Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 23, Bài 1: Cuộc chạy đua trong rừng

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 23, Bài 1: Cuộc chạy đua trong rừng

Đọc : Cuộc chạy đua trong rừng ( Tiết 1 )

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực

a. Năng lực chung:

 - Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia hoạt động nhóm

 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

b. Năng lực đặc thù

 - Kể được tên và nói về một môn thể thao; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

 - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa ; bước đầu đọc phân biệt được lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.

 -Hiểu được nội dung bài đọc: Kể về cuộc chạy đua của ngựa con và lời khuyên cần cẩn thận, chu đáo, không được chủ quan khi làm bất cứ việc gì, cho dù là việc nhó nhất .

2. Phẩm chất

 - Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, yêu trường, yêu lớp

 - Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn

 - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân

 

docx 16 trang Đăng Hưng 26/06/2023 1150
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 23, Bài 1: Cuộc chạy đua trong rừng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Ngày dạy: ......./....../202...
Tiếng Việt 
Bài 1 : Cuộc chạy đua trong rừng 
Đọc : Cuộc chạy đua trong rừng ( Tiết 1 )
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực 
a. Năng lực chung: 
 - Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia hoạt động nhóm
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù
 - Kể được tên và nói về một môn thể thao; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
 - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa ; bước đầu đọc phân biệt được lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. 
 -Hiểu được nội dung bài đọc: Kể về cuộc chạy đua của ngựa con và lời khuyên cần cẩn thận, chu đáo, không được chủ quan khi làm bất cứ việc gì, cho dù là việc nhó nhất .
2. Phẩm chất
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, yêu trường, yêu lớp
 - Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn
 - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên:
 -Sách tiếng Việt 3, tập 2 
-Tranh ảnh, video clip về một số môn thể thao, hoat động thể thao, dụng cụ thể thao.
 -Thẻ từ, bảng phụ hoặc máy chiếu ( màn hình tương tác ) ghi các từ khó, câu dài , đọan từ: Ngựa con thích lắm..... đến nhất định sẽ thắng mà ! 
2. Học sinh :
 -Sách tiếng Việt 3, tập 2
 -Sách có truyện về thể thao, phiếu đọc sách ghi chép về truyện đã đọc
 -Dụng cụ học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm 
c.Cách tiến hành : 
-Giới thiệu tên chủ điểm , từ đó nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm Niềm vui thể thao.
-Cho HS xem tranh hoặc video clip các môn thể thao ở trường (nếu có), 
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức theo nhóm để kể tên, nói về các môn the thao em biết.
- Cho HS quan sát tranh minh hoa bài đọc , liên hệ với nội dung khởi động, nêu phỏng đoán về nội dung bài đọc.
–Giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc : Cuộc chạy đua trong rừng 
-HS chú ý lắng nghe 
-Xem tranh hoặc video clip
-Thực hiện trò chơi 
-Đọc tên bài đọc
-Nhắc lại tên bài 
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (28 phút)
B.1 Hoạt động Đọc (... phút)
1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)
a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. 
b.Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân (từ khó, câu) , nhóm (đoạn) . 
c.Cách tiến hành : 
a. Đọc mẫu
-Đọc mẫu toàn bài. (giọng người dẫn chuyện vui, thay đổi theo diễn biến câu chuyện , nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện thái độ của ngựa con, sự hào hứng của muôn thú, không khí của cuộc đua, giọng người cha ôn tồn , trìu mến; giọng ngựa con tự tin, pha vẻ ngúng nguẩy, giọng hổ :rõ, vang )
b. Luyện đọc từ, câu 
-Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu 
 -GV nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai.
- Yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài, 
-Gạch dưới những âm vần dễ lẫn: vòng nguyệt quế, sửa soạn, chải chuốt, hươu, sốt ruột, tập tễnh, 
c. Luyện đọc đoạn
-Chia đoạn: 
-GV hỏi:Bài văn này chia làm mấy đoạn ?
-GV kết luận : Bài văn được chia làm 4 đoạn
Đoạn 1: Ngày mai ......nhà vô địch.
Đoạn 2 : Ngựa cha........sẽ thắng mà .
Đoạn 3 : Cuộc thi đã đến ......xuất phát 
Đoạn 4 : Tiếng hô ......nhỏ nhất
- Luyện đọc câu dài 
-Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn tìm câu văn dài: 
-Hướng dẫn HS ngắt , nghỉ hơi; bảng phụ ghi câu văn dài 
-GV đọc mẫu ( hoặc HS ) nghe HS đọc và sửa sai 
 Hình ảnh chú hiện lên/ với bộ đồ nâu tuyệt đẹp,/ với cái bờm dài/ được chải chuốt/ ra dáng một nhà vô địch.//
 Bỗng/ chú có cảm giác/ vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt:/ một cái móng lung lay/ rồi rời hẳn ra.//
 Ngựa con/ rút ra được bài học quý giá:/ đừng bao giờ chủ quan,/ cho dù/ đó/ là việc nhó nhất./
- Luyện đọc từng đoạn:
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn nhóm 4( 4’)
-Tổ chức cho HS đọc tiếp sức 
-GV nêu tiêu chí nhận xét 
-Nhận xét , sửa sai, động viên, khen ngợi HS
d. Luyện đọc cả bài:
-Yêu cầu vài HS đọc luân phiên cả bài...
-Nhận xét , sửa sai, động viên, khen ngợi HS
-Tập trung lắng nghe 
- Đọc nối tiếp từng câu trong trước lớp
- Đọc từ khó
-HS đọc thầm , chia đoạn 
-HS nhận xét, bổ sung 
-Lớp tự đọc nhẫm từng đoạn, nêu và tự ngắt nghỉ hơi câu văn dài
-HS đọc lại cho đúng theo GV 
-HS đọc 
-Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm 4HS 
-Các nhóm đọc trước lớp 
-HS lắng nghe bạn đọc và nhận xét 
-Lớp vỗ tay khen bạn đọc tốt 
-Lắng nghe bạn đọc và nhận xét
2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút)
a.Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài.
b.Phương pháp,hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp, thảo luận nhóm, cá nhân , 
c.Cách tiến hành:
-Yêu cầu 1 HS đọc to đoạn 1 
-GV nêu:
 Ngựa con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt huế. 
 Vậy các em hiểu vòng nguyệt huế là gì ? ( SHS) 
Câu 1 : Ngựa con làm gì trước khi tham gia cuộc chạy?
-GV chốt ý đúng , gọi HS nêu lại 
-Hỏi : Các em hiểu chải chuốt nghĩa là gì nào?
-GV chốt : Chải chuốt là sửa sang, tô điểm công phu, cầu kì cho hình thức bên ngoài
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 , trả lời câu hỏi 2 
Câu 2 Ngựa cha nói gì với con?	
-GV chốt ý đúng , gọi HS nêu lại
- Hỏi : Các em hiểu móng là gì ? (SHS) 
-GV nêu : Trong khi ngựa cha nói thì Ngựa con mắt không rời bóng mình dưới nước , ngúng nguẩy đáp: 
 Vậy các em hiểu ngúng nguẩy nghĩa là gì ? (Ngúng nguẩy là vùng vằng, tỏ ra giận dỗi, không vừa lòng.) 
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 , trả lời câu hỏi 3
Câu 3: Những vận động viên nào tham gia cuộc chạy cùng ngựa con?
-GV chốt ý đúng , gọi HS nêu lại
-GV nêu: Thỏ trắng, thỏ xám thận trọng ngấm ngía các đối thủ. 
 Vậy em hiểu đối thủ là gì ? ( SHS) 
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4 , trả lời câu hỏi 4
Câu 4: Vì sao ngựa con thua cuộc? 
-GV chốt ý đúng , gọi HS nêu lại
-GV nêu : Ngựa con bước vào vạch xuất phát ,Tiếng hô “Bắt đầu” vang lên. Các vận động viên rần rần chuyển động. 
 Vậy các em hiểu vận động viên là gì ? (SHS)
-GV nêu thêm : Các vận động viên rần rần chuyển động là Các vận động viên rầm rầm chuyển động.
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi ( 2 phút) để trả lời câu hỏi 5 
Câu 5: Theo em, sau cuộc đua, ngựa con sẽ nói gì với cha? Vì sao? 
-GV chốt ý đúng , gọi HS nêu lại
Hỏi : Các em hiểu chủ quan là gì nào ? ( chủ quan là nhận thức không xuất phát từ thực tế mà xuất phát từ ý thức của bản thân) 
 Các em hiểu ân hận là gì ? ( băn khoăn, day dứt và tự trách mình đã xảy ra việc không hay)
-Gọi 1HS đọc bài 
-Yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc
-GV kêt luận nội dung bài đọc: Kể về cuộc chạy đua của ngựa con và lời khuyên cần cẩn thận, chu đáo, không được chủ quan khi làm bất cứ việc gì, cho dù là việc nhó nhất .
-Đọc thầm từng đoạn , trả lời các câu hỏi 
-HS trả lời 
 1 : Trước khi tham gia cuộc chạy, Ngựa con sửa soạn không biết chán, mãi mê soi bóng dưới dòng suối trong veo , hiện lên bộ lông nâu tuyệt đẹp với cái bờm dài chải chuốt .
-1 HS đọc câu hỏi 2 
-HS trả lời 
2 Ngựa cha nói với con là 
-Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng . Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp. 
-HS trả lời
3. Những vận động viên tham gia cuộc chạy cùng ngựa con là chị em nhà hươu, thỏ trắng, thỏ xám 
-1 HS đọc câu hỏi 4, HS trả lời 
4 .Ngựa con thua cuộc vì không chăm sóc bộ móng cẩn thận, nên trong khi đang chạy một chiếc móng lung lay rồi rời hẳn ra, khiến ngựa con bị gai nhọn đâm vào chân đau điếng, chú đành phải bỏ cuộc . 
-HS trả lời 
-HS trao đổi nhóm đôi , trình bày trước lớp 
-HS nhận xét, bổ sung 
Ví dụ : Con sẽ không bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất .
 Vì ngựa con ân hận , không làm theo lời cha.
-HS trả lời 
-1 HS đọc cả bài , lớp đọc thầm , suy nghĩ nêu lên nội dung bài đọc 
-HS trả lời, nhận xét, bổ sung 
- Vài HS đọc nội dung bài 
* Hoạt động nối tiếp: (4 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, cá nhân
c. Cách tiến hành : 
- Liên hệ bản thân : 
-Giáo dục HS : 
- Chuẩn bị: luyện đọc lại bài , đọc một truyện thể thao viết vào phiếu đọc sách 
-HS tự liên hệ bản thân
-HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
Tiếng Việt 
Bài 1 : Cuộc chạy đua trong rừng 
Đọc : Cuộc chạy đua trong rừng ( Tiết 2 )
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực 
a. Năng lực chung: 
 - Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia hoạt động nhóm
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù
 - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa ; bước đầu đọc phân biệt được lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; 
 -Hiểu được nội dung bài đọc: Kể về cuộc chạy đua của ngựa con và lời khuyên cần cẩn thận, chu đáo, không được chủ quan khi làm bất cứ việc gì, cho dù là việc nhó nhất .
 -Tìm đọc một truyện về thể thao, viết được phiếu đọc sách; chia sẻ với bạn điều em học được. 
2. Phẩm chất
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, yêu trường, yêu lớp	
 - Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn
 - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên:
 -Sách tiếng Việt 3, tập 2 
-Tranh ảnh, video clip về một số môn thể thao, hoat động thể thao, dụng cụ thể thao.
 - Sách có truyện về thể thao, .
2. Học sinh :
 -Sách tiếng Việt 3, tập 2
 -Sách có truyện về thể thao, phiếu đọc sách ghi chép về truyện đã đọc
 -Dụng cụ học tập 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chơi 
c. Cách tiến hành 
- Tổ chức HS chơi trò chơi chuyền điện 
- Tổng kết trò chơi, động viên, khen HS 
- GV dẫn dắt HS vào bài học 
-Thực hiện : HS kể 1 môn thể thao mà em biết , em nào kể không được thì hát 1 bài 
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (28 phút)
B.1 Hoạt động Đọc (15 phút)
3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố 
a.Mục tiêu: Giúp học sinh diễn cảm bài đọc 
b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
c.Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài, xác định giọng đọc
-GV chốt giọng đọc và 1 số từ ngữ cần nhấn giọng 
-Giáo viên đọc mẫu lại đoạn từ Ngựa con thích lắm sẽ thắng mà .
-Hướng dẫn học sinh luyện đọc nhóm đôi, trước lớp
-GV nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm , giọng đọc của học sinh.
-Tổ chức cho HS thi đọc phân vai trước lớp 
-Nêu tiêu chí nhận xét, gọi HS nhận xét 
- Nhắc lại nội dung bài. 
-Nêu giọng đọc từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
-Nghe GV đọc 
- Luyện đọc trong nhóm đôi, đọc trước lớp 
-HS đọc/ thi đọc trước lớp 
- HS khá giỏi đọc cả bài.
B.2 Hoạt động Đọc mở rộng (13 phút)
a.Mục tiêu: Viết được Phiếu đọc sách , chia sẻ với bạn về truyện đã đọc 
b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
c.Cách tiến hành:
-Hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài.
-Gọi HS đọc yêu cầu 
-GV nhấn mạnh yêu cầu 
-Hướng dẫn HS 
+ Viết vào Phiếu đọc sách : tên truyện , tên tác giả, tên môn thể thao, lợi ích của môn thể thao, nhân vật (hành động, việc làm,...).
+ Trang trí Phiếu đọc sách theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyện em đọc.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành và viết vào VBT.
-GV quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn học sinh 
–Nghe , nhận xét.
2.Đọc một truyện về thể thao 
a. Viết vào phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị 
b Chia sẻ với bạn điều em học được sau khi đọc truyện 
–Chia sẻ với ban trong nhóm nhỏ về điều em học được sau khi đọc truyện. HS có thể đọc một đoạn hoặc chia sẻ truyện cho các ban trong nhóm.
–Một vài HS chia sẻ Phiếu Phiếu đọc sách trước lớp 
–HS nghe bạn ,nhận xét.
* Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại , hỏi đáp , cá nhân 
c. Cách tiến hành :
-Hỏi nội dung bài đọc , giáo dục HS 
- Chuẩn bị: Tập viết chữ hoa U, Ư 
-Nêu nội dung bài tập đọc 
-Lắng nghe 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Ngày dạy: ......./....../202...
Tiếng Việt 
Viết: U , Ư ( Tiết 3 )
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực 
a. Năng lực chung: 
 - Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia hoạt động nhóm
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù
 -Viết dúng kiểu chữ hoa: U, Ư, tên d%a danh và 
 - Viết đúng câu úng dnng : 
 Ươm mầm cây bé xinh xinh 
 Sớm mai hé nụ trắng tinh hoa cười 
 Mai Nguyên
 2. Phẩm chất:
 -Phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, 
 -Phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
 -Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên:
 -Sách tiếng Việt 3, tập 2 
-Chữ mẫu U, Ư hoa , video clip về hướng dẫn viết chữ U, Ư hoa 
2. Học sinh :
 -Sách tiếng Việt 3, tập 2
 -Vở tập viết 3, tập 2 , bảng con 
 -Dụng cụ học tập khác 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chơi : Ai nhanh, Ai đẹp!”
c. Cách tiến hành :
-Cho HS viết bảng con chữ hoa O, Ô, Ơ, Q từ Quang Trung 
-Nhận xét , khen HS 
-Thi viết chữ hoa và từ ứng dụng đã học 
-Nhận xét, khen bạn 
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (28 phút)
B.3 Hoạt động Viết 
1. Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa: (12 phút)
a.Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ U, Ư hoa, từ Uông Bí 
b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
c.Cách tiến hành:
1 Viết chữ hoa U, Ư 
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, nêu quy trình viết chữ hoa U. 
– Giáo viên hướng dẫn học sinh HS quan sát và so sánh chữ U hoa và chữ Ư hoa.
– Giáo viên hướng dẫn học sinh HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Ư hoa.
-Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
2. Viết từ : Uông Bí 
- Gọi HS đọc từ ứng dụng 
-Hỏi em hiểu từ Uông Bí là gì ? 
-GV giảng giải : Uông Bí là thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam, nơi có phong trào chạy việt dã tiêu biểu của cả nước . 
- GV nhắc lại quy trình viết chữ hoa và cách nối viết thường .
-Yêu cầu HS quan sát Gv viết chữ mẫu, cách nối nét từ chữ U hoa sang chữ ô , sang chữ ng , chữ B sang chữ i lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
-GV theo dõi quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
-GV lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
- Yêu cầu HS viết chữ có chữ cái viết hoa và từ ứng dụng vào vở tập viết.
– Quan sát mẫu chữ U, Ư hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ U, Ư hoa.
-Cấu tạo: Chữ U hoa gồm gồm nét móc hai đầu và nét móc ngược phải.
-Cách viết: Đặt bút cách bên trái ĐK dọc 2 một li, dưới ĐK ngang 3, viết nét móc 2 đầu và dừng bút trên ĐK dọc 3, giữa 2 ĐK ngang 1 và 2. Rê bút lên theo ĐK dọc 3 đến ngang điểm đặt bút viết nét móc ngược phải và dừng bút giữa 2 ĐK ngang 1 và 2, trước ĐK dọc 4.
– HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ U hoa.
- HS quan sát và so sánh chữ U hoa và chữ Ư hoa
– HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Ư hoa.
– HS viết chữ U, Ư hoa vào bảng con.
-Nêu nghĩa của từ ứng 
dụng Uông Bí 
-HS trả lời 
-Học sinh quan sát chữ mẫu, nêu quy trình viết.
-Học sinh luyện viết bảng con từ Uông Bí 
-HS viết chữ U, Ư hoa, từ ứng dụng vào vở tập viết 
2. Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng (10 phút)
a.Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ U, Ư hoa, hiểu nghĩa và viết đúng câu ứng dụng 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
c. Cách tiến hành:
-Gọi HS đọc câu ứng dụng
-Yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu ứng dụng
-GV giảng giải 
-Yêu cầu HS quan sát Gv viết câu ứng dụng 
-GV theo dõi quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
-GV lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
-Đọc câu ứng dụng, 
-Giải nghĩa câu ứng dụng, 
-Quan sát theo GV viết
-Viết câu ứng dụng vào VTV.
3. Hoạt động 3: Luyện viết thêm ( 6 phút)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh luyện viết thêm 
b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
c.Cách tiến hành:
-Gọi HS đọc câu ứng dụng 
- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ Ung Vǎn Khiêm (1910 – 1991, quê An Giang, là một nhà cách mang, từng giữ nhiều chức vụ cao cấp trong chính phủ Việt Nam) và câu ứng dụ ng: Hang nǎm, Uông Bí thường tổ chức giải chạy việt dã. (Chay việt dã là một môn thể thao chạy bộ, giúp nâng cao sức khoẻ, tǎng sức bền, dẻo .
- Gọi HS nêu trong câu có chữ hoa nào ? Nêu cách viết chữ hoa vừa học, 
-GV chốt lại cách viết chữ hoa , chữ thường có trong câu .
-GV theo dõi HS viết 
-GV gọi Kiểm vài vở tập viết 
 -1 HS đọc câu :
 Hằng nǎm, Uông Bí thường tổ chức giải chạy việt dã.
-HS trả lời 
-HS viết nội dung luyện viết thêm vào VTV
-HS đổi vở , nhận xét bài lẫn nhau
* Hoạt động nối tiếp: (2phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, cá nhân 
c. Cách tiến hành :
 -Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết.
- Hỏi : Các em vừa luyện viết chữ , từ, câu ứng dụng gì ? Chữ viết hoa U, Ư cao mấy ô li ?
- Chuẩn bị bài tiết sau 
-HS trả lời
- HS lắng nghe 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Ngày dạy: ......./....../202...
Tiếng Việt 
Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ Thể thao ( Tiết 4 )
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực 
a. Năng lực chung: 
 - Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia hoạt động nhóm
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù
 -Mổ rộng vốn từ về Thể thao; đặt được câu nêu đặc điểm của một dụng cụ thể thao ; đặt thêm câu để hoàn thành được đoạn vǎn nói về lợ i ích của việc luyện tập thể thao.
 - Trao đổi được về những việc cần chuẩn bị để có thể tham gia một cuộc thi đấu thể thao..
2. Phẩm chất
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, yêu trường, yêu lớp
 - Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn
 - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên:
 -Sách tiếng Việt 3, tập 2 , vở bài tập TV 3 , tập 2 
-Tranh ảnh, video clip về một số môn thể thao, hoat động thể thao, dụng cụ thể thao.
2. Học sinh :
 -Sách tiếng Việt 3, tập 2, vở bài tập TV 3 , tập 2 
 -Dụng cụ học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chơi 
c. Cách tiến hành :
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi chuyền điện 
-Nhận xét, động viên , khen ngợi HS 
-Thực hiện: thi kể tên môn và dụng cụ của môn thể thao đó 
-Lắng nghe 
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)
B.4 Hoạt động Luyện từ, luyện câu (20 phút)
1. Hoạt động 1: Luyện từ (5 phút)
a. Mục tiêu: 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
 3.1.Mõ rộng vốn từ Thể thao
1.Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp( SHS trang 63)
 a. Môn thể thao
 b. Dụng cụ thể thao
 c. Hoạt động thể thao
-Gọi HS đọc BT 1	
-GV nhấn mạnh yêu cầu BT 
 (GV có the cho HS quan sát tranh, video clip ve một số hoạt động thể thao như bóng chuyền, cờ vua, thể dục dụng cụ, cầu lông dành cho thiếu nhi)
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức .
-Nhận xét, sửa sai , khen đội thắng cuộc , động viên HS 
 (Ðáp án: a. Môn thể thao: bóng chuyền, cầu lông, cờ vua; b. Dụng cụ thể thao: bàn cờ, quả bóng, vợt; c. Hoạt động thể thao: chuyền bóng, đánh cầu, đấu cờ).
-Xác định yêu cầu của BT 1
-Thảo luận nhóm nhỏ ( 2 phút) 
-Thực hiện : 2 đội , mỗi đội 4 HS 
-HS lớp theo dõi , nhận xét, bổ sung 
-HS đọc lại bài làm đúng 
2. Hoạt động 2: Luyện câu (15 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS đặt câu câu nói về đặc điểm của một dụng cụ thể thao và lợi ích của 
của việc luyện tập thể thao.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại , trực quan, thảo luận nhóm, cá nhân 
c. Cách tiến hành : 
3.2 Đặt câu nói về đặc điểm của một môn thể thao 	
2.Ðặt 1 – 2 câu nói về đặc điểm của một dụng cụ thể thao
-Gọi HS đọc BT 2	
-GV nhấn mạnh yêu cầu BT 
- Cho HS quan sát mẫu (GV có thể gợi ý HS rút ra mẫu câu: Ai (cái gì, con gì) thế nào?; có thể cho HS quan sát tranh ảnh/ vật thật một số dụng cụ thể thao; gợi ý HS quan sát về hình dáng, kích thước, màu sắc và từ ngữ chỉ các đặc điểm về hình dáng, màu sắc, của dụng cụ).
-Gọi HS đặt câu 
-GV hỏi , phân tích cấu tạo câu kiểu Ai thế nào ? 
 + Trong câu : Chiếc vợt cầu lông mới tinh , nói đến cái gì ? (Chiếc vợt cầu lông ); Chiếc vợt cầu lông thế nào ? ( mới tinh)
-GV nêu tiêu chí nhận xét , gọi vài HS trình bày 
- Nhận xét, sửa sai
3. Viết tiếp 3 -4 câu để hoàn thành đoạn văn nói về lợi ích của việc luyện tập thể thao.
-Gọi HS đọc BT 3	
-GV nhấn mạnh yêu cầu BT 
-Cho HS thảo luận nhóm nhỏ nói các lợi ích của việc luyện tập thể thao
-GV gới ý cho HS làm bài cá nhân, viết thêm 3 – 4 câu để hoàn thành đọan vǎn.
-Gọi kiểm tra vài VBT của HS , 
 -GV nêu tiêu chí nhận xét , gọi HS đọc bài
-GV nhận xét , sửa sai 
-Xác định yêu cầu của BT 2
-Quan sát tranh ảnh 
-HS đọc câu mẫu ( SHS) 
 Chiếc vợt cầu lông mới tinh
-HS trả lời 
-HS lớp theo dõi , nhận xét, bổ sung 
-HS thực hiện BT 2 nhóm đôi , ghi Vở bài tập 
-Một vài HS trình bày kết quả trước lớp
-HS lắng nghe và nhận xét , bổ sung 
-Xác định yêu cầu của BT 3
-Thảo luận ( 2 phút) nói các lợi ích của việc luyện tập thể thao
-HS viết bài cá nhân vào vở bài tập 
- Một vài HS đọc đoạn vǎn trước lớp
–HS nghe và nhận xét cho bạn
B. Hoạt động Vận dụng: (5 phút)
a. Mục tiêu: giúp Hs biết chuẩn bị trước khi thi đấu thể thao 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại, thảo luận , các nhân 
c. Cách tiến hành :
C. VẬN DUNG
Em cần chuẩn bị những gì để có thể tham gia một cuộc thi đấu ? 
-Gọi HS đọc BT 3	
-GV nhấn mạnh yêu cầu BT 
- Cho HS quan sát tranh minh hoa, Yêu cầu HS trao đổi nhóm ( 2 phút) 
 (GV khuyến khích HS liên hệ, mở rộng dựa vào hiểu biết của cá nhân).
-GV nêu tiêu chí nhận xét
-Gọi HS trình bày
-Nhận xét
-Xác định yêu cầu 
 - Trao đổi nhóm đôi những việc cần chuẩn bị trước khi tham gia một cuộc thi đấu thể thao.
-Một vài HS trình bày kế quả trước lớp 
- HS nhận xét, bổ sung
* Hoạt động nối tiếp: ( 2 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại, cá nhân 
c.Cách tiến hành : 
- Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình.
-Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS 
- Chuẩn bị: Xem trước bài 2 . Cô gái nhỏ hóa “kình ngư”
-HS tự đánh giá 
-HS lắng nghe 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tu.docx