Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 3 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm - Dương Khắc Duy

Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 3 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm - Dương Khắc Duy

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

 - Nhận ra và phân biệt được các thành phần cơ bản của máy tính: thân máy, bàn phím, chuột và màn hình.

 - Nêu được chức năng của bàn phím, chuột, màn hình và loa.

2. Phầm chất, năng lực

a. Phẩm chất:

 - Nhân ái: Yêu thương đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ bạn trong học tập.

 - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình giơ tay phát biểu bài.

 - Trung thực: Sẵn sàng nói lên ý kiến của mình khi bạn học sử dụng sai mục đích của máy tính.

 - Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn máy tính.

b. Năng lực:

 Năng lực chung:

 - Năng lực tự chủ và tự học: Tự học tập, nghiên cứu bài học và trả lời các yêu cầu của GV.

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác, trảo đổi với bạn trong học tập.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết suy luận trả lời các câu hỏi mà thầy giao.

 

docx 102 trang Đăng Hưng 23/06/2023 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 3 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm - Dương Khắc Duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung và dự kiến phân bổ thời lượng cho các bài như mô tả ở bảng sau đây:
Nội dung
Số tiết dự kiến
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ EM
13 tiết
Chủ đề A1. KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
5 tiết
Bài 1. Các thành phần của máy tính
Mỗi bài/1 tiết
Bài 2. Những máy tính thông dụng
Bài 3. Em tập sử dụng chuột
Bài 4. Em bắt đầu sử dụng máy tính
Bài 5. Bảo vệ sức khoẻ khi dùng máy tính
Chủ đề A2. THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN
4 tiết
Bài 1. Thông tin và quyết định
Mỗi bài/1 tiết
Bài 2. Các dạng thông tin thường gặp
Bài 3. Xử lí thông tin
Bài 4. Ôn tập về thông tin và xử lí thông tin
Chủ đề A3. LÀM QUEN VỚI CÁCH GÕ BÀN PHÍM
4 tiết
Bài 1. Em làm quen với bàn phím
Mỗi bài/1 tiết
Bài 2. Em tập gõ hàng phím cơ sở
Bài 3. Em tập gõ hàng phím trên và dưới
Bài 4. Cùng thi đua gõ phím
CHỦ ĐỀ B. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
2 tiết
Bài 1. Thông tin trên Internet
Mỗi bài/1 tiết
Bài 2. Nhận biết những thông tin trên Internet không phù hợp với em
CHỦ ĐỀ C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
Chủ đề C1. SẮP XẾP ĐỂ DỄ TÌM
2 tiết
Bài 1. Sự cần thiết của sắp xếp
Mỗi bài/1 tiết
Bài 2. Sơ đồ hình cây
Chủ đề C2. LÀM QUEN VỚI THƯ MỤC LƯU TRỮ THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
3 tiết
Bài 1. Sắp xếp phân loại các tệp trong máy tính
Mỗi bài/1 tiết
Bài 2. Cây thư mục
Bài 3. Em tập thao tác với thư mục
CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
1 tiết
Bài học. Bảo vệ thông tin cá nhân
1 bài/1 tiết
CHỦ ĐỀ E. ỨNG DỤNG TIN HỌC
5 tiết
Chủ đề E1. LÀM QUEN VỚI BÀI TRÌNH CHIẾU ĐƠN GIẢN
3 tiết
Bài 1. Em làm quen với phần mềm trình chiếu
Mỗi bài/1 tiết
Bài 2. Thêm ảnh vào trang trình chiếu
Bài 3. Bài trình chiếu của em
Chủ đề E2. SỬ DỤNG PHẦN MỀM LUYỆN TẬP THAO TÁC VỚI CHUỘT MÁY TÍNH
2 tiết (chọn)
Bài 1. Làm quen với phần mềm Mouse Skills
Mỗi bài/1 tiết
Bài 2. Em luyện tập sử dụng chuột
Chủ đề E3. SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐA PHƯƠNG TIỆN ĐỂ TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN
2 tiết (chọn)
Bài 1. Máy tính giúp em quan sát hạt đậu nảy mầm
Mỗi bài/1 tiết
Bài 2. Máy tính giúp em quan sát nhiều điều kì thú
CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI Sự TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
5 tiết
Chủ đề F1. THỰC HIỆN CÔNG VIỆC THEO CÁC BƯỚC
3 tiết
Bài 1. Làm việc theo từng bước
Mỗi bài/1 tiết
Bài 2. Thực hiện một việc tùy thuộc vào điều kiện
Bài 3. Em tập làm người chỉ huy giỏi
Chủ đề F2. NHIỆM VỤ CỦA EM VÀ SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
2 tiết
Bài 1. Phát biểu nhiệm vụ và tìm sự trợ giúp của máy tính
Mỗi bài/1 tiết
Bài 2. Thực hành: Nhiệm vụ và sản phẩm
Tổng số tiết
31 tiết
Tuần:01
Tiết:1
Ngày soạn: / / 
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ EM
CHỦ ĐỀ A1. KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
BÀI 1: CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Nhận ra và phân biệt được các thành phần cơ bản của máy tính: thân máy, bàn phím, chuột và màn hình.	
	- Nêu được chức năng của bàn phím, chuột, màn hình và loa.
2. Phầm chất, năng lực
a. Phẩm chất:
	- Nhân ái: Yêu thương đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ bạn trong học tập.
	- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình giơ tay phát biểu bài.
	- Trung thực: Sẵn sàng nói lên ý kiến của mình khi bạn học sử dụng sai mục đích của máy tính.
	- Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn máy tính.
b. Năng lực:
 Năng lực chung:
	- Năng lực tự chủ và tự học: Tự học tập, nghiên cứu bài học và trả lời các yêu cầu của GV.
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác, trảo đổi với bạn trong học tập.
	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết suy luận trả lời các câu hỏi mà thầy giao.
Năng lực riêng:
	- Qua bài này học sinh nắm được các bộ phận của máy tính và chức năng của từng bộ phận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- Nhận xét, nhắc nhở học sinh.
- Cho HS xem hình. GV hỏi: Đố các em tại sao các bạn trong hình lại vui và hứng thú như thế?
- GV nhận xét. 
- Hôm nay, chúng ta sẽ học bài mới “Các thành phần của máy tính”.
- Học sinh sắp xếp đồ dùng học tập.
- HS: Vì các bạn đang chơi với máy tính.
- Lắng nghe. Ghi vở.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Máy tính sử dụng ở đâu
- YC học sinh quan sát hình trong sách hình 2, 3 4 trang 5 SGK
- Hình 2, 3, 4 được sử dụng ở đâu?
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Các thành phần của máy tính
- Quan sát hình và cho biết thành phần, chức năng của các bộ phận của máy tính?
- Quan sát.
- Ở gia đình, văn phòng, trường học.
- Hs quan sát trả lời:
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
- YC Hs trả lời các câu hỏi sau:
Khi máy tính hoạt động:
Thành phần nào giúp hiện ra hình ảnh?
Thành phần nào giúp xử lí thông tin?
Thành phần nào dùng để gõ chữ và số nhập vào máy tính?
Thành phần nào giúp điều khiển máy tính thuận tiện?- GV chốt – nhận xét – tuyên dương.
- HS trả lời:
- Màn hình
- Thân máy.
- Bàn phím.
- Chuột máy tính
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
Trong các câu sau, câu nào đúng?
1)	Loa là một thành phần cơ bản của máy tính.
2)	Nhờ có màn hình, to nghe được nhạc phát ra từ máy tính.
3)	Nhờ có bàn phím, ta có thể nhập các chữ, số và kí hiệu vào máy tính.
- GV nhận xét chốt.
- YC học sinh đọc phần em cần ghi nhớ.
- Hs trả lời.
- Sai.
- Sai
- Đúng
- Hs đọc.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
Tuần:02
Tiết:1
Ngày soạn: / / 
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ EM
CHỦ ĐỀ A1. KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
BÀI 2: MÁY TÍNH THÔNG DỤNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Biết được những máy tính thông dụng và các thành phần cơ bản của chúng.
	- Biết được sự khác nhau giữa những máy tính thông dụng.
	- Nêu được các loại máy tính thông dụng, thành phần, sự khác nhau của chúng.
2. Phầm chất, năng lực
a. Phẩm chất:
	- Nhân ái: Biết giúp đỡ bạn bè trong học tập.
	- Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập và nghiên cứu bài học.
	- Trung thực: Biết nhận lỗi, sửa lỗi khi làm sai, thấy bạn làm sai dám nhắc nhở, báo cáo thầy cô.
	- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc bảo vệ giữ gìn vệ sinh phòng máy.
b. Năng lực:
 Năng lực chung:
	- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự học, tự nghiên cứu sách.
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi giao tiếp với bạn bè thầy cô.
	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết giải quyết các vấn đề mà thầy giao hoặc yêu cầu.
	Năng lực riêng:
	- Qua bài này học sinh nắm được các loại máy tính thông dụng, cấu tạo của chúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa, hình ảnh (nếu có).
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- KTBC: Em hãy lựa chọn một số thiết bị dưới đây để ghép thành một máy tính.
- GV nhận xét. Tuyên dương.
- Hôm nay, chúng ta sẽ học bài mới “Máy tính thông dụng”.
- Học sinh thảo luận trả lời.
- Thiết bị 3, 5, 6, 7
- Lắng nghe. Ghi vở.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Máy tính sử dụng ở đâu
- YC học sinh quan sát hình trong sách 4 hình trang 7 SGK và cho biết đó là những loại máy tính gì?
- Giáo viên nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2: Thành phần cơ bản của các loại máy tính
- Quan sát hình và cho biết màn hình, thân máy, bàn phím, chuột của các loại máy tính bên dưới
- GV Máy tính bảng và điện thoại thông minh có chuột và bàn phím vật lý không?
- Vậy ta gõ chữ và điều khiển chúng như thế nào?
- GV nhận xét – tuyên dương
- Quan sát.
- Hs: Máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh.
- Ở gia đình, văn phòng, trường học.
- HS quan sát thảo luận.
- HS lên bảng chỉ và trả lời.
- Hs trả lời: Không.
- Hs: thông qua màn hình cảm ứng.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
- YC Hs trả lời các câu hỏi sau:
Trong các câu sau, câu nào đúng?
1. Máy tính để bàn có 4 bộ phận cơ bản gắn liền với nhau.
2. Máy tính xách tay có bàn phím, chuột cùng gắn trên thân máy, còn màn hình đóng, mở được.
3. Máy tính bảng có 4 thành phần cơ bản rời nhau.
4. Điện thoại thông minh giống máy tính bảng nhưng kích thước lớn hơn.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- HS thảo luận trả lời:
- Đúng
- Đúng.
- Sai.
- Sai
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
Hình 5 dưới đây là một chiếc máy tính để bàn. Em thấy nó có những điểm gì khác so với những máy tính để bàn thông thường?
- GV nhận xét chốt.
- YC học sinh đọc phần em cần ghi nhớ.
- Hs trả lời: không có thân máy.
- Hs đọc.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
Tuần:03
Tiết:1
Ngày soạn: / / 
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ EM
CHỦ ĐỀ A1. KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
BÀI 3: EM TẬP SỬ DỤNG CHUỘT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Cầm được chuột đúng cách.
	- Thực hiện được các thao tác sử dụng chuột cơ bản.
2. Phầm chất, năng lực
a. Phẩm chất:
	- Nhân ái: Biết giúp đỡ bạn bè trong học tập.
	- Chăm chỉ: Nghiêm túc thực hiện luyện tập sử dụng chuột.
	- Trung thực: Thực hiện đúng nội dung giáo viên yêu cầu. Nhận xét bạn đúng thực tế.
	- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập, làm việc tổ nhóm.
b. Năng lực:
 Năng lực chung:
	- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự học, tự nghiên cứu bài học.
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cách làm việc nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm.
	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực được những nội dung mà giáo viên yêu cầu.
	Năng lực riêng:
	- Học xong bài này học sinh biết các bộ phận của chuột, biết sử dụng chuột để điều khiển máy tính cơ bản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- KTBC: Em hãy kể tên các loại máy tính mà em đã học.
- Gọi Hs nhận xét.
- GV nhận xét. Tuyên dương.
- Yêu cầu học sinh di chuyển chuột và quan sát mũi tên trên màn hình.
- Khi em di chuyển chuột thì mũi tên hoạt động như thế nào?
- Hôm nay, chúng ta sẽ học bài mới “Em tập sử dụng chuột”.
- Học sinh trả lời.
- HS nhận xét.
- Hs thực hiện.
- Khi em di chuyển chuột thì mũi tên cũng di chuyển theo.
- Lắng nghe. Ghi vở.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Các bộ phận chuột máy tính
- YC học sinh quan sát hình 1 SGK trang 10. Cho thầy biết chuột máy tính có những bộ phận nào?
- Giáo viên nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2: Cách cầm chuột đúng
- Quan sát hình 2a, 2b và cho biết cách cầm chuột đúng là như thế nào?
- (?) Em hãy nhận xét về cách cầm chuột trong Hình 3?
- GV chốt – tuyên dương.
Hoạt động 3: Các thao tác sử dụng chuột
- Nháy chuột: Nhấn nút chuột trái rồi thả ngón tay ra ngay.
- Nháy đúp chuột: Nhấn nhanh nút chuột trái hai lần rồi thả ngón tay ra ngay.
Nháy chuột phải: Nhốn nút chuột phải rồi thả ngón tay ra ngay.
Di chuyển chuột: cầm và dịch chuyển chuột. Khi đó, con trỏ chuột sẽ dịch chuyển theo trên màn hình.
Di chuyển chuột: cầm và dịch chuyển chuột. Khi đó, con trỏ chuột sẽ dịch chuyển theo trên màn hình.
Kéo thả chuột: Nhốn và giữ nút chuột trái, di chuyển chuột đến vị trí mỏi rồi thả ngón tay ra.
- Quan sát.
- Hs: Nút trái, nút phải, bánh lăn
- Hs: nhận xét câu trả lời của bạn.
- HS trả lời: 
Cách cầm chuột bằng tay phải:
•	Ngón tay trỏ đặt ở nút chuột trái, ngón tay giữa đặt ở nút chuột phải. Các ngón tay còn lại đặt tự nhiên ở bên trái và bên phải chuột.
•	Bàn tay và cổ tay ở vị trí thẳng hàng.
•	Cử động nhưng không vẹo cổ tay khi di chuyển chuột.
•	Đặt cả lòng bàn tay lên chuột và đặt nhẹ các ngón tay lên các nút chuột.
- HS quan sát thảo luận.
- Hs trả lời.
- HS lắng nghe thực hiện.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
- YC Hs thực hiện mở máy, đóng mở các phần mềm => tắt máy đúng cách.
- Gọi Hs nhận xét các thao tác của bạn.
- GV quan sát nhận xét – tuyên dương
Bài 1. Em hãy cho biết, khi cầm chuột bằng tay phải:
a)	Ngón tay trỏ đặt ở đâu?
b)	Ngón tay giữa đặt ồ đâu?
c)	Các ngón tay còn lại đặt ở đâu?
d)	Khi cần lăn nút cuộn, ta dùng ngón tay nào?
Bài 2. Em hãy nháy chuột phải vào một vị trí nào đó trên màn hình, sau đó nháy chuột vào một vị trí khác. Hãy nói cho bạn biết điều gì xảy mỗi khi làm như vậy.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- HS 1 thực hành.
- HS 2 thực hành.
a) Nút trái.
b) Nút phải.
c) Ôm lấy thân chuột.
d) Ngón trỏ
- Hs trả lời: Xuất hiện một danh sách, nhấn vào vị trí khác thì danh sách biến mất.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
Trên màn hình có một số biểu tượng phần mềm. Em và bạn hãy lần lượt sử dụng chuột để thực hiện các thao tác sau:
a)	Nháy chuột vào biểu tượng This PC để chọn nó.
b)	Nháy chuột vào một vị trí khác để không chọn biểu tượng đó nữa.
c)	Nháy chuột chọn một biểu tượng rồi kéo thả chuột để di chuyển nó.
d)	Kéo thả chuột để chọn một số biểu tượng phần mềm ở cạnh biểu tượng This PC.
Quan sát và nhận xét bạn cầm chuột có đúng cách không?
- GV nhận xét chốt.
- YC học sinh đọc phần em cần ghi nhớ.
- Hs lần lượt thực hiện.
- HS nhận xét bạn bên cạnh.
- Hs đọc.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
Tuần:04
Tiết:1
Ngày soạn: / / 
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ EM
CHỦ ĐỀ A1. KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
BÀI 4: EM BẮT ĐẦU SỬ DỤNG MÁY TÍNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Khởi động và tắt được máy tính. Kích hoạt và đóng được phẩn mềm.
	- Nêu được ví dụ khi thao tác không đúng cách sẽ gây tổn hại cho thiết bị.
2. Phầm chất, năng lực
a. Phẩm chất:
	- Nhân ái: Biết hỗ trợ giúp đỡ bạn trong học tập.
	- Chăm chỉ: Rèn nề nếp học tập, chăm chỉ, kiên trì trong học tập.
	- Trung thực: Nghe lời thầy cô giáo, không nói dối nói sai sự thật.
	- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong công việc nhóm, việc cá nhân khi có yêu cầu từ giáo viên.
b. Năng lực:
 Năng lực chung:
	- Năng lực tự chủ và tự học: Tự nghiên cứu học tập được từ sách giáo khoa. Có ý thức tự giác trong học tập.
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm học tập. Biết hỏi khi chưa hiểu.
	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện được các yêu cầu giáo viên giao. Có ý tưởng mới trong việc thực hành. 
Năng lực riêng:
	- Học xong bài này học sinh biết được cách tắt mở máy tính đúng cách và biết bảo quản máy tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- KTBC: Em hãy kể tên các thao tác sử dụng chuột mà em đã học.
- Gọi Hs nhận xét.
- GV nhận xét. Tuyên dương.
- Em cần làm gì để bắt đầu làm việc với máy tính?
- Hôm nay, chúng ta sẽ học bài mới “Em bắt đầu làm việc với máy tính”.
- Học sinh trả lời.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận – trả lời.
- Lắng nghe. Ghi vở.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Các bước khởi động máy tính
- YC học sinh đọc sách và nêu các bước khởi động máy tính.
- GV nhận xét.
- YC HS thực hành.
- Gv quan sát sửa lỗi.
- Giáo viên nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2: Thao tác với máy tính.
- GV làm mẫu cách mở This PC và tắt cửa sổ.
- Yêu cầu học sinh cầm chuột và mở This PC trên màn hình desktop. Sau đó nhẫn dấu nút lệnh X để tắt cửa sổ.
- GV quan sát – hướng dẫn học sinh yếu.
Hoạt động 3: Các bước tắt máy tính
- YC học sinh đọc sách và nêu các bước tắt máy tính.
- GV nhận xét – tuyên dương.
Sleep 
Shut down Restart
33
- GV thực hành mẫu cho học sinh quan sát.
- YC học sinh thực hành.
- GV quan sát hướng dẫn học sinh yếu.
- Hs đọc sách trả lời:
B1: Kiểm tra nguồn điện.
B2: Nhấn công tắc trên thân máy.
- HS thực hành.
- HS quan sát.
- HS thực hành.
- HS đọc sách trả lời:
B1: Nháy chuột vào Start.
B2: Nháy chuột vào Power.
B3: Nháy chuột vào lệnh Shut down.
- Hs quan sát.
- Hs thực hành.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
- GV yêu cầu học sinh khi tắt máy không nhấn vào nút lệnh Shutdown mà nhấn vào nút Restart và quan sát.
- Yêu cầu học sinh nếu sự giống nhau và khác nhau giữa shutdown và restart.
- GV nhận xét chốt.
- YC học sinh đọc phần em cần ghi nhớ.
- Học sinh lắng nghe – thực hiện.
- Hs trả lời. Giống nhau máy tính đều tắt. Khác nhau shutdown máy tính tắt hẳn. Restart máy tính tắt xong tự khởi động lại.
- Hs đọc.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
- YV HS thực hiện các bước tắt máy tính, nhưng ở Bước 3 em nháy chuột vào lệnh Restart (Hình 5) SGK mà không nháy chuột vào lệnh Shut down. Từ đó, em hãy cho biết tác dụng của lệnh Restart 
- GV nhận xét chốt.
- YC học sinh đọc phần em cần ghi nhớ.
- Hs lần lượt thực hiện.
- Nêu sự khác nhau và giống nhau của nút Shutdown và Restart.
- HS nhận xét bạn bên cạnh.
- Hs đọc.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
Tuần:05
Tiết:1
Ngày soạn: / / 
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ EM
CHỦ ĐỀ A1. KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
BÀI 5: BẢO VỆ SỨC KHOẺ KHI DÙNG MÁY TÍNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Biết ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính.
	- Nhận ra và nêu được tác hại của tư thế ngồi sai khi làm việc với máy tính hoặc sử dụng máy tính quá thời gian quy định cho lứa tuổi.
	- Biết vị trí phù hợp của màn hình với mắt và nguồn sáng trong phòng.
	- Biết thực hiện quy tắc an toàn về điện, có ý thức đề phòng tai nạn vỀ điện khi sử dụng máy tính.
2. Phầm chất, năng lực
a. Phẩm chất:
	- Nhân ái: Biết yêu thương giúp đỡ bạn bè trong lớp.
	- Chăm chỉ: Học tập chăm chỉ, biết lắng nghe thầy cô giảng bài. Làm bài tập đầy đủ.
	- Trung thực: Biết nói lên cái sai, cái đúng của bản thân và bạn bè. Luôn giữ lời hứa; mạnh dạn nhận lỗi, sửa lỗi và bảo vệ cái đúng, cái tốt.
- Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ. Có ý thức sinh hoạt nề nếp.
b. Năng lực:
 Năng lực chung:
	- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự học, tự làm bài tập tại nhà.
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết làm việc nhóm, trao đổi với bạn bè trong học tập. Tham gia các hoạt động của lớp.
	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được những vấn đề được giao trong học tập.
Năng lực riêng:
	- Học xong bài này học sinh biết ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính, biết các nguyên tắc về an toàn điện để bảo vệ chính mình và cộng đồng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- KTBC: Em hãy tiến hành bật máy và tắt máy đúng cách.
- Gọi Hs nhận xét.
- GV nhận xét. Tuyên dương.
- Khi sử dụng máy tính nhìn sát vào màn hình gây hại như thế nào cho sức khoẻ?
- Hôm nay, chúng ta sẽ học bài mới “Bảo vệ sức khoẻ khi dùng máy tính”.
- Học sinh thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận – trả lời: ảnh hưởng tới mắt.
- Lắng nghe. Ghi vở.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tư thế ngồi đúng khi sử dụng máy tính
- Theo em, trong các Hình 1 và 2, hình nào thể hiện cách ngồi đúng tư thế khi làm việc vói máy tính? Nếu em ngồi sai tư thế, sẽ có tác hại gì?
- Yc học sinh nêu cách ngồi đúng khi làm việc với máy tính.
- Giáo viên nhận xét – tuyên dương.
- YC học sinh thực hiện ngồi đúng quy tắc.
- Gọi Hs nhận xét tư thế ngồi của bạn.
- Gv nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2: Quy tắc an toàn về điện
?Em hãy quan sát và cho biết các Hình 3, 4 và 5 nhắc nhở chúng ta điều gì.
- Nhận xét – tuyên dương.
- Hs đọc sách trả lời:
H1: Ngồi cong lưng, mắt sát màn hình.
B2: Ngồi lưng thẳng, mắt phù hợp.
- HS đọc sách trả lời:
- Lưng thẳng;
- Tay thẳng, thả lỏng thoải mái, hai bàn tay đặt nhẹ lên bàn phím;
- Mắt ngang tầm màn hình và nên giữ khoảng cách toi màn hình từ 50 cm đến 80 cm;
- Đặt bàn phím thắng giữa mắt và màn hình; 
- Chỗ ngồi đủ ánh sáng, nguồn sáng không chiếu thắng vào màn hình hoặc vào mắt.
Ngồi sai tư thế khi làm việc voi máy tính có thể gây ra bệnh về cột sống và mắt. Dùng máy tính quá lâu sẽ gây hại về sức khoẻ nhưgiảm thị lực, mỏi mệt. Sau mỗi lần sủ’ dụng máy tính khoảng 30 phút, cần nghỉ giải lao tù’ 5 đến 10 phút.
- HS thực hành.
- Nhận xét bạn.
- HS đọc sách trả lời quỵ tắc an toàn về điện:
•	Không chạm tay vào vật có điện để tránh bị điện giật.
•	Không để vật chứa nùỏc gần thiết bị sử dụng điện vì nếu vô tình bị đổ nùỏc sẽ gây chập điện và cháy nổ.
Khi sử dụng máy tính, em cần thực hiện nghiêm túc các quy tắc an toàn về điện.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
Trong các câu sau, câu nào sai?
1)	Tư thế ngồi đúng cách khi sử dụng máy tính là: lưng thẳng, mắt ngang tầm màn hình.
2)	Ngồi sai tư thế khi làm việc với máy tính có thể gây ra bệnh khiếm thính.
3)	Không nên để cốc nước uống bên cạnh bàn phím máy tính.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Học sinh trả lời.
- Đ
- S
- Đ
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
- Trong Hình 6, một bạn ngồi làm việc với máy tính không đúng tư thế. Em hây chỉ ra nhung chỗ không đúng trong cách ngồi của bạn.
- GV nhận xét chốt.
- YC học sinh đọc phần em cần ghi nhớ.
- HS trả lời
- Hs đọc.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
Tuần:06
Tiết:1
Ngày soạn: / / 
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ EM
CHỦ ĐỀ A2. THÔNG TIN XỬ LÍ THÔNG TIN
BÀI 1: THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Biết được hằng ngày mỗi người vẫn thường xuyên tiếp nhận thông tin và dựa vào thông tin để quyết định hành động.
	- Nhận biết được đâu là thông tin và đâu là quyết định trong một vài tình huống quen thuộc. 
2. Phầm chất, năng lực
a. Phẩm chất:
	- Nhân ái: Yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.
	- Chăm chỉ: Ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết.
	- Trung thực: Không tự tiện lấy đồ vật, tiền bạc của người thân, bạn bè, thầy cô và những người khác.
	- Trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân và gia đình, trường học.
	- Sau khi học xong bài này em nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định và đưa ra được những quyết định kịp thời hợp lí.
b. Năng lực:
 Năng lực chung:
	- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự học tập, làm bài tập đúng yêu cầu.
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi với thầy cô, bạn bè về các nội dung học tập.
	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được những vấn đề cơ bản trong học tập và cuộc sống.
Năng lực riêng:
	- Học xong bài này học sinh biết phân biệt đâu là thông tin, đâu là quyết định trong 1 vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- KTBC: Em hãy nêu cách làm việc với máy tính đúng và nguyên tắc an toàn về điện.
- Gọi Hs nhận xét.
- GV nhận xét. Tuyên dương.
- Em hãy kể về một thông tin mà khi biết được em đã rất thích thú. Em làm gì khi nhận được thông tin đó?
- Hôm nay, chúng ta sẽ học bài mới “Thông tin và quyết định”.
- Học sinh trả lời
- HS nhận xét.
- HS trả lời.
- Lắng nghe. Ghi vở.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Dựa vào thông tin để quyết định.
- (?) Đèn tín hiệu giao thông cho người đi bộ đang bật màu đỏ. Em và các bạn dừng lại ngay, chờ đến khi đèn chuyển sang màu xanh mới đi sang đường. Nhờ đâu mà em biết phải dừng lại?
- Giáo viên nhận xét – tuyên dương.
- (?)Đang tưới cây, nghe thấy tiếng khóc của em bé, mẹ vội vàng vào nhà với em ngay. Đâu là thông tin để mẹ quyết định vào nhà ngay?
- Giáo viên nhận xét – tuyên dương.
- (?) Trán bạn An nóng hơn bình thường. Mẹ bạn An lập tức đo nhiệt độ cho bạn ấy. Khi có thông tin trán bạn An nóng hơn bình thường thì mẹ bạn An quyết định làm gì?
- Giáo viên nhận xét – tuyên dương.
- Yêu cầu học sinh đọc phần kết luận.
Hoạt động 2: Dựa vào thông tin để hành động.
- Em đổng ý vối quyết định của bạn nào? Vì sao?
- Trời nắng to, Linh và Hào đội mũ khi đi học.
- Trời nắng to, Loan đi học không đội mủ.
- Chuông báo thức kêu lên, Sơn dậy tắt chuông rồi ngủ tiếp.
- Chuông báo thức kêu lên, Trang dậy ngay để chuẩn bị đi học.
- Nhận xét – tuyên dương.
- YC học sinh đọc phần kết luận.
- Hs đọc sách trả lời:
- Màu đỏ O đèn giao thông cho em thông tin, để em quyết định không qua đường.
- HS trả lời:
- Thông tin: tiếng em khóc.
- Quyết định: mẹ vào nhà ngay.
- Hs nhận xét bạn.
- HS trả lời:
- Thông tin: trán bạn An nóng.
- Quyết định: đo nhiệt độ.
- Hs nhận xét bạn.
- HS đọc.
- HS thảo luận trả lời:
- Đúng vì trời nắng to cần đội mũ nếu không sẽ bị ốm.
- Sai vì Loan không đội mũ có thể sẽ bị ốm.
- Sai vì Sơn sẽ bị muộn học.
- Đúng vì Trang sẽ đi học đúng giờ. 
- HS đọc.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
- Nghe dự báo thời tiết tối nay có gió mùa Đông Bắc, mẹ lấy chăn bông để sẵn trên giường cho bạn Bình. Theo em, mẹ bạn Bình đã tiếp nhận thông tin gì? Vì có thông tin đó, mẹ bạn Bình đã quyết định làm gì?
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Học sinh trả lời.
- Thông tin tối nay có gió mùa Đông Bắc.
- Quyết định lấy chăn bông để sẵn vì gió mùa Đông Bắc rất lạnh.
- Nhận xét bạn.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
- Hôm nay em đã tiếp nhận thông tin nào mà dựa vào đó em có hành động đúng? Em hãy nhớ lại và kể cho các bạn cùng nghe: Đó là tình huống nào? Em đã quyết định gì và dựa vào thông tin nào để quyết định như thế?
- GV nhận xét chốt.
- YC học sinh đọc phần em cần ghi nhớ.
- HS trả lời:
- Nhận xét bạn.
- Hs đọc.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
Tuần:07
Tiết:1
Ngày soạn: / / 
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ EM
CHỦ ĐỀ A2. THÔNG TIN XỬ LÍ THÔNG TIN
BÀI 2: CÁC DẠNG THÔNG TIN THƯỜNG GẶP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp: dạng chữ, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.
2. Phầm chất, năng lực
a. Phẩm chất:
	- Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng bạn học.
	- Chăm chỉ: Biết hỗ trợ bố mẹ trong việc nhà.
	- Trung thực: Nói đúng sự thật, ngay thẳng.
	- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh lớp học và gia đình.
b. Năng lực:
 Năng lực chung:
	- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác trong học tập, làm bài tập tại nhà. Có ý thức tự học.
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, hỏi những gì chưa biết còn thắc mắc.
	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có khả năng nghiên cứu và trả lời các câu hỏi của GV.
Năng lực riêng:
	- Học xong bài này học sinh nhận biết được 3 dạng thông tin hàng ngày trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- KTBC: Em hãy cho biết đâu là thông tin, đâu là quyết định trong câu sau:
“Trời mưa nên An mặc áo mưa đi học.
- Gọi Hs nhận xét.
- GV nhận xét. Tuyên dương.
- Mỗi giác quan của em có khả năng thu nhận một dạng thông tin. Em hãy lấy ví dụ cho thấy các giác quan khác nhau thu nhận dạng thông tin khác nhau.
- Hôm nay, chúng ta sẽ học bài mới “Các dạng thông tin thường gặp”.
- Học sinh trả lời
- HS nhận xét.
- HS trả lời.
- Lắng nghe. Ghi vở.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thông tin dạng chữ
- (?) Em hãy cho biết một vài thông tin trong thời khoá biểu trong SGK.
- (?) Em hãy kể tên một số sản phẩm có chứa thông tin dạng chữ
- Giáo viên nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2: Thông tin dạng hình ảnh
Em hãy cho biết 3 hình ảnh bên trong SGK có ý nghĩa gì?
- 3 Hình trên là dạng thông tin gì?
- Nhận xét – tuyên dương.
- YC học sinh đọc phần kết luận.
Hoạt động 3: Thông tin dạng âm thanh
- Đây là dạng thông tin gì?
- Em hãy nêu một số thông tin dạng âm thanh khác?
- Nhận xét – tuyên dương.
- Hs đọc sách trả lời: dạng chữ.
- Sách, báo, bảng biểu, biển hiệu, ... thường chua thông tin dạng chữ.
 - Hs nhận xét bạn.
- Hs trả lời: 
Hình 1: Cấm vứt rác.
Hình 2: Có học sinh.
Hình 3: Cấm hút thuốc.
- HS thảo luận trả lời: Thông tin dạng hình ảnh.
- HS trả lời: Thông tin dạng âm thanh.
- Hs: Tivi, đài, tiếng xe cứu hoả, xe cảnh sát, 
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
- Theo em, trang truyện tranh ở Hình 4 có những dạng thông tin nào?
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Học sinh trả lời: dạng chữ, dạng hình ảnh.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
- Em hãy đoán ý nghĩa chung của hai bức tranh ở bên rồi đặt tên chung cho chúng.
- GV nhận xét – tuyên dương.- GV nhận xét chốt.
- YC học sinh đọc phần em cần ghi nhớ.
- HS trả lời: làm việc nhà
- Giúp mẹ. Việc nhà của em, 
- Hs đọc.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
Tuần:08
Tiết:1
Ngày soạn: / / 
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ EM
CHỦ ĐỀ A2. THÔNG TIN XỬ LÍ THÔNG TIN
BÀI 3: XỬ LÍ THÔNG TIN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Nêu được ví dụ minh hoạ cho nhận xét: Bộ não của con người là một bộ phận xử lí thông tin.
	- Nhận thấy được có những máy móc tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.
	- Nhận ra được hoạt động xử lí thông tin trong một số tình huống thông thường.
2. Phầm chất, năng lực
a. Phẩm chất:
	- Nhân ái: Tôn trọng bạn bè, thầy cô, biết giúp đỡ bạn bè trong học tập.
	- Chăm chỉ: Biết chuẩn bị bài, học bài ở nhà. Lên lớp chăm chỉ học tập.
	- Trung thực: Biết sửa lỗi nhận lỗi khi làm sai, nói lên quan điểm của bản thân.
	- Trách nhiệm: Có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ sở vật chất phòng máy.
b. Năng lực:
 Năng lực chung:
	- Năng lực tự chủ và tự học: Tự nghiên cứu bài học tại nhà, biết tự giác làm bài tập. 
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cách làm việc trong tổ nhóm, hợp tác với các bạn để hoàn thành công việc được giao.
	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự giải quyết được những vấn đề đơn giản trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
	- Học xong bài này học sinh biết được các máy móc có tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin như con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- KTBC: Em hãy cho biết: Loa phát thanh buổi sáng trong thôn là dạng thông tin gì?
- Gọi Hs nhận xét.
- GV nhận xét. Tuyên dương.
- Theo em, máy tính có tiếp nhận thông tin để điều khiển hoạt động hay không?
- Hôm nay, chúng ta sẽ học bài mới “Xử lí thông tin”.
- Học sinh trả lời: âm thanh.
- HS nhận xét.
- HS trả lời: Có.
- Lắng nghe. Ghi vở.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Bộ não xử lý thông tin
Trong các tình huống dưởi đây, em hãy cho biết:
- Giác quan nào thu nhận thông tin.
- Thông tin được xử lí ở đâu.
- Kết quả của việc xử lí thông tin là gì?
Tình huống 1

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tin_hoc_lop_3_sach_canh_dieu_chuong_trinh_c.docx