3 Đề thi giữa học kì 2 môn Toán Lớp 3 - Năm 2019-2020

1. Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
a) Số gồm: chín nghìn, chín chục được viết là:
A.9990 B.9900 C.9090 D.9009
b) Bốn số nào được viết theo thứ tự từ lớn đến bé?
A.5872; 5728; 5278; 5287
B.5782; 5827; 5287; 5278
C.7852; 7582; 7285; 7258
D.7258; 7285; 7582; 7852
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "3 Đề thi giữa học kì 2 môn Toán Lớp 3 - Năm 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 1 Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng: Số gồm: chín nghìn, chín chục được viết là: A.9990 B.9900 C.9090 D.9009 Bốn số nào được viết theo thứ tự từ lớn đến bé? A.5872; 5728; 5278; 5287 B.5782; 5827; 5287; 5278 C.7852; 7582; 7285; 7258 D.7258; 7285; 7582; 7852 Cho hình tròn tâm O Hãy viết tên đoạn thẳng vào chỗ trống ( ) - Bán kính . - Đường kính . - O là trung điểm của . a) Đặt tính rồi tính: 7368 – 5359 .. .. .. 1405 x 6 .. .. .. Tìm x: 2009: x = 7 .. .. .. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 224m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi mảnh đất đó. Bài giải . . . Trong một năm: Những tháng nào có 30 ngày? Những tháng nào có 31 ngày? . . . Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 2 MÔN: TOÁN - Thời gian: 40 phút Bài 1.(1 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng (M1) a) Số liền trước số 2000 là: A. 2001 B. 2099 C. 1999 D. 1899 b) Cho dãy số 4793; 4739; 4379; 4397. Hãy sắp xếp số sau theo thứ tự từ bé đến lớn là: Bài 2. Đặt tính rồi tính (M2) a) 4839 + 3624 ........................... ........................... ........................... ........................... b) 9090 - 1989 ........................ ........................ ........................ ........................ c) 476 x 4 ......................... ......................... ......................... ......................... d) 2240 : 7 ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... a) 5294 + 879 ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... b) 9900 - 9099 ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... c) 526 x 37 ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... d) 5569 : 8 ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... Bài 3. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng (M1) a) Số La Mã IX đọc là : A. Chín B. Tám C. Mười một D. Mười b) Ngày 29 tháng 3 năm 2018 là ngày thứ năm. Ngày 03 tháng 4 cùng năm là thứ mấy? A. thứ ba B. thứ tư C. thứ năm D. thứ sáu Bài 4. Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB sau đây (điền M dưới vạch phù hợp) A B Bài 5 . (2 điểm) a) Tìm y: y x 9 = 2772 : 2 b) Tính giá trị biểu thức: 1753x (482:2-237) Bài 6. Điền vào chỗ trống. A Đồng hồ A chỉ .. Bài 7. Có 3 xe chở dầu, mỗi xe chở được 2790l dầu. Số dầu đó chia đều cho 9 cửa hàng. Hỏi mỗi cửa hàng nhận được bao nhiêu lít dầu? Bài giải: Bài 8. Điền đáp án đúng vào chỗ chấm. Cứ 60 cái bánh đựng đều trong 5 hộp. Cô giáo mua về cho lớp 3A 6 hộp bánh như vậy và chia đều cho học sinh, mỗi học sinh 2 cái. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu học sinh? O M P Q N Bài 9. Đúng ghi Đ, sai ghi S A. Trong hình bên, MN là đường kính. B. Trong hình bên, OQ là bán kính. B. Trong hình bên, OP là đường kính. D. Trong hình bên, Q là tâm của hình tròn. Đáp án: Bài 1: a, C. 1999 b, 4379; 4397; 4739; 4793. Bài 2: a) 4839 + 3624 = 8463 b) 9090 - 1989 = 70101 c) 476 x 4 = 1904 d) 2240 : 7 = 320 Bài 3: a, A. Chín Bài 6: Đồng hồ A chỉ: 13giờ 50 phút hay 2 giờ kém 10 phút Bài 7. Có 3 xe chở dầu, mỗi xe chở được 2790l dầu. Số dầu đó chia đều cho 9 cửa hàng. Hỏi mỗi cửa hàng nhận được bao nhiêu lít dầu? Giải: Số dầu ở cả 3 xe là: 2790 x 3 = 8370 (lít) Mỗi cửa hàng nhận được bao nhiêu lít dầu là: 8370 : 9 = 930 (lít). Trường: .. Họ tên: . ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: Toán lớp 3 Thời gian: 40 phút I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: 1 Điểm. Số liền sau của 6359 là: 6358 6349 C . 6360 D .6369 B. Trong các số: 8572, 7852 -5872 – 8752 số lớn nhất là: A -8572 B -8752 C -7852 D -5872 Câu 2: 1 điểm. Trong cùng một năm, ngày 27 tháng 3 là thứ 5, ngày 30 tháng 3 là thứ mấy? Câu 3: 0,5 điểm. Số gồm có 4 trăm, năm vạn, bảy ngàn, linh tám là: A. 57408 B. 4578 C.54708 D . 5478 Câu 4: 0,5 điểm Số lớn nhất của số có bốn chữ số và số bé nhất có hai chữ số, tích của chúng là: 99990 B . 89991 C .9999 D . 10000 Câu 5: 1 điểm Chu vi hình vuông là 20 m cạnh của chúng là: 80m 5m C . 4m D. 16m II. Tự luận Câu 1: 2 điểm. (Đặt tính và tính): 1729 + 3815 B. 1927 x 4 C. 7280 – 1738 D. 8289: 9 Câu 2: 1 điểm. Tìm Y: 4536 : Y = 9 Câu 3: 2 điểm. Một trại gà trong 3 ngày thu được 3150 quả trứng. Hỏi trong 8 ngày như thế trại gà sẽ thu được bao nhiêu quả trứng? Câu 4: 1 điểm. Em đọc tên các hình tam giác, tứ giác trong hình sau. E A B D F C Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 3 môn Toán: Câu 1: - Đáp án: C . 6360 - Số lớn nhất: B -8752 Câu 2: Là chủ nhật Câu 3: 57408 Câu 4: Đáp số: 99990 Câu 5: Đáp số B. 5m II. Tự luận Câu 1: 1729 + 3815 = 5544 B. 1927 x 4 = 7708 C. 7280 – 1738 = 5542 D. 8289: 9 = 921 Câu 2: Y = 504 Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 1 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Viết I. Chính tả: 1. Nghe viết Hội vật (từ Tiếng chống dồn lên...dưới chân) trang 59. 2. Điền vào chỗ trống l hay n? ......ăm gian.....ều cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè .....ưng giậu phất phơ màu khói nhạt .....àn ao lóng.....ánh bóng trăng....oe. (Nguyễn Khuyến). II. Tập làm văn: - Viết một đoạn văn ngắn (Từ 5 đến 7 câu) kể về một ngày hội mà em biết, dựa theo gợi ý dưới đây: a. Đó là hội gì? b. Hội đó được tổ chức khi nào? ở đâu? c. Mọi người đi xem hội như thế nào? d. Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì? e. Hội có những trò vui gì (ném còn, kéo co, ca hát, nhảy múa...)? g. Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào? B. Kiểm tra Đọc I. Đọc tiếng: (6 điểm) II. Đọc hiểu: (4 điểm) - Đọc thầm bài thơ: Đồng hồ báo thức Bác kim giờ thận trọng Nhích từng li, từng li Anh kim phút lầm lì Đi từng bước, từng bước. Bé kim giây tinh nghịch Chạy vút lên trước hàng Ba kim cùng tới đích Rung một hồi chuông vang. (Hoài Khánh) Câu 1: Có mấy sự vật được nhân hoá trong bài thơ trên? - Khoanh vào trước chữ cái nêu ý trả lời đúng: (1 điểm) A. Có 2 sự vật B. Có 3 sự vật C. Có 4 sự vật D. Có 5 sự vật - Hãy kể tên những sự vật đó:............................................................................. Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ ở đâu? (1điểm) A. Tới đích, ba kim cùng rung một hồi chuông vang vang. B. Hàng ngày, Bác kim giờ chậm chạp, ì ạch nhích từng li, từng li. C. Lúc nào cũng vậy, anh kim phút luôn nhường cho bé kim giây chạy trước. Câu 3: Em đặt 1 câu theo mẫu Khi nào?(1 điểm) Câu 4: Đặt câu hỏi cho phần in đậm ở câu sau: (1 điểm) - Bác kim giờ nhích từng li, từng li chậm chạp vì bác rất thận trọng. Đáp án: A. Kiểm tra Viết I. Chính tả: - GV đọc cho HS nghe viết bài viết “Hội vật” trong sách giáo khoa tiếng việt 3 tập 2 trang 59 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bầy đẹp đoạn văn: 5 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0.5 điểm. II. Tập làm văn - HS viết được đoạn văn từ 5 đến 7 câu theo gợi ý ở đề bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 5 điểm - (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4.5, 4, 3.5, 3, 2.5, 2, 1.5, 1, 0.5) B. Kiểm tra Đọc I. Đọc tiếng: (6 điểm) Đề bài: Cho học sinh bốc thăm đọc một trong các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2 từ tuần 19 đến tuần 26 (mỗi đoạn không quá 2 học sinh đọc). Hướng dẫn cho điểm: - HS đọc đúng, to, rõ ràng, đọc diễn cảm, tốc độ theo đúng yêu cầu (6 điểm) - HS đọc đúng, to, rõ ràng, tốc độ theo đúng yêu cầu (5 điểm) - HS đọc đúng, to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (4 điểm) - HS đọc đúng, tốc độ chậm (3 điểm) - HS đọc còn đánh vần nhẩm (2 điểm) II. Đọc hiểu: (4 điểm) Câu 1: Có mấy sự vật được nhân hoá trong bài thơ trên? - Có 3 sự vật: bác kim giờ, anh kim phút, bé kim giây Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ở đâu? (1điểm) A. Tới đích, ba kim cùng rung một hồi chuông vang vang. Câu 3: Em đặt 1 câu theo mẫu Khi nào? (1 điểm) VD: Ngày mai, chúng em thi giữa học kì 2. Câu 4: Đặt câu hỏi cho phần in đậm ở câu sau: (1 điểm) - Bác kim giờ nhích từng li, từng li chậm chạp vì sao? Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 2 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thầm bài văn sau: Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Theo Vũ Tú Nam Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào? a. Tả cây gạo. b. Tả chim. c. Tả cây gạo và chim. Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? a. Mùa hè. b. Mùa xuân. c. Vào hai mùa kế tiếp nhau. Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào? a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? c. Ai là gì? Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? a. 1 hình ảnh. b. 2 hình ảnh. c. 3 hình ảnh. Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào? a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo. b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người. c. Nói với cây gạo như nói với con người. Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. II. Đọc thành tiếng (Bài đọc 1) Ông tổ nghề thêu Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước. Trả lời câu hỏi: Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? Đọc thành tiếng (Bài đọc 2) Cuộc chạy đua trong rừng Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch Trả lời câu hỏi: Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào? B. Kiểm tra Viết: I. Chính tả: (Nghe viết) 15 phút Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. II. Tập làm văn (25 phút) Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. Gợi ý: a. Việc tốt em đã làm là việc gì? Em làm khi nào? Vào dịp nào? b. Việc làm đó đã diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? c. Tác dụng của việc làm đó đối với môi trường và đối với bản thân em. d. Cảm nghĩ của em sau khi làm việc đó? Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 Đáp án a c c c a Điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 1 điểm Câu 6: Khi nào, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim? Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim khi nào? (Hoặc: Bao giờ, .Lúc nào .., Tháng mấy, .) II. Đọc thành tiếng (6 điểm) - Bài đọc: 5 điểm - Trả lời câu hỏi: 1 điểm Đề 1. Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang xem ông làm thế nào? Đề 2. Chú sửa soạn cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch. * Chấm điểm đọc (5 điểm) - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm) - Tốc độ đọc đoạn trích đạt yêu cầu không quá 1 phút: 0,5 điểm - Giọng đọc phù hợp, biết thể hiện cảm xúc: 0,5 điểm . B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (5 điểm) - Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, mắc ít hơn 3 lỗi chính tả, chữ viết chưa đẹp: 3 điểm - Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng: 4 điểm. - Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đều nét: 4,5 điểm. - Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp: 5 điểm. * Lưu ý: Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm II. Tập làm văn (5 điểm) - Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, nói về một việc làm tốt để bảo vệ môi trường. (khoảng 3 câu): 3 điểm - Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, đúng yêu cầu (khoảng 4 câu): 4 điểm - Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ: 4,5 điểm. - Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ý: 5 điểm * Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm phù hợp: 1- 2- 3- 4. Không cho điểm lẻ. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 3 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4đ) Cho văn bản sau: Có những mùa đông Có những mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói. Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh. (Trần Dân Tiên) II. Đọc thầm văn bản trên và làm bài tập: (6đ) * Đọc thầm và làm bài tập: Câu 1: (0,5đ) Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống? A. Cào tuyết trong một trường học. B. Làm đầu bếp trong một quán ăn. C. Viết báo. D. Chạy bàn. Câu 2: (0,5đ) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như để làm gì? A. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình. B. Để theo học đại học. C. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc. D. Để rèn luyện thân thể. Câu 3: (0,5đ) Bài văn này nhằm nói lên điều gì? A. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp. B. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp. C. Nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước. D. Bác Hồ thử sức giá rét. Câu 4: (0,5đ) Bác Hồ làm việc trong khoảng thời gian là bao lâu? A. 5 giờ B. 6 giờ C. 7 giờ D. 8 giờ Câu 5: (1đ) Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước nào? Câu 6: (1đ) Qua câu chuyện trên, em học được điều gì ở Bác? Câu 7: (1đ) Bộ phận được in đậm trong câu: "Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống." trả lời cho câu hỏi nào? A. Vì sao? B. Để làm gì? C. Khi nào? D. Ai làm gì? Câu 8: (1đ) Tìm một tên khác đặt tên cho câu chuyện trên. Viết tên câu chuyện vừa tìm được. B. Kiểm tra Viết I. Viết chính tả: (Nghe – viết) (4đ) (15 phút) II. Viết đoạn, bài: (6đ) (25 phút) Em hãy viết một đoạn văn ngắn 5 -7 câu kể về một người thân của em (bố, mẹ, chú, dì,...) Gợi ý: - Người thân của em làm nghề gì? - Hằng ngày, người thân của em làm những việc gì? - Những việc ấy có ích như thế nào? - Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì,...) như thế nào? Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4đ) - Đọc to, rõ ràng: 1 điểm - Đọc đúng, tốc độ đảm bảo 40 – 5- tiếng/phút, ngắt nghỉ đúng ở dấu câu: 2 điểm. - Trả lời đúng, đủ ý câu hỏi: 1 điểm. II. Đọc thầm văn bản và làm bài tập: (6đ) Câu 1 (0,5đ) Câu 2 (0,5đ) Câu 3 (0,5đ) Câu 4 (0,5đ) A C C D Câu 5 (0,5đ) Câu 6 (1đ) Câu 7 (1đ) Câu 8 (1đ) Thủ đô nước Pháp M: Bác Hồ là một người giàu nghị lực,... B M: Giàu nghị lực. B. Kiểm tra Viết I. Viết chính tả: (Nghe – viết) (4đ) (15 phút) Bài viết: Tiếng cười tuổi học trò Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho cậu dưới vòi hoa sen. Một hôm ở trường, thầy giáo nói với Dũng: - Ồ! Dạo này em chóng lớn quá! Dũng trả lời: Thưa thầy, đó là vì ngày nào bố mẹ em cũng tưới cho em đấy ạ. - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 4 điểm. - Mắc lỗi chính tả (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: (6 điểm) (25 phút) - Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 -7 câu theo yêu cầu của đề bài. Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ: 6đ - Tùy theo mức độ sai sót về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm như sau: + Nội dung: 4 điểm (Viết được đoạn văn ngắn 5 -7 câu). + Diễn đạt: 2 điểm.
Tài liệu đính kèm:
3_de_thi_giua_hoc_ki_2_mon_toan_lop_3_nam_2019_2020.doc