Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 3 - Tuần 1 đến tuần 4 - Chủ đề A: Máy tính và em

Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 3 - Tuần 1 đến tuần 4 - Chủ đề A: Máy tính và em

TUẦN 1 Bài 1: THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH

A. Yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định trong các tình huống cụ thể trong cuộc sống.

- HS nêu được ví dụ về vai trò quan trọng của thông tin đối với việc đưa ra quyết định của con người.

1. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trách nhiệm.

B. Đồ dùng dạy học:

1. GV: SGK Tin học 3, SGV Tin học 3, phiếu bài tập.

2. HS: SGK Tin học 3, đồ dùng học tập.

 

docx 18 trang Đăng Hưng 26/06/2023 20
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 3 - Tuần 1 đến tuần 4 - Chủ đề A: Máy tính và em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM
TUẦN 1	Bài 1: THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH
Yêu cầu cần đạt: 
HS nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định trong các tình huống cụ thể trong cuộc sống.
HS nêu được ví dụ về vai trò quan trọng của thông tin đối với việc đưa ra quyết định của con người.
Năng lực:
Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp, 
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
Phẩm chất:
Chăm chỉ, trách nhiệm.
B. Đồ dùng dạy học: 
1. GV: SGK Tin học 3, SGV Tin học 3, phiếu bài tập.
2. HS: SGK Tin học 3, đồ dùng học tập. 
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú và HS trước khi bước vào làm quen với môn học mới, môn tin học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV đặt câu hỏi, giới thiệu về môn học. Dẫn dắt vào bài.
- GV cho HS xem tranh trả lời câu hỏi 1: “Em hãy quan sát Hình 1 và cho biết những người và phương tiện tham gia giao thông nào đang dừng lại? Tại sao?”
- GV mời 1 HS trả lời câu hỏi.
- GV mời 1 HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe, phát biểu.
- HS quan sát tranh.
- HS giơ tay phát biểu.
Hoạt động 2: KHÁM PHÁ
Mục tiêu: 
- Nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định trong các ví dụ.
- Biết được thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của con người.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* GV chia lớp thành các nhóm 6, cho HS xem Hình 2, đặt câu hỏi và phát phiếu bài tập số 2 cho các nhóm ghi câu trả lời: 
- Trên tivi đang dự báo thời tiết như thế nào?
- Bạn HS đang làm gì?
- Tại sao bạn HS lại để áo mưa vào cặp sách để đi học?
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày câu trả lời.
- GV mời đại diện 1 nhóm nhận xét.
- GV nhận xét.
* GV tiếp tục đặt câu hỏi phụ, mời đại diện các nhóm đứng dậy lần lượt trả lời các câu hỏi GV đặt ra (mỗi nhóm/câu).
- Nếu trên tivi dự báo ngày mai trời nắng (hình mặt trời ở bên phải màn hình tivi) thì bạn HS có để áo mưa vào cặp đi học không? Tại sao?
- Em hãy cho biết trong tình huống của Hình 2 đâu là thông tin, đâu là quyết định?
- Theo em, quyết định của An phụ thuộc vào thông tin nào?
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng dựa theo kết quả HS trình bày trước đó.
* HS quan sát, thảo luận nhóm và ghi câu trả lời vào phiếu bài tập.
- Trên tivi phát thanh viên đang chỉ vào hình ảnh thể hiện trời mưa.
- Bạn HS đang xem dự báo thời tiết và đang để áo mưa vào cặp.
- Bạn để áo mưa vào cặp vì tivi dự báo trời mưa.
- Đại diện nhóm chia sẻ câu trả lời của nhóm mình.
- HS giơ tay phát biểu.
- Các nhóm lắng nghe, thảo luận và giơ tay phát biểu.
- Nếu dự báo mai trời nắng thì bạn HS không để áo mưa vào cặp, vì trời nắng không cần dùng áo mưa.
- Trong tình huống Hình 2, dự báo trời mưa là thông tin, mang áo mưa là quyết định.
- Quyết định của An phụ thuộc vào thông tin thời tiết.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV phát phiếu học tập số 2 và hướng dẫn HS thực hiện trả lời câu hỏi ở tình huống của Hình 3.
- GV gợi ý cho HS: 
Ở Hình 3a (hoặc 3b, 3c) con người nghe thấy (hay đọc được, nhìn thấy) gì?
Khi nhìn (hoặc nghe) thấy thì con người đã làm gì?
Những gì con người nhìn thấy, nghe thấy, đọc được là thông tin, những gì con người làm là quyết định.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hướng dẫn cho các nhóm chưa nắm rõ yêu cầu.
- GV cho các nhóm trao đổi phiếu bài tập để nhận xét.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình chia sẻ.
- GV cùng HS nhận xét, GV chiếu bảng kết quả đúng.
- GV nhận xét.
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc nội dung trong hộp ghi nhớ.
- GV chốt kiến thức như nội dung tại hộp ghi nhớ.
- Các nhóm nhận phiếu bài tập và lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm và thực hiện ghi câu trả lời vào phiếu học tập.
- Các nhóm trao đổi phiếu bài tập và thảo luận, nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
- Đại diện nhóm chia sẻ câu trả lời của nhóm bạn và nhận xét của nhóm mình dành cho câu trả lời của nhóm bạn.
- Các nhóm có câu trả lời khác với kết quả sẽ chia sẻ câu trả lời của nhóm.
- HS phát biểu.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Giúp HS chỉ ra được thông tin, quyết định, vai trò của thông tin trong các tình huống trong SGK. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV đặt câu hỏi “Em hãy chỉ ra được thông tin, quyết định, vai trò của thông tin trong tình huống ở Hình 1”.
2. GV giới thiệu trò chơi “Nhóm nào nhanh hơn?” và phát phiếu bài tập số 3.
- GV hướng dẫn HS thực hiện trả lời câu hỏi ở tình huống của Hình 4.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hướng dẫn cho các nhóm chưa nắm rõ yêu cầu.
- GV cho các nhóm trao đổi phiếu bài tập để nhận xét.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình chia sẻ.
- GV cùng HS nhận xét, GV chiếu bảng kết quả đúng.
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe, quan sát và phát biểu.
- HS thảo luận và hoàn thành phiếu bài tập.
- Các nhóm trao đổi phiếu bài tập và thảo luận, nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
- Đại diện nhóm chia sẻ câu trả lời của nhóm bạn và nhận xét của nhóm mình dành cho câu trả lời của nhóm bạn.
- Các nhóm có câu trả lời khác với kết quả sẽ chia sẻ câu trả lời của nhóm.
Hoạt động 4: VẬN DỤNG
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định trong các tình huống cụ thể trong cuộc sống.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, nêu ví dụ thực tiễn về vai trò của thông tin đối với việc ra quyết định của bản thân và chỉ ra thông tin, quyết định trong tình huống đó.
- GV gợi ý HS lấy ví dụ thực tiễn, gần gũi với HS.
Ví dụ: 
- Xem thời khoá biểu để chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập cho buổi học sau.
- Thấy trời nắng thì đội mũ khi đi ra ngoài.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- GV chốt kiến thức bài học.
- HS làm việc nhóm, thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày ví dụ của nhóm mình.
TUẦN 2	 BÀI 2: XỬ LÍ THÔNG TIN 
Tiết 1
A. Yêu cầu cần đạt: 
- Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh. Nhận ra được thông tin được thu nhận, thông tin được xử lý, kết quả của xử lý thông tin trong ví dụ cụ thể.
- Nêu được ví dụ minh họa cho các nhận xét: Bộ não của con người là một bộ phận xử lý thông tin, cuộc sống quanh ta có những máy móc tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.
- Nhận ra được trong ví dụ của GV, máy đã xử lý thông tin nào và kết quả xử lý ra sao.
1. Năng lực chung: 
- Tự chủ - tự học, Giao tiếp - hợp tác, Giải quyết vấn đề - sáng tạo.
2. Năng lực tin học: 
- Học sinh nhận biết được ba dạng thông tin hay gặp: văn bản, âm thanh, hình ảnh. 
- Tiếp nhận thông tin, xử lí thông tin, kết quả của xử lí thông tin trong ví dụ của giáo viên. Vận dụng để giải quyết các vấn đề trong thực tế.
3. Phẩm chất:
- Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
B. Đồ dùng dạy học: 
1. GV: SGK Tin học 3, SGV Tin học 3, phiếu bài tập.
2. HS: SGK Tin học 3, đồ dùng học tập. 
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: 
Tạo hứng thú và gợi mở, định hướng suy nghĩ của học sinh vào nội dung của bài học.
Phát huy NL “tự chủ, tự học”, PC “Chăm chỉ”
Sản phẩm: câu trả lời của học sinh đáp ứng các vấn đề giáo viên nêu ra. 
PP/KTDH: Trực quan, vấn đáp
PP/CCĐG: phần trả lời của học sinh
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho học sinh xem một đoạn clip ngắn về dự báo thời tiết, trong đó thể hiện các dạng thông tin khác nhau.
Đặt câu hỏi về thông tin dự báo thời tiết được thể hiện trong clip.
1. Dự báo thời tiết của TPHCM buổi chiều và tối như thế nào? 
2. Em nhận biết những thông tin đó như thế nào?
Chúng ta tiếp nhận rất nhiều thông tin trong cuộc sống, ta có thể nghe hoặc nhìn thấy những thông tin đó.
- Xem clip qua máy chiếu (hoặc trên máy tính cá nhân)
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Câu trả lời được mong đợi ở học sinh: 
1. Khu vực TPHCM, chiều tối mai có mưa. 
2. Nghe MC nói 
+ Nhìn thấy xuất hiện dòng chữ “TP.Hồ Chí Minh”
+ Nhìn thấy hình ảnh giọt nước, cây dù, trời mưa.
Hoạt động 2: Khám phá 
Mục tiêu: 
Học sinh nhận biết, nêu được ba dạng thông tin thường gặp: văn bản, âm thanh, hình ảnh.
Phát huy NL “tự chủ, tự học, giao tiếp hợp tác”, PC “Nhân ái, Chăm chỉ, Trách nhiệm”
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, Phiếu học tập số 1.
PP/KTDH: Trực quan, Hợp tác (nhóm 2). Hội thoại có hướng dẫn.
PP/CCĐG: phần trả lời của học sinh, Phiếu học tập 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Yêu cầu học sinh xem sách GK, (thảo luận nhóm 2) và trả lời các câu hỏi:
1. Có mấy dạng thông tin?
2. Kể ra các dạng thông tin mà em đã tìm hiểu trong sách GK.
3. Giải thích sơ lược về các dạng thông tin.
2. Nêu yêu cầu xác định các dạng thông tin trong clip đã xem ở hoạt động khởi động.
3. Yêu cầu thực hiện phiếu học tập số 1
- Phát phiếu học tập số 1, yêu cầu hs thảo luận (nhóm 2) và thực hiện các yêu cầu trong phiếu.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét lẫn nhau, giải thích các nội dung cần làm rõ.
Qua các hình ảnh trong phiếu học tập 1, giáo dục cho học sinh lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm và học tập chăm chỉ.
- Xem sách giáo khoa, thảo luận
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Câu trả lời được mong đợi ở học sinh: 
1. Có 3 dạng thông tin
2. Thông tin về hình ảnh, thông tin về âm thanh, thông tin về văn bản.
3. Hình ảnh: có thể nhận biết bằng mắt, thể hiện dưới dạng hình ảnh, có hoặc không có màu sắc.
Âm thanh: có thể nghe được bằng tai.
Văn bản: có thể nhận biết bằng mắt, thể hiện dưới dạng chữ.
- Câu trả lời mong đợi ở học sinh: 
1. Thông tin dạng hình ảnh: hình ảnh của chương trình dự báo thời tiết, hình ảnh MC.
2. Thông tin dạng âm thanh: tiếng nói của MC
3. Thông tin dạng văn bản: dòng chữ trong bảng thông tin.
- Thảo luận nhóm 2 và thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập.
- Nhận xét về kết quả phiếu học tập của nhóm bạn.
- Nghe giáo viên giải thích.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (có đáp án)
Em hãy ghi con số đại diện của các hình vào cột trong bảng bên dưới, tương ứng với dạng thông tin đã học:
Thông tin dạng văn bản
Thông tin dạng âm thanh 
Thông tin dạng hình ảnh:
 Hình số: 1, 5, 6, 9
Hình số: 2, 7
 Hình số: 1, 3, 4, 8, 9, 10
TUẦN 3	 BÀI 2: XỬ LÍ THÔNG TIN 
Tiết 2
A. Yêu cầu cần đạt: 
- Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh. Nhận ra được thông tin được thu nhận, thông tin được xử lý, kết quả của xử lý thông tin trong ví dụ cụ thể.
- Nêu được ví dụ minh họa cho các nhận xét: Bộ não của con người là một bộ phận xử lý thông tin, cuộc sống quanh ta có những máy móc tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.
- Nhận ra được trong ví dụ của GV, máy đã xử lý thông tin nào và kết quả xử lý ra sao.
1. Năng lực chung: 
- Tự chủ - tự học, Giao tiếp - hợp tác, Giải quyết vấn đề - sáng tạo.
2. Năng lực tin học: 
- Học sinh nhận biết được ba dạng thông tin hay gặp: văn bản, âm thanh, hình ảnh. 
- Tiếp nhận thông tin, xử lí thông tin, kết quả của xử lí thông tin trong ví dụ của giáo viên. Vận dụng để giải quyết các vấn đề trong thực tế.
3. Phẩm chất:
- Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
B. Đồ dùng dạy học:.
1. GV: SGK Tin học 3, SGV Tin học 3, phiếu bài tập.
2. HS: SGK Tin học 3, đồ dùng học tập. 
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	Hoạt động 3: Luyện tập 
Mục tiêu:
 Học sinh nắm vững kiến thức về ba dạng thông tin thường gặp. Nêu được thông tin đã nhận, xử lí thông tin, kết quả của xử lí thông tin trong câu hỏi của giáo viên.
Phát huy NL “tự chủ, tự học”, PC “nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm”
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và kết quả cuối trò chơi.
PP/KTDH: Trực quan, trò chơi, hội thoại có hướng dẫn.
PP/CCĐG: câu trả lời của học sinh, kết quả hiển thị sau mỗi câu hỏi và khi kết thúc trò chơi.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi bằng phần mềm Kahoot.
- Sau mỗi câu hỏi giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét phần trả lời của bạn.
- Giáo viên nhận xét và chốt các nội dung cần thiết (giáo dục cho học sinh về ý thức trách nhiệm, lòng nhân ái, khi biết nhường đường cho xe cứu thương, hỗ trợ cho người nghèo, tuân thủ luật giao thông), rút ra những điều cần ghi nhớ.
Xử lí thông tin và kết quả của xử lí thông tin là rất quan trọng và có nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. 
- Tham gia trò chơi
- Nhận xét phần trả lời của bạn
- Nghe và rút ra các ghi nhớ cần thiết.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vào các tình huống trong thực tiễn. 
Phát huy NL “tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo”, PC “nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm”
Nắm chắc kiến thức sau bài học.
Sản phẩm: Câu trả lời về xử lí thông tin thu nhận và kết quả xử lí thông tin của học sinh.
PP/KTDH: Hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề. Hội thoại có hướng dẫn.
PP/CCĐG: Qua cách đặt vấn đề và cách giải quyết vấn đề của học sinh. Phần nhận xét lẫn nhau.
Đánh giá qua phiếu học tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 với nội dung: mỗi bạn nêu một thông tin đã hoặc sẽ tiếp nhận trong thực tế. Nêu cách bạn xử lí thông tin và kết quả của việc xử lí thông tin.
- Củng cố:
- Phát phiếu học tập số 2, yêu cầu hs thực hiện phiếu luyện tập.
- Tham gia thảo luận theo yêu cầu.
- Thực hiện phiếu luyện tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (có đáp án)
Đ
Câu 1: Ghi Đ/S và ô trống:
	Có 3 dạng thông tin cơ bản là Hình ảnh, âm thanh và văn bản. 
Câu 2: Khi xem phim hoạt hình, em nhận được các dạng thông tin nào?
Văn bản – âm thanh.
Hình ảnh – văn bản – âm thanh.
Âm thanh – Hình ảnh.
Câu 3: Khi nghe tiếng trống vào học, em sẽ làm gì?
Chạy nhanh đến căn tin để mua đồ.
Chạy đi tìm bạn.
Nhanh chân vào lớp học.
Câu 4: Cùng với ba (mẹ) nhắn tin vào tổng đài cứu trợ đồng bào bị thiên tai khi nhận được tin nhắn kêu gọi của chính phủ, em cảm thấy:
Vui vì đã làm được một việc tốt và có ý nghĩa.
Bình thường.
Không vui vì mất thời gian.
(ghi chú: Câu 1,2: các dạng thông tin, câu 3: xử lí thông tin, câu 3: kết quả xử lí thông tin)
TUẦN 4	 BÀI 3: MÁY TÍNH – NHỮNG NGƯỜI BẠN MỚI
Tiết 1
A. Yêu cầu cần đạt: 
- Nhận diện và phân biệt được hình dạng thường gặp của máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh cùng các thành phần cơ bản của chúng như màn hình, thân máy, bàn phím, chuột.
- Nêu được sơ lước về chức ăng của bàn phím, chuột, màn hình và loa.
- Nhận biết được màn hình cảm ứng của máy tính bảng, màn hình điện thoại thông minh cũng là thiết bị tiếp nhận thông tin vào.
1. Năng lực chung:
 Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác nhóm; giải quyết vấn đề.
2. Năng lực tin học: 
Nhận biết và phân biệt được hình dạng thường gặp của máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh cùng các thành phần cơ bản của chúng như màn hình, thân máy, bàn phím, chuột.
Nêu được chức năng cơ bản của bàn phím, chuột, màn hình và loa. . 
Nhận biết được màn hình cảm ứng của máy tính bảng, điện thoại thông minh cũng là thiết bị tiếp nhận thông tin vào.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ; trung thực; trách nhiệm.
	- Chăm chỉ: Học sinh chú ý lắng nghe bài, tự giác học tập.
	- Trung thực: Nhận xét, đánh giá bài của bạn một cách chính xác.
B. Đồ dùng dạy học: 
	1. Giáo viên: 
Giấy A4 (để lập bảng ghi kết quả khi làm việc của cá nhân HS); các hình ảnh về 4 loại máy tính, file trình chiếu có các hình ảnh sử dụng trong bài; 
Máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh và máy tính bảng (nếu có).
	2. Học sinh: SGK, sách bài tập, dụng cụ học tập.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: 
Tạo cảm giác hứng thú, không khí vui tươi đầu giờ học.
Gợi mở, định hướng suy nghĩ của HS vào nội dung của bài học. 
HS quan sát để chỉ ra những máy tính mà HS có thể đã biết ở hình 1.
Phát biểu thảo luận để chỉ ra mỗi máy tính đang ở bên ngoài thuộc về ngôi nhà nào.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV đặt câu hỏi: “Em đã từng sử dụng (hoặc nhìn thấy người thân mình sử dụng) máy tính nào trong các máy tính ở hình 1(a, b, c, d) ?”
GV: “Trong hình 1, có 4 máy tính ở bên ngoài đang tìm nhà để về. Em hãy tìm nhà cho các máy tính đó? Chúng có hình dạng giống nhau như thế nào?”
GV có thể nói cho HS biết điện thoại thông minh là một loại máy tính.
HS suy nghĩ, phát biểu trả lời.
HS chỉ ra được máy tính mà trong thực tế HS đã nhìn thấy hoặc đã từng được sử dụng.
Hình 1a: Máy tính để bàn.
Hình 1b: Máy tính xách tay (laptop).
Hình 1c: Máy tính bảng.
Hình 1d: Điện thoại thông minh.
HS quan sát, suy nghĩ và trả lời.
HS chỉ được nhà phù hợp cho từng máy tính (1-a, 2-b, 3-c, d-4).
HS mô tả hình dạng, các thành phần của mỗi loại máy tính bằng ngôn ngữ và quan sát của HS.
HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Khám phá
Mục tiêu: Nhận biết và phân biệt được 4 loại máy tính thông dụng cùng các thành phần cơ bản là màn hình, thân máy, bàn phím, chuột.
- Nêu được sơ lược về chức năng của bàn phím, chuột, màn hình và loa.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Một số máy tính thông dụng
- Cho HS làm việc theo nhóm (2hs). - - Yêu cầu đọc thầm, quan sát hình ảnh theo thứ tự trình bày trong SGK
- Trong quá trình HS làm việc nhóm, GV nêu câu hỏi để định hướng đọc, quan sát về cách thành phần, những đặc điểm đặc trưng, khác biệt của mỗi loại máy tính; so sánh giữa hình dạng, việc cách kết nối...
GV đặt vấn đề: “Máy tính hình 2a (2b, 2c, 2d) tên gì? Gồm các bộ phận nào?”
- GV quan sát kết quả và nhận xét.
- Giáo viên đặt vấn đề: 
Đối với máy tính để bàn: Các bộ phận được kết nối với nhau bằng gì? Máy tính này thường được để ở đâu?
- Giáo viên lắng nghe và nhận xét.
Đối với máy tính xách tay: Bàn phím, vùng chuột cảm ứng được gắn liền với bộ phận nào? So với máy tính để bàn thì máy tính xách tay nặng hơn hay nhẹ hơn? Nhỏ hơn hay lớn hơn?
- Giáo viên lắng nghe và nhận xét.
Đối với máy tính bảng: So với máy tính xách tay thì kích thước của máy tính bảng như thế nào? Trông nó giống cái gì? Màn hình được được gắn với bộ phận nào? Sử dụng màn hình cảm ứng như thế nào? Sử dụng bàn phím ảo như thế nào?
- Giáo viên lắng nghe và nhận xét.
Đối với điện thoại thông minh: 
GV dùng điện thoại thông minh để chỉ cho HS thấy màn hình, thân máy và minh hoạ việc sử dụng bằng cách chạm ngón tay để thay thế chuột máy tính, sử dụng bàn phím ảo thay thế bàn phím vật lí.
- GV nhắc lại phần ghi nhớ.
2. Chức năng các bộ phận cơ bản của máy tính.
a) Chức năng của bàn phím, chuột, màn hình và loa. 
GV: “Ở Hình 6a, khi sử dụng máy tính để viết thư, bộ phận nào của máy tính được sử dụng để gõ nội dung thư? Nội dung thư được hiển thị ở bộ phận nào của máy tính?”
- GV lắng nghe và nhận xét.
GV: “Ở Hình 6b, bộ phận nào của máy tính được sử dụng để ra lệnh cho máy tính thực hiện bài hát? Thiết bị nào phát ra âm thanh bài hát?”
GV lắng nghe và nhận xét.
- Chức năng của bàn phím và chuột là gì? Chúng được gọi là thiết bị gì?
- Chức năng của màn hình và loa là gì? Chúng được gọi là thiết bị gì?
GV lắng nghe, nhận xét.
- Chức năng của bàn phím, chuột là tiếp nhận thông tin vào máy tính. Vì vậy bàn phím và chuột được gọi là thiết bị vào.
- Chức năng của màn hình, loa là đưa thông tin ra. Vì vậy màn hình và loa còn được gọi là thiết bị ra.
GV đặt câu hỏi: “Quan sát Hình 4 và cho biết bộ phận nào của máy tính được dùng để nhập phép tính 7 + 5 và kết quả phép tính được hiển thị ở đâu?”
GV lắng nghe và nhận xét câu trả lời
GV nhắc lại phần ghi nhớ
- Bàn phím, chuột là bộ phận tiếp nhận thông tin vào máy tính (thiết bị vào).
- Màn hình, loa là bộ phận đưa thông tin ra của máy tính (thiết bị ra).
HS chia thành nhóm đôi đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK.
HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK.
HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK.
HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK.
HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK.
Học sinh quan sát và đọc thông tin.
Nhóm trao đổi và thảo luận về hình ảnh mà mình quan sát được. 
Các nhóm quan sát hình và trả lời câu hỏi.
Các nhóm quan sát hình, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
Các nhóm quan sát hình, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
Các nhóm quan sát hình và trả lời câu hỏi.
HS lắng nghe và quan sát.
HS lắng nghe và lặp lại.
Học sinh đọc thông tin, quan sát hình ảnh.
Học sinh quan sát, suy nghĩ và trả lời
“Bàn phím được dùng để gõ nội dung thư, nội dung thư được hiển thị lên màn hình máy tính.”
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc thông tin, quan sát hình ảnh.
Học sinh suy nghĩ và trả lời. 
“Chuột thực hiện thao tác play bài hát, loa phát ra âm thanh của bài hát.”
Học sinh lắng nghe.
Học sinh suy nghĩ và trả lời. 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh quan sát hình và trả lời.
Học sinh lắng nghe và gạch chân phần ghi nhớ.
KÝ DUYỆT.
Hiệu trưởng kí duyệt
Tổ khối kiểm tra, kí

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tin_hoc_lop_3_tuan_1_den_tuan_4_chu_de_a_ma.docx