Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 3 - Luyện Tiếng Việt

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 3 - Luyện Tiếng Việt

Tiết 1

LUYỆN ĐỌC: CẬU HỌC SINH MỚI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; đọc được lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.

- Hiểu được nội dung bài đọc: Gia đình và thầy giáo đều hài lòng vì Lu-i Pa-xtơ vừa chăm chỉ học tập, và biết dành thời gian cùng các bạn tham gia những trò chơi thú vị.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương, đất nước.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

docx 8 trang Đăng Hưng 26/06/2023 2350
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 3 - Luyện Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
TUẦN 3
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Tiết 1
LUYỆN ĐỌC: CẬU HỌC SINH MỚI 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; đọc được lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.
- Hiểu được nội dung bài đọc: Gia đình và thầy giáo đều hài lòng vì Lu-i Pa-xtơ vừa chăm chỉ học tập, và biết dành thời gian cùng các bạn tham gia những trò chơi thú vị.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương, đất nước.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- HS: Sách, vở bài tập, bảng con, bút màu 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động Đọc (... phút)
1.Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. 
* Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát.
* Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: Giọng người dẫn chuyện thông thả, giọng thầy giáo trầm ấm, thể hiện thái độ thân thiện, giọng Lu-i Pa-xtơvui tươi, thể hiện sự lễ phép; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ địa điểm vui chơi của Lu-i Pa-xtơvà các bạn, chỉ thái độ của thầy giáo và gia đình về việc học của Lu-i Pa-xtơ.
b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ
- Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu.
- Luyện đọc từ khó: 
c. Luyện đọc đoạn
- Luyện đọc câu dài:
Gia đình ông Giô-dép/chuyển về Ác-boa/để Lu-i có thể tiếp tục đi học.//
Cái bãi gần đường vào thị trấn/ là nơi đã diễn ra những pha bóng chớp nhoáng,/ đầy hứng thú và say mê.//
- Luyện đọc từng đoạn:
*Em sẽ đọc câu chuyện với giọng đọc như thế nào?
Tổ chức cho HS đọc nhóm 4, mỗi bạn 1 đoạn.
d. Luyện đọc cả bài:
- Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp câu.
- Cá nhân đọc – Lớp đọc
2 HS đọc- cả lớp đồng thanh Giô-dép, Ác-boa, Lu-i Pa-xtơ, Rơ-nê, Quy-dăng-xơ, Véc-xen 
- HS chú ý lắng nghe và luyện đọc.
1 em trả lời
- HS đọc bài.
- HS đọc.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
* Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi phần Cùng tìm hiểu SHS; nêu được nội dung bài học, liên hệ bản thân.
* Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát.
* Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm đôi để trả lời câu hỏi.
Câu 1: Ông Giô- dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để làm gì?
A. Để làm quen .
B. Để xin nhập học .
C. Để thăm trường.
Câu 3: Lu-i và các bạn chơi những trò gì? Ở đâu?
A.Chơi bắn bi, câu cá, đá bóng.
B. Chơi câu cá, chơi chạy rượt , chơi nhảy dây.
C. Chơi bắn bi, chơi nhảy lò cò
Câu 4: Theo em, Lu-i có những điểm gì đáng khen?
A.Lễ phép, ham học, chăm chỉ, học tập tốt.
B. Lễ phép ,ngoan , biết nghe lời .
C. Lễ phép, chăm chỉ ,thật thà .
Câu 5: Kể tên một vài trời chơi em thường chơi cùng các bạn.
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
* GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Bài đọc Cậu học sinh mới có nội dung gì? 
+Em hãy liên hệ bản thân sau khi đọc xong bài. 
- HS thảo luận.
- HS trả lời
1HS trả lời – 1 em nhận xét.
- Em thường chơi cùng các bạn trò đá bóng, cầu lông, bắn bi, nhảy dây, rồng rắn lên mây, thả diều, ô ăn quan, .
Nội dung bài đọc: Gia đình và thầy giáo đều hài lòng vì Lu-i Pa-xtơ vừa chăm chỉ học tập, và biết dành thời gian cùng các bạn tham gia những trò chơi thú vị.
LHBT: phân phối thời gian hợp lí cho các hoạt động.
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
* Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
*Hình thức tổ chức: Trò chơi.
Trò chơi: “Tôi bảo”
Luật chơi: Quản trò hô: Tôi bảo, tôi bảo
Cả lớp: bảo gì?bảo gì?
Quản trò: tôi bảo các bạn vỗ tay...(người quản trò có thể hô bất kỳ động tác gì để tạo hứng thú cho học sinh.)
Giáo viên yêu cầu học sinh:
Về nhà đọc lại bài “Cậu học sinh mới” và trả lời lại các câu hỏi trên.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
*********************************************************
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Tiết 2
 Viết sáng tạo:
 VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*. Kiến thức:
 -Viết được đoạn văn ngắn tả một đồ dùng học tập của em.
-Biết đố bạn về các đồ dùng học tập.
*. Năng lực, phẩm chất:
- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Có ý thức tập thể và trách nhiệm cá nhân.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Hình ảnh sơ đồ tư duy để thực hiện hoạt động nói/ viết về một đồ dùng học tập.
- Một số câu đố về đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
3. Viết sáng tạo
3.1. Nói về đồ dùng học tập em thích
- HS xác định yêu cầu của BT 1, đọc lại sơ đồ tư duy gợi ý.
- HS nói miệng về một đồ dùng học tập em thích theo gợi ý trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.
-Đồ dùng đó là gì? 
-Em thấy bộ phận nổi bật nhất của đồ dùng ấy là bộ phận nào?
-Tình cảm của em đối với đồ dùng ấy như thế nào?
-Em sử dụng và bảo quản nó ra sao?
- Một vài HS nói trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét về nội dung nói để điều chỉnh và phát triển ý tưởng.
3.2. Viết đoạn văn ngắn tả một đồ dùng học tập của em
- HS xác định yêu cầu bài
- HS viết đoạn văn vào Vở
- Một vài HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét về nội dung và hình thức trình bày đoạn văn.
- HS xác định yêu cầu của BT 
- HS thực hiện theo nhóm 4 
- HS nói trước lớp.
* Đồ dùng em thích là chiếc cặp sách.
- Bộ phận nổi bật nhất trên chiếc cặp là nắp cặp được trang trí với màu sắc rực rỡ.
- Chiếc cặp sách như người bạn đồng hành cùng em.
- Em luôn giữ gìn và bảo quản nó.
* Đồ dùng em thích là chiếc bút mực.
- Bộ phận nổi bật nhất trên chiếc bút mực là ngòi bút.
- Em rất yêu chiếc bút vì đó là món quà mẹ tặng em.
- Em luôn sử dụng cẩn thận giữ gìn nó.
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu bài
- HS viết đoạn văn vào Vở
- Một vài HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét
C. Vận dụng
- HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chơi trò chơi Đố bạn
- HS nghe GV hướng dẫn cách thực hiện
+ HS chơi đố bạn về đồ dùng học tập trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ.
+ Mỗi HS chuẩn bị 1-2 câu đố và suy nghĩ lời giải để trả lời các câu đố của bạn.
+...
- HS nghe bạn và GV nhận xét về hoạt động và tổng kết bài học.
- HS nghe GV hướng dẫn
HS chơi trong cặp hoặc nhóm nhỏ.
Hoạt động củng cố và nối tiếp:
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
 ******************************************
LUYỆN TOÁN
TÌM SỐ BỊ CHIA, TÌM SỐ CHIA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Giao tiếp toán học:Biết tên gọi của các thành phần trong phép chia.Vận dụng vào giải toán đơn giản.
- Tư duy và lập luận toán học: Tìm được số bị chia, số chia.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học:Tìm được số bị chia, số chotrên các khối lập phương.
- Giải quyết vấn đề toán học:Dựa vào quan hệ nhân chia, các bảng nhân chia, quy tắc để tìm số bị chia, số chia
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: bảng phụ, bảng nhóm;
- HS: Sách học sinh, viết chì, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Khám phá
a. Mục tiêu: Biết tên gọi của các thành phần trong phép chia. Biết tìm số bị chia, số chia chưa biết.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: PP vấn đáp, quan sát, đặt và giải quyết vấn đề. Hoạt động cả lớp
*Cho HS ôn lại kiến thức về phép chia
Cho HS nhắc lại thành phần của phép chia
+ Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
- GVKL
- Yêu cầu HS nhắc lại 
+ Muốn tìm số chia ta làm thế nào?
- GVKL: 
- Yêu cầu HS nhắc lại 
2 HS nhắc lại
- HS trả lời :Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
- HS trả lời :Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương
- 3 HS nhắc lại. cả lớp đồng thanh
Hoạt động 2 : Thực hành
a. Mục tiêu: Củng cố kỹ năng tìm số bị chia, số trừ chưa biết. Rèn kỹ năng tính nhẩm.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: PP vấn đáp, quan sát, đặt và giải quyết vấn đề. Hoạt động cá nhân – cặp - cả lớp
Bài 1:
- Yêu cầu HS xác định tên thành phần và kết quả của từng phép tính trước khi tính.
Số bị chia
35
....
....
18
Số chia
5
2
5
....
Thương 
....
4
6
2
Cho HS làm việc theo nhóm 4
Nhóm trưởng yc bạn nêu tên các thành phần chưa biết và cách tìm thành phần chưa biết từ đó thống nhất ra phép tính và KQ
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: Điền số :
GV đưa ra 1 phép tính cho che bớt 1 thành phần bất kì cho HS ghi KQ ra bảng con .
 15: ? = 5 20 : ? =2 ? : 5 = 40 
 ? : 2 = 16 25 : ? = 5 ? : 6 = 2
- GV nhận xét, tuyên dương
HS làm việc theo nhóm 4 vào phiếu HT.
- Các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp
- HS làm cá nhân 
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, trò chơi, hoạt động cả lớp
- GV tổ chức cho HS chơi “ Đố vui”
 A: Đố bạn, đố bạn
Cả lớp: Đố gì? Đố gì?
A: Mấy chia 5 bằng 6 ? Mời bạn B.
B: 6 x 5 = 30, vậy 30 : 5 = 6
( Nếu B đáp đúng thì tiếp tục đố bạn. Nếu B đáp sai thì mất lượt. GV chọn HS khác) –
 GV nhận xét tiết học và dặn dò chuẩn bị tiết học sau.
- HS tham gia chơi
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_tuan_3_luyen_tieng_viet.docx