Giáo án Công nghệ Lớp 3 - Tuần 29
BÀI 9: LÀM BIỂN BÁO GIAO THÔNG (TIẾT 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù
- Giúp HS lựa chọn một biển báo giao thông mà em biết, xây dựng các bước thực hiện và làm được một biển báo đó.
- Giúp HS có ý thức lựa chọn và sử dụng những vật liệu sẵn có ở địa phương để làm các mô hình biển báo; chia sẻ sản phẩm làm được với gia đình.
- HS có ý thức tìm hiểu thêm các thông tin thú vị về biển báo giao thông và lịch sử ra đời của biển báo giao thông và các thông tin thú vị quanh những tấm biển báo nhé.
- Có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ: Làm được mô hình biển báo cấm đi ngược chiều (hình dạng, kích thước, màu sắc)
- Sử dụng công nghệ: Thực hiện các thao tác kĩ thuật đơn giản với các dụng cụ.
2.2. Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: thông qua làm việc nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn và sử dụng vật liệu, dụng cụ để làm biển báo.
TUẦN 29 PHẦN 2: THỦ CÔNG KĨ THUẬT BÀI 9: LÀM BIỂN BÁO GIAO THÔNG (TIẾT 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù - Giúp HS lựa chọn một biển báo giao thông mà em biết, xây dựng các bước thực hiện và làm được một biển báo đó. - Giúp HS có ý thức lựa chọn và sử dụng những vật liệu sẵn có ở địa phương để làm các mô hình biển báo; chia sẻ sản phẩm làm được với gia đình. - HS có ý thức tìm hiểu thêm các thông tin thú vị về biển báo giao thông và lịch sử ra đời của biển báo giao thông và các thông tin thú vị quanh những tấm biển báo nhé. - Có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực công nghệ - Nhận thức công nghệ: Làm được mô hình biển báo cấm đi ngược chiều (hình dạng, kích thước, màu sắc) - Sử dụng công nghệ: Thực hiện các thao tác kĩ thuật đơn giản với các dụng cụ. 2.2. Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: thông qua làm việc nhóm. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn và sử dụng vật liệu, dụng cụ để làm biển báo. 3. Phẩm chất - Tiết kiệm vật liệu, có ý thức sử dụng vật liệu sẵn có; có ý thức giữ vệ sinh, an toàn trong quá trình làm sản phẩm. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. GV: - Tranh Hình 2 trang 47-SGK, phiếu bài tập - Các vật dụng để làm biển báo (que gỗ, giấy màu, ) 2. HS: - SGK, VBT, vở ghi. - Giấy bìa, que gỗ, băng dính, bút chì, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (3-5 phút) *Mục tiêu: Động não, gây hứng thú, phát huy những hiểu biết sẵn có của học sinh. * Cách tiến hành: - GV đưa ra câu hỏi ? Hãy nêu tác dụng của biển báo giao thông? ? Làm mô hình Biển báo gồm mấy bộ phận chính? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV chốt, dẫn dắt vào bài => Khi làm một mô hình biển báo chúng ta có thể sử dụng những vật liệu, dụng cụ gì? Tiết học tiếp theo của bài chúng ta sẽ cùng trao đổi, ngoài ra chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về lịch sử ra đời của biển báo giao thông và các thông tin thú vị quanh những tấm biển báo nhé?- Bài 9: Làm biển báo giao thông (tiết 4) - HS lắng nghe - HS trả lời + giúp người tham gia giao thông không đi sai luật, .. Tạo ra văn hóa giao thông tốt đẹp. ... Giúp lái xe được thuận lợi hơn. ... Giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông - 1-2 HS nêu: Các bộ phận chính của mô hình biển báo gồm: đế, cột, phần chính. - HS nhận xét bạn - HS lắng nghe, nhắc lại tên bài. 2. HĐ thực hành (25-27p)Hoạt động thực hành làm biển báo giao thông tự chọn * Mục tiêu: Giúp HS lựa chọn một biển báo giao thông mà em biết, xây dựng các bước thực hiện và làm được một biển báo đó. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS chia nhóm 4 và chọn biển báo cho nhóm của mình và mỗi nhóm là 1 biển báo. - GV hướng dẫn HS thực hành làm biển báo hình tam giác như trang 52 SGK. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận về các bước làm biển báo. - GV yêu cầu đại diện nhóm lên chia sẻ. ? Nêu điểm giống và khác nhau về biển báo của nhóm mình và nhóm bạn? ? Vật liệu và cách làm của nhóm mình. - GV yêu cầu HS làm theo các bước đã xây dựng. - GV quan sát và hướng dẫn các nhóm HS gặp khó khăn, cần giúp đỡ. - GV yêu cầu HS trưng bày giới thiệu sản phẩm của nhóm mình. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS chia nhóm và chọn biển báo - HS theo dõi, đọc và quan sát cách làm. - HS thảo luận trong nhóm. - Đại diện các nhóm lên chia sẻ - HS trả lời theo ý hiểu của mỗi nhóm. - HS giới thiệu sản phẩm của nhóm mình. - HS nhóm khác nhận xét. 3. Hoạt động vận dụng (5-10 phút) * Mục tiêu: + Giúp HS có ý thức lựa chọn và sử dụng những vật liệu sẵn có để làm các mô hình biển báo, chia sẻ sản phẩm làm được với gia đình, kêu gọi mọi người tuân thủ với chỉ dẫn của biển báo khi tham gia giao thông. + HS có ý thức tìm hiểu thêm các thông tin thú vị về biển báo giao thông và lịch sử của biển báo giao thông, từ đó hình thành và phát triển năng lực tự học * Cách tiến hành: - GV nhận xét chung, khen ngợi những nhóm có mô hình biển báo đẹp và sáng tạo ở hoạt động 2 ? Các con quan sát những biển báo này các bạn đã làm bằng những vật liệu nào ? Để làm một mô hình biển báo giao thông các con đã sử dụng bao nhiêu bước? ? Bạn nào có ý tưởng khác về cách sử dụng vật liệu và dụng cụ khác để làm biển báo không? - Chốt: Như vậy để làm một sản phẩm thủ công kĩ thuật, chúng ta không nhất thiết chỉ sử dụng một loại vật liệu mà có thể tự sáng tạo, sử dụng các loại vật liệu khác nhau như giấy thủ công, đất nặn, bìa báo - GV chiếu hình ảnh (hoặc clip) về sự ra đời, lịch sử của biển báo giao thông, các loại biển báo, các vật liệu, kích thước biển báo giao thông trên thực tế - HS xem, lắng nghe và ghi chép thông tin theo nhóm 4, dựa vào các câu hỏi tìm hiểu: + Biển bao ra đời khi nào? + Có mấy loại biển báo? + Các thông tin về biển báo mà em ghi nhớ được? + Biển báo được làm bằng vật liệu gì? - Tổ chức trò chơi Ô cửa bí mật để học sinh trao đổi các câu trả lời của nhóm mình - GV nhận xét, đánh giá ? Hãy nêu cảm nghĩ của em về tiết học hôm nay? - Dặn dò: Xem trước Bài 10: Làm đồ chơi. - HS lắng nghe + Những biển báo này các bạn làm bằng giấy bìa caton, bằng giấy màu, + Để làm một mô hình biển báo giao thông các con đã sử dụng qua 4 bước + HS nêu ý kiến cá nhân của mình. - HS lắng nghe, ghi nhớ - HS quan sát và ghi chép câu trả lời + Biển báo hiệu ra đời cách đây hơn hai nghìn năm. + Có 1 loại biển báo dạng chữ ghi trên các trụ cột. + Các trụ cột được ghi bằng các dạng chữ. +Biển báo được làm bằng các cột trụ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... **********************************
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_3_tuan_29.docx