Giáo án điện tử Lớp 3 Sách Cánh diều - Tuần 5 - Nguyễn Thị Thu Hường - Năm học 2022-2023

Giáo án điện tử Lớp 3 Sách Cánh diều - Tuần 5 - Nguyễn Thị Thu Hường - Năm học 2022-2023

Tiết 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

SINH HOẠT DƯỚI CỜ - THAM GIA PHÁT ĐỘNG TÌM KIẾM TÀI NĂNG NHÍ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1.Năng lực:

a.Năng lực đặc thù:

- HS nắm được nội dung của phong trào Tìm kiếm tài năng nhí có tinh thần sẵn sàng tham gia.

- Định hướng cho HS chuẩn bị các hoạt động đầu tháng 10 với nội dung hướng đến bản thân mình.

b.Năng lực chung:

- Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với GV

- Phối hợp kiểm tra các phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn, trống,

- Nhắc HS mặc đúng đồng phục, cùng chuẩn bị với HS trang phục cho năm học mới

b. Đối với HS:

- Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.

- Biểu diễn các tiểu phẩm.

 

docx 42 trang Đăng Hưng 23/06/2023 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 Sách Cánh diều - Tuần 5 - Nguyễn Thị Thu Hường - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 5
(Từ ngày 3/ 10 đến ngày 7 / 10 /2022)
T/N
Buổi
Tiết
Môn học
Tên bai dạy
ĐDDH
T.gian
Hai
3/10
Sáng
1
HĐTN
Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia phát động Tìm kiếm tài năng nhí
Tranh
40’
2
Tiếng Việt
Bài đọc 1: Con heo đất. MRVT về đồ vật.
B.phụ
40’
3
Tiếng Việt
Bài đọc 1: Con heo đất. MRVT về đồ vật.
B.phụ
40’
4
Toán
Bảng nhân 9 (Tiết 2)
B.phụ
40’
Chiều
1
Âm nhạc
2
TNXH
3
Mĩ thuật
Ba
4/10
Sáng
1
Tiếng Việt
Bài viết 1:Ôn chữ viết hoa: D,Đ
B.phụ
40’
2
Toán
Luyện tập
B.phụ
40’
3
TCT*
Toán (TC): Ôn tập bảng nhân 9
B.phụ
40’
4
GDTC
Tiết 3: Dàn hàng và dồn hàng theo khối
Còi
40’
Chiều
1
TNXH
2
Anh văn
3
Anh văn
Tư
5/10
Sáng
1
Anh văn
2
Anh văn
3
Toán
Luyện tập (tt)
B.phụ
40’
4
Tiếng Việt
KC: Em tiết kiệm.
B.phụ
40’
Chiều
1
Tin học
2
Đạo đức
3
Công Nghệ
Năm
6/10
Sáng
1
Tiếng Việt
Bài đọc 2: Thả diều. So sánh
B.phụ
40’
2
Tiếng Việt
Bài đọc 2: Thả diều. So sánh
B.phụ
40’
3
Toán
Gam
B.phụ
40’
4
HĐTN
Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nét riêng của em
B.phụ
40’
Chiều
1
TC TV*
 Luyện viết, đọc: Thả diều
B.phụ
40’
2
TC TV*
Luyện viết, đọc: Thả diều
B.phụ
40’
3
TC TV*
Tiếng Việt (TC): Ôn tập về so sánh
B.phụ
40’
Sáu
7/10
Sáng
1
Toán
Gam
B.phụ
40’
2
Tiếng Việt
Bài viết 2: Em tiết kiệm
B.phụ
40’
3
GDTC
Tiết 4: Ôn dàn hàng và dồn hàng theo khối
Còi
40’
4
HĐTN
Sinh hoạt lớp: Sinh hoạt theo chủ đề: Lựa chọn tài năng của lớp.
B.phụ
40’
 Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2022
Tiết 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN
SINH HOẠT DƯỚI CỜ - THAM GIA PHÁT ĐỘNG TÌM KIẾM TÀI NĂNG NHÍ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Năng lực:
a.Năng lực đặc thù:
- HS nắm được nội dung của phong trào Tìm kiếm tài năng nhí có tinh thần sẵn sàng tham gia.
- Định hướng cho HS chuẩn bị các hoạt động đầu tháng 10 với nội dung hướng đến bản thân mình.
b.Năng lực chung: 
- Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
3. Phẩm chất
- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
a. Đối với GV
- Phối hợp kiểm tra các phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn, trống, 
- Nhắc HS mặc đúng đồng phục, cùng chuẩn bị với HS trang phục cho năm học mới
b. Đối với HS: 
- Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
- Biểu diễn các tiểu phẩm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Khởi động.
- GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. 
II. Hoạt động hình thành kiến thức. 
- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. 
- GV hướng dẫn HS ổn định hàng ngũ, ngồi ngay ngắn đúng vị trí của mình, nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần và phát động phong trào thi đua của tuần tới.
- GV gợi ý một số việc HS làm có thể thực hiện một số hoạt động của chủ đề Kám phá bản thân và phong trào Tìm kiếm tài năng nhí theo gợi ý sau:
 - Ý nghĩa của phong trào: giúp HS tự tin thể hiện bản thân, bộc lộ và phát huy tài năng của mình
- Mỗi bạn sẽ trình diễn tài năng của mình cho các bạn xem.
- Nội dung trình diễn tài năng: hát, múa, nhảy, ảo thuật, 
- GV mời HS tham gia. 
- GV tổng kết và khuyến khích học sinh tích cực tham gia xây dựng lớp học thân thiện
- HS chào cờ. 
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe. 
- Hs nghe
- HS lắng nghe, quan sát, cổ vũ.
- HS chia sẻ trên sân khấu. 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TIẾT 2+3 TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NIỀM VUI CỦA EM
Bài 01: CON HEO ĐẤT (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
*Năng lực ngôn ngữ: 
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (rô bốt, lưng nó, tiền lẻ, mát lạnh,...)
- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút. 
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (con heo đất, thấm thoắt, năn nỉ...)
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tình cảm thân thiết, gắn bó giữa bạn nhỏ và heo đất.
* Năng lực văn học: 
- Nhận diện được bài văn xuôi kể chuyện.
- Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp
- Biết sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập (tìm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con vật, từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động, )
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quý đồ vật, con vật
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý, kính trọng bố mẹ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Góp phần bồi dưỡng nếp sống tiết kiệm tiền bạc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS hát và vận động theo nhạc bài hát “Con heo đất”
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS hát và vận động theo nhạc
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu: 
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (rô bốt, lưng nó, tiền lẻ, mát lạnh,...)
- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút. 
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (con heo đất, thấm thoắt, năn nỉ...)
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tình cảm thân thiết, gắn bó giữa bạn nhỏ và heo đất.
- Phát triển năng lực văn học: 
+ Nhận diện được bài văn xuôi kể chuyện.
+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp
+ Biết sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm.
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.
- GV đọc mẫu: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
 - GV HD HS chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến học cách tiết kiệm.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến mua rô bốt.
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến yêu thương nó.
+ Đoạn 4: Tiếp theo cho đến rô bốt nữa
+ Đoạn 5: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
- Luyện đọc từ khó: lưng nó, mát lạnh, nỡ làm, năm nỉ , 
- Gv nhận xét
* Gọi đọc nối tiếp đoạn lần 2
- GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm
- GV nghe và chỉnh sửa cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi cho HS, nhận xét các nhóm. 
- HD đọc cả bài: Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng lời nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).
- GV nhận xét các nhóm.
* Hoạt động 2: Đọc hiểu.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Bạn nhỏ mong bố mua cho đồ chơi gì?
+ Câu 2: Bố mẹ hướng dẫn bạn nhỏ làm cách nào để mua được món đồ chơi đó?
+ Câu 3: Bạn nhỏ dành dụm tiền như thế nào? 
+ Câu 4: Vì sao cuối cùng, bạn nhỏ không muốn đập vỡ con heo đất?
- Mở rộng: Trong lớp mình có bạn nào có nuôi heo đất giống bạn nhỏ trong bài không? Em chăm heo bằng cách nào?
- GV nhận xét
- Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?
- GV nhận xét, chốt: Câu chuyện kể về tình cảm gắn bó giữa bạn nhỏ với một đồ vật là con heo đất dễ thương giúp bạn giữ tiền tiết kiệm.
- GV mời HS nhắc lại nội dung bài.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- HS luyện đọc theo đoạn
- 1-2 HS đọc
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ mong bố mua cho một con rô bốt 
+ Bố mẹ của bạn hướng dẫn bạn dành dụm / tiết kiệm tiền bằng con heo đất 
+ Mỗi lần bố mẹ cho tiền ăn quà, mua sách, có chút tiền lẻ thừa ra, bạn lại được gửi heo giữ giúp. Tết, tiền được mừng tuổi, bạn cũng dành cho heo.
+ Vì bạn yêu quý con heo đất. Bạn thấy con heo dễ thương.
- HS trả lời theo ý hiểu
- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại
3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu:
+ Nhận biết các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm trong bài thơ.
+ Biết vận dụng để đặt câu chỉ hoạt động.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
1. Tìm trong truyện trên những từ chỉ các bộ phận của con heo đất. 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét
- Những từ lưng, bụng, mũi là từ chỉ gì? Trả lời cho câu hỏi nào?
- GV nhận xét tuyên dương.
2. Tìm từ chỉ các bộ phận của những đồ vật đựng tiền tiết kiệm dưới đây.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát, làm việc theo nhóm 4
- GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp
\
- GV mời HS trình bày.
- GV mời HS khác nhận xét.
- Các từ chỉ bộ phận của đồ vật nói trên trả lời cho câu hỏi nào?
- Yêu cầu HS đặt câu với từ vừa tìm được.
- GV nhận xét tuyên dương
- HS đọc thầm yêu cầu bài
- HS đọc thầm lại bài tìm từ chỉ bộ phận của heo đất theo nhóm đôi.
- Đại diện trình bày.
+ Lưng, bụng, mũi.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Là từ chỉ sự vật, trả lời cho câu hỏi cái gì?
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc nhóm 4, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày:
+ Từ ngữ chỉ bộ phận của vật đựng tiền hình ngôi nhà: Mái, cửa, tường và tranh tường,...
+ Từ ngữ chỉ bộ phận của gấu trúc, của chó tiết kiệm, gồm: đầu, tai, mắt, miệng, mũi, cổ, lưng, bụng, chân, đuôi, khe bỏ tiền,...
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- HS trả lời: Trả lời cho câu hỏi cái gì?
+ Đôi mắt gấu rất đẹp.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi Ô của bí mật để tăng tính hấp dẫn của phần luyện đọc lại truyện.
- GV HD cách chơi
+ Khi các ô cửa mở hết , hiện ra hình ảnh minh họa bài đọc hoặc hình các đồ vật để tiết kiệm tiền.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn HS đọc hay, diễn cảm
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Em thích nhất hoạt động nào?
- Nhắc nhở các em cần cần thực hành tiết kiệm tiền.
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.
- HS tham gia chơi
+ HS luyện đọc theo phần yêu cầu của ô của mở.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TIẾT 4 TOÁN
Bài 12: Bảng nhân 9 – (Tiết 2) -Trang 29
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Tìm được kết quả các phép tính trong bảng nhân 9 và thành lập Bảng nhân 9
- Vận dụng Bảng nhân 9 để giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để khởi động bài học, ôn lại các bảng nhân đã học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Vân dụng bảng nhân 9 để giải bài tập, bài toán có tình huống thực tế liên quan đến bảng nhân 9
Bài 3: (29)
- Yêu cầu HS đọc bài và làm bài 
?
?
?
?
 = 
?
?
?
?
 =
- Yêu cầu HS chia sẻ
- GV nhận xét
Bài 4: (29)
- GV tổ chức trò chơi: Một bạn quay kim đồng hồ, các thành viên còn lại sẽ giơ thẻ giành quyền trả lời. HS nào giành được nhiều lượt và trả lời đúng thì sẽ được tặng sticker.
- GV nhận xét
Bài 5: (29) a, Yêu cầu HS đọc bài
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 tìm hiểu bài và làm bài.
- HS đọc thầm bài và làm bài theo nhóm đôi
- HS chia sẻ cách làm: 
+ Mỗi nhóm có 9 con gà, vậy 4 nhóm có 36 con gà, ta có phép nhân: 9 x 4 = 36
+ Mỗi nhóm có 9 con cá, vậy 3 nhóm có 27 con cá, ta có phép nhân: 9 x 3 = 27
- HS đọc thầm yêu cầu
- HS lắng nghe luật chơi và thực hiện
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu bài
- HS thảo luận tìm hiểu bài
- HS làm bài
Bài giải
Số quả dâu tây để trang trí 10 chiếc bánh là: 9 x 10 = 90 (quả)
 Đáp số: 90 quả
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS nêu yêu cầu bài 5 ý b
- GV chia nhóm và làm việc theo nhóm 4
- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu yêu cầu bài 5 ý b.
+ Các nhóm làm việc, lần lượt từng thành viên nêu tình huống, các thành viên còn lại nêu cách giải.
- HS đại diện trình bày
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2022
TIẾT 1 TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NIỀM VUI CỦA EM
Bài 01: ÔN CHỮ VIẾT HOA: D, Đ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
*Năng lực ngôn ngữ: 
- Ôn luyện cách viết chữ hoa D, Đ cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết tên riêng: Đà Nẵng. 
- Viết câu ứng dụng Ai ơi, bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
* Năng lực văn học: 
- Cảm nhận được ý nghĩa của câu ca dao; nói về nỗi vất vả của những người làm ra bát cơm thơm dẻo, thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã làm ra cơm gạo; bồi dưỡng ý thức tiết kiệm.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, đẹp và hoàn thành.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết các chữ hoa.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hát và động theo nhạc
+ GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS hát và vận động theo nhạc
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu: 
+ Ôn luyện cách viết chữ hoa D, Đ cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua bài tập ứng dụng.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện viết trên bảng con.
a) Luyện viết chữ hoa.
- GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa Đ, Đ
D, Đ
- GV mời HS nhận xét sự khác nhau, giống nhau giữa các chữ D, Đ
- GV viết mẫu lên bảng.
- GV cho HS viết bảng con.
- Nhận xét, sửa sai.
b) Luyện viết câu ứng dụng.
* Viết tên riêng: Đà Nẵng
- GV giới thiệu: Đà Nẵng là một thành phố lớn ở miền Trung nước ta. Đà Nẵng được một tạp chí du lịch của nước ngoài bình chọn là một trong 10 địa điểm tốt nhất để sống.
- GV mời HS luyện viết tên riêng vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai.
* Viết câu ứng dụng:
Ai ơi, bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đẳng cay muôn phần.
- GV mời HS nêu ý nghĩa của câu tục ngữ trên.
- GV nhận xét bổ sung: nói về nỗi vất vả của những người nông dân, thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã làm ra cơm gạo.
- GV mời HS luyện câu ứng dụng vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai
- HS quan sát lần 1 qua video.
- HS quan sát, nhận xét so sánh.
- HS quan sát lần 2.
- HS viết vào bảng con chữ hoa D, Đ
- HS lắng nghe.
- HS viết tên riêng trên bảng con: Đà Nẵng.
- HS trả lời theo hiểu biết.
- HS lắng nghe
- HS viết câu ứng dụng vào bảng con:
Ai ơi, bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đẳng cay muôn phần.
- HS lắng nghe.
3. Luyện tập.
- Mục tiêu: 
+ Ôn luyện cách viết chữ hoa D, Đ cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ trong vở luyện viết 3.
+ Viết tên riêng: Đà Nẵng và câu ứng dụng Ai ơi, bưng bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt, đẳng cay muôn phần. Trong vở luyện viết 3.
- Cách tiến hành:
- GV mời HS mở vở luyện viết 3 để viết các nội dung:
+ Luyện viết chữ D, Đ
+ Luyện viết tên riêng: Đà Nẵng
+ Luyện viết câu ứng dụng:
Ai ơi, bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đẳng cay muôn phần.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành nhiệm vụ.
- Chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.
- HS mở vở luyện viết 3 để thực hành.
- HS luyện viết theo hướng dẫn của GV
- Nộp bài
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Cho HS quan sát một số bài viết đẹp từ những học sinh khác. 
+ GV nêu câu hỏi trao đổi để nhận xét bài viết và học tập cách viết.
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát các bài viết mẫu.
+ HS trao đổi, nhận xét cùng GV.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TIẾT 2 TOÁN
Bài 13: LUYỆN TẬP (Trang 30, 31)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Ôn tập về các bảng nhân đã học
- Vận dụng giải quyết một số tình huống thực tế gắn với giải bài toán về phép nhân.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để khởi động bài học, ôn lại các bảng nhân đã học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Vân dụng các bảng nhân đã học để giải bài tập, bài toán có tình huống thực tế liên quan đến bảng nhân.
+ Cách tiến hành
Bài 1. Tính nhẩm (Làm việc cá nhân)
a, GV cho HS làm bài miệng, trả lời cá nhân.
4 x 4 =
5 x 2 =
2 x 8 =
6 x 6 =
8 x 10 =
3 x 9 =
7 x 3 =
9 x 5 =
- GV Mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
b, Nêu các phép nhân thích hợp với mỗi hình vẽ 
- GV nhận xét
Bài 2: Tính nhẩm (Làm việc cá nhân)
a, GV yêu cầu HS nêu đề bài
- GV cho HS làm bảng con.
4 x 1 =
9 x 1 =
1 x 7 =
5 x 1 =
1 x 4 =
1 x 9 =
7 x 1 =
1 x 5 =
- Yêu cầu HS nhận xét kết quả từng cột
- GV nhận xét, chốt: Số nào nhân với 1 cũng có kết quả bằng chính số đó.
b, GV yêu cầu HS lấy ví dụ tương tự câu a rồi chia sẻ với bạn.
- GV Nhận xét từng bài, tuyên dương.
Bài 3. (Làm việc nhóm 2) 
a, GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và rút ra nhận xét 
b, Tính nhẩm
- Yêu cầu HS đọc bài và làm việc cá nhân
0 x 7 =
0 x 9 =
0 x 5 =
0 x 1 =
7 x 0 =
9 x 0 =
5 x 0 =
1 x 0 =
- Gọi HS nối tiếp nêu kết quả
- GV nhận xét tuyên dương
- HS quan sát bài tập, nhẩm tính và trả lời.
 4 x 4 = 16 
 2 x 8 = 16
 8 x 10 = 80
 7 x 3 = 21
5 x 2 = 10
 6 x 6 = 36
 3 x 9 = 27
9 x 5 = 45
+ HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu
- HS quan sát hình vẽ làm việc theo nhóm đôi
- HS chia sẻ bài làm 
6
x
2
12
 =
2
6
12
x
 =
21
7
x
3
7
x
3
21
 =
 =
+ 1 HS đọc đề bài.
+ HS nối tiếp nêu miệng câu trả lời, GV ghi nhanh lên bảng.
4 x 1 = 4
 9 x 1 = 9
1 x 4 = 4
 1 x 9 = 9
1 x 7 = 7
 5 x 1 = 5
 7 x 1 = 7
 1 x 5 = 5
- HS nhận xét: Các phép tính đều nhân với 1, vị trí các thừa số thay đổi nhưng kết quả không thay đổi.
- HS chia sẻ trước lớp
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
+ HS đọc thầm đề bài.
+ HS cùng tóm tắt bài toán với GV.
- HS làm việc nhóm 4: Số nào nhân với 0 cũng có kết quả bằng 0
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- HS đọc yêu cầu và làm việc cá nhân.
0 x 7 = 0
 0 x 9 = 0
7 x 0 = 0
 9 x 0 = 0
0 x 5 = 0
 0 x 1 = 0
 5 x 0 = 0
 1 x 0 = 0
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
Bài 4: (31)
- Yêu cầu HS đọc bài
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
- HS đoc thầm yêu cầu bài toán
- HS quan sát tranh, làm việc theo nhóm 4.
- HS chia sẻ tình huống
+ Trên cầu có 2 nhóm sóc đang nhảy múa, mỗi nhóm có 6 con sóc. Hỏi có tất cả bao nhiêu con sóc nhày múa trên cầu?
+ Có 6 đội khỉ đang đua xe đạp, mỗi đội có 2 con khỉ. Hỏi có tất cả bao nhiêu con khỉ đang đua xe?
+ Có 3 nhóm thiên nga đang bơi, mỗi nhóm có 4 con thiên nga. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thiên nga đang bơi?
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TIẾT 3 TOÁN TĂNG CƯỜNG
LUYỆN TẬP: BẢNG NHÂN 9
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Củng cố cho HS về bảng nhân 9.
- Vận dụng bảng nhân 9 vào tính toán và giải toán có lời văn liên quan đến bảng nhân 9.
2. Năng lực chung 
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực vào hoạt động vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
 3. Phẩm chất
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- GV cho HS chơi trò chơi trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép tính trong bảng nhân 9 đã học.
- Khuyến khích HS đọc thuộc bảng nhân 9
- YC HS nhận xét về các cột thừa số, cột tích trong bảng nhân 9.
- GV chốt: Cột thừa số thứ nhất đều là 9; cột thừa số thứ hai là dãy số liên tiếp từ 1 10; cột tích là dãy số đếm thêm 9 từ 9 đến 90.
- Gv kết hợp giới thiệu bài
- HS hỏi đáp nhau trước lớp
- HS đọc
* HS nêu
2. Luyện tập
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
9 x .... = 36
9 x .... = 63
3 x .... = 27
9 x ... = 0
9 x ... = 45
9 x ... = 72
9 x ... = 81
2 x 3 x ... = 54 
- Cho HS nêu yêu cầu bài
- Cho HS làm việc cá nhân vào vở.
- Tổ chức chữa bài, nhận xét
Chốt: Củng cố lại các phép tính trong bảng nhân 9.
Bài 2: Chuyển thành phép nhân rồi tính kết quả.
a, 9 + 9 + 9 
b, 9 + 9 + 9 + 9 + 9 + 9 + 9
c, 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6
d, 9 x 7 + 9 
e, 9 x 7 – 9
- Cho HS nêu y/c bài
- Cho HS thảo luận cặp, làm bài
- Tổ chức chữa, nhận xét
- GV chốt: Củng cố cơ sở để lập phép nhân 9 từ phép cộng các số hạng bằng nhau.
Bài 3: Mỗi can dầu chứa 9 l dầu. Hỏi 5 can như thế chứa tất cả bao nhiêu lít dầu ?
- Cho HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài, nhận xét
- Chốt : Củng cố bài toán giải bằng phép tính nhân có liên quan đến bảng nhân 9.
Bài 4: 
 Tìm tích của số lớn nhất có một chữ số với số liền trước của nó.
- GV thu chấm, nhận xét.
-> Củng cố về phép nhân hai số, cách tìm số liền trước.
3. Vận dụng
- Em hãy tự đặt 1 đề toán liên quan đến bảng nhân 9 và thực hiện giải.
Tổ chức báo cáo, nhận xét.
- HS nêu yc.
- HS làm việc cá nhân vào vở.
- Mỗi HS báo cáo 1 phép tính.
Đáp án:
9 x 4 = 36
9 x 7 = 63
3 x 9 = 27
9 x 0 = 0 
9 x 5 = 45
9 x 8 = 72
9 x 9 = 81
2 x 3 x 9 = 54
- 1 HS nêu yc.
- HS làm việc cá nhân.
- 1 số HS chữa bài trước lớp, giải thích cách làm phần d, e.
Đáp án: 
a, 9 + 9 + 9 = 9 x 3 = 27 
b, 9 + 9 + 9 + 9 + 9 + 9 = 9 x 5 = 45
c, 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 = 6 x 9 = 54
d, 9 x 7 + 9 = 9 x 8 = 72 
e, 9 x 7 – 9 = 9 x 6 = 54
- 1 - 2 HS đọc bài toán, tóm tắt
- Bài toán cho biết: Mỗi can dầu chứa 9l dầu.
- Bài toán hỏi: 5 can dầu như thế chứa bao nhiêu lít dầu?
- HS nêu: Lấy số lít dầu của 1 can nhân với số can.
- HS làm bài, chữa bài.
Bài giải
5 can có số lít dầu là :
9 x 5 = 45 (l)
 Đáp số: 45 l dầu
+ HĐ cá nhân
- KKHS làm vở -> chữa bài
Đáp án: 
- Số lớn nhất có một chữ số là 9.
- Số liền trước của 9 là 8.
- Vậy tích của hai số là: 9 x 8 = 72
 Đáp số : 72
- HS làm việc nhóm 4 thực hiện yêu cầu
Đại diện một số nhóm báo cáo. Lớp nhận xét.
- HS theo dõi yêu cầu
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TIẾT 4 GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHỦ ĐỀ 1: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
BÀI 3: DÀN HÀNG VÀ DỒN HÀNG THEO KHỐI (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Về phẩm chất:
- Học dàn hàng và dồn hàng. Hs biết khẩu lệnh và cách thức thực hiện động tác để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.
2.Về năng lực:
2.1.Về năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự xem trước khẩu lệnh, cách thực hiện dàn hàng và dồn hàng theo khối trong sách giáo khoa. 
- Giao tiếp và hợp tác: Thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
2.2.Năng lực đặc thù:
- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết điều chỉnh trang phục để thoải mái và tự tin khi vận động, biết điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho cơ thể.
- NL giải quyết vấn dề và sáng tạo: Thông qua việc học tập tích cực, chủ động tiếp nhận kiến thức và tập luyện.
- Tự giác, tích cực trong tập luyện; Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh động tác dàn hàng và dồn hàng theo khối, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi. 
- Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao, trang phục thể thao
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Nội dung
LV Đ
Phương pháp, tổ chức và yêu cầu
TG
SL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Hoạt động mở đầu
1. Nhận lớp
2. Khởi động
- Chạy nhẹ nhàng 1 vòng quanh sân tập.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,.. 
3. Trò chơi.
- Trò chơi “Kết bạn”
II. Hoạt động hình thành kiến thức.
* Dàn hàng và dồn hàng theo khối.
- Dàn hàng theo khối
+ CB: Đội hình kh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_3_sach_canh_dieu_tuan_5_nguyen_thi_thu_h.docx