Tài liệu bồi dưỡng kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Giáo dục thể chất

Tài liệu bồi dưỡng kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Giáo dục thể chất

A. MỤC TIÊU

Sau khi học mô–đun này, học viên có thể:

– Khái quát được những điểm cốt lõi về phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra,

đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

– Lựa chọn và vận dụng được các phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra, đánh

giá phù hợp với nội dung và định hướng đường phát triển năng lực của học sinh;

– Xây dựng được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của

học sinh về phẩm chất, năng lực;

– Sử dụng và phân tích được kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để

ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học môn học;

– Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá học

sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.

B. NỘI DUNG CHÍNH

Phần 1: Giới thiệu lí thuyết và phân tích yêu cầu, quy trình, phương pháp

kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

– Chương 1: Sử dụng phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập

trong dạy học, giáo dục học sinh tiểu học môn Giáo dục thể chất

– Chương 2: Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ

của học sinh tiểu học về phẩm chất, năng lực đối với môn học, hoạt động giáo

dục môn Giáo dục thể chất

– Chương 3: Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo khung năng lực để ghi

nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục

thể chất

Phần 2. Các ví dụ minh họa các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá

học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Giáo dục thể

chất

C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG

− Bồi dưỡng trực tiếp

− Bồi dưỡng qua mạng

D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

− Tài liệu đọc của Mô đun 3, môn Giáo dục thể chất

− Chương trình Giáo dục phổ thông môn Giáo dục thể chất 2018

− Video bài giảng tương ứng với các nội dung Mô đun 3 môn Giáo dục thể chất

− Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá theo các nội dung

− Máy tính, máy chiếu nối mạng internet

pdf 111 trang ducthuan 05/08/2022 5400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i 
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 
DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GDPT 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG 
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN 
PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC 
(Mô–đun 3.11) 
Môn Giáo dục thể chất 
HÀ NỘI, 2020
2 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
Giáo viên: GV 
Học sinh: HS 
Phẩm chất: PC 
Kiến thức: KT 
Kĩ năng: KN 
Năng lực: NL 
Phương pháp: PP 
Sách giáo khoa: SGK 
Chương trình: CT 
Giáo dục thể chất: GDTC 
Thể dục thể thao: TDTT 
Chương trình giáo dục phổ thông: CT GDPT 
3 
BAN BIÊN SOẠN TÀI LIỆU 
TS. Hà Minh Dịu, Đại học Sư phạm Hà Nội 2 
Ths. Vũ Thị Thư, Viện Khoa học Giáo dục VN 
Ths. Lý Quốc Biên, Viện Khoa học Giáo dục VN 
4 
MỤC LỤC 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................. 2 
BAN BIÊN SOẠN TÀI LIỆU ....................................................................................... 3 
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 4 
A. MỤC TIÊU ................................................................................................................ 7 
B. NỘI DUNG CHÍNH .................................................................................................. 7 
C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG ................................................................ 7 
D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC ..................................................................... 7 
PHẦN 1. GIỚI THIỆU LÍ THUYẾT VÀ PHÂN TÍCH YÊU CẦU, QUY TRÌNH, 
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO 
HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC .............................................. 8 
CHƯƠNG I: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH 
GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH 
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH 
TH MÔN GDTC ......................................................................................................... 8 
1.1. Đặc điểm môn học GDTC ............................................................................... 8 
1.2. Yêu cầu cần đạt của môn GDTC ở tiểu học .................................................... 9 
1.2.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của môn GDTC 9 
1.2.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn GDTC ................................ 10 
1.2.3. Yêu cầu cần đạt và nội dung ở các lớp ....................................................... 11 
1.3. Các mức độ trong câu hỏi, bài tập theo hướng phát triển năng lực ............... 16 
1.4. Đánh giá kết quả hình thành, phát triển một số phẩm chất chủ yếu thông qua 
dạy học môn Giáo dục thể chất Tiểu học ............................................................. 19 
1.5. Đánh giá kết quả hình thành, phát triển năng lực chung thông qua dạy học 
môn Giáo dục thể chất Tiểu học ........................................................................... 20 
1.5.1. Định hướng đánh giá năng lực tự chủ và tự học thông qua dạy học môn 
Giáo dục thể chất Tiểu học ................................................................................... 20 
1.5.2. Định hướng đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua dạy học môn 
Giáo dục thể chất. ................................................................................................. 21 
5 
1.5.3. Định hướng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua dạy 
học môn Giáo dục thể chất ................................................................................... 22 
1.5.4. Đánh giá kết quả hình thành, phát triển năng lực đặc thù trong dạy học 
môn Giáo dục thể chất Tiểu học ........................................................................... 23 
1.6. Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong môn GDTC ở tiểu học
............................................................................................................................... 27 
1.6.1. Nhóm phương pháp kiểm tra viết ............................................................... 29 
1.6.2. Nhóm phương pháp quan sát ...................................................................... 34 
1.6.3. Nhóm phương pháp vấn đáp ....................................................................... 43 
1.6.3.1 Khái niệm ............................................................................................. 43 
1.6.3.2. Các dạng hỏi − đáp ............................................................................ 43 
1.6.3.3. Các kĩ thuật hỏi − đáp ........................................................................ 44 
1.6.4. Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập, sản phẩm học tập, hoạt động của học 
sinh ........................................................................................................................ 45 
1.7. Các hình thức đánh giá năng lực và phẩm chất của HS trong môn GDTC ... 46 
1.7.1. Đánh giá thường xuyên ............................................................................... 47 
1.7.1.2. Mục đích của đánh giá thường xuyên ................................................ 47 
1.7.1.3. Người thực hiện đánh giá thường xuyên............................................ 47 
1.7.1.4. Nội dung đánh giá thường xuyên trong dạy học môn GDTC gồm .... 47 
1.7.1.5. Phương pháp công cụ đánh giá thường xuyên ................................... 48 
1.7.1.6. Một số phương pháp, kĩ thuật thường sử dụng trong ĐG thường xuyên 
môn GDTC cấp Tiểu học ................................................................................. 49 
1.7.1.8. Vận dụng hình thức đánh giá thường xuyên trong dạy học môn Giáo dục 
thể chất.............................................................................................................. 49 
1.7.2. Đánh giá định kì .......................................................................................... 51 
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 
HỌC TẬP VÀ SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH TiỂU HỌC VỀ PHẨM CHẤT, 
NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC MÔN HỌC GDTC ......................................... 52 
2.1. Câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực 
học sinh tiểu học đối với môn học GDTC ............................................................ 52 
6 
2.1.1. Đặc điểm của câu hỏi, bài tập theo hướng phát triển năng lực................... 52 
2.1.2. Quy trình soạn đề kiểm tra .......................................................................... 54 
2.2. Xây dựng kế hoạch đánh giá trong một chủ đề/bài học ................................ 61 
2.2.1. Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung 
và năng lực đặc thù của chủ đề ............................................................................. 61 
2.2.2. Lập bảng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề Vận động cơ 
bản theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ............................. 62 
2.2.3. Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá theo kế hoạch đã lập ...................... 64 
2.2.4. Ví dụ minh hoạ về kiểm tra, đánh giá chủ đề Vận động cơ bản theo 
định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ..................................... 67 
3.2.2. Thiết kế các nhiệm vụ thực nghiệm chuẩn (công cụ đánh giá) .................. 72 
2.3. Định hướng sử dụng kết quả đánh giá và đổi mới phương pháp dạy học môn 
Giáo dục thể chất .................................................................................................. 79 
2.4. Cách thức đánh giá và phân tích kết quả đánh giá năng lực học sinh trong 
dạy học môn GDTC .............................................................................................. 80 
PHẦN 2. CÁC VÍ DỤ MINH HỌA CÁC PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM 
TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN 
PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC ....................................................................................... 81 
I. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA 1 ............................................................... 83 
II. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA 2 ............................................................. 95 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 110 
7 
A. MỤC TIÊU 
Sau khi học mô–đun này, học viên có thể: 
– Khái quát được những điểm cốt lõi về phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra, 
đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; 
– Lựa chọn và vận dụng được các phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra, đánh 
giá phù hợp với nội dung và định hướng đường phát triển năng lực của học sinh; 
– Xây dựng được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của 
học sinh về phẩm chất, năng lực; 
– Sử dụng và phân tích được kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để 
ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học môn học; 
– Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá học 
sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. 
B. NỘI DUNG CHÍNH 
Phần 1: Giới thiệu lí thuyết và phân tích yêu cầu, quy trình, phương pháp 
kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực 
– Chương 1: Sử dụng phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập 
trong dạy học, giáo dục học sinh tiểu học môn Giáo dục thể chất 
– Chương 2: Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ 
của học sinh tiểu học về phẩm chất, năng lực đối với môn học, hoạt động giáo 
dục môn Giáo dục thể chất 
– Chương 3: Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo khung năng lực để ghi 
nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục 
thể chất 
Phần 2. Các ví dụ minh họa các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá 
học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Giáo dục thể 
chất 
C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG 
− Bồi dưỡng trực tiếp 
− Bồi dưỡng qua mạng 
D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
− Tài liệu đọc của Mô đun 3, môn Giáo dục thể chất 
− Chương trình Giáo dục phổ thông môn Giáo dục thể chất 2018 
− Video bài giảng tương ứng với các nội dung Mô đun 3 môn Giáo dục thể chất 
− Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá theo các nội dung 
− Máy tính, máy chiếu nối mạng internet 
8 
PHẦN 1. GIỚI THIỆU LÍ THUYẾT VÀ PHÂN TÍCH YÊU CẦU, QUY 
TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC 
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC 
CHƯƠNG I: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH 
GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH THEO 
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TH MÔN 
GDTC 
MỤC TIÊU 
Học xong chương này, học viên sẽ: 
1. Hiểu biết về các yêu cầu cần đạt về PC và NL trong môn Giáo dục Thể chất ở 
mỗi lớp học trong cấp Tiểu học 
2. Hiểu biết về các nhóm PPĐG, các công cụ ĐG, các hình thức ĐG được dùng 
trong môn Giáo dục Thể chất 
3. Thực hiện soạn 1-2 công cụ đánh giá năng lực thể chất ở một lớp của cấp Tiểu 
học 
1.1. Đặc điểm môn học GDTC 
Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. 
Môn Giáo dục thể chất góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất 
và năng lực của học sinh, trọng tâm là: trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng chăm 
sóc sức khoẻ; kiến thức và kĩ năng vận động; hình thành thói quen tập luyện, khả năng 
lựa chọn môn Thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực và tố 
chất vận động; trên cơ sở đó giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm đối với sức khoẻ của 
bản thân, gia đình và cộng đồng, thích ứng với các điều kiện sống, sống vui vẻ, hoà đồng 
với mọi người. 
Nội dung chủ yếu của môn Giáo dục thể chất là rèn luyện kĩ năng vận động và phát 
triển tố chất thể lực cho học sinh bằng những bài tập tnể chất đa dạng như: các bài tập 
đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và kĩ năng 
phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao. 
Nội dung giáo dục thể chất được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo 
dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. 
– Giai đoạn giáo dục cơ bản: Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh biết cách chăm 
sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; 
thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục thể thao hình thành các kĩ năng 
vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện. Học 
sinh được lựa chọn nội dung hoạt động thể dục thể thao phù hợp với thể lực của mình 
và khả năng đáp ứng của nhà trường. 
9 
– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Môn Giáo dục thể chất được thực 
hiện thông qua hình thức câu lạc bộ thể dục thể thao. Học sinh được chọn nội dung hoạt 
động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường 
để tiếp tục phát triển kĩ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận 
thức và năng khiếu thể thao, đồng thời giúp những học sinh có năng khiếu thể thao tự 
chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp. 
Nhiệm vụ của học viên 
Trả lời các câu hỏi: 
1. Môn GDTC có đặc trưng gì khác với các môn học khác ở bậc phổ thông? 
2. Nội dung, phương pháp dạy học môn GDTC có những đặc điểm gì? 
1.2. Yêu cầu cần đạt của môn GDTC ở tiểu học 
1.2.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của môn GDTC 
Căn cứ xác định các yêu cầu cần đạt 
Một trong những điểm mới của việc xây dựng chương trình các môn học lần này 
là thiết kế theo sơ đồ ngược (back−maping); cụ thể là các môn học cần bắt đầu từ mục 
tiêu để xác định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực (kết quả đầu ra). Sau đó 
từ kết quả đầu ra này mà lựa chọn, đề xuất các nội dung dạy học. 
+Từ mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông 
+ Từ mục tiêu Chương trình môn Giáo dục thể chất 
+ Kế thừa từ chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình thể dục hiện hành 
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của môn học trong việc bồi 
dưỡng phẩm chất cho học sinh 
Môn học Giáo dục thể chất là một trong những môn học trực tiếp hình thành và 
phát triển cả năm phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách 
nhiệm) cho học sinh ở tất cả các cấp học. Đây là các phẩm chất mà môn học Giáo dục 
thể chất góp phần hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh: 
Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn học trong việc hình 
thành, phát triển các năng lực chung cho học sinh 
Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua vận động cơ bản và các hình thức hoạt động 
thể dục thể thao. Học sinh biết tự tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nguồn tư liệu, thông 
tin phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập của mình; biết lưu trữ và xử lí thông tin 
một cách hợp lí. Học sinh biết lựa chọn các bài tập, các môn thể thao phù hợp với sức 
khoẻ, thể trạng bản thân và tự điều chỉnh thời gian tập luyện hàng ngày để tăng cường 
thể chất cũng như phát triển năng khiếu thể thao. 
Năng lực giao tiếp và hợp tác: môn Giáo dục thể chất tạo cơ hội cho học sinh 
10 
thường xuyên được trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các 
bài thực hành, các trò chơi, các hoạt động thi đấu có tính đồng đội. Từ đó, học sinh được 
hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác,... 
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:giáo dục thể chất luôn đề cao vai trò của 
học sinh với tư cách là người học tích cực, chủ động, không chỉ trong hoạt động tiếp 
nhận kiến thức mà còn trong việc tiến hành tập luyện sao cho hình thành kĩ năng vận 
động một cách hiệu quả nhất. GDTC là môn học đặc thù mang đặc tính cá nhân rõ nét. 
Các môn học GDTC (đặc biệt các môn thể thao) luôn đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự sáng 
tạo và khám phá khả năng tới hạn của chính mình. 
Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của môn học trong việc hình 
thành, phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh 
Môn Giáo dục thể chất có ưu thế hình thành và phát triển năng lực chăm sóc sức 
khỏe; năng lực vận động cơ bản và năng lực hoạt động thể dục thể thao cho học sinh. 
Năng lực chăm sóc sức khỏe chủ yếu thể hiện trong sinh hoạt hằng ngày và các 
hoạt động rèn luyện thể chất ở nhà trường, việc hình thành năng lực này dần dần qua 
từng lớp học, cấp học. 
Năng lực vận động cơ bản là năng lực được học sinh thể hiện qua việc xác nhận 
được nội dung các vận động cơ bản trong chương trình môn học. Thực hiện được các kĩ 
năng trong vận động cơ bản để phát triển các tố chất thể lực thông qua quan sát tranh 
ảnh, video kĩ thuật; động tác mẫu của giáo viên để thực hiện được các nội dung trong 
chương trình môn học Giáo dục thể chất. 
Năng lực hoạt động thể thao được thể hiện ở khả năng nhận biết được vai trò của hoạt 
động thể dục thể thao đối với cơ thể. Thực hiện được kĩ thuật cơ bản của một số nội dung 
thể thao phù hợp với bản thân và tự giác, tích cực trong tập luyện thể dục thể thao. 
Mặc dù nhà trường Tiểu học không đặt ra mục tiêu đào tạo vận động viên. Tuy 
nhiên thông qua môn học này góp phần phát hiện, bồi dưỡng các học sinh có tố chất đặc 
biệt, những học sinh có năng khiếu thể thao, nhằm cung cấp nguồn tài năng thể thao cho 
nước nhà và Quốc gia. 
Môn Giáo dục thể chất góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất 
chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy 
định tại Chương trình tổng thể. 
1.2.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn GDTC 
Chương trình môn GDTC giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thể chất với 
các thành phần sau: năng lực chăm sóc sức khỏe, năng lực vận động cơ bản, năng lực hoạt 
động thể dục thể thao. Yêu cầu cần đạt về năng lực thể chất được thể hiện trong bảng sau: 
11 
THÀNH PHẦN 
NĂNG LỰC 
CẤP TIỂU HỌC 
Chăm sóc sức khoẻ 
Biết và bước đầu thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung và 
vệ sinh trong tập luyện thể dục thể thao. 
– Biết và bước đầu thực hiện được một số yêu cầu cơ bản của 
chế độ dinh dưỡng để bảo vệ, tăng cường sức khoẻ. 
– Nhận ra và bước đầu có ứng xử thích hợp với một số yếu tố 
cơ bản của môi trường tự nhiên có lợi và có hại cho sức khoẻ 
Vận động cơ bản 
– Nhận biết được các vận động cơ bản trong chương trình môn 
học. 
– Thực hiện được các kĩ năng vận động cơ bản. 
– Có ý thức thường xuyên vận động để phát triển các tố chất 
thể lực. 
Hoạt động thể dục thể 
thao 
– Nhận biết được vai trò của hoạt động thể dục thể thao đối với 
cơ thể 
– Thực hiện được kĩ thuật cơ bản của một số nội dung thể thao 
phù hợp với bản thân 
– Tự giác, tích cực trong tập luyện thể dục thể thao 
1.2.3. Yêu cầu cần đạt và nội dung ở các lớp 
LỚP 1 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
– Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị 
dụng cụ trong tập luyện. 
KIẾN THỨC CHUNG 
Vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trong 
tập luyện 
 VẬN ĐỘNG CƠ BẢN 
– Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm 
mẫu của giáo viên để tập luyện. 
– Thực hiện được nội dung đội hình đội ngũ; 
Đội hình đội ngũ 
Các tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ 
Tập hợp đội hình hàng dọc, hàng ngang, 
dóng hàng, điểm số. 
Động tác quay các hướng 
– Tham gia chơi tích cực các trò chơi vận 
động rèn luyện tư thế, tác phong, phản xạ 
Trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ 
12 
Thực hiện được nội dung các động tác bài 
tập thể dục. Bước đầu hình thành thói quen 
tập thể dục. 
Bài tập thể dục 
Các động tác thể dục phù hợp với đặc 
điểm lứa tuổi 
Thực hiện được nội dung các tư thế và kĩ 
năng vận động cơ bản 
Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản 
Các tư thế hoạt động vận động cơ bản của 
đầu, cổ, tay, chân. 
Các hoạt động vận động phối hợp của cơ 
thể 
Tham gia chơi tích cực các trò chơi vận 
động rèn luyện tư thế, tác phong, phản xạ và 
bổ trợ môn thể thao ưa thích. 
Trò chơi bổ trợ khéo léo 
Trò chơi rèn luyện kĩ năng vận động và 
phản xạ 
Tham gia chơi tích cực các môn thể thao ưa 
thích. 
– Hoàn thành lượng vận động của bài tập. 
– Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và 
hoạt động tập thể. 
THỂ THAO TỰ CHỌN 
Tập luyện một trong các nội dung thể 
thao phù hợp với đặc điểm lứa tuổi 
Trò chơi vận động bổ trợ môn thể thao ưa 
thích 
LỚP 2 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
– Biết thực hiện vệ sinh cá nhân, đảm bảo 
an toàn trong tập luyện. 
KIẾN THỨC CHUNG 
Vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn trong tập 
luyện. 
– Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm 
mẫu của giáo viên để tập luyện. 
– Thực hiện được nội dung đội hình đội 
ngũ và vận dụng được vào trong các hoạt 
động tập thể. 
VẬN ĐỘNG CƠ BẢN 
Đội hình đội ngũ 
– Biến đổi đội hình 
– Động tác giậm chân tại chỗ, đứng lại 
– Trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ 
– Thực hiện được nội dung các động tác 
bài tập thể dục và vận dụng được vào 
trong các hoạt động tập thể. 
Bài tập thể dục 
– Các động tác thể dục phù hợp với đặc 
điểm lứa tuổi 
– Trò chơi bổ trợ khéo léo 
– Thực hiện được nội dung các tư thế và 
kĩ năng vận động cơ bản và vận dụng 
được vào trong các hoạt động tập thể 
Tư thế và kỹ năng vận động cơ bản 
– Các bài tập phối hợp di chuyển các hướng 
– Các động tác quỳ, ngồi cơ bản 
13 
– Tham gia tích cực các trò chơi vận 
động rèn luyện tư thế, tác phong, phản xạ 
và bổ trợ môn thể thao ưa thích. 
– Các trò chơi rèn luyện kĩ năng vận động 
và phản xạ 
- Hoàn thành lượng vận động của bài tập. 
– Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và 
hoạt động tập thể. Bước đầu hình thành 
thói quen tập luyện thể dục thể thao. 
THỂ THAO TỰ CHỌN 
– Tập luyện một trong các nội dung thể 
thao phù hợp với đực điểm lứa tuổi 
– Trò chơi vận động bổ trợ môn thể thao ưa 
thích 
LỚP 3 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
Bước đầu biết lựa chọn môi trường tự 
nhiên có lợi trong tập luyện. 
– Biết quan sát tranh ảnh và động tác 
làm mẫu của giáo viên để tập luyện. 
KIẾN THỨC CHUNG 
Những yếu tố môi trường tự nhiên có lợi, có 
hại trong tập luyện. 
– Thực hiện được nội dung đội hình đội 
ngũ và vận dụng được vào trong các 
hoạt động tập thể. 
VẬN ĐỘNG CƠ BẢN 
Đội hình đội ngũ 
– Biến đổi đội hình 
– Động tác đi đều 
– Trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ 
– Thực hiện được nội dung các động 
tác bài tập thể dục và vận dụng được 
vào trong các hoạt động tập thể. 
Bài tập thể dục 
– Các động tác thể dục phù hợp với đặc 
điểm lứa tuổi 
– Trò chơi bổ trợ khéo léo 
– Thực hiện được các tư thế và kĩ năng 
vận động cơ bản 
và vận dụng được vào trong các hoạt 
động tập thể. 
Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản 
– Các bài tập di chuyển vượt chướng ngại vật 
– Các bài tập rèn luyện kĩ năng tung, bắt bằng 
tay 
– Trò chơi rèn luyện kĩ năng vận động và 
phản xạ 
– Thực hiện được các động tác cơ bản 
của nội dung thể thao và vận dụng được 
vào trong các hoạt động tập thể. 
THỂ THAO TỰ CHỌN 
14 
– Tham gia tích cực các trò chơi vận 
động rèn luyện tư thế, tác phong, phản 
xạ và bổ trợ môn thể thao ưa thích. 
Bước đầu tự sửa sai động tác thông qua 
nghe, quan sát và tập luyện. 
– Hoàn thành lượng vận động của bài 
tập. 
– Nghiêm túc, tích cực, trung thực 
trong tập luyện. Hình thành thói quen 
tập luyện thể dục thể thao. 
– Tập luyện một trong các nội dung thể thao 
phù hợp với đặc điểm lứa tuổi 
– Trò chơi vận động bổ trợ môn thể thao ưa 
thích 
LỚP 4 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
– Biết và thực hiện vệ sinh đảm bảo an 
toàn trong giờ tập luyện của môn Giáo 
dục thể chất. 
KIẾN THỨC CHUNG 
Vệ sinh trong giờ học: khởi động, tập 
luyện, hồi phục, nghỉ ngơi sau tập luyện. 
– Thực hiện được nội dung đội hình đội 
ngũ; 
– Quan sát tranh ảnh, động tác làm mẫu 
của giáo viên để tập luyện và tự sửa sai 
động tác. 
VẬN ĐỘNG CƠ BẢN 
Đội hình đội ngũ 
– Động tác đi đều vòng các hướng 
– Trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ 
– Thực hiện được nội dung các động tác 
bài tập thể dục có kết hợp với đạo cụ, 
xử lí được một số tình huống trong tập 
luyện; vận dụng được vào trong các 
hoạt động tập thể. 
Bài tập thể dục 
– Các động tác thể dục kết hợp sử dụng 
các đạo cụ (cờ, hoa, vòng, gậy, ) phù 
hợp với đặc điểm lứa tuổi 
– Trò chơi bổ trợ khéo léo 
Thực hiện được; các tư thế và kĩ năng 
vận động cơ bản; 
– Biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và 
giúp đỡ bạn trong tập luyện. 
Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản 
– Các bài tập rèn luyện kĩ năng thăng 
bằng 
– Các bài tập rèn luyện kĩ năng bật, nhảy 
15 
– Trò chơi rèn luyện kĩ năng phối hợp vận 
động 
– Hoàn thành lượng vận động của bài 
tập. 
– Thể hiện sự yêu thích và thường 
xuyên tập luyện thể dục thể thao. 
THỂ THAO TỰ CHỌN 
– Tập luyện một trong các nội dung thể 
thao phù hợp với đặc điểm lứa tuổi 
– Trò chơi vận động bổ trợ môn thể thao 
ưa thích. 
LỚP 5 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
– Biết thực hiện theo hướng dẫn về 
chế độ dinh dưỡng trong tập luyện nhằm 
tăng khả năng vận động 
KIẾN THỨC CHUNG 
Chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng 
trong tập luyện. 
– Thực hiện được nội dung đội hình đội 
ngũ; tổ chức chơi được một số trò chơi 
vận động phù hợp với yêu cầu. 
– Bước đầu vận dụng được kiến thức, kĩ 
năng đã học vào các hoạt động tập thể, 
– Biết sửa sai động tác thông qua nghe, 
quan sát và tập luyện. 
VẬN ĐỘNG CƠ BẢN 
Đội hình đội ngũ 
– Luyện tập các nội dung đội hình, đội 
ngũ đã học 
– Trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ 
Thực hiện được nội dung bài tập thể dục 
Tổ chức chơi được một số trò chơi vận 
động phù hợp với yêu cầu. 
– Bước đầu vận dụng được kiến thức, kĩ 
năng đã học vào các hoạt động tập thể, 
– Biết sửa sai động tác thông qua nghe, 
quan sát và tập luyện. 
Bài tập thể dục 
– Các động tác thể dục kết hợp sử dụng 
đạo cụ (cờ, hoa, vòng, gậy, ) phù hợp 
với đặc điểm lứa tuổi 
– Trò chơi phát triển khéo léo 
 Thực hiện được các tư thế và kĩ 
năng vận động cơ bản; Tổ chức chơi 
được một số trò chơi vận động phù hợp 
với yêu cầu. 
– Bước đầu vận dụng được kiến thức, kĩ 
năng đã học vào các hoạt động tập thể, 
Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản 
– Các bài tập rèn luyện kĩ năng lăn, lộn 
– Các bài tập rèn luyện kĩ năng leo, trèo 
– Trò chơi rèn luyện kĩ năng phối hợp vận 
động 
16 
– Biết sửa sai động tác thông qua nghe, 
quan sát và tập luyện. 
– Hoàn thành lượng vận động của bài 
tập. 
– Có trách nhiệm với tập thể và ý thức 
giúp đỡ bạn trong tập luyện. 
– Tự giác, dũng cảm, thường xuyên tập 
luyện thể dục thể thao 
THỂ THAO TỰ CHỌN 
– Tập luyện một trong các nội dung thể 
thao phù hợp với đặc điểm cá nhân và 
lứa tuổi 
Nhiệm vụ của học viên: 
Trả lời các câu hỏi: 
1. Môn GDTC có vai trò như thế nào trong việc hình thành và phát triển các phẩm chất 
và năng lực chung cho học sinh tiểu học? 
2. Môn GDTC cần hình thành và phát triển những năng lực đặc thù gì? 
3. Năng lực đặc thù của môn GDTC có những năng lực cụ thể nào? 
4. Mỗi năng lực cụ thể của năng lực đặc thù có những yêu cầu cần đạt gì? 
1.3. Các mức độ trong câu hỏi, bài tập theo hướng phát triển năng lực 
Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá HS tiểu học đã chỉ ra 3 mức 
độ về kết quả học tập của HS xét trên phương diện năng lực. Đó là các mức : Hoàn 
thành tốt - Hoàn thành - Chưa hoàn thành. 
Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh 
giá, GV có thể dùng những động từ nêu trong bảng tổng hợp hoặc thay thế bằng các 
động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể 
giao cho HS. 
Chương trình Giáo dục phổ thông môn GDTC 2018 sử dụng một số động từ để thể 
hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của người học, được nêu trong bảng dưới đây. 
Mức độ Động từ tả mức độ 
Biết – Kể được tên (trò chơi vận động, các môn thể thao); 
– Liệt kê được (tên dụng cụ của các môn thể thao); 
– Nêu được tên (động tác kĩ thuật, tư thế vận động cơ bản); 
– Phát biểu được, thuộc (một số điều luật thể thao); 
17 
– Xác định được, biết được (các tư thế động tác, phương hướng, 
biên độ động tác); 
– Nhận biết được (chế độ dinh dưỡng, các yếu tố vệ sinh, thiên 
nhiên có lợi, có hại trong tập luyện); 
– Biết được (một cách sơ giản về lịch sử của môn thể thao ưa 
thích); 
– Khắc phục được (hiện tượng “cực điểm” xảy ra khi chạy cự li 
trung bình) 
Hiểu – Nêu được (vai trò, ý nghĩa của vệ sinh trong tập luyện); 
– Mô tả được (động tác kĩ thuật); 
– So sánh được (sự khác nhau giữa kĩ thuật và chiến thuật của môn 
thể thao); 
– Giới thiệu được (những biến đổi quan trọng về phát triển các kĩ 
thuật môn nhảy cao); 
– Chỉ ra được (nguyên nhân dẫn đến động tác sai và cách khắc 
phục động tác sai đó); 
– Đánh giá được (tầm quan trọng của các hoạt động vận động đến 
phát triển thể lực và sức khoẻ); 
– Phân biệt được (các sơ đồ chiến thuật thi đấu một môn thể thao); 
– So sánh được (nội dung, phương pháp tập luyện phù hợp để nâng 
cao sức khoẻ). 
Vận dụng – Thực hiện được (cách chăm sóc sức khoẻ phù hợp với bản thân); 
– Hướng dẫn được (người khác cách chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ 
môi trường tập luyện); 
– Rèn luyện được (khả năng thích ứng của cơ thể với những biến 
đổi của môi trường); 
– Biểu diễn được (các động tác kĩ thuật, bài tập liên hoàn); 
– Tự sửa được (động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện); 
– Vận dụng được (các kĩ thuật đã học vào luyện tập và thi đấu); 
– Áp dụng được (các động tác chiến thuật hợp lí vào thi đấu); 
– Vận dụng được (điều luật thể thao vào tổ chức thi đấu); 
– Đề xuất được (giải pháp phù hợp cho tổ chức thi đấu); 
– Xử lí được (các tình huống trong tập luyện và thi đấu); 
– Xác định được (một số biện pháp phòng tránh chấn thương); 
– Lập được (kế hoạch, thời gian tập luyện để phát triển tố chất thể 
lực) 
18 
 Câu hỏi "biết": 
- Mục tiêu: Câu hỏi "biết" nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ kiện, số 
liệu, các định nghĩa, quy tắc, khái niệm 
- Tác dụng đối với học sinh: Giúp học sinh ôn lại được những gì đã biết, đã trải 
qua. 
- Cách thức sử dụng: Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ, 
cụm từ sau đây: Ai ? Cái gì ? Ở đâu ? thế nào ? Khi nào ? Hãy định nghĩa ; 
Hãy mô tả ; Hãy kể lại 
Ví dụ: 
- Trong dạy học môn bóng đá ở lớp 3 khi giảng dạy kĩ thuật ném biên giáo viên 
đặt câu hỏi: Kĩ thuật ném biên có mấy loại? 
- Khi dạy học 

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_kiem_tra_danh_gia_hoc_sinh_tieu_hoc_theo.pdf