan sát và tương tác với giáo viên.
- HS nghe, cảm nhận và ghi nhớ.
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS làm việc nhóm tập thể hiện âm thanh to, nhỏ.
- HS thể hiên âm thanh to, nhỏ.
- HS thể hiện theo yêu cầu.
- HS thể hiện theo dãy, bàn. 
- HS nghe.
- HS quan sát tranh và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi
- HS đọc từng câu theo hướng dẫn của GV.
- HS nghe và hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- HS hát câu 1.
- HS hát câu 2.
- HS hát câu 1+2
- HS hát câu 3.
- HS hát câu 4.
- HS hát nối câu 3+4
- HS hát nối câu 1- 4.
- HS hát câu 5
- HS hát câu 6.
- HS hát nối câu 5+6
- HS hát cả bài.
- HS nghe và trả lời.
- HS nghe và trả lời.
- HS nghe và trả lời.
- HS nghe và trả lời.
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS hát vỗ tay theo phách theo hướng dẫn của GV.
- HS theo dõi.
- HS hát và vỗ tay theo phách.
- HS luyện hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm.
- HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách với nhạc đệm.
- HS hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: dãy – tổ – cá nhân.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
Tiết 2: Ôn hát: Vào rừng hoa (Nhạc và lời: Việt Anh) 
 Đọc nhạc: Bậc thang Đô – Rê – Mi
 Vận dụng – Sáng tạo: To - Nhỏ
I. Mục tiêu:
Sau tiết học, HS sẽ:
 - Nêu được tên bài, hát rõ lời với giọng tự nhiên, bước đầu hát đúng theo cao độ và trường độ bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh).
 - Bước đầu biết hát kết hợp vỗ tay/ gõ theo nhịp / vận động theo nhịp điệu cùng với nhạc đệm ở hình thức đồng ca, tốp ca, song ca, đơn ca.
 - Nhớ tên 3 nốt Đô- Rê -Mi và kí hiệu bàn tay. Bước đầu nghe, cảm nhận cao độ và trường độ và đọc theo file âm thanh bài đọc nhạc: Bậc thang Đô - Rê – Mi.
 - Phân biệt được yếu tố to – nhỏ, bước đầu thể hiện được trong nội dung đọc nhạc và trò chơi âm nhạc.
 -Biết lắng nghe, bước đầu biết điều chỉnh giọng nói to- nhỏ phù hợp với yêu cầu của bài học và một vài tình huống thường gặp trong giao tiếp, sinh hoạt ở gia đình và cộng đồng.
II. Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Trình chiếu Power Point/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm
 - Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa.
 - Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.
2. Chuẩn bị của học sinh:
 - SGK Âm nhạc 1
III. Tiến trình dạy học:
Nội dung (Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động 1: Ôn hát Vào rừng hoa(10 phút)
a.Khởi động:
- Đưa tranh và đàn giai điệu 1 câu hát trong bài hát Vào rừng hoa
- Hướng dẫn hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo nhịp.
- Hướng dẫn hát kết hợp vận động nhún chân theo nhịp.
2.Hoạt động 2: Đọc nhạc bậc thang Đô – Rê – Mi (15 phút)
a. Khởi động.
b.Đọc tên nốt.
c.Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.
3.Vận dụng – Sáng tạo: To – Nhỏ (10 phút)
- Trò chơi sắm vai thể hiện giọng nói to nhỏ.
- Trò chơi đọc nốt nhạc to, nhỏ.
- Đọc nhạc và thể hiện to, nhỏ theo ý thích.
- GV hỏi: Các em quan sát tranh và nghe giai điệu cô đàn. Bức tranh và câu nhạc đó gợi cho chúng ta nhớ đến bài hát nào đã học?
- GV cho HS nghe lại bài hát mẫu.
- GV cho HS hát lại bài hát theo nhạc đệm.
- GV cho HS ôn hát lại bài hát kết hợp với gõ đệm theo phách.
- GV cho HS lên hát song ca, đơn ca.
- GV nhận xét, khen ngợi động viên/ sửa sai/ chốt các ý kiến của HS.
- GV hướng dẫn hát vỗ tay, gõ đệm theo nhịp:
 Cầm tay nhau cùng đi chơi
 x x 
 đi khắp nơi hái bông hoa 
 x x
tươi 
- GV hát và vỗ tay mẫu theo nhịp.
- GV cho HS hát vỗ tay theo nhịp.
- GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- GV cho HS luyện thực hành theo dãy – tổ – cá nhân kết hợp gõ đệm theo nhịp.
-GV chia nhóm HS theo khả năng để giao nhiệm vụ phù hợp hoặc hỗ trợ HS tiếp thu kiến thức bài học.
- GV nhận xét -khen ngợi và sửa sai cho HS ( nếu cần)
- GV hướng dẫn HS hát nhún chân vỗ tay theo nhịp.
- GV hướng dẫn cách nhún chân: chân trái bước sang trái chụm chân phải và nhún, sau đó chân phải bước sang phải chân trái chụm và nhún. (GV hướng dẫn sau đó quy định đếm 1 thì cả lớp bước chân sang trái và nhún, đếm 2 cả lớp bước sang phải và nhún đến khi các em bước được).
- GV cho HS kết hợp hát và nhún chân, vỗ tay theo nhịp.
- GV cho 1 nhóm 3 em lên biểu diễn trước lớp.
-GV khuyến khích HS đưa ra các cách thể hiện vận động minh họa khác.
- GV khuyến khích HS thể hiện các ý tưởng mới( nếu có)
- GV nhận xét – sửa sai –khen.
- GV cho HS nhận xét giai điệu bài hát vui hay buồn.
- GV nhận xét – khen ngợi, động viên, khuyến khích HS tự tập luyện thêm.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Cây cao – bóng thấp.
- GV hướng dẫn: Khi nghe cô đọc “cây cao” thì các em đứng lên, cô đọc “bóng thấp” thì các em ngồi xuống. Hoặc cô đọc “cây cao” các em giơ hai tay lên cao, cô đọc “bóng thấp” thì các em để hai tay trên bàn. 
- GV cho HS thực hiên trò chơi.
-GV có thể khuyến khích HS phát biểu các ý tưởng mới.
- GV cho HS xem 3 bạn Đô, Rê, Mi đứng trên bậc thang và hỏi: 
+ Bạn Đô đứng trên bậc như thế nào cao hay thấp?
+ Bạn Mi đứng trên bậc như thế nào?
+ Bạn Mi đứng trên bậc thang như thế nào?
- GV chốt: Vậy bạn Đô đứng thấp nhất, rồi đến bạn Rê và đứng cao nhất là bạn Mi.
- GV đàn từng nốt nhạc cho HS nghe.
- GV cho HS đọc theo đàn từng đoạn ngắn (chia 4 đoạn ngắn)
- GV cho HS luyện đọc theo: dãy – tổ – cá nhân.
- GV nhận xét – sửa sai – khen và khuyến khích HS mạnh dạn trả lời/ nói mạch lạc.
- GV hỏi:
+ Em hãy nhắc lại tên các nốt nhạc trong bài nhạc vừa đọc (Đô, Rê, Mi).
+ Nốt nhạc nào được nhắc lại nhiều lần (nốt Mi, Đô).
- GV hướng dẫn các kí hiệu bàn tay theo nốt nhạc.
- GV đọc và làm mẫu.
- GV cho HS đọc từng nốt nhạc theo kí hiệu bàn tay.
- GV cho HS đọc bài đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.
- GV cho HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách. 
GV khuyến khích HS tự nhận xét/ nhận xét các bạn, GV chốt các ý kiến ( sửa sai- nếu cần)
- GV nhận xét – khen HS.
- GV hướng dẫn HS sắm vai bạn Thỏ và bác Gấu
- GV cho 2 em lên sắm vai giọng nói của Thỏ (nhỏ nên giọng nói nhỏ), bác gấu (to khỏe nên giọng nói khỏe, to). Cách thứ 2 sắm vai Thỏ (còn trẻ nên nói to), bác Gấu (già yếu nên giọng nói nhỏ).
- GV nhận xét – khen.
- GV hướng dẫn: cô chỉ vào nốt nhạc to thì đọc to, chỉ vào nốt nhạc nhỏ thì đọc nhỏ.
- GV cho cả lớp đọc, một vài HS đọc.
- GV chỉ lần lượt cho HS đọc, chỉ tùy hứng cho HS đọc.
- GV cho dãy, nhóm thi đua nhau đọc xem dãy, nhóm nào thể hiện tốt hơn.
- GV đọc mẫu.
- GV cho một vài em thể hiện đọc to nhỏ theo ý thích của HS. GV khuyến khích HS tự nhận xét và nhận xét các nhóm/ bạn thực hiện.
- GV nhận xét – khen ngợi HS.
Khuyến khích HS về nhà đọc bài đọc nhạc/ chơi trò chơi đọc to- đọc nhỏ cùng người thân.
- HS trả lời.
- HS nghe lại bài hát.
- HS hát bài hát theo nhạc đệm.
- HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo phách.
- HS lên hát theo yêu cầu của GV.
- HS nhận xét.
- HS nghe.
- HS hát vỗ tay theo hướng dẫn của GV.
- HS nghe và theo dõi.
- HS hát vỗ tay theo nhịp.
- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- HS hát theo hướng dẫn của GV.
- HS nhận xét.
- HS nghe.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nghe GV hướng dẫn và ghi nhớ.
- HS hát kết hợp nhún chân vỗ tay theo nhịp.
- HS lên biểu diễn.
- HS nghe.
- HS nhận xét giai điệu bài hát.
- HS nghe.
-HS trình bày ý kiến 
-HS thực hiện 
- HS nghe hướng dẫn.
- HS thực hiện trò chơi.
- HS trả lời câu hỏi.
-HS thực hiện
- HS quan sát SGK/ Power Point nghe và ghi nhớ.
- HS nghe đàn.
- HS đọc nhạc theo đàn.
- HS luyện đọc nhạc
- HS nghe.
- HS nghe và trả lời câu hỏi.
- HS nghe hướng dẫn và thực hiện.
- GV đọc và làm mẫu.
- HS đọc từng nốt và làm theo kí hiệu bàn tay.
- HS đọc nhạc cả bài và làm kí hiệu bàn tay.
- HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách.
- HS nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lên sắm vai bác Gấu và bạn Thỏ.
- HS nghe.
- HS đọc nốt nhạc To – Nhỏ theo tay cô.
- HS cả lớp đọc, đọc cá nhân.
- HS đọc theo cô chỉ.
- HS luôn phiên đọc nốt nhạc to - nhỏ.
- HS theo dõi.
- HS đọc to, đọc nhỏ theo ý thích.
Tiết 3: Ôn hát: Vào rừng hoa (Nhạc và lời: Việt Anh) 
 Ôn đọc nhạc: Bậc thang Đô – Rê – Mi
I. Mục tiêu:
Sau tiết học, HS sẽ:
 - Hát thuộc, rõ lời đúng theo giai điệu bài hát Vào rừng hoa.
 - Bước đầu biết hát vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu ở hình thức: đồng ca, tốp ca, song ca, đơn ca kết hợp vận động theo nhịp điệu cùng với nhạc đệm bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh).
 - Đọc được bài đọc nhạc Bậc thang Đô- Rê- Mi theo file nhạc đệm, bước đầu chủ động trong phối hợp với nhóm / cặp đôi.
 - Bước đầu biết lắng nghe, nhận xét và biết điều chỉnh âm lượng to- nhỏ khi hát, khi đọc nhạc. Biết phối hợp khi tham gia các hoạt động với nhóm/ cặp đôi theo yêu cầu của bài học.
II. Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Trình chiếu Power Point/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm
 - Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa.
 - Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.
2. Chuẩn bị của học sinh:
 - SGK Âm nhạc 1
III. Tiến trình dạy học:
Nội dung
(Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động 1: Ôn hát: Vào rừng hoa (15 phút)
- Hướng dẫn hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo tiết tấu.
- Hướng dẫn HS hát thể hiện sắc thái to, nhỏ.
2. Hoạt động 2: Ôn đọc nhạc: Bậc thang Đô – Rê – Mi.
a. Khởi động:
- Tổ chức cho HS chơi 
Đọc nhạc với nhạc đệm.
Đọc nhạc kết hợp với vận động theo nhịp.
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp với vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu:
Cầm tay nhau cùng đi chơi đi 
 x x x x x x x
khắp nơi hái bông hoa tươi 
 x x x x x x
- GV vỗ tay hát mẫu một câu.
- GV hướng dẫn: Khi hát vỗ tay theo tiết tấu lời ca hát tiếng nào ta vỗ tay theo tiếng đó.
- GV chia HS theo tổ tự hát và vỗ tay.
- GV cho đại diện một vài em hát và vỗ tay xem đúng chưa.
GV nhận xét – khen (nếu HS vỗ tay đúng).
- GV hỏi:
+ Khi hát và vỗ tay câu 1và câu 2 các em thấy phần vỗ tay có giống nhau không? (vỗ giống nhau).
+ Hai câu 3 và 4 phần vỗ tay có giống câu 1 câu 2 không? (vỗ khác nhau).
- GV hướng dẫn HS hát và vỗ tay theo tiết tấu cả lớp.
- GV cho HS hát kết hợp gõ tiết tấu lời ca cả lớp.
- GV cho HS luyện hát theo: đồng thanh, dãy, tổ, nhóm, cá nhân (hướng dẫn HS hát đứng, ngồi tư thế phải thẳng, miệng phát âm tự nhiên)
- HS nhận xét – sửa sai (nếu có) – khen.
- GV hướng dẫn HS thể hiện hát bài hát với sắc thái to nhỏ (với 2 câu hát đầu: nửa câu đâu hát nhỏ, nửa câu sau hát to. Hai câu sau: nửa câu đầu hát to, nửa câu sau hát nhỏ).
- GV cho HS hát và thể hiện sắc thái to, nhỏ.
- GV cho vài nhóm lên hát và thể hiện sắc thái to, nhỏ; khuyến khích HS tự nhận xét và nhận xét các nhóm bạn, GV chốt ý kiến.
- GV nhận xét – khen ngợi, động viên HS.
- GV đàn 1 câu của bài đọc nhạc và hỏi HS: Cô vừa đàn giai điệu một câu nhạc, đây là giai điệu bài đọc nhạc gì cô đã hướng dẫn chúng ta học?
- GV cho HS đọc lại bài đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay
- GV cho HS đọc nhạc kết hợp với gõ đệm theo phách.
- GV đàn và cho HS đọc nhạc theo hình thức: đồng ca, tốp ca, song ca, đơn ca.
- GV nhận xét – sửa sai(nếu có) – khen.
- GV hướng dẫn HS đọc nhạc vận động theo nhún chân, vỗ tay theo nhịp.
- GV cho HS thể hiện đọc nhạc nhún chân, vỗ tay theo nhịp theo nhạc theo hình thức: đồng ca, dãy, tổ, cá nhân. GV khuyến khích HS tự nhận xét và nhận xét các nhóm/ bạn thực hiện; GV chốt ý kiến.
- GV nhận xét – sửa sai (nếu có) – khen. 
- GV nhắc nhở
*GV khuyến khích HS về nhà luyện tập thêm phần hát gõ đệm theo tiết tấu và ôn đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay, hướng dẫn người thân cùng thực hiện đọc tên nốt kết hợp kí hiệu bàn tay.
- HS quan sát và lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS thực hiện theo GV.
- HS hát cá nhân kết hợp vỗ tay.
- HS nghe và nhận xét, trả lời.
- HS hát vỗ tay cả lớp.
- HS hát gõ đệm cả lớp.
- HS luyện hát theo hướng dẫn của GV ( HS chú ý đứng hát, ngồi hát, phát âm khi hát)
- HS nhận xét.
- HS nghe.
- HS nghe hướng dẫn và ghi nhớ.
- HS hát thể hiện sắc thai to, nhỏ.
- HS lên hát theo nhóm.
- HS nhận xét.
- HS nghe.
- HS nghe và trả lời câu hỏi.
- HS đọc bài đọc nhạc kết hợp thể hiện theo kí hiệu bàn tay.
- HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách.
- HS đọc nhạc theo đàn theo các hình thức.
- HS nhận xét.
- HS nghe.
- HS đọc nhạc kết hợp vận động nhún chân, vỗ tay theo nhịp.
- HS đọc nhạc nhún chân, vỗ tay theo nhịp theo nhạc.
- HS nhận xét.
-HS thực hiện.
- HS thực hiện.
Tiết 4: Ôn hát: Vào rừng hoa (Nhạc và lời: Việt Anh) 
 Ôn đọc nhạc: Bậc thang Đô – Rê – Mi
 Vận dụng - Sáng tạo: To - Nhỏ
I. Mục tiêu: 
Kết thúc bài học, HS sẽ:
 - Nhớ tên bài hát, biết hát đúng theo giai điệu lời ca bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh). Bước đầu biết lắng nghe, phối hợp và thể hiện sắc thái to- nhỏ trong khi hát; Tích cực thể hiện ở các hình thức đồng ca, tốp ca, đơn ca kết hợp với vỗ tay/ vận động theo nhịp điệu theo ý thích cùng với nhạc đệm.
 - Đọc được bài đọc nhạc: Bậc thang Đô - Rê – Mi với nhạc đệm và kết hợp vận động theo nhịp ( khuyến khích các ý tưởng mới) cùng nhóm/ cặp đôi.
 - Tích cực, chủ động tham gia hoạt động học tập cùng tập thể/ nhóm/ cặp đôi hoặc cá nhân ở lớp và chia sẻ nội dung bài học với người thân ở nhà. 
II. Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Trình chiếu Power Point / Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm
 - Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa.
 - Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.
2. Chuẩn bị của học sinh:
 SGK Âm nhạc 1.
III. Tiến trình dạy học:
Nội dung
(Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn hát:Vào rừng hoa (10 phút)
a. Khởi động
- Tổ chức trò chơi:
Luyện tập và thể hiện.
Hoạt động 2: Ôn đọc nhạc: Bậc thang Đô – Rê – Mi (10 phút)
Khởi động:
Luyện tập và thể hiện.
Hoạt động 3: Vận dụng – Sáng tạo: To – nhỏ ( 15 phút).
- GV cho cả lớp hát câu 1 bài hát Vào rừng hoa.
- GV cho một vài HS thể hiện tiết tấu của câu hát vừa hát.
- GV gõ một âm hình tiết tấu có biến đổi và cho HS nhận xét xem có giồng tiết tấu của các bạn mới thể hiện không.
- GV cho HS hát bài hát Vào rừng hoa thể hiện sắc thái to, nhỏ như tiết học trước.
- GV hướng dẫn HS hát: 
 + Tổ 1,3 hát
 + Tổ 2 gõ theo phách.
 + Tổ 4 gõ theo nhịp
- GV có thể cho HS đổi ngược lại.
 + Tổ 2,4 hát
 + Tổ 1 gõ đệm theo phách
 + Tổ 3 gõ đệm theo nhịp.
- GV nhận xét và khen.
- GV cho một vài nhóm lên hát và vận động minh họa.
- GV nhận xét và khuyến khích các nhóm thảo luận đưa ra ý tưởng mới.
- GV mời HS lên hát và vận động theo ý tưởng của mình.
- GV nhận xét: khen và động viên HS có những ý kiến phát biểu/ các cách thể hiện riêng của cá nhân.
- GV cho HS đứng lên nhún chân theo nhạc đệm.
- GV cho HS đọc lại bài đọc nhạc.
- GV hướng dẫn:
 + Lần 1: đọc to, gõ đệm theo nhịp.
 + Lần 2: đọc nhỏ, gõ đệm theo phách.
 + Lần 3: dãy 1 đọc nhạc, dãy 2 gõ đệm theo phách.
 + Lần 4: dãy 2 đọc nhạc, dãy 1 gõ đệm theo phách.
- GV cho một số nhóm lên giới thiệu tên bài đọc nhạc và đọc bài kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp.
- GV nhận xét – khen/ góp ý kiến cho HS ( nếu cần).
- GV cho một vài cá nhân lên đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp.
- GV nhận xét – khen, động viên HS.
- GV hướng dẫn HS có thể đọc to câu nhạc 1, câu nhạc 2 đọc nhỏ.
- GV cho HS đọc
- GV cho HS đọc: 
Vd: Các nốt nhạc 1,3,5,6 đọc to hơn các nốt còn lại.
- GV cho một vài nhóm lên thể hiện đọc nhạc to nhỏ theo sự thỏa thuận của nhóm theo ý thích.
- GV nhận xét – khen.
- GV cho một vài em lên đọc nhạc thể hiện đọc to nhỏ theo ý thích. GV khuyến khích HS tự nhận xét/ nhận xét các nhóm bạn.
- GV nhận xét – khen và động viên HS thực hiện.
* GV khuyến khích HS về nhà chia sẻ và thể hiện bài hát/ bài đọc nhạc hoặc kể về nội dung câu chuyện cho người thân cùng nghe.
- HS hát 1 câu theo hướng dẫn của GV.
- HS thể hiện tiết tấu của câu hát vừa hát.
- HS nhận xét.
- HS hát bài hát Vào rừng hoa thể hiện sức thái to nhỏ.
- HS hát theo hướng dẫn của GV.
- HS hát theo hướng dẫn.
- HS nghe.
- HS lên hát và vận động minh họa.
 - HS nghe.
- HS lên hát cá nhân vận động theo ý tưởng của nhóm/ cá nhân; các nhóm khác nhận xét.
- HS đứng vận động theo nhạc.
- HS đọc lại bài đọc nhạc.
- HS đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc nhạc theo nhóm kết hợp với gõ phách, nhịp.
- HS nghe.
- HS đọc nhạc cá nhân kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp.
- HS nghe và thực hiện.
- HS đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc nhạc.
- HS đọc nhạc theo hướng dẫn.
- HS lên đọc nhạc to nhỏ theo thỏa thuận của nhóm.
- HS nghe.
- HS đọc to nhỏ theo ý thích của mình.
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu.
 GIÁO ÁN 
Chủ đề 5: NHỊP ĐIỆU MÙA XUÂN (4 tiết)
Tiết 1: Học hát bài: Xúc xắc xúc xẻ (Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện; Lời: phỏng đồng giao)
 Vận dụng - Sáng tạo: Dài - ngắn
 Mục tiêu:
- HS nhớ được tên bài, bước đầu hát rõ lời ca đúng theo giai điệu bài hát Xúc xắc xúc xẻ, cảm nhận được không khí vui tươi và bước đầu tìm hiểu về ý nghĩa tốt đẹp của ngày Tết cổ truyền dân tộc thông qua nội dung của bài hát. 
- Cảm nhận và thể hiện được yếu tố Dài- Ngắn thông qua trò chơi nghe và nhắc lại âm thanh
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- GV nghiên cứu nội dung chủ đề, chuẩn bị học liệu tư liệu phù hợp nhạc đệm cho bài hát File âm thanh MP3, MP4, ... Phân tích tính chất và chuẩn bị trình bày bài hát Xúc xắc xúc xẻ, bài đọc nhạc Những người bạn của Đô- Rê- Mi.
-Trình chiếu Power Point/ Loa Blutooth 
- Chuẩn bị giáo cụ trực quan:lợn đất, sứ, ống tre nứa, tiền xu giả cổ...
- Nhạc cụ: đàn phím điện tử/ghi ta, thanh phách/ nhạc cụ tự chế...
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK Âm nhạc 1
- Nhạc cụ: Thanh phách
III.Tiến trình dạy học:
Nội dung (Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Học hát: Vào rừng hoa ( 25 phút)
Khởi động: 
- Tìm hiểu về Tết Việt Nam
+ Tranh ảnh/Video về tết cổ truyền VN
+ 
b. Giới thiệu và nghe hát mẫu:
- Hướng dẫn HS quan sát bức tranh.
- Nghe hát mẫu.
c. Đọc lời ca:
- Hướng dẫn đọc lời ca.
d.Tập hát:
- GV Hướng dẫn HS hát từng câu, nối cả bài.
Hoàn thiện bài
Tìm hiểu nội dung bài hát
e. Hát với nhạc đệm:
- Hát kết hợp vỗ tay theo phách.
Hoạt động 2: Vận dụng sáng tạo Dài - ngắn (10 phút)
-Nghe mẫu – cảm nhận thể hiện. 
- Đặt câu hỏi tương tác với HS: 
?Các con nhận xét nội dung bức tranh/video...
? Hãy kể về ngày tết ở gia đình em
? Tết vào mùa nào trong năm? GV đàm thoại và gợi mở ( nếu cần).
? Ngày tết trẻ em được người lớn quan tâm như thế nào?
gợi mở và tương tác với HS về các phương án trả lời. 
GV chốt: Hàng năm, mùa xuân và ngày Tết cổ truyền của năm đem niềm vui đến mọi nhà, mọi người. Tết là dịp cả gia đình đoàn viên bên nhau trong tình thân. Dù đi xa ai ai cũng mong Tết đến để trở về đoàn tụ cùng gia đình.
- Tục lệ mừng tuổi ngày tết: Trẻ em thời xưa, đêm 30 tết rủ nhau đến từng nhà gõ cửa, hát đồng dao chúc mừng năm mới với những điều tốt lành và được chủ nhà mừng tuổi bằng những đồng tiền xu. Để tránh k bị làm rơi làm mất các em cất cẩn thận vào trong ống nứa (ở đầu có cưa 1 đường xéo làm chỗ bỏ tiền vào). Trẻ em cầm trên tay đi đến đâu đồng xu cũng phát tiếng xúc xắc rất vui tai..
- GV Hát/ bật mp3/ 2-3 lượt
- GV đọc mẫu lời ca bài hát
? Em có thể đánh vần/ đọc được những từ nào?
? từ nào khó đọc
Tập đọc từ khó thuần thục
- Cho HS tập nói thuần thục 4 từ: Xúc xắc xúc xẻ (Hát nói, hát có cao độ)
- Hát mẫu từng câu lưu ý cao độ từ “ xẻ”, “ mẻ” có luyến.
- Sắc thái vui, hát gọn chữ.
- Tổ chức hát kết hợp vỗ tay theo phách /nhịp /tiết tấu.
- Xúc xắc xúc xẻ là âm thanh gì?
- Các bạn nhỏ đi chơi vào thời điểm nào?
- Vì sao các bạn nhỏ lại vui đến vậy.
- Tiền mừng tuổi được bỏ vào ống để làm gì?
- Chúng ta sẽ sử dụng tiền mừng tuổi vào việc gì có ích nhất?
- GV đệm đàn/ file nhạc,hướng dẫn HS hát khớp với nhạc đệm.
- Tổ chức trình bày bài hát ở các hình thức đã học.
- Hướng dẫn HS quan sát Power Point bảng phụ/ SGK
? Mỗi ô nhạc có mấy nốt nhạc
? tên gọi như thế nào
? Điểm khác nhau của các nốt nhạc là gì? (hình nốt)
- Đàn giai điệu mục 1
(Cho bọc sinh đọc tên nốt)
- HS cho biết hình nốt nào thì ngân dài hơn?
- GV khích lệ HS trả lời, tự nhận xét và nhận xét các bạn.
GV đàm thoại với HS về mùa xuân và Tết, về các công việc chuẩn bị đón Tết của các gia đình:
+ Người lớn chuẩn bị: dọn nhà, chúc tết, gói bánh chưng, thăm ông bà, về quê, lễ chùa, chơi chợ xuân...
+ Trẻ em: được đi chúc Tết/ đi chơi, may quần áo mới, lì xì, lễ chùa,...ăn bánh kẹo, ăn bánh chưng, 
*GV khen ngợi HS đã thực hiện tốt các nội dung, và khuyến khích HS tự tập luyện thêm các phần còn thực hiện chưa tốt; về nhà kể về nội dung của bài học cho người thân cùng nghe.
- Quan sát, trải nghiệm, liên hệ thực tế, trả lời tương tác với GV và hiểu được ý nghĩa nội dung đang khám phá trải nghiệm
- Theo dõi quan sát video/ tranh để hiểu về nguồn gốc bài hát
- HS nghe, cảm nhận giai điệu, lời ca
- Nghe GV đọc mẫu cảm nhận và theo dõi ca từ
-Cùng quan sát và đánh vần đọc lời ca theo yêu cầu của giáo viên.
- Phát hiện từ khó, cùng đọc theo giáo viên, ghép đọc cả bài
- HS lắng nghe và hát theo mẫu
- Tương tác, trải nghiệm theo nội dung bài hát, trả lời câu hỏi của GV, rút ra ý nghĩa bài học
-Hát với nhạc đệm theo yêu cầu của GV
-Lắng nghe và trả lời câu hỏi GV 
- Nghe âm thanh, cảm nhận, nhắc lại.
- Hình nốt tròn ngân dài hơn.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
Tiết 2: Ôn bài hát: Xúc xắc xúc xẻ
 Đọc nhạc: Những người bạn của Đô rê mi
I. Mục tiêu:
- HS hát thuộc lời ca, giai điệu, bước đầu biết thể hiện cảm xúc, nhịp điệu vui tươi, rộn ràng của bài hát Xúc xắc xúc xẻ
- Bước đầu biết vận dụng và sáng tạo hình thức minh họa, biết phối kết hợp với các bạn để cùng hát theo hình thức đồng ca, tốp ca, song ca, đơn ca.
- Nhớ tên và đọc được độ cao, giai điệu của 5 nốt Đồ, Rê, Mi, Pha, Son trong bài đọc nhạc.
- Biết thể hiện âm thanh dài- ngắn qua giọng hát và trò chơi âm nhạc .
II. Chuẩn bị: 
- Chuẩn bị ý tưởng về động tác vận động minh họa kết hợp với hát.
-Trình chiếu Power Point/ Loa Bluetooth...
- Nhạc cụ gõ đệm: trống con, nhạc cụ tự chế( lon Cocacola/ hai chiếc thìa nhôm ngắn/ hai hòn sỏi vừa tay HS cầm.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- GV nghiên cứu chuẩn bị học liệu tư liệu phù hợp nhạc đệm cho bài hát, bài đọc nhạc File âm thanh MP3, MP4, ... chuẩn bị trình bày bài đọc nhạc Những người bạn của Đô- Rê- Mi.
-Trình chiếu Power Point/ Loa Blutooth 
- Nhạc cụ: đàn phím điện tử/ghi ta, thanh phách/ nhạc cụ tự chế...
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK Âm nhạc 1
- Hát thuộc lời ca, giai điệu bài hát Xúc xắc xúc xẻ
III. Tiến trình dạy học:
Nội dung (Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn hát Xúc xắc xúc xẻ (10 phút)
a. Khởi động
- Trò chơi: Ô chữ kì diệu
b. Hát kết hợp vận động theo nhịp
Hoạt động 2: Đọc nhạc bậc thang Đô

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_son.doc