Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 3 - Học kì 1 - Trường Tiểu học Phú Hòa Đông

Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 3 - Học kì 1 - Trường Tiểu học Phú Hòa Đông

Tên bài học: Bài 1. THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH số tiết: 1

Thời gian thực hiện: Từ ngày 05/09/2022 đến ngày 09/09/2022

A. Yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định trong các tình huống cụ thể trong cuộc sống.

- HS nêu được ví dụ về vai trò quan trọng của thông tin đối với việc đưa ra quyết định của con người.

1. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trách nhiệm.

 

docx 86 trang Đăng Hưng 23/06/2023 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 3 - Học kì 1 - Trường Tiểu học Phú Hòa Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ A: ỨNG DỤNG TIN HỌC
Môn học/hoạt động giáo dục TIN HỌC; lớp 3
Tên bài học: Bài 1. THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH số tiết: 1
Thời gian thực hiện: Từ ngày 05/09/2022 đến ngày 09/09/2022
Yêu cầu cần đạt: 
HS nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định trong các tình huống cụ thể trong cuộc sống.
HS nêu được ví dụ về vai trò quan trọng của thông tin đối với việc đưa ra quyết định của con người.
Năng lực:
Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp, 
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
Phẩm chất:
Chăm chỉ, trách nhiệm.
B. Đồ dùng dạy học: 
1. GV: SGK Tin học 3, SGV Tin học 3, máy chiếu, máy tính GV, phiếu bài tập.
2. HS: SGK Tin học 3, đồ dùng học tập. 
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú và HS trước khi bước vào làm quen với môn học mới, môn tin học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV đặt câu hỏi, giới thiệu về môn học. Dẫn dắt vào bài.
- GV cho HS xem tranh trả lời câu hỏi 1: “Em hãy quan sát Hình 1 và cho biết những người và phương tiện tham gia giao thông nào đang dừng lại? Tại sao?”
- GV mời 1 HS trả lời câu hỏi.
- GV mời 1 HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe, phát biểu.
- HS quan sát tranh.
- HS giơ tay phát biểu.
Hoạt động 2: KHÁM PHÁ
Mục tiêu: 
- Nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định trong các ví dụ.
- Biết được thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của con người.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* GV chia lớp thành các nhóm 6, cho HS xem Hình 2, đặt câu hỏi và phát phiếu bài tập số 2 cho các nhóm ghi câu trả lời: 
- Trên tivi đang dự báo thời tiết như thế nào?
- Bạn HS đang làm gì?
- Tại sao bạn HS lại để áo mưa vào cặp sách để đi học?
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày câu trả lời.
- GV mời đại diện 1 nhóm nhận xét.
- GV nhận xét.
* GV tiếp tục đặt câu hỏi phụ, mời đại diện các nhóm đứng dậy lần lượt trả lời các câu hỏi GV đặt ra (mỗi nhóm/câu).
- Nếu trên tivi dự báo ngày mai trời nắng (hình mặt trời ở bên phải màn hình tivi) thì bạn HS có để áo mưa vào cặp đi học không? Tại sao?
- Em hãy cho biết trong tình huống của Hình 2 đâu là thông tin, đâu là quyết định?
- Theo em, quyết định của An phụ thuộc vào thông tin nào?
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng dựa theo kết quả HS trình bày trước đó.
* HS quan sát, thảo luận nhóm và ghi câu trả lời vào phiếu bài tập.
- Trên tivi phát thanh viên đang chỉ vào hình ảnh thể hiện trời mưa.
- Bạn HS đang xem dự báo thời tiết và đang để áo mưa vào cặp.
- Bạn để áo mưa vào cặp vì tivi dự báo trời mưa.
- Đại diện nhóm chia sẻ câu trả lời của nhóm mình.
- HS giơ tay phát biểu.
- Các nhóm lắng nghe, thảo luận và giơ tay phát biểu.
- Nếu dự báo mai trời nắng thì bạn HS không để áo mưa vào cặp, vì trời nắng không cần dùng áo mưa.
- Trong tình huống Hình 2, dự báo trời mưa là thông tin, mang áo mưa là quyết định.
- Quyết định của An phụ thuộc vào thông tin thời tiết.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV phát phiếu học tập số 2 và hướng dẫn HS thực hiện trả lời câu hỏi ở tình huống của Hình 3.
- GV gợi ý cho HS: 
Ở Hình 3a (hoặc 3b, 3c) con người nghe thấy (hay đọc được, nhìn thấy) gì?
Khi nhìn (hoặc nghe) thấy thì con người đã làm gì?
Những gì con người nhìn thấy, nghe thấy, đọc được là thông tin, những gì con người làm là quyết định.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hướng dẫn cho các nhóm chưa nắm rõ yêu cầu.
- GV cho các nhóm trao đổi phiếu bài tập để nhận xét.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình chia sẻ.
- GV cùng HS nhận xét, GV chiếu bảng kết quả đúng.
- GV nhận xét.
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc nội dung trong hộp ghi nhớ.
- GV chốt kiến thức như nội dung tại hộp ghi nhớ.
- Các nhóm nhận phiếu bài tập và lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm và thực hiện ghi câu trả lời vào phiếu học tập.
- Các nhóm trao đổi phiếu bài tập và thảo luận, nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
- Đại diện nhóm chia sẻ câu trả lời của nhóm bạn và nhận xét của nhóm mình dành cho câu trả lời của nhóm bạn.
- Các nhóm có câu trả lời khác với kết quả sẽ chia sẻ câu trả lời của nhóm.
- HS phát biểu.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Giúp HS chỉ ra được thông tin, quyết định, vai trò của thông tin trong các tình huống trong SGK. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. GV đặt câu hỏi “Em hãy chỉ ra được thông tin, quyết định, vai trò của thông tin trong tình huống ở Hình 1”.
2. GV giới thiệu trò chơi “Nhóm nào nhanh hơn?” và phát phiếu bài tập số 3.
- GV hướng dẫn HS thực hiện trả lời câu hỏi ở tình huống của Hình 4.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, hướng dẫn cho các nhóm chưa nắm rõ yêu cầu.
- GV cho các nhóm trao đổi phiếu bài tập để nhận xét.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình chia sẻ.
- GV cùng HS nhận xét, GV chiếu bảng kết quả đúng.
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe, quan sát và phát biểu.
- HS thảo luận và hoàn thành phiếu bài tập.
- Các nhóm trao đổi phiếu bài tập và thảo luận, nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
- Đại diện nhóm chia sẻ câu trả lời của nhóm bạn và nhận xét của nhóm mình dành cho câu trả lời của nhóm bạn.
- Các nhóm có câu trả lời khác với kết quả sẽ chia sẻ câu trả lời của nhóm.
Hoạt động 4: VẬN DỤNG
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định trong các tình huống cụ thể trong cuộc sống.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, nêu ví dụ thực tiễn về vai trò của thông tin đối với việc ra quyết định của bản thân và chỉ ra thông tin, quyết định trong tình huống đó.
- GV gợi ý HS lấy ví dụ thực tiễn, gần gũi với HS.
Ví dụ: 
- Xem thời khoá biểu để chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập cho buổi học sau.
- Thấy trời nắng thì đội mũ khi đi ra ngoài.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- GV chốt kiến thức bài học.
- HS làm việc nhóm, thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày ví dụ của nhóm mình.
D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
E. Học liệu
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 – NHÓM 
1. Trên tivi đang dự báo thời tiết như thế nào?
2. Bạn HS đang làm gì?
3. Tại sao bạn HS lại để áo mưa vào cặp sách để đi học?
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 - NHÓM 
TT
Tình huống
Thông tin
Quyết định
Nhận xét
của nhóm 
1
Trời mưa (hoặc không mưa)
Mang áo mưa (hoặc không mang áo mưa)
2
3
4
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 - NHÓM 
TT
Tình huống
Thông tin
Quyết định
Nhận xét
của nhóm 
1
Đèn đỏ đang sáng
Dừng lại
2
3
4
5
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 - NHÓM 
Câu hỏi: Em hãy nêu ví dụ thực tiễn về vai trò của thông tin đối với việc ra quyết định của bản thân và chỉ ra thông tin, quyết định trong tình huống đó.
Môn học/hoạt động giáo dục: Tin học	; lớp: 3
Tên bài học: Bài 2. Xử Lí Thông Tin	; số tiết: 02
Thời gian thực hiện: Từ ngày 12/09/2022 đến ngày 23/09/2022
A. Yêu cầu cần đạt: Nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.
1. Năng lực chung: 
Tự chủ - tự học, Giao tiếp - hợp tác, Giải quyết vấn đề - sáng tạo.
2. Năng lực tin học: 
Học sinh nhận biết được ba dạng thông tin hay gặp: văn bản, âm thanh, hình ảnh. 
Tiếp nhận thông tin, xử lí thông tin, kết quả của xử lí thông tin trong ví dụ của giáo viên. Vận dụng để giải quyết các vấn đề trong thực tế.
3. Phẩm chất:
Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
B. Đồ dùng dạy học: Nêu các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt yêu cầu cần đạt của bài dạy.
1. Giáo viên: Máy tính (GV và học sinh), máy chiếu, sách giáo khoa.
2. Học sinh: File: Âm thanh, Video clip, Hình ảnh, Bài tập Luyện tập (Kahoot).
 - In các phiếu học tập 1, 2
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: 
Tạo hứng thú và gợi mở, định hướng suy nghĩ của học sinh vào nội dung của bài học.
Phát huy NL “tự chủ, tự học”, PC “Chăm chỉ”
Sản phẩm: câu trả lời của học sinh đáp ứng các vấn đề giáo viên nêu ra. 
PP/KTDH: Trực quan, vấn đáp
PP/CCĐG: phần trả lời của học sinh
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho học sinh xem một đoạn clip ngắn về dự báo thời tiết, trong đó thể hiện các dạng thông tin khác nhau.
Đặt câu hỏi về thông tin dự báo thời tiết được thể hiện trong clip.
1. Dự báo thời tiết của TPHCM buổi chiều và tối như thế nào? 
2. Em nhận biết những thông tin đó như thế nào?
Chúng ta tiếp nhận rất nhiều thông tin trong cuộc sống, ta có thể nghe hoặc nhìn thấy những thông tin đó.
- Xem clip qua máy chiếu (hoặc trên máy tính cá nhân)
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Câu trả lời được mong đợi ở học sinh: 
1. Khu vực TPHCM, chiều tối mai có mưa. 
2. Nghe MC nói 
+ Nhìn thấy xuất hiện dòng chữ “TP.Hồ Chí Minh”
+ Nhìn thấy hình ảnh giọt nước, cây dù, trời mưa.
Hoạt động 2: Khám phá 
Mục tiêu: 
Học sinh nhận biết, nêu được ba dạng thông tin thường gặp: văn bản, âm thanh, hình ảnh.
Phát huy NL “tự chủ, tự học, giao tiếp hợp tác”, PC “Nhân ái, Chăm chỉ, Trách nhiệm”
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, Phiếu học tập số 1.
PP/KTDH: Trực quan, Hợp tác (nhóm 2). Hội thoại có hướng dẫn.
PP/CCĐG: phần trả lời của học sinh, Phiếu học tập 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Yêu cầu học sinh xem sách GK, (thảo luận nhóm 2) và trả lời các câu hỏi:
1. Có mấy dạng thông tin?
2. Kể ra các dạng thông tin mà em đã tìm hiểu trong sách GK.
3. Giải thích sơ lược về các dạng thông tin.
2. Nêu yêu cầu xác định các dạng thông tin trong clip đã xem ở hoạt động khởi động.
3. Yêu cầu thực hiện phiếu học tập số 1
- Phát phiếu học tập số 1, yêu cầu hs thảo luận (nhóm 2) và thực hiện các yêu cầu trong phiếu.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét lẫn nhau, giải thích các nội dung cần làm rõ.
Qua các hình ảnh trong phiếu học tập 1, giáo dục cho học sinh lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm và học tập chăm chỉ.
- Xem sách giáo khoa, thảo luận
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Câu trả lời được mong đợi ở học sinh: 
1. Có 3 dạng thông tin
2. Thông tin về hình ảnh, thông tin về âm thanh, thông tin về văn bản.
3. Hình ảnh: có thể nhận biết bằng mắt, thể hiện dưới dạng hình ảnh, có hoặc không có màu sắc.
Âm thanh: có thể nghe được bằng tai.
Văn bản: có thể nhận biết bằng mắt, thể hiện dưới dạng chữ.
- Câu trả lời mong đợi ở học sinh: 
1. Thông tin dạng hình ảnh: hình ảnh của chương trình dự báo thời tiết, hình ảnh MC.
2. Thông tin dạng âm thanh: tiếng nói của MC
3. Thông tin dạng văn bản: dòng chữ trong bảng thông tin.
- Thảo luận nhóm 2 và thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập.
- Nhận xét về kết quả phiếu học tập của nhóm bạn.
- Nghe giáo viên giải thích.
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện tập 
Mục tiêu:
 Học sinh nắm vững kiến thức về ba dạng thông tin thường gặp. Nêu được thông tin đã nhận, xử lí thông tin, kết quả của xử lí thông tin trong câu hỏi của giáo viên.
Phát huy NL “tự chủ, tự học”, PC “nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm”
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và kết quả cuối trò chơi.
PP/KTDH: Trực quan, trò chơi, hội thoại có hướng dẫn.
PP/CCĐG: câu trả lời của học sinh, kết quả hiển thị sau mỗi câu hỏi và khi kết thúc trò chơi.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi bằng phần mềm Kahoot.
- Sau mỗi câu hỏi giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét phần trả lời của bạn.
- Giáo viên nhận xét và chốt các nội dung cần thiết (giáo dục cho học sinh về ý thức trách nhiệm, lòng nhân ái, khi biết nhường đường cho xe cứu thương, hỗ trợ cho người nghèo, tuân thủ luật giao thông), rút ra những điều cần ghi nhớ.
Xử lí thông tin và kết quả của xử lí thông tin là rất quan trọng và có nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. 
- Tham gia trò chơi
- Nhận xét phần trả lời của bạn
- Nghe và rút ra các ghi nhớ cần thiết.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vào các tình huống trong thực tiễn. 
Phát huy NL “tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo”, PC “nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm”
Nắm chắc kiến thức sau bài học.
Sản phẩm: Câu trả lời về xử lí thông tin thu nhận và kết quả xử lí thông tin của học sinh.
PP/KTDH: Hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề. Hội thoại có hướng dẫn.
PP/CCĐG: Qua cách đặt vấn đề và cách giải quyết vấn đề của học sinh. Phần nhận xét lẫn nhau.
Đánh giá qua phiếu học tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 với nội dung: mỗi bạn nêu một thông tin đã hoặc sẽ tiếp nhận trong thực tế. Nêu cách bạn xử lí thông tin và kết quả của việc xử lí thông tin.
- Củng cố:
- Phát phiếu học tập số 2, yêu cầu hs thực hiện phiếu luyện tập.
- Tham gia thảo luận theo yêu cầu.
- Thực hiện phiếu luyện tập.
D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
E. Học liệu
Các tệp: dubaothoitiet.mp4, tiengtrong.mp3, baochay.mp3, thuvatkeu.mp3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (có đáp án)
Em hãy ghi con số đại diện của các hình vào cột trong bảng bên dưới, tương ứng với dạng thông tin đã học:
Thông tin dạng văn bản
Thông tin dạng âm thanh 
Thông tin dạng hình ảnh:
 Hình số: 1, 5, 6, 9
Hình số: 2, 7
 Hình số: 1, 3, 4, 8, 9, 10
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (có đáp án)
Câu 1: Ghi Đ/S và ô trống:Đ
	Có 3 dạng thông tin cơ bản là Hình ảnh, âm thanh và văn bản. 
Câu 2: Khi xem phim hoạt hình, em nhận được các dạng thông tin nào?
Văn bản – âm thanh.
Hình ảnh – văn bản – âm thanh.
Âm thanh – Hình ảnh.
Câu 3: Khi nghe tiếng trống vào học, em sẽ làm gì?
Chạy nhanh đến căn tin để mua đồ.
Chạy đi tìm bạn.
Nhanh chân vào lớp học.
Câu 4: Cùng với ba (mẹ) nhắn tin vào tổng đài cứu trợ đồng bào bị thiên tai khi nhận được tin nhắn kêu gọi của chính phủ, em cảm thấy:
Vui vì đã làm được một việc tốt và có ý nghĩa.
Bình thường.
Không vui vì mất thời gian.
(ghi chú: Câu 1,2: các dạng thông tin, câu 3: xử lí thông tin, câu 3: kết quả xử lí thông tin)
BÀI TRẮC NGHIỆM KAHOOT (có đáp án)
Câu 1: Thông tin là thông tin dạng:
a. Văn bản	b. Âm thanh	c. Hình ảnh
Câu 2: Ý nghĩa của thông tin là:
a. Cấm các phương tiện lưu thông ngược chiều
b. Được phép lưu thông bằng xe máy
c. Cấm đậu xe
Câu 3: Khi nhận được thông tin em sẽ làm gì?
a. Đi xe đạp vào đường có biển báo
b. Báo cho người thân biết không được đi vào đường cấm bằng các phương tiện lưu thông.
c. Có thể đi bằng xe máy lúc vắng người
Câu 4: Em nghe tiếng còi xe cứu thương, đó là thông tin dạng:
a. Văn bản	b. Âm thanh	c. Hình ảnh
Câu 5: Em đang cùng bố(mẹ) lưu thông trên đường bằng xe gắn máy. Nghe tiếng còi xe cứu thương đằng xa, em sẽ làm gì?
a. Nói với bố(mẹ) di chuyển phương tiện từ từ vào sát lề phải để nhường đường cho xe cứu thương.
b. Nói với bố(mẹ) lưu thông trên đúng làn đường quy định.
c. Nói với bố(mẹ) dừng xe lại ngay lập tức.
Câu 6: Nhường đường cho xe cứu thương là:
a. Việc làm rất cần thiết giúp xe cứu thương nhanh chóng di chuyển để cứu người.
b. Không cần thiết vì có nhiều người đã nhường đường.
c. Có thể làm được nếu em có thời gian. 
Câu 7: Thông tin là thông tin dạng:
a. Văn bản	b. Âm thanh	c. Hình ảnh
Câu 8: Ý nghĩa của thông tin 
a. Thông tin về việc xả hàng khuyến mãi.
b. Thông tin về việc thu gom hàng hóa.
c. Thông tin về quầy hàng miễn phí hỗ trợ, giúp đỡ cho người nghèo.
Câu 9: Em sẽ làm gì khi nhận được thông tin 
a. Không quan tâm vì đó là việc của người lớn 
b. Vận động người thân ủng hộ
c. Đến xem có gì cần thì lấy
Môn học/hoạt động giáo dục: Tin học lớp 3
Tên bài học: Bài 3. Máy tính – Những người bạn mới; số tiết: 2
Thời gian thực hiện: Từ ngày 26/09/2022 đến ngày 7/10/2022
A. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác nhóm; giải quyết vấn đề.
2. Năng lực tin học: 
Biết cách cầm chuột máy tính đúng cách, thực hiện được các thao tác cơ bản với chuột.
Khởi động, tắt được máy tính đúng cách; kích hoạt được phần mềm ứng dụng, nếu được ví dụ về thao tác không đúng cách sẽ gây tổn hại cho thiết bị, phần mềm.
Ứng xử phù hợp trong môi trường số (NLb): Biết ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính; biết vị trí phù hợp của màn hình, nêu được tác hại của việc ngồi sai tư thế, sử dụng máy tính quá lâu, nhận ra được tư thế ngồi sai khi làm việc với máy tính; bảo vệ sức khỏe khi sử dụng thiết bị số.
Biết thực hiện quy tắc an toàn về điện, có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ; trung thực; trách nhiệm.
	- Chăm chỉ: Học sinh chú ý lắng nghe bài, tự giác học tập.
	- Trung thực: Nhận xét, đánh giá bài của bạn một cách chính xác.
B. Đồ dùng dạy học: 
	1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tệp trình chiếu bài giảng, giấy khổ lớn, bút dạ (để trình bày kết quả hoạt động nhóm); các hình ảnh hoặc file trình chiếu có các hình ảnh sử dụng trong bài.
	2. Học sinh: SGK, SBT, dụng cụ học tập.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TIẾT 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi mở, định hướng suy nghĩ của HS vào nội dung của bài học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV đặt câu hỏi: “Em hãy cho cô và bạn chim Cánh Cụt biết cách để khởi động máy tính?”
- HS suy nghĩ, phát biểu trả lời.
Bước 1: Bật nguồn điện của thân máy tính.
Bước 2: Bật nguồn điện của màn hình.
- Các HS khác bổ sung ý kiến.
Hoạt động 2: Khám phá
Mục tiêu:
a) Khởi động máy tính đúng cách.
b) Biết cách cầm chuột máy tính đúng cách, thực hiện được các thao tác cơ bản với chuột máy tính.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động máy tính
Từ những gì đã tìm hiểu ở hoạt động 1, GV cho học sinh biết các bước để khởi động máy tính và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi sắp xếp lại theo đúng thứ tự các bước khởi động máy tính.
- GV quan sát kết quả và nhận xét.
- Hướng dẫn HS nhận biết khi nào máy tính khởi động xong để sẵn sàng làm việc.
- GV cho học sinh thực hiện khởi động máy tính của mình.
HS chia thành nhóm đôi để thảo luận và đưa ra đáp án.
Bước 1: Nhấn nút nguồn trên thân máy tính.
Bước 2: Nhấn nút nguồn màn hình.
Bước 3: Chờ máy tính khởi động xong và sẵn sàng sử dụng.
- Các HS khác quan sát, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, lắng nghe hướng dẫn của GV.
- HS thực hành trên máy tính.
2. Sử dụng chuột máy tính
a) Vị trí đặt chuột máy tính
- GV yêu cầu HS quan sát máy tính và cho biết vị trí chuột được đặt ở đâu so với màn hình và bàn phím máy tính?
- GV nêu thêm những lưu ý về chỗ đặt chuột máy tính (mặt phẳng nằm ngang và đủ rộng để di chuyển chuột).
b) Cách cầm chuột máy tính
- GV cho HS quan sát chuột máy tính và HS trả lời câu hỏi: “Em thấy trên chuột máy tính có mấy bộ phận?”
- Từ đó GV giới thiệu các bộ phận của chuột máy tính tại Hình 4 SGK trang 17.
- Yêu cầu HS quan sát Hình 6 và trả lời các câu hỏi:
Ngón trỏ đặt ở đâu trên chuột máy tính?
Ngón giữa đặt ở đâu trên chuột máy tính?
Giữ chuột bằng các ngón tay nào?
- Yêu cầu HS thực hiện minh họa cầm chuột máy tính đúng cách.
- Yêu cầu HS quan sát Hình 7 và chỉ ra cách cầm chuột đúng, sai, nêu lý do.
Đáp án đúng là 7C.
Đáp án 7A và 7B sai vì 7A ngón trỏ đặt bên nút phải, 7B cầm chuột bằng tay trái.
c) Các thao tác với chuột máy tính
- GV thực hành minh họa từng thao tác với chuột máy tính như: di chuyển chuột, nháy chuột, nháy phải chuột, nháy đúp chuột, kéo thả chuột để HS quan sát kết quả và gọi 1 HS lên thực hiện lại thao tác.
- HS quan sát và trả lời: Chuột máy tính được đặt trên mặt bàn nằm bên phải của bàn phím máy tính.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát chuột máy tính và trả lời là có 3 bộ phận trên chuột máy tính.
- HS quan sát Hình 4. Chuột máy tính.
- HS quan sát Hình 6, suy nghĩ, phát biểu trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét.
- HS thực hiện cầm chuột máy tính đúng cách.
- HS quan sát Hình 7, suy nghĩ, phát biểu trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét.
- HS chú ý quan sát, nhận biết các thao tác với chuột khác nhau thì có kết quả khác nhau.
- 1 HS thực hiện lại các thao tác với chuột máy tính và các HS khác theo dõi, nhận xét.
3. Tắt máy tính
- GV cho HS quan sát cách GV tắt máy tính. 
- Sau khi quan sát xong, GV cho HS làm bài theo đường link sau để HS có thể ghi nhớ kiến thức.
- GV cho HS thực hành tắt máy tính.
- HS quan sát các bước GV thực hiện.
- HS làm bài theo đường link.
- HS thực hiện.
TIẾT 2: MÁY TÍNH – NHỮNG NGƯỜI BẠN MỚI (tt)
Hoạt động 3: Khám phá (tt)
Mục tiêu: HS nhận biết được màn hình cảm ứng vừa là thiết bị tiếp nhận thông tin vào, vừa là thiết bị hiển thị thông tin ra.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
b) Chức năng của màn hình cảm ứng.
GV đặt câu hỏi: 
– Loại máy tính mà người dùng đang sử dụng?
– Bộ phận nào của máy tính thực hiện tiếp nhận thông tin vào?
– Bộ phận nào của máy tính thực hiện đưa thông tin ra?
- GV lắng nghe và nhận xét.
- GV đưa ra kết luận: 
“Màn hình cảm ứng của điện thoại thông minh, máy tính bảng vừa có chức năng tiếp nhận thông tin vào, vừa có chức năng hiển thị thông tin ra.”
HS hoạt động nhóm 2 bạn.
HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.
+ Loại máy tính: Điện thoại thông minh và máy tính bảng.
+ Bộ phận tiếp nhận thông tin là: Màn hình cảm ứng của điện thoại và máy tính bảng.
+ Bộ phận đưa thông tin ra: Màn hình cảm ứng của điện thoại và máy tính bảng.
Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 4: Luyện tập
Mục tiêu: HS làm việc nhóm, phát biểu, thảo luận để hoàn thành các bài tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài tập 1: Phân loại máy tính.
GV hướng dẫn học sinh phân loại các máy tính ở hình 6.
GV đặt câu hỏi: 
- Máy tính để bàn gồm những hình nào?
- Máy tính xách tay gồm những hình nào?
- Máy tính bảng gồm những hình nào?
- Điện thoại thông minh gồm những hình nào?
GV lắng nghe và nhận xét.
Bài tập 2: Trong các bộ phận sau đây của máy tính, bộ phận nào thực hiện chức năng tiếp nhận thông tin vào? Bộ phận nào thực hiện chức năng đưa thông tin ra?
Loa
Bàn phím
Chuột
Màn hình
Máy in 
Màn hình cảm ứng.
- GV lắng nghe và nhận xét.
Bài tập 3: HS chỉ ra thiết bị vào, thiết bị ra của các máy tính ở hình 7.
- GV lắng nghe và nhận xét.
- HS quan sát hình, thảo luận nhóm 2 bạn và trả lời. 
Học sinh suy nghĩ và trả lời
Bộ phận thực hiện chức năng tiếp nhận thông tin vào là: 
 b) Bàn phím. 
 c) Chuột,
 f) Màn hình cảm ứng
– Bộ phận thực hiện chức năng đưa thông tin ra: 
a) Loa.
d). Màn hình.
HS quan sát, suy nghĩ và trả lời.
– Hình 7a, 7b: Màn hình cảm ứng của điện thoại thông minh (7a), máy tính bảng (7b) vừa là thiết bị vào, vừa là thiết bị ra.
– Hình 7c: Bàn phím, vùng cảm ứng chuột của máy tính xách tay là thiết bị vào; màn hình và loa là thiết bị ra.
– Hình 7d: Bàn phím, chuột của máy tính bảng là thiết bị vào; màn hình và loa là thiết bị ra.
Hoạt động 5: Vận dụng
Mục tiêu: Củng cố kiến thức thông qua trò chơi.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV tổ chức game: 
- Một nhóm mô tả hình dạng, các bộ phận của máy tính; 
- Nhóm khác đoán tên và phân loại thiết bị vào, thiết bị ra. 
- Khuyến khích HS nêu những thiết bị vào, ra ngoài những thiết bị đã nêu trong bài.
- GV quản trò và đưa ra nhận xét kết quả giữa các nhóm chơi.
- GV dặn dò và củng cố lại kiến thức.
- Phân nhóm 5 bạn.
- Phân công vị trí.
- Lắng nghe bạn chơi và trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
Môn học/hoạt động giáo dục: Tin học; lớp 3
Tên bài học: BÀI 4. LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH Số tiết: 3
Thời gian thực hiện: từ ngày 10/10/2022 đến 28/10/2022)
A. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác nhóm; giải quyết vấn đề.
2. Năng lực tin học: 
Biết cách cầm chuột máy tính đúng cách, thực hiện được các thao tác cơ bản với chuột.
Khởi động, tắt được máy tính đúng cách; kích hoạt được phần mềm ứng dụng, nếu được ví dụ về thao tác không đúng cách sẽ gây tổn hại cho thiết bị, phần mềm.
Ứng xử phù hợp trong môi trường số (NLb): Biết ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính; biết vị trí phù hợp của màn hình, nêu được tác hại của việc ngồi sai tư thế, sử dụng máy tính quá lâu, nhận ra được tư thế ngồi sai khi làm việc với máy tính; bảo vệ sức khỏe khi sử dụng thiết bị số.
Biết thực hiện quy tắc an toàn về điện, có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ; trung thực; trách nhiệm.
	- Chăm chỉ: Học sinh chú ý lắng nghe bài, tự giác học tập.
	- Trung thực: Nhận xét, đánh giá bài của bạn một cách chính xác.
B. Đồ dùng dạy học: 
	1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tệp trình chiếu bài giảng, giấy khổ lớn, bút dạ (để trình bày kết quả hoạt động nhóm); các hình ảnh hoặc file trình chiếu có các hình ảnh sử dụng trong bài.
	2. Học sinh: SGK, SBT, dụng cụ học tập.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TIẾT 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi mở, định hướng suy nghĩ của HS vào nội dung của bài học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV đặt câu hỏi: “Em hãy cho cô và bạn chim Cánh Cụt biết cách để khởi động máy tính?”
- HS suy nghĩ, phát biểu trả lời.
Bước 1: Bật nguồn điện của thân máy tính.
Bước 2: Bật nguồn điện của màn hình.
- Các HS khác bổ sung ý kiến.
Hoạt động 2: Khám phá
Mục tiêu:
a) Khởi động máy tính đúng cách.
b) Biết cách cầm chuột máy tính đúng cách, thực hiện được các thao tác cơ bản với chuột máy tính.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động máy tính
Từ những gì đã tìm hiểu ở hoạt động 1, GV cho học sinh biết các bước để khởi động máy tính và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi sắp xếp lại theo đúng thứ tự các bước khởi động máy tính.
- GV quan sát kết quả và nhận xét.
- Hướng dẫn HS nhận biết khi nào máy tính khởi động xong để sẵn sàng làm việc.
- GV cho học sinh thực hiện khởi động máy tính của mình.
HS chia thành nhóm đôi để thảo luận và đưa ra đáp án.
Bước 1: Nhấn nút nguồn trên thân máy tính.
Bước 2: Nhấn nút nguồn màn hình.
Bước 3: Chờ máy tính khởi động xong và sẵn sàng sử dụng.
- Các HS khác quan sát, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, lắng nghe hướng dẫn của GV.
- HS thực hành trên máy tính.
2. Sử dụng chuột máy tính
a) Vị trí đặt chuột máy tính
- GV yêu cầu HS quan sát máy tính và cho biết vị trí chuột được đặt ở đâu so với màn hình và bàn phím máy tính?
- GV nêu thêm những lưu ý về chỗ đặt chuột máy tính (mặt phẳng nằm ngang và đủ rộng để di chuyển chuột).
b) Cách cầm chuột máy tính
- GV cho HS quan sát chuột máy tính và HS trả lời câu hỏi: “Em thấy trên chuột máy tính có mấy bộ phận?”
- Từ đó GV giới thiệu các bộ phận của chuột máy tính tại Hình 4 SGK trang 17.
- Yêu cầu HS quan sát Hình 6 và trả lời các câu hỏi:
Ngón trỏ đặt ở đâu trên chuột máy tính?
Ngón giữa đặt ở đâu trên chuột máy tính?
Giữ chuột bằng các ngón tay nào?
- Yêu cầu HS thực hiện minh họa cầm chuột máy tính đúng cách.
- Yêu cầu HS quan sát Hình 7 và chỉ ra cách cầm chuột đúng, sai, nêu lý do.
Đáp án đúng là 7C.
Đáp án 7A và 7B sai vì 7A ngón trỏ đặt bên nút phải, 7B cầm chuột bằng tay trái.
c) Các thao tác với chuột máy tính
- GV thực hành minh họa từng thao tác với chuột máy tính như: di chuyển chuột, nháy chuột, nháy phải chuột, nháy đúp chuột, kéo thả chuột để HS quan sát kết quả và gọi 1 HS lên thực hiện lại thao tác.
- HS quan sát và trả lời: Chuột máy tính được đặt trên mặt bàn nằm bên phải của bàn phím máy tính.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát chuột máy tính và trả lời là có 3 bộ phận trên chuột máy tính.
- HS quan sát Hình 4. Chuột máy tính.
- HS quan sát Hình 6, suy nghĩ, phát biểu trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét.
- HS thực hiện cầm chuột máy tính đúng cách.
- HS quan sát Hình 7, suy nghĩ, phát biểu trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét.
- HS chú ý quan sát, nhận biết các thao tác với chuột khác nhau thì có kết quả khác nhau.
- 1 HS thực hiện lại các thao tác với chuột máy tính và các HS khác theo dõi, nhận xét.
3. Tắt máy tính
- GV cho HS quan sát cách GV tắt máy tính. 
- Sau khi quan sát xong, GV cho HS làm bài theo đường link sau để HS có thể ghi nhớ kiến thức.
- GV cho HS thực hành tắt máy tính.
- HS quan sát các bước GV thực hiện.
- HS làm bài theo đường link.
- HS thực hiện.
TIẾT 2: (Các mục 4, 5 phần Khám phá và phần Luyện tập)
Hoạt động 1: 4. Tư thế ngồi làm việc với máy tính
Mục tiêu: biết ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính; biết vị trí phù hợp của màn hình, nếu được tác hại của việc ngồi sai tư thế, sử dụng máy tính quá lâu, nhận ra được tư thế ngồi sai khi làm việc với máy tính. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV đặt câu hỏi để HS trả lời và rút ra kiến thức về:
+ Tư thế lưng: Bạn nào có thể cho biết là khi mình ngồi học trên lớp thì tư thế ngồi của mình như thế nào?
+ Vị trí đặt tay, chân, mắt, khoảng cách giữa mắt và màn hình như thế nào?
+ Hướng chiếu của ánh sáng đối với màn hình, mắt như thế nào?
+ Thời gian làm việc liên tục với máy tính đối với trẻ em như thế nào? 
+ Em hãy nêu những tác hại khi ngồi không đúng tư thế, làm việc liên tục quá lâu với máy tính? 
- Trên cơ sở phát biểu của HS, GV hỗ trợ để HS tự tóm tắt, ghi nhớ kiến thức
- GV yêu cầu HS lựa chọn phương án và nêu lí do lựa chọn phương án đó.
Học sinh đọc kênh chữ, quan sát Hình 9 để phát biểu trả lời, mô tả về tư thế ngồi làm việc với máy tính và vị trí của màn hình; nêu một số tác hại khi ngồi không đúng tư thế.
HS trả lời và làm theo hướng dẫn:
Ngồi thẳng lưng, vai thả lỏng
- Tay đặt ngang bàn phím. Chân để thoái mái trên sàn, chạm mặt sàn, 
- Màn hình ngang tầm mắt
- Mắt cách màn hình từ 50cm – 80cm
- Không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào màn hình hoặc mắt.
- Không nên làm việc với máy tính quá lâu, liên tục.
- Tác hại như: cong vẹo cột sống, đau mỏi mắt, cận thị, đau mỏi tay, vai, cổ 
HS làm bài tập, chỉ ra phương án đúng, sai và giải thích lí do đúng, sai của từng phương án lựa chọn ở bài tập 1.
* Ở bài tập 1, HS nêu được ngồi thẳng lưng giúp tránh cong vẹo cột sống, giữ khoảng cách từ mắt đến màn hình là 50 – 80 cm giúp tránh cận thị, vai thả lỏng và tay đặt ngang bàn phím giúp tránh đau mỏi vai, tay, cổ. Từ đó chọn D là phương án đúng nhất. 
* Ở bài tập 2, HS ánh sáng chiếu trực tiếp vào màn hình hoặc mắt sẽ dẫn đến chói mắt, mỏi mắt, hỏng mắt, từ đó chọn D là phương án đúng nhất.
Hoạt động 2: 5. An toàn về điện
M

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tin_hoc_lop_3_hoc_ki_1_truong_tieu_hoc_phu.docx