Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 20, Bài 8: Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân (Tiết 2)

Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 20, Bài 8: Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân (Tiết 2)

KHÁM PHÁ ĐIỂM MẠNH , ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- HS nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;

- Biết vì sao phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;

- Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Nhận ra và tự đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; học hỏi thêm từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh khi đưa ra các cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu nhận và xử lí thông tin từ các tình huống để biết cách nhận ra được điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.

* Năng lực riêng:

- Năng lực điều chỉnh hành vi:

+ Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Tự đánh giá được một số điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.

+ Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và có ý thức học hỏi, rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển bản thân.

 

docx 4 trang Đăng Hưng 26/06/2023 130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 20, Bài 8: Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 8:
KHÁM PHÁ ĐIỂM MẠNH , ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
- HS nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;
- Biết vì sao phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;
- Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.
2. Năng lực:
* Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Nhận ra và tự đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; học hỏi thêm từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh khi đưa ra các cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu nhận và xử lí thông tin từ các tình huống để biết cách nhận ra được điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.
* Năng lực riêng: 
- Năng lực điều chỉnh hành vi:
+ Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Tự đánh giá được một số điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.
+ Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và có ý thức học hỏi, rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển bản thân.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức tự đánh giá được điểm mạnh , điểm yếu của bản thân, từ đó biết quản lí và dần hoàn thiện mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Giáo viên:
- SGK Đạo đức 3, vở bài tập Đạo đức 3,
- Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu ( nếu có), tranh ảnh, hộp quà, các lá thăm có thông tin. Bộ thẻ đáp án Đ_S hoặc biểu tượng mặt cười- mặt buồn.
2. Học sinh:
- SGK Đạo đức 3, VBT Đạo đức 3 ( nếu có), kéo, giấy bìa màu, bút chì, bút màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Kiến tạo tri thức mới:
Hoạt động 4: Các bạn trong tranh tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân bằng cách nào?
Mục tiêu: HS nhận ra được các cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát 4 tranh cuối trang 40 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong tranh tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu bản thân bằng cách nào?
- GV mời HS xung phong trả lời và HS nhận xét lẫn nhau.
- GV khen ngợi những câu trả lời hay của HS, tổng kết hoạt động, dẫn dắt sang hoạt động sau.
-HS lắng nghe, thực hiện.
+ Tranh 1: Bin tự đánh giá điểm yếu của mình là hấp tấp, không kiểm tra kĩ lại nên kết quả có nhiều lỗi sai.
+ Tranh 2: Na được cô giáo khen là có năng khiếu, vẽ tranh đẹp. Thông qua lời khen của cô giáo, Na nhận ra điểm mạnh của mình.
+ Tranh 3: Bin chơi đồ chơi mà không dọn dẹp ngăn nắp, việc này diễn ra nhiều lần nên bị mẹ nhắc nhở, Bin nhận ra điểm yếu của mình ( không ngăn nắp) qua việc mẹ có thái độ không hài lòng và lời nói nhắc nhở.
+ Tranh 4: Trong tuần, Cốm đã đi học muộn 2 lần. Việc đi học muộn nhiều lần cho thấy Cốm chưa biết cách quản lí/ kiểm soát thời gian. Đây là điểm yếu của Cốm nên Na đã góp ý với Cốm. Cốm nhận ra và hứa sẽ sửa đổi.
-HS trả lời, nhận xét.
* Luyên tập:
2.4. Hoạt động 5: Nhận xét ý kiến
Mục Tiêu: HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các ý kiến phù hợp hoặc không phù hợp về việc nhận ra điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.
Cách tiến hành:
-GV chia nhóm theo tổ: Đọc , thảo luận và cho biết các ý kiến này đúng hay sai?
- GV phát cho mỗi nhóm một bộ thẻ đáp án Đ_S hoặc biểu tượng mặt cười- mặt buồn ( Tùy điều kiện có thể linh hoạt chọn hình thức tổ chức khác).
- GV lần lượt đọc( hoặc trình chiếu) các ý kiến lên trên bảng. Với mỗi ý kiến , đại diện nhóm sẽ giơ thẻ Đ hoặc S.
+ Vì sao nhóm lại nhận xét như vậy?
-GV nhận xét, khen ngợi HS và tổng kết hoạt động , chuyển sang hoạt động kế tiếp.
-HS thảo luận nhóm và trả lời các ý kiến.
-HS giơ thẻ, trả lời.
+ Em có nhiều điểm mạnh rồi, không cần cố gắng nữa: Sai
+ Nếu em nói cho người khác biết điểm yếu của mình, họ sẽ cười chê: Sai.
+ Lời góp ý của những người xung quanh sẽ giúp em biết được điểm mạnh , điểm yếu của bản thân: Đúng.
+ Nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình sẽ giúp mình hoàn thiện hơn: Đúng.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_3_tuan_20_bai_8_kham_pha_diem_manh_diem.docx