Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tuần 13-20 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Ninh Trung

Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tuần 13-20 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Ninh Trung

Hoạt động dạy

1. Giới thiệu bài: Thầy cô là những người dạy dỗ chúng ta nên người.Vậy chúng ta phải làm những việc gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo. Bài học hôm “Biết ơn thầy giáo,cô giáo” sẽ giúp các em hiểu rõ hơn.

2. Hoạt động 1: Xử lí tình huống .

v Mục tiêu: Giúp HS hiểu phải biết ơn thầy giáo, cô giáo vì thầy cô là ngưòi dạy dỗ chúng ta nên người.

v Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.

+ Y/C các nhóm đọc tình huống SGKvà thảo luận để trả lời câu hỏi :

· Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì ?

· Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì ?

· Hãy đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm em.

- Yêu cầu HS làm việc cả lớp.

+ Yêu cầu 2 nhóm đóng vai trước lớp, các nhóm khác theo dõi, nh/xét.

+ Hỏi : Tại sao nhóm em lại chọn cách giải quyết đó ? (Việc làm của nhóm em thể hiện điều gì ?)

+ Đối với thầy cô, chúng ta phải có thái độ như thế nào ?

+ Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo ?

* Kết luận : Ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo vì thầy cô là người vất vả dạy chúng ta nên người.

“Thầy cô như thể mẹ cha

Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan”

3. Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy cô ?

v Mục tiêu: Giúp HS biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo.

v Cách tiến hành:

- Tổ chức làm việc cả lớp.

+ Đưa ra các bức tranh thể hiện các tình huống như bài tập 1, SGK.

+ Lần lượt hỏi : bức tranh. . . . . . thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo hay không ?

+ Kết luận : Tranh 1, 2, 4 thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô . Trong tranh 3, việc làm của bạn HS chưa thể hiện sự kính trọng.

+ Hỏi : Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo.

+ Hỏi : Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn HS đó ?

4. Hoạt động 3: Hành động nào đúng ?

 * Mục tiêu: Giúp HS biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo

 - KNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô giáo.

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi :

+ Đưa bảng phụ có ghi các hành động.

+ Yêu cầu HS thảo luận hành động nào sai? Vì sao?

+ Yêu cầu các nhóm giơ giấy màu đỏ nếu hành động đó đúng, giấy xanh nếu hành động đó sai.

+ Yêu cầu HS giải thích hành động 2.

+ Hỏi : Tại sao hành động 4 lại sai ?

+ Hỏi : Nếu em là Nam ở hành động 5, em nên làm thế nào ? Em có làm như bạn Nam không ?

* Kết luận : Việc chào hỏi lễ phép, học tập chăm chỉ, cũng là sự biết ơn các thầy cô giáo, giúp đỡ thầy cô những việc nhỏ cũng thể hiện sự biết ơn. Không nên xa lánh thầy cô, không nên ngại tiếp xúc vơi thầy cô giáo.

 

doc 25 trang ducthuan 05/08/2022 2620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tuần 13-20 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Ninh Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13: 
Tiết 13 HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (TIẾT 2)
Ngày dạy: 30/11 & 03/12/2020
A - MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức : Ông bà, cha mẹ là người sinh ra chúng ta, nuôi nấng, chăm sóc và rất yêu thương chúng ta.
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, làm giúp ông bà, cha mẹ những việc phù hợp, chăm lo cho ông bà vui vẻ, khỏe mạnh, vâng lời ông bà, cha mẹ, học tập tốt.
2. Kĩ năng :Yêu quí kính trọng ông bàøù cha mẹ. Biết quan tâm tới sức khỏe, niềm vui, công việc của ông bà cha mẹ.
 3. Thái độ :
-Giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc vừa sức, vâng lời ông bà, làm việc để ông bà, cha mẹ vui.
-Phê phán những hành vi không hiếu thảo.
KNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ
B - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Đồ dùng hoá trang để diễn tiểu phẩm Phần thưởng
- Các tranh trong SGK phóng to (nếu có)
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
I.Ổn định lớp
 II. KTBC: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Em đã học tập được đức tính gì của bạn Hưng trong truyện Phần thưởng?
- Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ.
- Gv nhận xét
III- Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Đóng vai
Mục tiêu: Giúp HS -Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho một nửa số nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống 1, một nửa số nhóm thảo luận và đóng vai theo tình huống 2.
- GV phỏng vấn vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của cháu.
* GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu ốm đau.
3. Hoạt động 2: Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ?
Mục tiêu: Giúp HS biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc vừa sức,vâng lời ông bà, cha mẹ để ông bà, cha mẹ vui lòng.
- KNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm cặp đôi :
+ Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong SGK, thảo luận để đặt tên cho trang đó và nhận xết việc làm đó.
+ Yêu cầu các HS trả lời các câu hỏi và yêu cầu các nhóm khác theo dõi để nhận xét và bổ sung.
+ Hỏi HS :
Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ? Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, chuyện gì sẽ xảy ra ?
GV kết luận: GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các em làm đúng những điều dự định để trở thành một người con hiếu thảo.
- Luôn tự nhủ: lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ
4. Hoạt động 3: Kể chuyện tấm gương hiếu thảo
Mục tiêu: Giúp HS biết học tập đức tính hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ Phát cho HS giấy bút.
+ Yêu cầu trong nhóm kể cho nhau nghe tấm gương hiếu thảo nào mà em biết.
- Yêu cầu nhóm viết ra những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về công lao của ông bà, cha mẹ và sự hiếu thảo của con cháu.
+ Giải thích cho HS một số câu khó hiểu.
+ Có thể kể cho HS câu truyện : “Quạt nồng – ấp lạnh” (phụ lục)
GV kết luận: Ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Các nhóm thảo luận và đóng vai.
- Các nhóm đóng vai.
- Cả lớp thảo luận về cách ứng xử.
- HS làm việc theo cặp đôi : quan sát tranh và đặt tên cho tranh, nhận xét xem việc làm đó đúng hay sai và giải thích vì sao ?
+ Tranh 1 : Câu bé chưa ngoan.
Hành động của cậu bé chưa đúng vì cậu bé chưa tôn trọng và quan tâm đến bố mẹ, ông bà khi ông và bố đang xem thời sự câu bé lại đòi hỏi xem kênh khác theo ý mình. 
+Tranh 2 : Một tấm gương tốt.
Cô bé rất ngoan, biết chăm sóc bà khi bà ốm, biết động viên bà. Việc làm của cô bé đáng là một tấm gương tốt để ta học tập.
- HS trả lời :
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là luôn quan tâm chăm sóc giúp đỡ ông bà cha mẹ.
Nếu con cháu không hiếu thảo, ông bà, cha mẹ sẽ rất buồn phiền, gia đình không hạnh phúc.
- HS làm việc theo nhóm.
+ Kể cho các bạn trong nhóm tấm gương hiếu thảo mà em biết (ví dụ : bài thơ : Thương ông).
+ Liệt kê ra giấy những câu thành ngữ, tục ngữ ca dao.
IV – Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
 - Bài sau: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Rút kinh nghiệm:
 -Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với học sinh.
Ngày 27/11/2020
Thực hiện đúng chương trình
KT
Đã kiểm tra
Nguyễn Thị Liệp
TUẦN 14: 
Tiết 14 	 BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (TIẾT 1)
Ngày dạy: 07&10/12/2020
A - MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức : Biết được công lao của thầy cô giáo vì thầy cô là người dạy dỗ chúng ta nên người.
Biết ơn thầy cô giáo thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
2. Kĩ năng : Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp.
3. Thái độ : Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết đối với thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
KNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô giáo.
B - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh vẽ các tình huống ở BT1
Bảng phụ ghi các tình huống (HĐ3 – tiết 1)
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Ổn định lớp 
II. KTBC: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
 - Em hãy một số việc làm thể hiện mình là người con hiếu thảo.
 - Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ.
 - GV nhận xét
 III- Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Thầy cô là những người dạy dỗ chúng ta nên người.Vậy chúng ta phải làm những việc gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo. Bài học hôm “Biết ơn thầy giáo,cô giáo” sẽ giúp các em hiểu rõ hơn.
2. Hoạt động 1: Xử lí tình huống .
Mục tiêu: Giúp HS hiểu phải biết ơn thầy giáo, cô giáo vì thầy cô là ngưòi dạy dỗ chúng ta nên người.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ Y/C các nhóm đọc tình huống SGKvà thảo luận để trả lời câu hỏi :
Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì ?
Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì ?
Hãy đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm em.
- Yêu cầu HS làm việc cả lớp.
+ Yêu cầu 2 nhóm đóng vai trước lớp, các nhóm khác theo dõi, nh/xét.
+ Hỏi : Tại sao nhóm em lại chọn cách giải quyết đó ? (Việc làm của nhóm em thể hiện điều gì ?)
+ Đối với thầy cô, chúng ta phải có thái độ như thế nào ?
+ Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo ?
* Kết luận : Ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo vì thầy cô là người vất vả dạy chúng ta nên người.
“Thầy cô như thể mẹ cha
Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan”
3. Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy cô ?
Mục tiêu: Giúp HS biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo.
Cách tiến hành:
- Tổ chức làm việc cả lớp.
+ Đưa ra các bức tranh thể hiện các tình huống như bài tập 1, SGK.
+ Lần lượt hỏi : bức tranh. . . . . . thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo hay không ?
+ Kết luận : Tranh 1, 2, 4 thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô . Trong tranh 3, việc làm của bạn HS chưa thể hiện sự kính trọng.
+ Hỏi : Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo.
+ Hỏi : Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn HS đó ?
4. Hoạt động 3: Hành động nào đúng ?
 * Mục tiêu: Giúp HS biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo
 - KNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô giáo.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi :
+ Đưa bảng phụ có ghi các hành động.
+ Yêu cầu HS thảo luận hành động nào sai? Vì sao?
+ Yêu cầu các nhóm giơ giấy màu đỏ nếu hành động đó đúng, giấy xanh nếu hành động đó sai.
+ Yêu cầu HS giải thích hành động 2.
+ Hỏi : Tại sao hành động 4 lại sai ?
+ Hỏi : Nếu em là Nam ở hành động 5, em nên làm thế nào ? Em có làm như bạn Nam không ?
* Kết luận : Việc chào hỏi lễ phép, học tập chăm chỉ, cũng là sự biết ơn các thầy cô giáo, giúp đỡ thầy cô những việc nhỏ cũng thể hiện sự biết ơn. Không nên xa lánh thầy cô, không nên ngại tiếp xúc vơi thầy cô giáo.
- HS làm việc theo nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi :
 + đến thăm bé Dịu nhà cô giáo
 -Tìm cách giải quyết của nhóm &đóng vai thể hiện cách giải quyếtù.
- 2 nhóm đóng vai. Các nhóm khác theo dõi n/ xét cách giải quyết.
- Trả lời : Vì phải biết nhớ ơn thầy cô giáo.
+ Phải tôn trọng, biết ơn.
-HS trả lời.
- 2 – 3 HS nhắc lại.
- HS quan sát các bức tranh.
- Lần lượt giơ tay nếu đồng ý; không giơ tay nếu bức tranh... thể hiện sự 
không kính trọng.
- Lắng nghe.
- Trả lời:Biết chào lễ phép, giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp, chúc mừng, cảm ơn thầy cô khi cần thiết.
- Em sẽ khuyên các bạn, giải thích cho các bạn : cần phải lễ phép với tất cả các thầy cô giáo mặc dù cô không dạy mình.
- HS thảo luận nhận xét hành động đúng – sai và giải thích.
+ HS thảo luận để đưa ra kết quả.
Hành động : 3, 6 là đúng.
Hành động : 1, 2, 4, 5 là sai và giơ giấy màu trình bày kết quả làm việc của cả nhóm.
+ Sai vì phải học tốt tất cả các giờ, kính trọng tất cả các thầy cô giáo .
+ Vì HS phải tôn trọng, kính trọng GV, chê thầy cô là không ngoan.
+ Em sẽ chào cả hai thầy.
IV – Củng cố, dặn dò: - Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao,tục ngữ ca ngợi công lao của các thầy cô.
Rút kinh nghiệm: 
HS tiếp thu bài tốt
Phương pháp dạy học phù hợp.
 . . TUẦN 15: 
Tiết 15 	 BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (TIẾT 2)
Ngày dạy: 14&17/12/2020
A - MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức : Biết công lao của thầy cô giáo vì thầy cô là người dạy dỗ chúng ta nên người.
Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy cô giáo.
2. Kĩ năng : Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp.
3. Thái độ : Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo.
KNS: Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô.
B - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC -Tranh vẽ các tình huống ở BT1
 -Bảng phụ ghi các tình huống (HĐ3 – tiết 1)
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
 I.Ổn định lớp 	
II. KTBC: + Em hãy kể một số việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.
 + Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ.
 - Gv nhận xét
III- Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
1. Hoạt động 1: Báo cáo kết quả sưu tầm
* Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy cô giáo
* Tiến hành:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ Phát cho mỗi nhóm HS 3 tờ giấy và bút.
+ Yêu cầu các nhóm viết lại các câu thơ, ca dao tục ngữ đã sưu tầm được vào một tờ giấy; tên các chuyện kể sưu tầm được vào tờ giấy khác; và ghi tên kỉ niệm khó quên của mỗi thành viên vào tờ giấy còn lại.
- Tổ chức làm việc cả lớp 
+Yêu cầu các nhóm dán lên bảng các kết quả theo 3 nhóm:
- HS làm việc theo nhóm.
Lần lượt từng HS trong nhóm ghi vào giấy các nội dung theo yêu cầu của GV (không ghi trùng lặp).
Cử người đọc các câu ca dao, tục ngữ.
- Đại diện nhóm lên bảng dán kết quả.
Ca dao tục ngữ nói lên sự biết 
ơn các thầy cô giáo
Tên chuyện kể về các thầy cô giáo
Kỉ niệm khó quên
Ví dụ :
Không thầy đố mày làm nên 
Muốn sang thì bắc cầu kiều 
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Học thầy học bạn vô vạn phong lưu
Dốt kia thì phải cậy thầy 
Vụng kia cậy thợ thì mày mới nên
+ Y/Cđại diện 1 nhóm đọc các câu ca dao tục ngữ.
+ Có thể giải thích một số câu khó hiểu.
+ Kết luận : Các câu ca dao tục ngữ khuyên ta điều gì?
- HS đọc toàn bộ các câu ca dao tục ngữ.
- Trả lời : Các câu ca dao tục ngữ khuyên ta phải biết kính trọng, yêu quí thầy cô vì thầy cô dạy chúng ta điều hay lẽ phải, giúp ta nên người.
2. Hoạt động 2: Thi kể chuyện
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm :
+ Lần lượt mỗi HS kể cho bạn của nhóm nghe câu chuyện mà mình sưu tầm được hoặc kỉ niệm của mình.
+ Yêu cầu các nhóm chọn 1 câu chuyện hay để thi kể chuyện. 
- Tổ chức làm việc cả lớp :
+ Yêu cầu lần lượt từng nhóm lên kể chuyện. Cử 5 HS làm ban giám khảo, phát cho mỗi thành viên ban giám khảo 3 miếng giấy màu : đỏ, cam, vàng để đánh giá.
+ Hỏi HS : Em thích nhất câu chuyện nào ? Vì sao ?
+ Kết luận : Các câu chuyện mà các em được nghe đều thể hiện bài học gì ?
Dù chúng ta đã học lớp khác có nhiều bạn vẫn nhớ thầy cô giáo cũ. Đối với thầy cô gióa cũ hay thầy cô giáo mới, các em phải ghi nhớ : chúng ta luôn phải biết yêu quí, kính trọng, biết ơn thầy cô.
- HS làm việc theo nhóm.
+ Lần lượt kể cho nhóm nghe câu chuyện của mình đã chuẩn bị.
+ Chọn 1 câu chuyện hay, tập kể cho trong nhóm để chuẩn bị dự thi.
+ HS mỗi nhóm lần lượt lên kể chuyện.
Ban giám khảo đánh giá : Đỏ – rất hay, cam – hay, vàng – bình thường
HS khác nh/xét, bày tỏ cảm nhận về câu/ch.
- Trả lời
- Lắng nghe.
3. Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống
* Mục tiêu: Kĩ năng thể hiện sự k/trọng, biết ơn thầy cô
* Tiến hành:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. 
+ Đưa ra 3 tình huống :
- Yêu cầu các nhóm thảo luận giải quyết tình huống.
- HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm đọc các tình huống và thảo luận .
+ T/huống1: Cô giáo lơpù em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục. Em sẽ làm gì ?
+ T/huống 2: Cô giáo c/nhiệm lớp em con cô còn nhỏ, chồng cô đi c/tác xa.Các em sẽ làm gì để giúpcô ?
+ T/ huống 3 : Em và cácbạn trên đường đi học về thì gặp con một cô giáo đang đi một mình. Nam liền nói: Hôm qua cô ấy mắng oan tớ. Hôm nay tớ phải trêu con bé này cho bỏõ tức. Trước t/huống đó, em xử lí ntn? 
-Yêu cầu các nhóm thể hiện cách giải quyết sau:
+Em có tán thành cách g/quyết của nhóm bạn không ?
+Tại sao em lại chọn cách g/quyết đó ? Cách làm đó có tác dụng gì ?
- Kết luận 
+Tình huống 1: Sẽ bảo các bạn giữ trật tự cử 1 bạn xuống trạm y tế báo với bác sĩ, 1 bạn báo với cô hiệu trưởng, 1 số bạn xoa dầu gió nếu cô cần.
+Tình huống 2 : Đến thăm gia đình cô, phân công nhau đến giúp cô trông em bé, quét nhà,nhặt rau..
+Tình huống 3 : Khuyên bạn Nam không làm thế, vì như thế là không kính trọng cô giáo, là bắt nạt em bé. Và khuyên các bạn cùng đưa em bé về nhà.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
IV – Củng cố, dặn dò: - Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao,tục ngữ ca ngợi công lao của các thầy cô.
Rút kinh nghiệm:
Hình thức tổ chức dạy học phù hợp với học sinh.
Ngày 12/12/2020
Thực hiện đúng chương trình
KT
Đã kiểm tra
Nguyễn Thị Liệp
TUẦN 16: 
Tiết 16 	 	 YÊU LAO ĐỘNG 
Ngày dạy: 21&24/12/2020
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nêu được ích lợi của lao động : giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no cho bản thân và mọi người xung quanh. 
2. Kĩ năng: Yêu lao động, tích cực tham gia lao động. Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động .
3. Thái độ: Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở gia đình, ở lớp, ở ø trường phù hợp với khả năng mình.
KNS: Xác định được giá trị của lao động.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Nội dung bài làm việc thật là vui “Làm việc thật là vui” – Sách Tiếng Việt – Lớp 2.
Nội dung về một số câu chuyện về tấm gương của Bác Hồ, của các anh hùng lao động và một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi lao động.
Giấy, bút vẽ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 I- Ổn định lớp 
II. KTBC: Biết ơn thầy giáo, cơ giáo
 - Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ.
 - Nhận xét
III- Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
1. Hoạt động 1: LIÊN HỆ BẢN THÂN
- Hỏi: Ngày hôm qua, em đã làm những công việc gì ? 
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Kết luận: Như vậy, trong ngày hôm qua, nhiều bạn trong lớp chúng ta đã làm được nhiều công việc khác nhau. Bạn Pê-chi-a của chúng ta cũng có một ngày của mình, nhưng chúng ta sẽ tìm hiểu thêm bạn Pê-chi-a đã làm được những gì qua câu chuyện “Một ngày của Pê-chi-a”sau đây.
- 7 đến 8 HS trả lời :
+ Em đã làm được hết bài tập mà cô giáo giao về nhà.
+ Em đã giúp mẹ lau nhà.
+ Em cùng mẹ nấu cơm.
+ Em dọn dẹp phòng của mình 
- HS dưới lớp lắng nghe.
- 1 HS nhắc lại tên câu chuyện.
2. Hoạt động 2: PHÂN TÍCH TRUYỆN “MỘT NGÀY CỦA PÊ-CHI-A”
* Mục tiêu: Nêu được ích lợi của lao động 
* Tiến hành:
- Đọc một lần câu chuyện “Một ngày của Pê-chi-a”
- Chia HS thành 4 nhóm.
- Yêu cầu thảo luận nhóm, trả lời các câu 
hỏi như trong SGK.
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
* Kết luận:
Lao động mới tạo ra được của cải, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúccho bản thân và mọi người xung quanh. Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần phải biết yêu lao động.
- Yêu cầu đọc bài “Làm việc thật là vui”
- Hỏi : Trong bài, em thấy mọi người làm việc như thế nào ?
- Kết luận : Trong cuộc sống và xã hội, mỗi người đều có công việc của mình, đều phải lao động.
3. Hoạt động 3: BÀY TỎ Ý KIẾN
*Mục tiêu: Yêu lao đông,không đồng tình với những biểu hiện lười lao động 
- KNS: Xác định được giá trị của lao động.
* Tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Y/C thảo luận nhóm, bày tỏ ý kiến về các tình huống sau : 
- Lắng nghe ghi nhớ nội dung chính câu chuyện.
- 1 HS đọc lại câu chuyện lần 2.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả :
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- 1 – 2 HS nhắc lại.
- 1 – 2 HS đọc.
- Mọi người ai ai cũng làm việc bận rộn.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả :
Câu trả lời đúng :
Sáng nay, cả lớp đi lao động trồøng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn cùng đi. Vì ngại trời lạnh, Nhàn nhờ Hồng xin phép hộ với lí do bị ốm. Việc làm của Nhạn là đúng hay sai?
Chiều nay, Lương đang nhổ cỏ ngoài vườn với bố thì toàn sang rủ đi đá bóng. Mặc dù rất thích đi nhưng Lương vẫ từ chối và giúp bố công việc.
Để được cô giáo khen tinh thần lao động, Nam cố sức bê thật nhiều bàn ghế nặng và tranh làm hết công việc của các bạn.
Vì sợ cô giáo mắng, các bạn chê cười, Vui không dám xin phép nghỉ để về quê thăm ông bà ốm trong ngày lễ tết trồng cây ở trường.
- Nhận xét cây trả lời của HS.
- Kết luận : Phải tích cực tham gia lao động, nhà trường và nơi ở phù hợp với sức khỏe 
Sai. Vì lao động trồng cây xung quanh trường làm cho các trường học sạch đẹp hơn, các bạn học tập tốt hơn. Nhàn từ chối không đi là lười lao đôïng, không có tình thần đóng góp chung cùng tập thể.
Việc làm của Lương là đúmg. Yêu lao động là phải thực hiện việc lao động đến cùng, không được đang làm thì bỏ dở.
Nam làm thế là chưa đúng. Yêu lao động không có nghĩa là làm cố hết sức mình, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của bản thân, làm cho bố mẹ lo lắng.
Vui yêu lao động là tốt nhưng ở đây, ông bà đang ốm, rất cần sự thăm hỏi, chăm sọc của Vui. Ở đây, Vui nên về thăm ông bà, làm những việc phù hợp với sức và hoàn cảnh của mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
IV – Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại ghi nhớ.
 - Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động. Các tấm gương lao động của Bác Hồ, các Anh hùng lao động, các bạn trong lớp, trong trường hoặc ở nơi mình sinh sống.
Rút kinh nghiệm: 
Hình thức tổ chức dạy học phù hợp với học sinh.
Tiếp thu bài tốt
 . . 
TUẦN 17: 
Tiết 17 	 	 YÊU LAO ĐỘNG (TIẾT 2) 
Ngày dạy: 28&31/12/2020
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :Hiểu được ý nghĩa của lao động : giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no cho bản thân và mọi người xung quanh. 
2. Kĩ năng :Yêu lao động. Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
3. Thái độ :Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng mình.
KNS:Kĩ năng xác định giá trị lao động.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Nội dung bài làm việc thật là vui “Làm việc thật là vui” – Sách Tiếng Việt – Lớp 2.
Nội dung về một số câu chuyện về tấm gương của Bác Hồ, của các anh hùng lao động và một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi lao động.
Giấy, bút vẽ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
I. Ổn định lớp
II.KTBC: Yêu lao động
 - Gọi 2 HS đọc ghi nhớ 
 - 1 HS nêu bài tập 1
 - Nhận xét 
 III. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Kể chuyện các tấm gương yêu lao động
* Mục tiêu: Kể được câu chuyện các tấm gương yêu lao động
* Tiến hành:
- Yêu cầu HS kể về các tấm gương lao động của Bác Hồ, các Anh hùng lao động hoặc của các bạn trong lớp 
- Hỏi : Theo em, những nhân vật trong các câu chuyện đó có yêu lao động không ?
- Hỏi : Vậy những biểu hiện yêu lao động là gì ?
(GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng).
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
- Kết luận :
Yêu lao động là tự làm lấy công việc, theo đuổi công việc từ đầu đến cuối Đó là những biểu hiện rất đáng trân trọng và học tập.
- Yêu cầu lấy ví dụ về biểu hiện không yêu lao động ?
2. Hoạt động 2: TRÒ CHƠI: “HÃY NGHE VÀ ĐOÁN”
* Mục tiêu: Yêu lao động. Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động
* Tiến hành:
- GV phổ biến nội quy chơi :
+ Cả lớp chia làm 2 đội, mỗi đội có 5 người. Sau mỗi lượt chơi có thể thay người.
+ Trong thời gian 5-7 phút, lần lượt 2 đội đưa ra ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ mà đã chuẩn bị trước ở nhà để đội kia đoán đó là câu ca dao, tục ngữ nào.
+ Mỗi đội trong một lượt chơi được 30 giây suy nghĩ.
+ Mỗi câu trả lời đúng, đội đó sẽ ghi được 5 điểm.
+ Đội chiến thắng sẽ là đội ghi được nhiều số điểm hơn.
+ 5 HS trong lớp đại diện làm Ban giám khảo để chấm điểm và nhận xét các đội.
- GV tổ chức cho HS chơi thử.
- GV tổ chức cho HS chơi thật.
- GV cùng Ban giám khảo nhận xét về nội dung, ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ mà hai đội sẽ đưa ra.
- GV khen ngợi đội thắng cuộc.
3. Hoạt động 3: LIÊN HỆ BẢN THÂN
* Mục tiêu: Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng mình.
- KNS: Kĩ năng xác định giá trị lao động
* Tiến hành:
- GV yêu cầu mỗi HS hãy viết, vẽ hoặc kể về một công việc (hoặc nghề nghiệp) trong tương lai mà em yêu thích trong thời gian 3 phút.
- GV yêu cầu mỗi HS trình bày những vấn đề sau :
+ Đó là công việc hay nghề nghiệp gì ?
+ Lý do em yêu thích công việc hay nghề nghiệp đó.
+ Để thực hiện mơ ước của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm những công việc gì ?
- GV kết luận : Mỗi bạn trong lớp mình đều có những ước mơ về những công việc của mình. Bằng tình yêu lao động, cô tin rằng các em ai cũng thực hiện được ước mơ của mình.
- GV yêu cầu 1 đến 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- HS kể (tùy lượng thời gian mà GV yêu cầu số lượng HS kể).
- HS trả lời
+ Vượt mọi khó khăn, chấp nhận thử thách để làm tốt công việc của mình 
+ Tự làm lấy công việc của mình.
+ Làm việc từ đầu đến cuối 
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- 3 – 4 HS trả lời :
+ Ỷ lại, không tham gia vào lao động.
+ Không tham gia lao động từ đầu đến cuối.
+ Hay nản chí, không khắc phục khó khăn trong lao động 
- HS tham gia chơi.
Đội 1 đọc: Đây là câu tục ngữ khen ngợi những người chăm chỉ lao động sẽ được nhiều người yêu mến; còn những kẻ lười biếng, lười lao động sẽ không được ai mời hay quan tâm đến.
Đội 2: Đoán được đó là câu tục ngữ :
Làm biếng chẳng ai thiết
Siêng việc ai cũng mời.
* Một số câu ca dao, tục ngữ : 
-Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
-Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang.
-Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
- HS trình bày.
- HS dưới lớp lắng nghe, nhận xét.
IV – Củng cố, dặn dò: 
 - Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao,tục ngữ ca ngợi những người yêu lao động.
 - Bài sau: Thực hành kĩ năng cuối kì 1
Rút kinh nghiệm: 
Hình thức tổ chức dạy học phù hợp với học sinh.
Học sinh hứng thú học tập
 .. 
Ngày 25/12/2020
Thực hiện đúng chương trình
KT
Đã kiểm tra
Nguyễn Thị Liệp
TUẦN 18: 
Tiết 18 THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HỌC KÌ 1 
Ngày dạy: 04&07/01/2021
A - MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức :Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc, làm giúp ông bà, cha mẹ những việc phù hợp, chăm lo cho ông bà vui vẻ, khỏe mạnh, vâng lời ông bà, cha mẹ, học tập tốt.
- Phải biết ơn thầy cô giáo vì thầy cô là người dạy dỗ chúng ta nên người.
- Hiểu được ý nghĩa của lao động : giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no cho bản thân và mọi người xung quanh. 
2. Kĩ năng :Yêu quí kính trọng ông bá cha mẹ. Biết quan tâm tới sức khỏe, niềm vui, công việc của ông bà cha mẹ.
- Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp.
- Không đồng tình với biểu hiện không biết ơn thầy cô giáo.
- Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Không đồng tình với những bạn lười lao động.
3. Thái độ :Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo.
- Biết làm giúp thầy cô một số công việc phù hợp.
- Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng mình.
B - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
 I.Ổn định lớp
 II. KTBC: Yêu lao động
- Em hãy một số việc làm thể hiện mình là người yêu lao động.
- Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ.
- Gv nhận xét
III- Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
+ Đưa ra 2 tình huống (có thể có tranh minh họa).
Tình huống 1: Em đanh ngồi học bài. Em thấy bà có vẻ mệt mỏi, bà bảo : “Bữa nay bà đau lưng quá”.
Tình huống 2: Tùng đang chơi ngoài sân, ông Tùng nhờ bạn : Tùng ơi, lấy hộ ông cái khăn.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu tình huống và sắm vai thể hiện 1 trong 2 tình huống.
- Tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
+ Yêu cầu đại diện 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác theo dõi.
+ Hỏi: Tại sao nhóm em chọn cách giải quyết đó ? Làm thế thì có tác dụng gì ?
+ Kết luận: Các em cần phải biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ bằng cách quan tâm, giúp đỡ ông bà những việc vừa sức, chăm sóc ông bà cha mẹ. Và cũng cần phải nhắc nhở nhau cùng biết làm cho ông bà cha mẹ vui lòng. Như vậy gia đình chúng ta sẽ luôn luôn vui vẻ, hòa thuận, hạnh phúc.
3. Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy cô ?
- Tổ chức làm việc cả lớp.
+ Đưa ra các bức tranh thể hiện các tình huống như bài tập 1, SGK.
+ Lần lượt hỏi : bức tranh. . . . . . thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo hay không ?
+ Kết luận: Tranh 1, 2, 4 thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô của các bạn. Trong tranh 3, việc làm của bạn HS chưa thể hiện sự kính trọng thầy cô.
+ Hỏi: Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo.
+ Hỏi: Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn HS đó ?
4. Hoạt động 3: Hành động nào thể hiện yêu lao động?
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Yêu cầu thảo luận nhóm, bày tỏ ý kiến về các tình huống sau: 
+ Sáng nay, cả lớp đi lao động trồøng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn cùng đi. Vì ngại trời lạnh, Nhàn nhờ Hồng xin phếp hộ với lí do bị ốm. Việc làm của Nhạn là đúng hay sai ?
+ Chiều nay, Lương đang nhổ cỏ ngoài vườn với bố thì toàn sang rủ đi đá bóng. Mặc dù rất thích đi nhưng Lương vẫ từ chối và tiếp tục giúp bố công việc.
+ Để đư

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_4_tuan_13_20_nam_hoc_2020_2021_truong_th.doc