Bài giảng Tập đọc 3 - Hội vật - Giáo viên: Trần Thị Bích Hiền

Bài giảng Tập đọc 3 - Hội vật - Giáo viên: Trần Thị Bích Hiền

Câu 1: Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật.

Tiếng trống dồn dập; người xem đông như nước chảy; ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ; chen lấn nhau; quây kín quanh sới vật; trèo lên những cây cao để xem.

ppt 23 trang thanhloc80 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tập đọc 3 - Hội vật - Giáo viên: Trần Thị Bích Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
truêng tiÓu häc sè 1 thÞ trÊn t©n uyªnPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN UYÊNTRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 THỊ TRẤN TÂN UYÊN Giáo viên: Trần Thị Bích HiềnChào các thầy cô giáo và các em học sinh thân yêu!Sới vậtKhố2. Tìm hiểu bàiCâu 1: Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật. Tiếng trống dồn dập; người xem đông như nước chảy; ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ; chen lấn nhau; quây kín quanh sới vật; trèo lên những cây cao để xem.Câu 2: Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau?Ông Cản Ngũ: lớ ngớ, chậm chạp, hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ.Quắm Đen: lăn xả vào, vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường.Lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Lớ ngớ, chậm chạp, chủ yếu là chống đỡ.Khi người xem thấy keo vật có vẻ chán ngắt thì chuyện gì đã bất ngờ xảy ra? Ông Cản Ngũ bước hụt, mất đà chúi xuống.Câu 3: Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi như thế nào?  Lúc đó, Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông, ôm một bên chân ông, bốc lên. => Tình huống keo vật không còn chán ngắt như trước nữa. Người xem phấn chấn reo ồ lên, tin chắc ông Cản Ngũ nhất định sẽ ngã và thua cuộc.Theo em, tình huống keo vật còn chán ngắt nữa không? Câu văn nào cho biết điều đó? Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào? Quắm Đen gò lưng vẫn không sao bê nổi chân ông Cản Ngũ. Ông nghiêng mình nhìn Quắm Đen. Lúc lâu ông mới thò tay nắm khố anh ta, nhấc bổng lên, nhẹ như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng.Câu 4: Theo em, vì sao ông Cản Ngũ thắng? Quắm Đen khỏe, hăng hái nhưng nông nổi, thiếu kinh nghiệm. Trái lại, ông Cản Ngũ rất điềm đạm, giàu kinh nghiệm. Ông Cản Ngũ đã thắng nhờ cả mưu trí và sức khỏe. Nội dung: Bài nói lên cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.3. Vận dụng, sáng tạo2. Ngay nhịp trống đầu,/ Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ.// Anh vờn bên trái,/ đánh bên phải,/ dứ trên,/ đánh dưới,/ thoắt biến,/ thoắt hóa khôn lường.// Trái lại,/ ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ,/ chậm chạp.// Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng,/ để sát xuống mặt đất,/ xoay xoay chống đỡ // Keo vật xem chừng chán ngắt.Đoạn 1: Cảnh mọi người đi xem hội.4. Kể chuyệnĐoạn 2: Mở đầu keo vật.Đoạn 3: Ông Cản Ngũ bước hụt và hành động của Quắm Đen.Đoạn 4: Thế vật bế tắc của Quắm Đen.Dựa vào những gọi ý sau đây, em hãy kể lại từng đoạn truyện Hội vật.Đoạn 5: Keo vật kết thúcĐoạn 1: Cảnh mọi người đi xem hội- Tiếng trống vật ra sao?- Mọi người đến xem như thế nào?- Để xem hội vật cho rõ thì những người phía sau họ phải làm gì?4. Kể chuyệnĐoạn 2: Mở đầu keo vật- Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen làm gì?- Trái lại, ông Cản Ngũ đánh như thế nào?4. Kể chuyệnĐoạn 3: Ông Cản Ngũ bước hụt và hành động của Quắm Đen- Tư thế ông Cản Ngũ thế nào?- Quắm Đen có hành động ra sao?- Thái độ của mọi người xung quanh như thế nào?4. Kể chuyệnĐoạn 4: Thế vật bế tắc của Quắm Đen- Tiếng trống lúc đó như thế nào?- Tư thế của ông Cản Ngũ ra sao ?- Hành động của Quắm Đen như thế nào ?4. Kể chuyện- Khi Quắm Đen không bê nổi chân ông lên, ông Cản Ngũ có hành động như thế nào?- Keo vật kết thúc ra sao?Đoạn 5: Keo vật kết thúc4. Kể chuyện4. Kể chuyệnEm nên có thái độ lịch sự, không chen lấn, đùa giỡn, gây mất trật tự, Nếu em được tham gia lễ hội thì em nên có hành động và thái độ như thế nào?Kính chúc các thầy cô mạnh khỏe!Chúc các em chăm ngoan, học giỏi !

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tap_doc_3_hoi_vat_giao_vien_tran_thi_bich_hien.ppt