Bài giảng Tập đọc – Kể chuyện lớp 3: Ông tổ nghề thêu

Bài giảng Tập đọc – Kể chuyện lớp 3: Ông tổ nghề thêu

1. Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê.

2. Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.

 

pptx 42 trang thanhloc80 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tập đọc – Kể chuyện lớp 3: Ông tổ nghề thêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc – Kể chuyệnÔng tổ nghề thêu1. Luyện đọc đoạn1. Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê.Ông tổ nghề thêu2. Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.3. Bụng đói mà không có cơm ăn, Trần Quốc Khái lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng, rồi mỉm cười. Ông bẻ tay pho tượng nếm thử. Thì ra hai pho tượng ấy nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ dần pho tượng mà ăn. Nhân được nhàn rỗi, ông mày mò quan sát, nhớ nhập tâm cách thêu và làm lọng.4. Học được cách thêu và làm lọng rồi, ông tìm đường xuống. Thấy những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người có tài, đặt tiệc to tiễn về nước.5. Về đến nước nhà, Trần Quốc Khái truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Dần dần, nghề thêu lan rộng ra khắp nơi. Nhân dân vùng Thường Tín, quê ông, lập đền thờ và tôn ông là ông tổ nghề thêu.Theo Ngọc Vũlan rộng, lọngnặn, chè lamLuyện đọc từ khóđọc sáchbức trướngNgắt câu:	- Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu 3 chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.	- Thấy những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự.LọngBức trướngChè lamThêu 2. Tìm hiểu bài- Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng mà học.Câu 1: Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học như thế nào?- Vua Trung Quốc dựng một cái lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi và cất thang đi.Câu 2: Vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?Câu 3: Trần Quốc Khái đã làm như thế nào:+ Để sống ?+ Để không bỏ phí thời gian ?+ Để xuống đất bình yên vô sự?Vì Trần Quốc Khái là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu.Câu 4: Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn làm ông tổ nghề thêu?Want big impact?Use big image.	Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. Ông đã mang nghề thêu và làm lọng về truyền lại cho nhân dân ta.Nội dung : Dặn dò: Chuẩn bị bài bàn tay cô giáo Tập đọcTiết 63: Bàn tay cô giáoMột tờ giấy trắngCô gấp cong congThoắt cái đã xongChiếc thuyền xinh quá ! Một tờ giấy đỏMền mại tay côMặt trời đã phôNhiều tia nắng tỏa.Thêm tờ xanh nữaCô cắt rất nhanhMặt nước dập dềnhQuanh thuyền sóng lượn.Như phép mầu nhiệmHiện trước mắt em :Biển biếc bình minhRì rào sóng vỗ Biết bao điều lạTừ bàn tay cô. Nguyễn Trọng HoànBàn tay cô giáoBài tập đọc được chia làm mấy khổ thơ?5 khổ thơTập đọcTiết 63: Bàn tay cô giáoChú ý đọc bài với giọng ngạc nhiên, khâm phục. Nhấn giọng những từ thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo, mầu nhiệm của bàn tay cô giáo: thoắt cái, xinh quá, rất nhanh và đọc chậm lại ở 2 dòng thơ cuối: Biết bao điều lạ Từ bàn tay côLuyện đọcTìm hiểu bàiThuyền, giấy trắng, cong cong, thoắt cái, tỏa, dập dềnh, rì ràoTập đọcTiết 63: Bàn tay cô giáoKhổ 1:Một tờ giấy trắng /Cô gấp cong cong /Thoắt cái đã xong /Chiếc thuyền xinh quá! // Khổ 2:Một tờ giấy đỏ /Mềm mại tay cô /Mặt trời đã phô /Nhiều tia nắng tỏa. //Khổ 3:Thêm tờ xanh nữa /Cô cắt rất nhanh /Mặt nước dập dềnh /Quanh thuyền sóng lượn. //Khổ 4:Như phép mầu nhiệm /Hiện trước mắt em : /Biển biếc bình minh /Rì rào sóng vỗ //Khổ 5:Biết bao điều lạ / Từ bàn tay cô. //Khổ 4:Như phép mầu nhiệm /Hiện trước mắt em : /Biển biếc bình minh /Rì rào sóng vỗ //Khổ 5:Biết bao điều lạ / Từ bàn tay cô. //Một tờ giấy trắng /Cô gấp cong cong /Thoắt cái đã xong /Chiếc thuyền xinh quá!// Một tờ giấy đỏ /Mềm mại tay cô /Mặt trời đã phô /Nhiều tia nắng tỏa. //Thêm tờ xanh nữa /Cô cắt rất nhanh /Mặt nước dập dềnh /Quanh thuyền sóng lượn. //Như phép mầu nhiệm /Hiện trước mắt em : /Biển biếc bình minh /Rì rào sóng vỗ //Biết bao điều lạ /Từ bàn tay cô. //Bàn tay cô giáoTìm hiểu bài Tập đọcTiết 63: Bàn tay cô giáoCâu 1: Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì?Từ một tờ giấy trắng, thoắt một cái cô đã gấp xong một chiếc thuyền cong cong rất xinh.Với một tờ giấy đỏ, bàn tay mềm mại của cô đã làm ra một mặt trời với nhiều tia nắng tỏa.Thêm tờ giấy xanh, cô cắt rất nhanh, tạo ra một mặt nước dập dềnh, những làn sóng lượn quanh thuyền.Những sản phẩm được làm từ bàn tay côChiếc thuyền cong cong Mặt trời với nhiều tia nắng tỏaMặt nước dập dềnhCâu 2: Hãy tả bức tranh cắt dán giấy của cô giáo?Bức tranh miêu tả cảnh đẹp của biển trong buổi sáng bình minh. Những con thuyền cong cong, xinh xắn dập dềnh trên mặt biển xanh mênh mông. Mặt trời đang lên phô những tia nắng đỏ.Câu 3: Em hiểu 2 dòng thơ cuối bài như thế nào? Bàn tay cô giáo khéo léo, mềm mại, như có phép mầu nhiệm. Bàn tay cô đã mang lại niềm vui và bao điều kì lạ cho các em HS. Từ các tờ giấy cô đã tạo nên một cảnh biển thật đẹp lúc bình minh.Nội dung của bài tập đọc là gì ?Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo. Tập đọcTiết 63: Bàn tay cô giáoCủng cố, dặn dò- Ở nhà học lại cho thuộc bài thơ, tập đọc bài thơ với giọng diễn cảm.- Xem trước và chuẩn bị bài mới: Nhà bác học và bà cụTiết học đến đây là kết thúc.Chào tạm biệt các con! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_tap_doc_ke_chuyen_lop_3_ong_to_nghe_theu.pptx