Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 3 - Tiết 9: Giáo dục kĩ năng sống "Giáo dục phòng chống tai nạn đuối nước"

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 3 - Tiết 9: Giáo dục kĩ năng sống "Giáo dục phòng chống tai nạn đuối nước"

I. Mục tiêu

Thông qua nội dung giáo dục học sinh biết:

- Không được đi bơi, tập bơi khi không có người lớn đi cùng. Không được bỏ qua các hoạt động chuẩn bị trước khi xuống bể bơi.

- Các nguy cơ gây đuối nước.

- Xử trí khi bạn ngã xuống nước.

 II. Quy mô, địa điểm, thời điểm tổ chức:

 - Quy mô hoạt động : Tổ chức theo lớp

 - Địa điểm : Tại lớp học

 - Thời điểm thực hiện: tuần 5

 III. Nội dung và hình thức hoạt động

- Hiểu được các nguy cơ gây đuối nước. Biết phòng chống tai nạn đuối nước.

 - Báo cáo kết quả, thảo luận, trao đổi về việc phòng chống tai nạn đuối nước.

 VI. Tài liệu và phương tiện

1. Giáo viên: Sưu tầm những hình ảnh tư liệu có liên quan đến phòng chống đuối nước.

2. Học sinh: Sưu tầm những hình ảnh tư liệu có liên quan đến phòng chống đuối nước (nếu có).

V. Tiến trình

 * Khởi động

Lớp hát hoặc chơi trò chơi theo ý thích. GV giới thiệu nội dung giờ học HĐNGLL: Trong cuộc sống con người rất dễ bị tai nạn đuối nước nhất là đối với trẻ em. Việc phòng tránh tai nạn đuối nước là rất cần thiết. Hôm nay các em sẽ rèn luyện kĩ năng đó qua nội dung “Giáo dục phòng chống tai nạn đuối nước”.

 

doc 2 trang ducthuan 4680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 3 - Tiết 9: Giáo dục kĩ năng sống "Giáo dục phòng chống tai nạn đuối nước"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HĐNGLL
Tiết 9. Giáo dục kĩ năng sống: Giáo dục phòng chống tai nạn 
đuối nước
I. Mục tiêu
Thông qua nội dung giáo dục học sinh biết: 
- Không được đi bơi, tập bơi khi không có người lớn đi cùng. Không được bỏ qua các hoạt động chuẩn bị trước khi xuống bể bơi.
- Các nguy cơ gây đuối nước.
- Xử trí khi bạn ngã xuống nước.
 II. Quy mô, địa điểm, thời điểm tổ chức:
 - Quy mô hoạt động : Tổ chức theo lớp
 - Địa điểm : Tại lớp học 
 - Thời điểm thực hiện: tuần 5
 III. Nội dung và hình thức hoạt động
- Hiểu được các nguy cơ gây đuối nước. Biết phòng chống tai nạn đuối nước.
 - Báo cáo kết quả, thảo luận, trao đổi về việc phòng chống tai nạn đuối nước.
	VI. Tài liệu và phương tiện
1. Giáo viên: Sưu tầm những hình ảnh tư liệu có liên quan đến phòng chống đuối nước.
2. Học sinh: Sưu tầm những hình ảnh tư liệu có liên quan đến phòng chống đuối nước (nếu có).
V. Tiến trình
	 * Khởi động
Lớp hát hoặc chơi trò chơi theo ý thích. GV giới thiệu nội dung giờ học HĐNGLL: Trong cuộc sống con người rất dễ bị tai nạn đuối nước nhất là đối với trẻ em. Việc phòng tránh tai nạn đuối nước là rất cần thiết. Hôm nay các em sẽ rèn luyện kĩ năng đó qua nội dung “Giáo dục phòng chống tai nạn đuối nước”. 
	* Hoạt động cơ bản; Hoạt động thực hành
1. Nghe thầy (cô) giới thiệu về định nghĩa “Đuối nước”
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: Đuối nước là hiện tượng khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh.
2. Các nguyên nhân gây đuối nước
- Yêu cầu HS thảo luận nguyên nhân gây tai nạn đuối nước.
- HS thảo luận và báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt ý: 
+ Thường đuối nước hay xảy ra đối với trẻ lớn tuổi do bản tính hiếu động, tò mò; đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Cho dù trẻ em không biết bơi lội hay biết bơi lội nhưng do sự chủ quan nên cũng không lường trước hết được sự nguy hiểm của tai nạn. Ngoài ra, môi trường sống chung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước... không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước... không được rào chắn và có biển báo nguy hiểm. Hơn nữa, tình trạng xây dựng các công trình, đào bới khai thác cát, đất đá tràn lan, sự vô ý thức của con người... đã để lại các hố ao sâu gây nguy hiểm như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu không có hàng rào cũng là những nơi dễ gây nên tai nạn đuối nước.
+ Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp: ngạt nước, những người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã cắm đầu vào chậu nước hay bồn tắm; ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước; lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt; bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút rồi ngất đi 
+ Trẻ chết đuối vì người lớn lơ là đuối nước đang gia tăng trong cộng đồng do nhiều nguyên nhân như môi trường không an toàn, người lớn chưa giám sát trẻ một cách chặt chẽ, kiến thức phòng tránh, sơ cứu của người dân cò n hạn chế, nhiều trẻ không biết bơi, 
+ Chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối.
*Hoạt động ứng dụng
Em hãy kể lại với người thân về cách phòng chống tai nạn đuối nước 
____________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_3_tiet_9_giao_duc_ki.doc