Giáo án Công nghệ Lớp 3 - Tuần 22, Chủ đề 2: Thủ công kĩ thuật - Bài 07: Làm đồ dùng học tập (Tiết 1)

Giáo án Công nghệ Lớp 3 - Tuần 22, Chủ đề 2: Thủ công kĩ thuật - Bài 07: Làm đồ dùng học tập (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Kể tên được các đồ dùng học tập. Nêu được tác dụng và chất liệu làm ra đồ dùng học tập.

- Biết bảo quản, sử dụng những đồ dùng học tập của bản thân.

- Phát triển năng lực công nghệ: Hiểu biết công nghệ, sử dụng công nghệ, thiết kế kĩ thuật.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tìm tòi, học hỏi cách sử dụng các dụng cụ và vật liệu phù hợp để tạo ra các đồ dùng học tập hữu ích giúp hỗ trợ việc học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được các bước phù hợp để tạo ra một đồ dùng học tập theo các bước trong SGK.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Mô tả được các bước làm một dụng cụ học tập từ các dụng cụ và vật liệu thủ công. Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập, biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học để làm những đồ dùng học tập hữu ích giúp hỗ trợ việc học.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng học tập.

 

docx 4 trang Đăng Hưng 23/06/2023 2500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 3 - Tuần 22, Chủ đề 2: Thủ công kĩ thuật - Bài 07: Làm đồ dùng học tập (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
CÔNG NGHỆ
CHỦ ĐỀ 2 : THỦ CÔNG KĨ THUẬT
Bài 07: LÀM ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Kể tên được các đồ dùng học tập. Nêu được tác dụng và chất liệu làm ra đồ dùng học tập.
- Biết bảo quản, sử dụng những đồ dùng học tập của bản thân.
- Phát triển năng lực công nghệ: Hiểu biết công nghệ, sử dụng công nghệ, thiết kế kĩ thuật.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tìm tòi, học hỏi cách sử dụng các dụng cụ và vật liệu phù hợp để tạo ra các đồ dùng học tập hữu ích giúp hỗ trợ việc học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được các bước phù hợp để tạo ra một đồ dùng học tập theo các bước trong SGK.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Mô tả được các bước làm một dụng cụ học tập từ các dụng cụ và vật liệu thủ công. Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập, biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học để làm những đồ dùng học tập hữu ích giúp hỗ trợ việc học.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ HS được kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của HS ngay từ đầu tiết học.
+ Giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các đồ dùng học tập của mình và vật liệu làm ra các đồ dùng học tập đó.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “Đồ dùng học tập” để khởi động bài học. 
+ GV nêu câu hỏi: Trong bài hát em thấy có những đồ dùng học tập nào được nhắc đến?
+ Ngoài những đồ dùng học tập được nhắc đến trong bài hát trên, em còn biết những đồ dùng học tập nào nữa?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Đồ dùng học tập là những dụng cụ rất quan trọng đối với học sinh chúng ta. Những đồ dùng ấy tuy nhỏ bé nhưng lại giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong học tập. Vậy đồ dùng học tập được làm từ những chất liệu gì, tác dụng của chúng cụ thể như thế nào, cô trò chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay nhé!
- HS lắng nghe bài hát.
+ Trả lời: bút chì, tẩy, hộp bút, compa, thước kẻ, quyển sách, quyển vở,...
- Cặp sách, hộp bút màu, bút mực,...
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: Xác định được yêu cầu sản phẩm thẻ đánh dấu trang.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Xác định yêu cầu sản phẩm
-GV yêu cầu HS quan sát sản phẩm mẫu theo nhóm 2, đọc nội dung trong SGK mục A. Sản phẩm mẫu trang 38 để nêu tác dụng và yêu cầu của sản phẩm.
- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm.
-GV: Những yêu cầu của thẻ đánh dấu trang dùng để đánh giá sản phẩm của các em.
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Giúp Hs lựa chọn được vật liệu và dụng cụ làm đồ dùng học tập theo yêu cầu.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2. Lựa chọn vật liệu làm đồ dùng. (làm việc nhóm 4)
- GV chia sẻ các bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.
+ Em hãy quan sát và gọi tên những vật liệu có trong hình ?
+ Em hãy nêu tác dụng của những vật liệu đó?
+ Em hãy kể tên và nêu tác dụng của một số vật liệu khác mà em biết?
- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV chốt HĐ2: Vật liệu làm đồ dùng rất phong phú và đa dạng, có những tác dụng khác nhau
- HS quan sát, đọc nội dung, nêu tác dụng và yêu cầu của sản phẩm.
- Thảo luận nhóm 2.
- Đại diện 1 hoặc 2 nhóm lên trả lời:
+ Thẻ đánh dấu trang giúp đánh dấu, ghi nhớ trang của một cuốn sách để dễ dàng tìm và mở lại đúng trang đó khi cần.
+ Yêu cầu của sản phẩm thẻ đánh dấu trang là gài được vào góc trang sách, hình gấp cân đối, nếp gấp thẳng, phẳng và trang trí đẹp.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Học sinh đọc yêu cầu bài và trình bày:
+ Giấy thủ công; Thước kẻ; Bút chì; Kéo; Bút màu; Hồ dán
+ Bút chì: kẻ bài, viết vào VBT
+ Thước kẻ: Kẻ các hình, kẻ hết bài
+ Bút màu: trang trí thẻ đánh dấu trang
+ Kéo: cắt giấy thủ công.
+ Giấy thủ công: Gấp thẻ đánh dấu trang.
+ Hồ dán: trang trí thẻ đánh dấu trang
- HS nêu theo hiểu biết.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung HĐ2
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”.
- Chia lớp thành 2 đội (hoặc 4 đội chơi, tuỳ vào thực tế), nối tên đồ dùng học tập và tác dụng tương ứng của chúng
- Cách chơi: 
+ Thời gian: 2-4 phút
+ Mỗi đội xếp thành 1 hàng, chơi nối tiếp.
+ Khi có hiệu lệnh của GV các đội lên nối tên đồ dùng học tập và tác dụng tương ứng của chúng
+ Hết thời gian, đội nào nối nhanh và đúng thì đội đó dành chiến thắng
- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Lớp chia thành các đội theo yêu cầu GV.
- HS lắng nghe luật chơi.
- Học sinh tham gia chơi:
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_3_tuan_22_chu_de_2_thu_cong_ki_thuat_b.docx