Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề A: Ứng dụng tin học - Bài: Xử lý thông tin - Năm học 2022-2023 - Trần Công Minh
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức:
Sau bài học này HS có kiến thức về ba dạng thông tin thường gặp. Biết được bộ não con người là một bộ phận xử lí thông tin. Biết được trong cuộc sống có các máy móc có thể tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: thông qua việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động học tập cá nhân, suy nghĩ và giải quyết vấn đề trong các tình huoongs học tập.
- Giao tiếp và hợp tác và giao tiếp: thông qua việc tham gia vào các hoạt động học tập nhóm.
- Giải quyết vấn đề: thông qua việc vận dụng các kiến thức học được vào các tình huống học tập.
2.2. Năng lực Tin học
- Nhận biết được ba dạng thông tin hay gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh. Nhận ra thông tin được thu nhận, thông tin được xử lí, kết quả của xử lí thông tin trong ví dụ cụ thể.
- Nêu được ví dụ minh hoạ cho các nhận xét: Bộ óc của con người là một bộ phận xử lí thông tin, cuộc sống quanh ta có những máy móc tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.
- Nhận ra được trong ví dụ của giáo viên, máy đã xử lí thông tin nào và kết quả xử lí ra sao.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ A: ỨNG DỤNG TIN HỌC TIN HỌC: Lớp 3 Tên bài học: XỬ LÝ THÔNG TIN số tiết: 2 Thời gian thực hiện: ngày 14,15, 21, 22 tháng 09 năm 2022 GV thực hiện: Trần Công Minh I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: Sau bài học này HS có kiến thức về ba dạng thông tin thường gặp. Biết được bộ não con người là một bộ phận xử lí thông tin. Biết được trong cuộc sống có các máy móc có thể tiếp nhận thông tin để quyết định hành động. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung Tự chủ và tự học: thông qua việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động học tập cá nhân, suy nghĩ và giải quyết vấn đề trong các tình huoongs học tập. Giao tiếp và hợp tác và giao tiếp: thông qua việc tham gia vào các hoạt động học tập nhóm. Giải quyết vấn đề: thông qua việc vận dụng các kiến thức học được vào các tình huống học tập. 2.2. Năng lực Tin học Nhận biết được ba dạng thông tin hay gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh. Nhận ra thông tin được thu nhận, thông tin được xử lí, kết quả của xử lí thông tin trong ví dụ cụ thể. Nêu được ví dụ minh hoạ cho các nhận xét: Bộ óc của con người là một bộ phận xử lí thông tin, cuộc sống quanh ta có những máy móc tiếp nhận thông tin để quyết định hành động. Nhận ra được trong ví dụ của giáo viên, máy đã xử lí thông tin nào và kết quả xử lí ra sao. Vận dụng để giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống: Đối với các tình huống thực tiễn liên quan đến bản thân, HS nhận ra được đâu là thông tin và đưa ra được quyết định phù hợp với hoàn cảnh. 3. Phẩm chất: Nhân ái: hoà nhã trong giao tiếp với bạn bè, tôn trọng ý kiến các bạn. Chăm chỉ: thực hiện các hoạt động học tập cá nhân, học tập nhóm tích cực và chủ động. Trách nhiệm: thông qua việc chỉ ra được hành động đúng trong các tình huống liên qua đến các vấn đề về an toàn cho con người. II. Đồ dùng dạy học: 1. GV: SGK Tin học 3, SGV Tin học 3, máy chiếu, máy tính GV, phiếu bài tập, giấy A4 để HS có thể tự lập bảng hoạt động nhóm. 2. HS: SGK Tin học 3, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: TIẾT 1 Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú cho học sinh, kết nối vào kiến thức mới của bài: ba dạng thông tin thường gặp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV Phổ biến cách hoạt động trước lớp 1 lần. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi: đọc kênh chữ, quan sát kênh hình, thảo luận về thông tin thời tiết ở Hình 1 và các chi tiết trong Hình 1 thể hiện thông tin trời có mưa. - GV đặt câu hỏi gợi ý, định hướng HS quan sát hình. + Dự báo thời tiết của TPHCM buổi chiều và tối như thế nào? + Em nhận biết những thông tin đó như thế nào? - Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 01 chi tiết. - GV mời 1 HS nhận xét câu trả lời của bạn. - GV nhận xét. Chúng ta tiếp nhận rất nhiều thông tin trong cuộc sống, ta có thể nghe hoặc nhìn thấy những thông tin đó. - HS lắng nghe. - HS quan sát tranh. - HS giơ tay phát biểu. - Trả lời câu hỏi của giáo viên. - Câu trả lời được mong đợi ở học sinh: + Khu vực TPHCM, chiều tối mai có mưa. + Nghe MC nói 1. Nhìn thấy xuất hiện dòng chữ “TP.Hồ Chí Minh” 2. Nhìn thấy hình ảnh giọt nước, cây dù, trời mưa Hoạt động 2: KHÁM PHÁ Mục tiêu: - Học sinh nhận biết, nêu được ba dạng thông tin thường gặp: văn bản, âm thanh, hình ảnh. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu học sinh xem sách GK, (thảo luận nhóm 2) và trả lời các câu hỏi: 1. Có mấy dạng thông tin? 2. Kể ra các dạng thông tin mà em đã tìm hiểu trong sách GK. 3. Giải thích sơ lược về các dạng thông tin. - GV quan sát các nhóm hoạt động, hướng dẫn cho các nhóm chưa nắm rõ yêu cầu. - GV mời đại diện 1 nhóm trình chia sẻ. - GV hướng dẫn HS tự chốt lại kiến thức * HS quan sát, thảo luận nhóm và ghi câu trả lời . - HS trả lời câu hỏi của giáo viên. 1. Có 3 dạng thông tin 2. Thông tin về hình ảnh, thông tin về âm thanh, thông tin về văn bản. 3. Hình ảnh: có thể nhận biết bằng mắt, thể hiện dưới dạng hình ảnh, có hoặc không có màu sắc. Âm thanh: có thể nghe được bằng tai. Văn bản: có thể nhận biết bằng mắt, thể hiện dưới dạng chữ. - Câu trả lời mong đợi ở học sinh: 1. Thông tin dạng hình ảnh: hình ảnh của chương trình dự báo thời tiết, hình ảnh MC. 2. Thông tin dạng âm thanh: tiếng nói của MC 3. Thông tin dạng văn bản: dòng chữ trong bảng thông tin. - Nhận xét về câu trả lời của nhóm bạn. TIẾT 2 Hoạt động 3: LUYỆN TẬP Mục tiêu: Học sinh nắm vững kiến thức về ba dạng thông tin thường gặp. Nêu được thông tin đã nhận, xử lí thông tin, kết quả của xử lí thông tin trong câu hỏi của giáo viên. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, thảo luận để hoàn thành các bài tập ở phần này. - Sau mỗi câu hỏi giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét phần trả lời của bạn. - Giáo viên nhận xét và chốt các nội dung cần thiết (giáo dục cho học sinh về ý thức trách nhiệm, lòng nhân ái, khi biết nhường đường cho xe cứu thương, hỗ trợ cho người nghèo, tuân thủ luật giao thông), rút ra những điều cần ghi nhớ. Bài tập 1. HS chỉ ra được các dạng thông tin, nội dung thông tin (bằng ngôn ngữ của HS) tương tự bảng dưới đây: Hình Dạng thông tin Nội dung thông tin Hình 10a Hình ảnh Thông báo đã có lỗi việt vị. Hình 10b Âm thanh, hình ảnh Thông báo có lỗi dẫn đến quả đá phạt trực tiếp. Hình 10c Chữ (hoặc số) Thông báo thời gian bù giờ. Bài tập 2 HS trả lời được như sau: Thông tin bạn HS thu nhận là: câu hỏi “Em hãy kể tên ba dạng thông tin hay gặp.” Kết quả xử lý thông tin là: câu trả lời "Thưa thầy, đó là thông tin dạng chữ, hình ảnh và âm thanh." Bộ phận của con người thực hiện xử lí thông tin là: Bộ não. Hoạt động 4: VẬN DỤNG Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để trả lời, giải quyết tình huống thực tiễn. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 2 với nội dung: mỗi bạn nêu một thông tin đã hoặc sẽ tiếp nhận trong thực tế. Nêu cách bạn xử lí thông tin và kết quả của việc xử lí thông tin. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. - GV dặn dò và củng cố lại kiến thức. - HS làm việc nhóm, thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày ví dụ của nhóm mình. - HS lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_tin_hoc_lop_3_chan_troi_sang_tao_bai_xu_ly.docx