Tài liệu bồi dưỡng kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Đạo đức

Tài liệu bồi dưỡng kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Đạo đức

A. MỤC TIÊU

Sau khi học mô–đun này, học viên có thể:

– Khái quát được những điểm cốt lõi về phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra,

đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

– Lựa chọn và vận dụng được các phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra,

đánh giá phù hợp với nội dung và định hướng đường phát triển năng lực của học sinh;

– Xây dựng được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ

của học sinh về phẩm chất, năng lực;

– Sử dụng và phân tích được kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để

ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học môn học;

– Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá

học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.

B. NỘI DUNG CHÍNH

Phần 1: Giới thiệu lý thuyết và phân tích yêu cầu, quy trình, phương pháp

kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

– Nội dung 1: Sử dụng phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học

tập trong dạy học, giáo dục học sinh tiểu học môn Đạo đức

– Nội dung 2: Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ

của học sinh tiểu học về phẩm chất, năng lực đối với môn học, hoạt động giáo

dục môn Đạo đức

– Nội dung 3: Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng

lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học môn

Đạo đức

Phần 2. Các ví dụ minh họa các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá

học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Đạo đức

pdf 82 trang ducthuan 8180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Đạo đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i 
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 
DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GDPT 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG 
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO HƯỚNG 
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC 
(Mô–đun 3.3) 
Môn Đạo đức 
HÀ NỘI, 2020
2 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
Giáo viên: GV 
Học sinh: HS 
Phẩm chất: PC 
Kiến thức: KT 
Kĩ năng: KN 
Năng lực: NL 
Phương pháp: PP 
Sách giáo khoa: SGK 
Chương trình: CT 
Chương trình giáo dục phổ thông: CT GDPT 
3 
BAN BIÊN SOẠN TÀI LIỆU 
PGS.TS. Nguyễn Hữu Hợp – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
TS. Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên 
4 
A. MỤC TIÊU 
Sau khi học mô–đun này, học viên có thể: 
– Khái quát được những điểm cốt lõi về phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra, 
đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; 
– Lựa chọn và vận dụng được các phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra, 
đánh giá phù hợp với nội dung và định hướng đường phát triển năng lực của học sinh; 
– Xây dựng được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ 
của học sinh về phẩm chất, năng lực; 
– Sử dụng và phân tích được kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để 
ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học môn học; 
– Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá 
học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. 
B. NỘI DUNG CHÍNH 
Phần 1: Giới thiệu lý thuyết và phân tích yêu cầu, quy trình, phương pháp 
kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực 
– Nội dung 1: Sử dụng phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học 
tập trong dạy học, giáo dục học sinh tiểu học môn Đạo đức 
– Nội dung 2: Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ 
của học sinh tiểu học về phẩm chất, năng lực đối với môn học, hoạt động giáo 
dục môn Đạo đức 
– Nội dung 3: Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng 
lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học môn 
Đạo đức 
Phần 2. Các ví dụ minh họa các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá 
học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Đạo đức 
C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG 
- Bồi dưỡng trực tiếp 
- Bồi dưỡng qua mạng 
D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
- Tài liệu đọc của Mô đun 3, môn Đạo đức 
5 
- Chương trình Giáo dục phổ thông môn Đạo đức 2018 
- Video bài giảng tương ứng với các nội dung Mođun 3 môn Đạo đức 
- Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá theo các nội dung 
- Máy tính, máy chiếu nối mạng internet 
6 
PHẦN 1. GIỚI THIỆU LÝ THUYẾT VÀ PHÂN TÍCH YÊU CẦU, QUY TRÌNH, 
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO 
HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC 
CHƯƠNG 1. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH 
GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 
1.1. Đặc điểm môn Đạo đức 
Mục tiêu hoạt động 
Sau khi nghiên cứu hoạt động này, học viên có khả năng: 
1. Phân tích được vai trò của môn Đạo đức trong các môn học Giáo dục công 
dân ở bậc phổ thông và đặc trưng của nó. 
2. Phân tích được đặc điểm nội dung, phương pháp của môn Đạo đức. 
Thông tin cơ bản 
Môn Đạo đức ở cấp tiểu học là một môn học thuộc các môn Giáo dục công dân 
trong chương trình giáo dục bậc phổ thông, giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học 
sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân. Thông qua các bài 
học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, môn Đạo đức góp phần bồi dưỡng cho 
học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân, đặc biệt 
là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và 
quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng 
thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập 
quốc tế. 
Nội dung chủ yếu của môn Đạo đức là giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, cùng 
một số nội dung giáo dục pháp luật và giáo dục kinh tế. Những nội dung này định 
hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm 
hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức 
tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. 
Phương pháp dạy học môn Đạo đức giúp học sinh hình thành những kiến thức 
đạo đức cơ bản về các chuẩn mực hành vi đạo đức, thái độ và tình cảm đạo đức tích 
cực và kỹ năng, hành vi đạo đức đúng đắn và trên cơ sở đó, phát triển cho các em 
những phẩm chất, năng lực theo quy định của chương trình. 
7 
Phương pháp dạy học môn Đạo đức coi trọng vốn kinh nghiệm sống của học sinh, 
giúp các em trải nghiệm, phát triển tư duy, chia sẻ, trao đổi, hợp tác với nhau để tự phát 
hiện kiến thức bài học, bày tỏ thái độ qua các mối quan hệ và chủ động vận dụng kiến 
thức vào các bối cảnh cuộc sống, nhất là cuộc sống hằng ngày của mình để hình thành kỹ 
năng, hành vi đúng đắn. 
Nhiệm vụ của học viên 
Trả lời các câu hỏi: 
1. Môn Đạo đức có mối quan hệ như thế nào với các môn học Giáo dục công 
dân ở bậc phổ thông? 
2. Môn Đạo đức có đặc trưng gì khác với các môn học khác? 
3. Nội dung, phương pháp dạy học môn Đạo đức có những đặc điểm gì? 
1.2. Yêu cầu cần đạt của môn Đạo đức ở tiểu học 
Mục tiêu hoạt động 
Sau khi nghiên cứu hoạt động này, học viên có khả năng: 
1. Nêu được yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của môn 
Đạo đức theo quy định của chương trình giáo dục. 
2. Nêu lên được yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn Đạo đức theo quy 
định của chương trình giáo dục. 
Thông tin cơ bản 
Các yêu cầu cần đạt của môn Đạo đức gồm yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ 
yếu và năng lực chung và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn học. 
i. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của môn đạo đức 
Chương trình giáo dục quy định, môn Đạo đức góp phần hình thành và phát 
triển các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn 
học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể. 
ii. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn đạo đức 
Các năng lực được hình thành, phát triển trong môn Đạo đức (năng lực điều 
chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động 
kinh tế - xã hội) là biểu hiện đặc thù của các năng lực chung và năng lực khoa học đã 
8 
nêu trong Chương trình tổng thể. Yêu cầu cần đạt về các năng lực này đối với môn 
Đạo đức như sau. 
a. Năng lực điều chỉnh hành vi 
Năng lực điều chỉnh hành vi gồm 3 năng lực cụ thể (nhận thức chuẩn mực hành 
vi; đánh giá hành vi của bản thân và người khác; điều chỉnh hành vi) với những yêu 
cầu cần đạt sau: 
Nhận thức chuẩn mực hành vi 
– Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật thường gặp 
phù hợp với lứa tuổivà sự cần thiết của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó. 
– Có kiến thức cần thiết, phù hợp để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và 
duy trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè. 
– Nhận biết được sự cần thiết của giao tiếp và hợp tác; trách nhiệm của bản thân 
và của nhóm trong hợp tác nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giải quyết các 
vấn đề học tập, sinh hoạt hằng ngày. 
Đánh giá hành vi của bản thân và người khác 
– Nhận xét được tính chất đúng – sai, tốt – xấu, thiện – ác của một số thái độ, 
hành vi đạo đức và pháp luật của bản thân và bạn bè trong học tập và sinh hoạt. 
– Thể hiện được thái độ đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng 
tình với cái ác, cái sai, cái xấu. 
– Nhận xét được thái độ của đối tượng giao tiếp; một số đặc điểm nổi bật của 
các thành viên trong nhóm để phân công công việc và hợp tác. 
Điều chỉnh hành vi 
– Tự làm được những việc của mình ở nhà, ở trường theo sự phân công, hướng 
dẫn; không dựa dẫm, ý lại người khác. 
– Bước đầu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè điều chỉnh cảm xúc, thái độ, 
hành vi, thói quen của bản thân phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và 
lứa tuổi; không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác; không mải chơi, làm 
ảnh hưởng đến việc học hành và các việc khác; biết sửa chữa sai sót, khuyết điểm 
trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. 
– Thực hiện được một số hoạt động cần thiết, phù hợp để nhận thức, phát triển, 
tự bảo vệ bản thân và thiết lập, duy trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè. 
9 
– Bước đầu biết thực hành tiết kiệm và sử dụng tiền hợp lí. 
b. Năng lực phát triển bản thân 
Năng lực phát triển bản thân gồm 3 năng lực cụ thể (tự nhận thức bản thân; lập 
kế hoạch phát triển bản thân; thực hiện kế hoạch phát triển bản thân) với những yêu 
cầu cần đạt sau: 
Tự nhận thức bản thân 
Nhận biết được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân theo chỉ dẫn của thầy 
giáo, cô giáo và người thân. 
Lập kế hoạch phát triển bản thân 
– Nêu được các loại kế hoạch cá nhân, sự cần thiết phải lập kế hoạch cá nhân, 
cách lập kế hoạch cá nhân. 
– Lập được kế hoạch cá nhân của bản thân. 
Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân 
– Thực hiện được các công việc của bản thân trong học tập và sinh hoạt theo kế 
hoạch đã đề ra với sự hướng dẫn của thầy giáo, cô giáo và người thân. 
– Có ý thức học hỏi thầy giáo, cô giáo, bạn bè, người khác và học tập, làm theo 
những gương tốt để hoàn thiện, phát triển bản thân. 
c. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội 
Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội gồm 2 năng lực cụ thể 
(tìm hiểu các hiện tượng kinh tế – xã hội; tham gia hoạt động kinh tế – xã hội) với 
những yêu cầu cần đạt sau: 
Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế – xã hội 
– Bước đầu nhận biết được một số khái niệm cơ bản về xã hội và quan sát xã 
hội như: cá nhân, gia đình, xã hội, đất nước, tốt – xấu,... 
– Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước, các hành 
vi ứng xử trong đời sống hằng ngày với sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo và người 
thân. 
– Nhận biết được vai trò của tiền; sự cần thiết phải bảo quản, tiết kiệm, sử dụng 
hợp lí tiền. 
Tham gia hoạt động kinh tế – xã hội 
10 
– Bước đầu nêu được cách giải quyết và tham gia giải quyết được các vấn đề 
đơn giản, phù hợp với lứa tuổivề đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống trong học tập và 
sinh hoạt hằng ngày. 
– Có được cách cư xử, thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh 
hoạt. 
– Đề xuất được phương án phân công công việc phù hợp; thực hiện được nhiệm 
vụ của bản thân; biết trao đổi, giúp đỡ thành viên khác để cùng nhau hoàn thành nhiệm 
vụ trong nhóm theo sự phân công, hướng dẫn. 
– Tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ 
chức 
Nhiệm vụ của học viên: 
Trả lời các câu hỏi: 
1. Môn Đạo đức có vai trò như thế nào trong việc hình thành và phát triển các 
phẩm chất và năng lực chung cho học sinh tiểu học? 
2. Môn Đạo đức cần hình thành và phát triển những năng lực đặc thù gì? 
3. Mỗi năng lực đặc thù của môn Đạo đức có những năng lực cụ thể nào? 
4. Mỗi năng lực cụ thể của năng lực đặc thù có những yêu cầu cần đạt gì? 
1.3. Sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm 
chất, năng lực học sinh đối với môn Đạo đức 
1.3.1. Tìm hiểu bài kiểm tra tự luận 
Mục tiêu hoạt động 
Sau khi nghiên cứu hoạt động này, học viên có khả năng: 
1. Phân tích được đặc điểm của bài kiểm tra tự luận trong dạy học môn Đạo 
đức. 
2. Vận dụng được phương pháp kiểm tra tự luận vào dạy học các bài đạo đức 
của chương trình giáo dục mới. 
Thông tin cơ bản 
Bài kiểm tra tự luận là một phương pháp kiểm tra viết nhằm kiểm tra, đánh giá bài 
làm của học sinh như nhớ lại, sắp xếp lại, vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào 
việc suy luận, giải quyết những vấn đề theo yêu cầu của câu hỏi kiểm tra (như trình bày, 
giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, làm bài tập thực hành...). Phương pháp này 
11 
giúp giáo viên làm rõ không chỉ kết quả học tập môn Đạo đức, mà còn quá trình học sinh 
tư duy trong việc giải quyết các vấn đề của câu hỏi, bài tập đặt ra trong quá trình học tập 
môn học này. 
Bài kiểm tra tự luận thường được vận dụng để kiểm tra, đánh giá trong, sau khi giáo 
viên tiểu học tiến hành một hoạt động, tiết học, bài học. 
Có thể sử dụng bài kiểm tra tự luận để kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng 
của học sinh. Cụ thể, đối với kiểm tra, đánh giá kiến thức, học sinh trả lời những câu 
hỏi liên quan đến sự cần thiết (ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện và tác hại của việc 
làm trái với bài học) và cách thực hiện (những hành vi, công việc cần làm, những hành 
động cần tránh theo bài học đạo đức quy định). 
Ví dụ: Đối với bài học “Bảo vệ của công” (lớp 4), các câu hỏi được đặt ra cho 
học sinh là: 
- Vì sao chúng ta cần bảo vệ của công? 
- Mọi người cần bảo vệ của công như thế nào? 
Đối với kiểm tra, đánh giá kỹ năng, học sinh cần đánh giá hành vi (xác định 
hành vi đó là đúng hay sai và giải thích vì sao) hay xử lý tình huống đạo đức (nêu cách 
xử lý tình huống và giải thích cách giải quyết của mình) liên quan bài học đạo đức. 
Ví dụ: Đối với bài học “Bảo vệ của công” (lớp 4), các bài tập yêu cầu học sinh 
giải quyết là: 
- Một lần, khi đi tham quan, Tuấn khắc tên mình lên cây trong khu di tích để 
làm kỷ niệm. 
Hành vi của bạn Tuấn là đúng hay sai, vì sao? 
- Hôm đó, An đi chơi công viên. Nhìn thấy cây ven lối đi trổ hoa thật đẹp, An 
muốn hái một bông. Nhìn xung quanh, An không thấy ai đang nhìn mình... 
Nếu là bạn An, em sẽ làm gì khi đó, vì sao? 
Nhiệm vụ của học viên: 
Trả lời câu hỏi và làm bài tập sau: 
1. Phân tích đặc điểm bài kiểm tra tự luận trong dạy học môn Đạo đức. 
2. Trình bày sự vận dụng bài kiểm tra tự luận vào việc kiểm tra, đánh giá kiến 
thức và các kỹ năng nhận xét hành vi, xử lý tình huống của một bài đạo đức tuỳ chọn. 
12 
1.3.2. Trắc nghiệm khách quan 
Mục tiêu hoạt động 
Sau khi nghiên cứu hoạt động này, học viên có khả năng: 
1. Phân tích được đặc điểm của trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn Đạo 
đức. 
2. Vận dụng được phương pháp trắc nghiệm khách quan vào dạy học các bài 
đạo đức của chương trình giáo dục mới. 
Thông tin cơ bản 
Trắc nghiệm khách quan là một phương pháp kiểm tra viết nhằm phương pháp 
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh qua bài viết của các em với những câu 
trả lời cho các câu hỏi, bài tập, về cơ bản, mang tính lựa chọn hoặc điền thêm một số 
từ. 
Phương pháp này có hiệu quả đối với đánh giá kết quả, hạn chế trong việc đánh 
giá quá trình học sinh tư duy. 
Trong dạy học môn Đạo đức, trắc nghiệm khách quan có thể được sử dụng để 
kiểm tra, đánh giá kiến thức, thái độ và kỹ năng, hành vi của học sinh. 
Để kiểm tra, đánh giá kiến thức, có thể sử dụng nhiều những dạng câu hỏi khác 
nhau. Tuy nhiên, đối với từng nội dung kiến thức cụ thể, để bảo đảm hiệu quả, cần vận 
dụng dạng phù hợp. Cụ thể, đối với nội dung sự cần thiết thực hiện bài học đạo đức, dạng 
câu hỏi trắc nghiệm thường được sử dụng là điền khuyết. 
Ví dụ: Sử dụng câu hỏi điền khuyết để kiểm tra, đánh giá tri thức về sự cần thiết 
của bài học “Bảo vệ của công” (lớp 4) như sau: 
Hãy điền những từ thích hợp vào các chỗ trống dưới đây: 
Chúng ta cần bảo vệ của công vì: 
– Của công là những công trình được xây dựng nhằm phục vụ lợi ích của 
– Khi được bảo vệ công trình công cộng sẽ ..........................................., lợi ích 
của nó mang lại cho chúng ta càng ......................., còn các em sẽ được người khác 
............................................... . 
13 
– Nếu bị làm hại, công trình công cộng sẽ bị ................................, lợi ích của nó 
sẽ bị ...................................., còn các em sẽ bị người khác ..................................... . 
Đối với kiến thức cách thực hiện bài học, các dạng câu hỏi phù hợp nhất là điền 
đúng - sai, trả lời ngắn, ghép đôi. 
Ví dụ: Sử dụng câu hỏi trả lời ngắn để kiểm tra, đánh giá tri thức về cách thực 
hiện bài học “Bảo vệ của công” (lớp 4) như sau: 
Hãy ghi ra những hành động, việc làm liên quan việc bảo vệ của công. 
- Những việc cần làm để bảo vệ của công: ngăn chặn những hành động làm hư 
hỏng của 
công, ........................................................................................................................................ 
- Những hành động cần tránh đối với của công: làm bẩn của 
công, ..........................................................................................................................................
..... 
Để kiểm tra, đánh giá thái độ, bài tập trắc nghiệm yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ 
của mình (đồng ý, không đồng ý...) đối với các ý kiến, quan niệm liên quan bài học đạo 
đức. 
Ví dụ: Vận dụng trắc nghiệm khách quan để kiểm tra, đánh giá thái độ của học 
sinh học tập bài đạo đức “Thiết lập và duy trì quan hệ bạn bè” (lớp 4). 
 Hãy đánh dấu + vào cột phù hợp với thái độ của em đối với các ý kiến dưới 
đây về mối quan hệ với bạn bè. 
STT Nội dung ý kiến Đồng ý 
Không 
đồng ý 
1. Tình bạn sẽ không bị ảnh hưởng cả khi bạn bè không 
giúp đỡ nhau. 
2. Việc bạn bè giúp đỡ nhau giúp cho các phong trào thi 
đua của lớp tốt hơn. 
3. Chỉ có những bạn cùng giới mới có thể giúp đỡ nhau. 
4. Che giấu khuyết điểm cho bạn là quan hệ tốt với bạn. 
5. Bạn bè cần quan hệ tốt với nhau mà không phân biệt 
học lực, hạnh kiểm, giàu nghèo. 
Để kiểm tra, đánh giá các kỹ năng nhận xét hành vi, xử lý tình huống đạo đức, các 
14 
dạng bài tập trắc nghiệm thường được sử dụng là điền đúng - sai, nhiều lựa chọn. 
Ví dụ: Khi dạy học bài “Quan tâm hàng xóm láng giềng” (lớp 3), có thể đưa ra 
bài tập điền đúng – sai để kiểm tra, đánh giá kỹ năng nhận xét hành vi của học sinh như 
sau: 
Hãy ghi dấu + vào  trước hành vi đúng, dấu – vào  trước hành vi sai. 
 a) Hoa đang xem phim hoạt hình trên ti vi thì nghe tiếng bác hàng gọi nhờ 
việc gì đó. Em liền đóng kín cửa, coi như không ai ở nhà. Nhờ đó, Hoa xem phim 
không bị gián đoạn. 
 b) Hà chuẩn bị đi sang nhà bạn Dũng hàng xóm dự sinh nhật thì mẹ bỗng 
nhiên bị sốt và nhờ em đi mua thuốc. Biết không thể dự được sinh nhật bạn, Hà liền 
gọi điện cho Dũng báo đến muộn, rồi đi mua thuốc cho mẹ. 
 c) Hôm đó, nhà văn hoá thôn tổ chức liên hoan văn nghệ, người đến xem rất 
đông. Thấy em bé hàng xóm đến muộn, đứng phía sau, Tuấn liền nhường cho em chỗ 
của mình để xem cho rõ. 
 d) Khi đi đổ rác, bạn An nghe tiếng ông cụ hàng xóm gọi từ phía sau nhờ đổ 
rác giúp. An liền chạy về phía thùng rác, coi như không nghe thấy để về đi chơi cho 
nhanh. 
Ví dụ: Sử dụng bài tập nhiều lựa chọn để kiểm tra, đánh giá kỹ năng xử lý tình 
huống của học sinh khi dạy bài “Tôn trọng tài sản của người khác” (lớp 4). 
Hãy xử lý các tình huống đạo đức sau bằng cách đánh dấu + vào ô □ tương 
ứng với cách ứng xử em chọn: 
 - Nếu em nhặt được tại sân trường chiếc mũ mà em đang muốn có thì em sẽ 
xử sự như thế nào? 
 □ Đem nộp cho thầy cô giáo. 
 □ Giữ lấy để tặng cho một bạn nghèo. 
 □ Giữ lấy để dùng nếu không ai biết sự việc này. 
 □ Tìm người đánh rơi để trả lại. 
 - Một hôm, Hải đến nhà bạn Thành chơi. Thấy trên giá sách của bạn chiếc ô-
tô mới rất đẹp, Hải rất chơi mà lúc đó bạn Thành đang đi ra ngoài... 
 Theo em, bạn Hải nên làm gì khi đó? 
 □ Lấy chiếc ô-tô để chơi. 
15 
 □ Lấy chiếc ô-tô xem, khi bạn Thành về thì đặt vào vị trí cũ. 
 □ Chờ bạn Thành về xin bạn chơi cùng. 
 □ Lấy mang về chơi, mang trả lại sau. 
Đối với việc kiểm tra, đánh giá hành vi đạo đức, học sinh cần tự đánh giá việc 
thực hiện hành vi liên quan bài học. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình” (lớp 2), có thể sử 
dụng bài trắc nghiệm sau để đánh giá hành vi của học sinh. 
Hãy cho biết việc thực hiện bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình của em bằng 
cách đánh dấu + vào những cột dưới đây cho thích hợp. 
STT 
Việc bảo quản đồ dùng cá nhân và 
gia đình của em 
Thường 
xuyên 
Ít khi Chưa làm 
 1 
 2 
 3 
 4 
 5 
 6 
 7 
Lau bàn ghế 
Cất đúng chỗ sau khi sử dụng đồ dùng 
Thu dọn đồ chơi sau khi chơi 
Sắp xếp góc học tập 
Gấp chăn màn sau khi ngủ dậy 
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập 
Giữ gìn quần áo, giày dép 
Nhiệm vụ của học viên 
Trả lời câu hỏi và làm bài tập sau: 
1. Phân tích đặc điểm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn 
Đạo đức. 
2. Trình bày sự vận dụng trắc nghiệm khách quan vào việc kiểm tra, đánh giá 
kiến thức, thái độ và kỹ năng, hành vi của một bài đạo đức tuỳ chọn. 
1.3.3. Phương pháp quan sát 
Mục tiêu hoạt động 
Sau khi nghiên cứu hoạt động này, học viên có khả năng: 
1. Phân tích được đặc điểm của phương pháp quan sát trong dạy học môn Đạo 
đức. 
16 
2. Vận dụng được phương pháp quan sát vào dạy học các bài đạo đức của 
chương trình giáo dục mới. 
Thông tin cơ bản 
Quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan (chủ yếu là thị giác và thính 
giác) để xem xét, làm rõ sự vật, hiện tượng theo mục đích đã xác định. 
Trong dạy học môn Đạo đức, quan sát được sử dụng để kiểm tra, đánh giá cả quá 
trình và kết quả hoạt động của học sinh trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra. 
Phương pháp quan sát chủ yếu nhằm kiểm tra, đánh giá những biểu hiện năng lực và 
thái độ, hành vi đạo đức của học sinh tiểu học theo từng hoạt động, bài học của môn 
Đạo đức. 
Ví dụ 1: Khi dạy học bài “Bảo vệ môi trường sống” (lớp 5), giáo viên tổ chức 
cho học sinh một số hoạt động thích hợp (như trực nhật lớp, tham gia lao động vệ sinh 
trường lớp, làm vệ sinh một số nơi công cộng...) và quan sát việc các em thực hiện 
những công việc. Qua đó, giáo viên không những biết được quá trình và thái độ, 
hành vi các em thực hiện, mà còn biết được kết quả của những việc làm đó. 
Ví dụ 2: Khi dạy học các bài đạo đức khác nhau, giáo viên tổ chức cho học sinh 
thảo luận nhóm và qua đó, góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học 
sinh với yêu cầu cần đạt là “có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng 
nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô” của biểu hiện “Xác 
định mục đích và phương thức hợp tác”. Khi đánh giá, giáo viên cần vận dụng phương 
pháp quan sát để phát hiện những biểu hiện tích cực và cả những hành vi tiêu cực của 
biểu hiện này. 
Nhiệm vụ của học viên 
Trả lời câu hỏi và làm bài tập sau: 
1. Phân tích đặc điểm của phương pháp quan sát trong dạy học môn Đạo đức. 
2. Trình bày sự vận dụng phương pháp quan sát vào việc kiểm tra, đánh giá quá 
trình, thái độ, hành vi và một số biểu hiện năng lực chung của học sinh qua một bài 
đạo đức tuỳ chọn. 
1.3.4. Tìm hiểu phương pháp vấn đáp 
Mục tiêu hoạt động 
Sau khi nghiên cứu hoạt động này, học viên có khả năng: 
1. Phân tích được đặc điểm của phương pháp vấn đáp trong dạy học môn Đạo 
17 
đức. 
2. Vận dụng được phương pháp vấn đáp vào dạy học các bài đạo đức của 
chương trình giáo dục mới. 
Thông tin cơ bản 
Vấn đáp là phương pháp hỏi và đáp giữa giáo viên và học sinh nhằm làm sáng 
tỏ quá trình học tập của học sinh và những kết quả đạt được. 
Phương pháp vấn đáp có thể được vận dụng để kiểm tra, đánh giá học sinh học 
tập môn Đạo đức trước, trong và sau khi tiến hành một hoạt động, một tiết học, cũng 
như sau khi kết thúc một bài... 
Trong dạy học môn Đạo đức, phương pháp này giúp giáo viên kiểm tra, đánh 
giá kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi của học sinh liên quan bài đạo đức. Qua đó, 
giáo viên có thể phát hiện không chỉ những kết quả học tập đó mà còn quá trình học 
sinh tư duy (thường với câu hỏi “tại sao”, qua đó, học sinh giải thích nguyên nhân, thể 
hiện tư duy của mình...). 
Ví dụ 1: Để kiểm tra, đánh giá kiến thức sự cần thiết và cách thực hiện bài học 
đạo đức “Bảo vệ môi trường sống” (lớp 5), có thể nêu những câu hỏi vấn đáp là: 
- Tại sao chúng ta cần bảo vệ môi trường sống? 
- Mọi người cần bảo vệ môi trường sống như thế nào? 
Ví dụ 2: Đối với kiểm tra, đánh giá thái độ, giáo viên đưa ra các câu hỏi yêu 
cầu học sinh bày tỏ thái độ đối với các sự vật, sự việc, ý kiến liên quan bài học đạo 
đức. Chẳng hạn, giáo viên yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ đối với hiện tượng một số 
người vứt rác bừa bãi nơi công cộng (bài “Bảo vệ môi trường sống”, lớp 5) với những 
câu hỏi vấn đáp là: 
- Em có đồng tình với hiện tượng một số người vứt rác bừa bãi nơi công cộng 
không? Vì sao? 
- Nếu thấy hiện tượng đó, em có thể làm gì? 
Ví dụ 3: Phương pháp vấn đáp có thể được sử dụng để kiểm tra, đánh giá các kỹ 
năng đánh giá hành vi, xử lý tình huống đạo đức... Đối với kỹ năng đánh giá hành vi, giáo 
viên đưa ra hành vi và yêu cầu học sinh đánh giá hành vi đó là đúng hay sai và giải thích 
vì sao. Chẳng hạn, giáo viên yêu cầu học sinh đánh giá hành vi sau (bài “Bảo vệ môi 
trường sống”, lớp 5) với những câu hỏi vấn đáp là: 
Hành vi của bạn Bình trong tình huống sau là đúng hay sai? Vì sao? 
18 
Khi Bình đang xem ti-vi, mẹ nhắc bạn Bình đem rác ra đổ vào thùng rác đầu 
ngõ. Xách rác đi được một quãng, nhìn quanh không thấy ai, Bình liền đổ rác ven 
đường để về xem tiếp ti-vi. 
Đối với kỹ năng xử lý tình huống đạo đức, giáo viên đưa ra tình huống và yêu 
cầu học sinh giải quyết tình huống đó và giải thích vì sao. Chẳng hạn, giáo viên yêu 
cầu học sinh giải quyết tình huống sau (bài “Bảo vệ môi trường sống”, lớp 5) với 
những câu hỏi vấn đáp là: 
Nếu là bạn Nga trong tình huống dưới đây, em sẽ làm gì? Vì sao? 
Khi đi siêu thị cùng bố, Nga được bố cho ăn kem. Ra đến bãi xe, ăn xong, Nga 
muốn vứt túi bọc kem nhưng xung quanh không có thùng rác... 
Ví dụ 4: Phương pháp vấn đáp có thể được sử dụng để kiểm tra, đánh giá việc 
thực hiện hành vi đạo đức của học sinh. Khi đó, giáo viên đưa ra các câu hỏi để học 
sinh mô tả, thuật lại việc thực hiện hành vi của mình. Chẳng hạn, giáo viên yêu cầu 
học sinh nêu việc thực hiện hành vi theo bài “Bảo vệ môi trường sống” (lớp 5) với 
những câu hỏi vấn đáp là: 
- Môi trường sống mà em đã thực hiện hành vi bảo vệ là gì? 
- Khi đó, tình huống gì đã xảy ra? 
- Em đã làm gì để bảo vệ môi trường? 
- Vì sao em làm như vậy? 
- Việc làm của em mang lại kết quả gì? 
Nhiệm vụ của học viên 
Trả lời câu hỏi và làm bài tập sau: 
1. Phân tích đặc điểm của phương pháp vấn đáp trong dạy học môn Đạo đức. 
2. Trình bày sự vận dụng phương pháp vấn đáp vào việc kiểm tra, đánh giá kiến 
thức, thái độ, kỹ năng, hành vi của học sinh qua một bài đạo đức tuỳ chọn. 
1.3.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm học tập 
Mục tiêu hoạt động 
Sau khi nghiên cứu hoạt động này, học viên có khả năng: 
1. Phân tích được đặc điểm của phương pháp đánh giá sản phẩm học tập trong 
dạy học môn Đạo đức. 
19 
2. Vận dụng được phương pháp đánh giá sản phẩm học tập vào dạy học các bài 
đạo đức của chương trình giáo dục mới. 
Thông tin cơ bản 
Phương pháp đánh giá sản phẩm học tập dựa vào sản phẩm được học sinh làm 
ra, tạo nên theo bài học để xác định kết quả học tập của các em. 
Trong dạy học môn Đạo đức, những sản phẩm của học sinh có thể là kết quả 
các hoạt động khác nhau như: thảo luận nhóm, điều tra các sự vật, hiện tượng trong 
thực tiễn, thực hiện hành vi, công việc trong cuộc sống... Khi đó, những sản phẩm hoạt 
động có thể được thể hiện qua: 
- Các loại phiếu học tập (phiếu làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, phiếu điều 
tra, phiếu rèn luyện, phiếu báo cáo). 
- Hiện thực được cải tạo, nhất là kết quả của các hoạt động lao động (những sản 
phẩm này được giáo viên quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp qua các bức ảnh). 
- Tranh ảnh, thiệp, tranh tuyên truyền, cổ động... 
- Những đồ dùng (quần áo, sách vở...), tiền bạc được học sinh quyên góp... 
Đối với sản phẩm là các phiếu học tập, giáo viên nghe học sinh trình bày hoặc 
đọc kết quả được học sinh ghi trong phiếu, đối chiếu với đáp án (đối với làm việc cá 
nhân, thảo luận nhóm) hay những yêu cầu hoạt động (đối với các hoạt động điều tra, 
thực hiện hành vi đạo đức) để đưa ra quyết định xử lý thông tin một cách phù hợp. 
Trong nhiều trường hợp, sản phẩm thể hiện qua các phiếu học tập phản ánh kết 
quả điều tra, thực hiện hành vi, cần có sự xác nhận của các lực lượng giáo dục liên 
quan. 
Ví dụ: Khi dạy học bài “Bảo vệ môi trường sống” (môn Đạo đức, lớp 5), giáo 
viên tổ chức cho các nhóm học sinh theo cụm dân cư tham gia làm vệ sinh tại nơi các 
em sinh sống. Sau đó, học sinh ghi lại những công việc đã làm và kết quả với sự xác 
nhận của gia đình hay tổ tự quản dân cư vào các phiếu rèn luyện và báo cáo. Nhờ phân 
tích những phiếu học tập này, giáo viên biết được các em đã thực hiện những hành vi 
gì khi tham gia bảo vệ môi trường và kết quả của những việc làm này. 
 Đối với các sản phẩm là hiện thực được cải tạo, giáo viên cần xem xét tình 
trạng của sự vật sau khi học sinh thực hiện hành vi, công việc, đối chiếu với hiện trạng 
trước đó (nếu có điều kiện), với những yêu cầu đối với hoạt động. Nhờ đó, giáo viên 
nắm bắt được những thông tin về những hành vi, công việc các em đã thực hiện và kết 
quả đạt được. 
20 
Ví dụ: Khi dạy học bài “Bảo vệ môi trường sống” (môn Đạo đức, lớp 5), giáo 
viên tổ chức cho các nhóm học sinh tham gia làm vệ sinh tại các khu vực khác nhau 
trong trường. Trước khi học sinh lao động, giáo viên cần quan sát hiện trạng của các 
khu vực học sinh sẽ tham gia lao động bảo vệ môi trường. Sau khi các em lao động 
xong, giáo viên quan sát lại những khu vực đó để biết học sinh đã làm những công 
việc gì và kết quả như thế nào. 
Nhiệm vụ của học viên 
Trả lời câu hỏi và làm bài tập sau: 
1. Phân tích đặc điểm của phương pháp đánh giá sản phẩm học tập trong dạy 
học môn Đạo đức. 
2. Trình bày sự vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm học tập thông qua 
phiếu học tập và hiện thực được cải tạo qua một bài đạo đức tuỳ chọn. 
1.4. Sử dụng hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, 
năng lực học sinh đối với môn Đạo đức 
1.4.1. Đánh giá thường xuyên 
Mục tiêu hoạt động 
Sau khi nghiên cứu hoạt động này, học viên có khả năng: 
1. Phân tích được đặc điểm, nội dung, phương pháp, hình thức của đánh giá 
thường xuyên trong dạy học môn Đạo đức. 
2. Vận dụng được đánh giá thường xuyên vào dạy học các bài đạo đức của 
chương trình giáo dục mới. 
Thông tin cơ bản 
Đánh giá thường xuyên là một hình thức đá

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_kiem_tra_danh_gia_hoc_sinh_tieu_hoc_theo.pdf