Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 3 - Tuần 1-8 - Năm học 2021-2022

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 3 - Tuần 1-8 - Năm học 2021-2022

I.Yêu cầu cần đạt

Sau bài học này, học sinh:

- Biết thêm được các bài hát về mái trường, thầy cô, bạn bè.

 - Thuộc và hát một số bài hát về thầy cô, bạn bè, mái trường.

- Giáo dục cho HS biết yêu trường, yêu lớp,

- Năng lực, phẩm chất: Phát triển năng lực năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh. Phát triển phẩm chất chăm chỉ, ham học.

II. Đồ dùng dạy học

- Máy chiếu.

- Một số bài hát, bài thơ về thầy cô, bạn bè, mái trường.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động

- Gọi một số HS trình bày những gì em biết về ngôi trường mình đang học trước lớp.

- GV liên hệ - Kết nối bài học

- Giới thiệu chủ để bài học - HS trình bày.

- HS nghe.

2. Hoạt động khám phá

- GV cho HS xem video và nghe một số bài hát về thầy cô, bạn bè, mái trường.

- Liên hệ:

+ Ai còn biết bài hát nào khác nói về thầy cô, bạn bè, mái trường không?

+ Các con có thấy mái trường mình đang học có đẹp không?

+ Hàng ngày con đến lớp, con có những niềm vui nào? Hoạt động nào làm con hứng thú nhất?

- GV tổng kết. - HS quan sát và lắng nghe

- HS trả lời cá nhân.

- HS lắng nghe.

 

doc 64 trang ducthuan 06/08/2022 3200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 3 - Tuần 1-8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1 
 Thứ Hai, ngày 6 tháng 9 năm 2021
 VĂN NGHỆ 
 HÁT VỀ MÁI TRƯỜNG, THẦY CÔ, BẠN BÈ 
I.Yêu cầu cần đạt
Sau bài học này, học sinh:
- Biết thêm được các bài hát về mái trường, thầy cô, bạn bè.
 - Thuộc và hát một số bài hát về thầy cô, bạn bè, mái trường.
- Giáo dục cho HS biết yêu trường, yêu lớp, 
- Năng lực, phẩm chất: Phát triển năng lực năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh. Phát triển phẩm chất chăm chỉ, ham học....
II. Đồ dùng dạy học
- Máy chiếu. 
- Một số bài hát, bài thơ về thầy cô, bạn bè, mái trường.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- Gọi một số HS trình bày những gì em biết về ngôi trường mình đang học trước lớp.
- GV liên hệ - Kết nối bài học
- Giới thiệu chủ để bài học
- HS trình bày.
- HS nghe.
2. Hoạt động khám phá
- GV cho HS xem video và nghe một số bài hát về thầy cô, bạn bè, mái trường.
- Liên hệ:
+ Ai còn biết bài hát nào khác nói về thầy cô, bạn bè, mái trường không?
+ Các con có thấy mái trường mình đang học có đẹp không? 
+ Hàng ngày con đến lớp, con có những niềm vui nào? Hoạt động nào làm con hứng thú nhất? 
- GV tổng kết.
- HS quan sát và lắng nghe
- HS trả lời cá nhân.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động thực hành 
- GV bật nhạc cho HS hát theo bài hát ‘Em yêu trường em’.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, tự lựa chọn một bài hát về thầy cô, bạn bè, mái trường để luyện tập và trình bày trước lớp.
- GV chuẩn bị nhạc cho các nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp lắng nghe và thực hiện.
- HS hoạt động và tập luyện theo nhóm.
- Các nhóm trình bày bài hát của nhóm mình trước lớp.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Hãy nêu cảm nhận của em sau buổi học.
- Dăn HS về nhà sưu tầm thêm 1 số bài hát về thầy cô, bạn bè, mái trường
- HS nêu cảm nhận.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ Ba ngày 7 tháng 9 năm 2021
TRÒ CHƠI BẮN TÊN
I.Yêu cầu cần đạt
Sau bài học này, học sinh:
- Thông qua trò chơi giúp các bạn HS biết thêm thông tin về bạn của mình.
- Các bạn HS trong lớp trở nên gắn bó, gần gũi nhau hơn
- Năng lực, phẩm chất: Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh...
II. Đồ dùng dạy học
- Máy chiếu 
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- Bật nhạc bài Lớp chúng ta đoàn kết.
- Giới thiệu tên trò chơi.
- HS vận động theo nhạc
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động khám phá 
- GV nêu cách chơi, luật chơi của trò chơi 
‘‘Bắn tên’’.
Người quản trò sẽ hô: "Bắn tên, bắn tên" và cả lớp sẽ đáp lại: "tên gì, tên gì".
Sau đó, người quản trò sẽ gọi tên bạn học sinh trong lớp và đặt câu hỏi để bạn đó trả lời về thông tin, sở thích, sở trưởng của bạn mình.
Người trả lời câu hỏi sau sẽ tiếp tục là người quản trò.
- GV cho HS chơi thử một lần.
- HS lắng nghe cách chơi và luật chơi.
- Cả lớp tiến hành chơi thử.
3. Hoạt động thực hành 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi (đảm bảo cả lớp ai cũng được làm quản trò)
- Cả lớp tiến hành chơi.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Hãy nêu cảm nhận của em sau buổi học?
- HS nêu
IV. Điều chỉnh sau bài dạy 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Thứ Năm, ngày 8 tháng 9 năm 2021
EM YÊU TOÁN HỌC
 CHỦ ĐỀ: CÁC CON SỐ TRONG PHẠM VI 1000
I.Yêu cầu cần đạt
Sau bài học này, học sinh:
- Thông qua các trò chơi HS có thể ôn luyện, củng cố về các dạng toán trong phạm vi 1000
- Nâng cao hứng thú, yêu thích môn toán học.
- Năng lực, phẩm chất: Phát triển năng lực toán học, năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh. Phát triển phẩm chất chăm chỉ, ham học....
- Giáo dục cho HS tính sáng tạo, hợp tác, cẩn thận. .
II. Đồ dùng dạy học
- GV: máy chiếu
- HS: Bảng con, phấn trắng.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- GV cho lớp khởi động bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.
- Giới thiệu chủ đề Em yêu toán học ngày hôm nay.
- HS vận động theo nhạc
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động thực hành: 
a. Trò chơi “Hộp quà bí mật”
- GV chuẩn bị 1 bài hát, 1 hộp quà trong hộp quà có các câu hỏi. Khi nhạc được bật lên hộp quà lần lượt được chuyền qua tay nhau, nhạc dừng ở đâu thì người đang cầm hộp quà phải bốc thăm trả lời 1 câu hỏi ở trong hộp, lần lượt như vậy đến khi hết bài hát. (Các câu hỏi liên quan đến các số trong phạm vi 1000)
- HS lắng nghe và thực hiện trò chơi.
- Tổng kết trò chơi trao phần thưởng cho người thắng cuộc.
- Lắng nghe và thực hiện.
b. Trò chơi “Ai thông minh hơn”
- Nêu cách chơi, luật chơi
- GV đưa ra các bài toán dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm về dạng toán trong phạm vi 1000
- Sử dụng vòng quay may mắn để chọn HS trả lời câu hỏi.
- Lần lượt cho đến khi hết câu hỏi (5 câu)
- Tổng kết trò chơi bạn nào trả lời chưa đúng sẽ bị phạt.
- Lắng nghe và thực hiện.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Hãy nêu cảm nhận của em sau buổi học?
- HS nêu cảm nhận.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Thứ Sáu, ngày 10 tháng 9 năm 2021
EM YÊU TIẾNG VIỆT
 CHỦ ĐỀ:TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
I.Yêu cầu cần đạt
- Sau khi học xong HS biết thêm về các truyện cổ tích Việt Nam.
- HS có thể kể lại được một số câu truyện trước lớp.
- Năng lực, phẩm chất: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh. Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm ...
II. Đồ dùng dạy học
- Powerpoint, các video, câu chuyện cổ tích Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- Bật nhạc bài hát khởi động.
- Giới thiệu chủ đề Em yêu Tiếng Việt ngày hôm nay: Cổ tích Việt Nam.
- HS vận động theo nhạc
- HS nghe.
2. Hoạt động khám phá
- GV cho HS xem 1 câu chuyện cổ tích Việt Nam.
- GV đưa ra câu hỏi: Em rút ra được bài học gì sau khi xem câu chuyện?
- HS quan sát, lắng nghe câu truyện.
- HS phát biểu ý kiến.
3. Hoạt động luyện tập
- GV yêu cầu HS kể tên các câu chuyện cổ tích mà HS đã nghe, đã đọc.
- GV cho HS kể chuyện theo nhóm, mỗi nhóm cử 1 đại diện kể trước lớp.
- GV gọi HS nhận xét và đưa ra nhận xét về phần kể chuyện.
- HS phát biểu.
- Các nhóm hoạt động kể chuyện và cử đại diện nhóm lên kể thi trước lớp.
- HS nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Về nhà kể các câu chuyện cổ tích cho ông bà, bố mẹ, anh chị, em nghe.
- HS lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TUẦN 2 
 Thứ Hai ngày 13 tháng 9 năm 2021
Giáo dục kĩ năng sống
 VỆ SINH TRƯỜNG LỚP
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS biết làm vệ sinh và trang trí lớp học. 
- Năng lực, phẩm chất:
+ Giúp phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh
+ Rèn luyện đức tính chăm chỉ, chịu khó và gọn gàng trong công việc. 
+ Giáo dục HS có thói quen lao động và hiểu được giá trị, ý nghĩa của việc tự bỏ sức lao động tạo nên khung cảnh lớp, trường khang trang, sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các dụng cụ phục vụ cho tổng vệ sinh: khẩu trang, chổi, xẻng, giẻ lau, chậu nước, 
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- GV giới thiệu nội dung hoạt động 
- HS thảo luận những công việc vần làm và phân chia công việc
- HS lắng nghe 
- HS thực hiện
2. Hoạt động thực hành: Tiến hành vệ sinh khuôn viên, trường lớp
- Từng tổ làm vệ sinh lớp học theo sự phân công.
 Lưu ý: Có thể đề xuất những công việc như sau:
+ Nhặt rác tại các bôn hoa, cây cảnh và trên sân trường.
+ Tưới cây trong khuôn viên trường 
+ Vệ sinh lớp học: Lau dọn bàn ghế, biểu bảng
+ Treo tranh, ảnh, cây cảnh, chậu hoa (nếu có điều kiện). 
- Phân công công việc cho các tổ/ cá nhân. 
- Tổ trưởng họp tổ, phân công tổ viên chuẩn bị dụng cụ
- Sau khi làm vệ sinh xong, cả lớp tập trung tại lớp học. 
- Tổ trưởng nhận phân công và giao công việc cho các cá nhân
- Cá nhân thực hiện công việc.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- HS chia sẻ những việc mình đã làm, kết quả và cảm nhận của mình sau khi hoàn thành công việc
- HS nêu
IV. Điều chỉnh sau bài dạy 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ Ba, ngày 14 tháng 9 năm 2021
EM YÊU TOÁN HỌC
 CHỦ ĐỀ: BẢNG NHÂN VÀ BẢNG CHIA
I.Yêu cầu cần đạt 
Sau bài học này, học sinh:
- Thông qua các trò chơi củng cố, luyện tập về bảng nhân, bảng chia
- Rèn kĩ năng tính nhanh.
.Năng lực, phẩm chất: Phát triển năng lực toán học, năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh. Phát triển phẩm chất chăm chỉ, ham học....
- Giáo dục cho HS tính sáng tạo, hợp tác, cẩn thận. .
II. Đồ dùng dạy học
- Máy chiếu; powerpoint.
- Hộp quà đựng câu hỏi. 
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- Bật nhạc bài Lớp chúng ta đoàn kết.
- Giới thiệu : Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau chơi các trò chơi để củng cố về bảng nhân, bảng chia
- HS vận động theo nhạc
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động thực hành: 
a. Trò chơi “Hộp quà bí mật”
- GV chuẩn bị 1 bài hát, 1 hộp quà trong hộp quà có các câu hỏi. Khi nhạc được bật lên hộp quà lần lượt được chuyền qua tay nhau, nhạc dừng ở đâu thì người đang cầm hộp quà phải bốc thăm trả lời 1 câu hỏi ở trong hộp, lần lượt như vậy đến khi hết bài hát.
- HS nghe và thực hiện trò chơi.
- HS đọc câu hỏi và trả lời.
- Tổng kết trò chơi trao phần thưởng cho người thắng cuộc.
- Lắng nghe và thực hiện.
b. Trò chơi “Ai thông minh hơn”
- Nêu cách chơi, luật chơi
- GV đưa ra các bài toán dưới dạng các câu trắc nghiệm củng cố, ôn lại kiến thức về bảng nhân, bảng chia
- Sử dụng vòng quay may mắn để chọn HS trả lời câu hỏi.
- Lần lượt cho đến khi hết câu hỏi (5 câu)
- Tổng kết trò chơi bạn nào trả lời chưa đúng nhảy lò cò một vòng quanh lớp.....
- Lắng nghe và thực hiện.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Hãy nêu cảm nhận của em sau buổi học?
- HS nêu
IV. Điều chỉnh sau bài dạy 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ Năm, ngày 16 tháng 9 năm 2021
TRÒ CHƠI DÂN GIAN
 CƯỚP CỜ
I.Yêu cầu cần đạt
- Rèn luyện cho HS khả năng vận động nhanh, khéo léo và biết “lừa” đối phương để giành chiến thắng.
- Rèn luyện khả năng tập trung, chú ý lắng nghe và phối hợp với nhau trong một tập thể khi chơi.
II. Đồ dùng dạy học
- Cờ đỏ, còi.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- Bật nhạc bài “Vũ điệu rửa tay”
- Giới thiệu : Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau chơi trò chơi Cướp cờ,
- HS vận động theo nhạc
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động thực hành: Trò chơi “Cướp cờ”
- GV nêu cách chơi và luật chơi: 
Từng cặp có số thứ tự giống nhau sẽ cùng lên chơi cướp cờ.
Bên nào cướp được cờ mang về cho đội mình được tính 1 điểm. Nếu cước được cờ nhưng chưa chạy qua vạch đích về đội mình mà để đối phương chạy rượt theo chạm vào người thì không được tính điểm.
Sau các vòng chơi (số vòng chơi các đội sẽ tự thỏa thuận và thống nhất trước khi chơi), đội nào thành công mang cờ về nhiều hơn là đội đó thắng.
- GV chia lớp làm 4 đội chơi, mỗi đội đặt 1 cái tên khác nhau.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS đặt tên cho đội mình
- HS tham gia chơi
- Tổng kết trò chơi trao phần thưởng cho đội thắng cuộc.
- Lắng nghe và thực hiện.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Hãy nêu cảm nhận của em sau buổi học?
- HS nêu
IV. Điều chỉnh sau bài dạy 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ Sáu, ngày 17 tháng 9 năm 2021
EM YÊU TIẾNG VIỆT
 CHỦ ĐỀ: MĂNG NON
I. Yêu cầu cần đạt
- Thông qua các trò chơi HS củng cố, ôn luyện các kiến thức về từ ngữ tuộc chủ điểm Măng Non
- HS trong lớp thêm đoàn kết, gần gũi.
- Năng lực, phẩm chất: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học
- Powerpoint.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- GV nhạc bài hát “Lớp chúng ta kết đoàn” 
- Giới thiệu : chủ đề Em yêu Tiếng Việt ngày hôm nay.
- HS vận động theo nhạc
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động thực hành: Trò chơi “Xì điện”
- GV nêu cách chơi, luật chơi.
Giáo viên chia lớp thành 2 đội để thi đua.
Giáo viên sẽ “châm ngòi” đầu tiên và đọc một câu hỏi liên quan đến từ chỉ sự vật, từ ngữ về Thiếu Nhi rồi chỉ vào một em thuộc một trong 2 đội, em đó phải bật ngay ra kết quả.
Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền “xì điện” một bạn thuộc đội đối phương. Em sẽ đọc bất kì câu hỏi bạn đó lập tức phải có ngay kết quả, rồi lại “xì điện” trả lại đội ban đầu.
Cứ như vậy, giáo viên cùng 2 thư ký ghi kết quả của mỗi đội. Hết thời gian chơi đội nào có nhiều bạn đọc kết quả đúng thì sẽ là đội chiến thắng.
Lưu ý: Khi được quyền trả lời mà lúng túng không đọc ra ngay kết quả thì mất quyền trả lời và “xì điện”, giáo viên sẽ lại chỉ định một bạn khác bắt đầu.
- GV tổ chức cho HS chơi.
- GV tổng kết trò chơi.
- Cả lớp lắng nghe luật chơi.
- Cả lớp tiến hành chơi theo sự hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Em biết được những gì sau trò chơi ngày hôm nay?
- Chia sẻ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
 TUẦN 3 
Thứ Hai ngày 20 tháng 9 năm 2021
VUI VĂN NGHỆ
 VUI TẾT TRUNG THU
I.Yêu cầu cần đạt: 
- Biết thêm được các bài hát về chủ đề Tết Trung Thu.
- Thuộc và hát một số bài hát về chủ đề Tết Trung Thu.
- Cả lớp cùng nhau xếp mâm ngũ quả và tổ chức Trung Thu.
- Năng lực, phẩm chất: Phát triển năng lực năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh. 
II. Đồ dùng dạy học
- Máy chiếu, một số bài hát về chủ đề Tết Trung Thu.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- GV cho HS nghe một bài hát về chủ đề Tết Trung Thu và đưa ra câu hỏi về chủ đề ngày hôm nay.
- Giới thiệu chủ để bài học.
- HS lắng nghe bài hát và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp lắng nghe.
2. Hoạt động thực hành
- GV tổ chức cho HS hát một số bài hát về chủ đề Tết Trung Thu.
- GV cho HS xem một số video về cách trang trí mâm ngũ quả Trung Thu.
- GV tổ chức cho HS trang trí và xếp mâm ngũ quả theo tổ.
- GV quan sát, giúp đỡ các tổ.
- Hết giờ, GV cho các tổ trưng bày mâm ngũ quả.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV tổ chức Tết Trung Thu cùng cả lớp.
- HS hát 
- HS trả lời cá nhân.
- Các tổ thực hành xếp mâm ngũ quả theo ý tưởng của tổ mình.
- Các tổ trưng bày mâm ngũ quả trước lớp. 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Hãy nêu cảm nhận của em sau buổi học.
- HS nêu cảm nhận.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ Ba ngày 21 tháng 9 năm 2021
EM YÊU TOÁN HỌC
 CHỦ ĐỀ: PHÉP NHÂN. PHÉP CHIA
I.Yêu cầu cần đạt 
- Thông qua các trò chơi củng cố về các phép nhân, phép chia
- Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo khối lượng một cách nhanh chóng.
- Năng lực, phẩm chất: Phát triển năng lực toán học, năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh.Phát triển phẩm chất chăm chỉ, ham học....
- Giáo dục cho HS tính sáng tạo, hợp tác, cẩn thận. .
II. Đồ dùng dạy học
- Máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- Bật nhạc bài Baby Shark.
- Giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau chơi trò chơi để củng cố về các phép nhân, phép chia.
- HS vận động theo nhạc
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động thực hành. 
a. Trò chơi “Ăn khế trả vàng”
- GV mở powerpoint trò chơi và nêu cách chơi và luật chơi,
+ Trên cây khế sẽ có 10 quả khế ẩn chứa 10 phép tính, HS trả lời đúng thì chú chim sẽ hái được 1 quả khế và trả 1 cục vàng, cứ như vậy lần lượt đến khi hết 10 câu hỏi.
- HS nghe và thực hiện trò chơi.
- HS đọc câu hỏi và trả lời.
* Hệ thống câu hỏi GV đọc hoặc chiếu lên màn hình máy chiếu cho học sinh trả lời vào bảng,vở,....
- Tổng kết trò chơi trao phần thưởng cho người thắng cuộc.
- Lắng nghe và thực hiện.
b. Trò chơi “Bí mật trong quả bóng”
- Nêu cách chơi, luật chơi
- GV chiếu powerpoint trò chơi. Có 5 quả bóng, ẩn chứa 5 câu hỏi khác nhau. Gọi lần lượt HS chọn bóng sau đó trả lời câu hỏi.
HS trả lời đúng bóng sẽ được sút vào gôn. Cứ như vậy cho đến khi 5 quả bóng được mở ra.
(GV đưa ra các câu hỏi liên quan đến các đơn vị đo khối lượng dưới dạng trắc nghiệm điền số thích hợp vào chỗ trống,...)
- Tổng kết trò chơi bạn nào trả lời chưa trả lời đúng sẽ chịu 1 hình phạt của cả lớp.
- Lắng nghe và tham gia chơi.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Hãy nêu cảm nhận của em sau buổi học?
- HS nêu cảm nhân.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ Năm, ngày 23 tháng 9 năm 2021
TRÒ CHƠI DÂN GIAN
 ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ
I.Yêu cầu cần đạt
- Thông qua các trò chơi HS sẽ có những hiểu biết về tác hại và phòng chống dịch covid – 19.
- Biết yêu quý, trân trọng, biết ơn những người lao động.
II. Đồ dùng dạy học
- Powerpoint trò chơi.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- Bật nhạc bài “Vũ điệu rửa tay”
- Giới thiệu : Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau chơi trò chơi Đuổi hình bắt chữ. 
- HS vận động theo nhạc
- HS nghe.
2. Hoạt động thực hành: Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
- GV chia lớp làm 4 đội chơi, mỗi đội đặt 1 cái tên khác nhau, đội nào biết đáp án thì cho tín hiệu giơ tay.
- GV chiếu các hình ảnh liên quan đến Virus Corona, cách phòng tránh bệnh, ... đê HS nhìn hình đoán xem đó là gì?
- GV đưa ra các câu hỏi liên quan về Virus Corona.
+ Các triệu chứng của covid-19?
+ Những việc chúng ta nên làm? Không nên làm trước tình hình dịch covid-19?
+ Cả lớp nhắc lại Thông điệp 5K của Bộ Y Tế.
- GV cho HS xem các hình ảnh của các y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch và video khuyến cáo ‘5K’ của Bộ Y Tế, chung sống an toàn với dịch bệnh.	
- GV nhận xét, tuyên dương HS
- HS đặt tên cho đội mình
- HS tham gia chơi.
- HS trả lời các câu hỏi
- Cả lớp đồng thanh
1. Đeo khẩu trang
2. Khử khuẩn
3. Khoảng cách
4. Không tụ tập
5. Khai báo y tế
* Hệ thống câu hỏi GV đọc hoặc chiếu lên màn hình máy chiếu cho học sinh trả lời.
- Tổng kết trò chơi trao phần thưởng cho người thắng cuộc.
- Lắng nghe và thực hiện.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Hãy nêu cảm nghĩ của em sau buổi học?
- HS nêu
IV. Điều chỉnh sau bài dạy 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Thứ Sáu, ngày 24 tháng 9 năm 2021
EM YÊU TIẾNG VIỆT
 CHỦ ĐỀ: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.Yêu cầu cần đạt
- Sau khi học xong HS biết và kể được một số câu chuyện.
- Năng lực, phẩm chất: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh. Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm ...
II. Đồ dùng dạy học
- Máy chiếu (powerpoint).
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động 
- GV bật nhạc cho HS khởi động. 
- Giới thiệu : chủ đề Em yêu Tiếng Việt ngày hôm nay Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- HS vận động theo nhạc
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động thực hành
- GV mời HS kể tên các câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc.
- GV tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm và yêu cầu nhóm cử đại diện một người lên kể trước lớp.
- GV mời đại diện của các các nhóm kể chuyện (GV chuẩn bị hình ảnh trên powerpoint)
- GV cho lớp nhận xét và chọn ra HS kể chuyện hay nhất.
- GV có phần thưởng cho người kể chuyện hay nhất.
- HS phát biểu.
- HS kể chuyện theo nhóm và cử ra bạn kể chuyện hay và hấp dẫn nhất.
- Đại diện các nhóm tiến hành kể chuyện.
- HS nhận xét phần kể chuyện của nhóm bạn.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Em biết được những gì sau buổi sinh hoạt em yêu Tiếng Việt hôm nay?
- Chia sẻ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TUẦN 4 
Thứ Hai, ngày 27 tháng 9 năm 2021
DU LỊCH CÙNG BẠN
 MỜI BẠN VỀ THĂM QUÊ TÔI
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS trình bày được những hiểu biết của mình về các danh lam thắng cảnh, về phong tục tập quán, về truyền thống văn hóa của quê hương mình. 
- Năng lực, phẩm chất:
+ Giúp phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh
+ Rèn luyện đức tính tự tin, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề trước tập thể. 
+ Giáo dục các em lòng yêu quê hương, đất nước; tự hào về những truyền thống vẻ vang của quê hương. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Máy chiếu (Tranh, ảnh, sơ đồ, sách báo, truyện kể, các bài thơ, ca dao, tục ngữ, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương. )
- Chuông báo giờ của Ban giám khảo. 
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động 
- Giới thiệu câu ca dao: 
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng 3 mồng 10”
 - Giới thiệu bài học: Nội dung: Giới thiệu về vẻ đẹp thiên nhiên, về các truyền thống tốt đẹp của quê hương; về con người quê hương; về các thành tựu phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương. 
- HS đọc đồng thanh
2. Hoạt động 2: Thi hùng biện theo đội, nhóm
- Thành lập Ban tổ chức cuộc thi: 
Nội dung : 
+ Phần 1: Chào hỏi (giới thiệu về đội, nhóm dự thi). 
+ Phần 2: Phần thi hùng biện: Đại diện đội, nhóm sẽ cử ra 1 cá nhân diễn thuyết theo nội dung đã 
thống nhất hoặc mỗi người trình bày một đoạn nối tiếp nhau. 
+ Phần 3: Các nhóm trình diễn các tiết mục văn nghệ hoặc tiểu phẩm trong phạm vi chủ đề “Mời bạn về thăm quê tôi”. 
- Thời gian thi theo nhóm trong vòng: 12 – 15 phút. 
- Tiêu chí chấm điểm: Thang điểm 10 
- Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc thi, thái độ của các đội. 
- Công bố kết quả cuộc thi. 
- MC mời cá nhân đạt giải hùng biện hay nhất và đại diện các đội đạt giải lên nhận thưởng.
- Cán bộ lớp, các tổ trưởng. 
- Phân công trách nhiệm từng thành viên trong Ban tổ chức phụ trách các mảng.
- Cử người dẫn chương trình.
- Các đội cử người tham gia thi
- HS lắng nghe
- Tổng kết trò chơi trao phần thưởng cho người thắng cuộc.
- Lắng nghe và thực hiện.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Em đã mời bạn du lịch những địa danh nào tại quê hương?
- HS nêu
IV. Điều chỉnh sau bài dạy 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ Ba ngày 28 tháng 9 năm 2021
EM YÊU TOÁN HỌC
 CHỦ ĐỀ: GIẢI TOÁN
I.Yêu cầu cần đạt
- Thông qua các trò chơi HS có thể ôn luyện, củng cố về giải toán 
 - Nâng cao hứng thú, yêu thích môn toán học.
- Năng lực, phẩm chất: Phát triển năng lực toán học, năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh. Phát triển phẩm chất chăm chỉ, ham học....
- Giáo dục cho HS tính sáng tạo, hợp tác, cẩn thận. .
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Powerpoint.
- HS: Bảng con, phấn trắng.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- GV cho lớp khởi động bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.
- Giới thiệu chủ đề Em yêu toán học ngày hôm nay.
- HS vận động theo nhạc
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động thực hành: 
a. Trò chơi “Hộp quà bí mật”
- GV chuẩn bị 1 bài hát, 1 hộp quà trong hộp quà có các câu hỏi. Khi nhạc được bật lên hộp quà lần lượt được chuyền qua tay nhau, nhạc dừng ở đâu thì người đang cầm hộp quà phải bốc thăm trả lời 1 câu hỏi ở trong hộp, lần lượt như vậy đến khi hết bài hát. (Các câu hỏi liên quan đến giải toán được chiếu trên màn chiếu)
- HS lắng nghe và thực hiện trò chơi.
- Tổng kết trò chơi trao phần thưởng cho người thắng cuộc.
- Lắng nghe và thực hiện.
b. Trò chơi “Ai thông minh hơn”
- Nêu cách chơi, luật chơi.
- GV đưa ra các bài toán dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm về giải toán
- Sử dụng vòng quay may mắn để chọn HS trả lời câu hỏi.
- Lần lượt cho đến khi hết câu hỏi (5 câu)
- Tổng kết trò chơi bạn nào trả lời chưa đúng sẽ bị phạt.
- Lắng nghe và thực hiện.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Hãy nêu cảm nhận của em sau buổi học?
- HS nêu cảm nhận.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Thứ Năm, ngày 30 tháng 9 năm 2021
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : NGHE - KỂ CHUYỆN: TẤM GƯƠNG 
HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS biết cảm thông với những khó khăn của các bạn HS nghèo vượt khó. 
- Biết học tập tinh thần nỗ lực vươn lên của các HS nghèo vượt khó.
- Năng lực, phẩm chất:
+ Giúp HS phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, chia sẻ
+ Hs biết đồng cảm và có ý chí phấn đấu vươn lên
+ Giáo dục HS có ý thức quan tâm, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn
II. Đồ dùng dạy học:
- Các mẩu chuyện sưu tầm ở lớp, ở trường hoặc qua sách báo, truyện, mạng Internet về tấm gương HS nghèo vượt khó ( đã giao cho HS chuẩn bị)
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- Lớp hát bài “Nối vòng tay lớn”
- GV giới thiệu nội dung bài
- Cử người dẫn chương trình
- HS thực hiện
- HS lắng nghe 
2. Hoạt động thực hành: Kể chuyện
- GV lần lượt gưới thiệu và mời các bạn lên kể câu chuyện hoặc gưới thiệu tranh ảnh,.. mà mình đã sưu tầm được.
- Sau mỗi phần kể của HS, GV có thể tổ chức cho lớp cùng trao đổi. Câu hỏi: 
- Bạn có suy nghĩ gì về tấm gương vượt khó đó? 
- Để làm được điều đó họ đã làm gì?
- GV gọi HS trả lời
- Xen kẽ giữa các phần kể của HS 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_3_tuan_1_8_nam_hoc_2.doc