Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 23, Chủ điểm 11: Niềm vui thể thao - Bài 2: Cô gái nhỏ hóa “kình ngư”

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 23, Chủ điểm 11: Niềm vui thể thao - Bài 2: Cô gái nhỏ hóa “kình ngư”

BÀI 2: Cô gái nhỏ hóa “kình ngư”

( Tiết 1 Đọc )

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1.Năng lực:

a. Năng lực chung:

 - Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia hoạt động nhóm

 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

b. Năng lực đặc thù

 -Chia sẻ được suy nghĩ về một búc tranh; nêu được phỏng đ oán về nội dung bài đọc qua tên bài, khởi động và hình ảnh minh hoạ.

 -Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa ; bước đầu đọc thể hiện giọng đọc văn bản thông tin; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.

 -Hiểu được nội dung bài đọc: Giới thiệu, tự hào với thành tích xuất sắc của đoàn thể thao Việt Nam và của vận động viên bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên tại Ðại hội thể thao Ðông Nam Á lần thứ 30 ở Phi-líp-pin.

 -Luyện đọc lại đoạn : Ðóng góp lớn. đến nhiều Huy chương Vàng nhất của kì Ðại hội.

2. Phẩm chất

 - Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, yêu trường, yêu lớp

 - Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn

 - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân

 

docx 14 trang Đăng Hưng 24/06/2023 1660
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 23, Chủ điểm 11: Niềm vui thể thao - Bài 2: Cô gái nhỏ hóa “kình ngư”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Chủ điểm 11. NIỀM VUI THỂ THAO
BÀI 2: Cô gái nhỏ hóa “kình ngư” 
( Tiết 1 Đọc )
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1.Năng lực: 
a. Năng lực chung: 
 - Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia hoạt động nhóm
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù
 -Chia sẻ được suy nghĩ về một búc tranh; nêu được phỏng đ oán về nội dung bài đọc qua tên bài, khởi động và hình ảnh minh hoạ.
 -Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa ; bước đầu đọc thể hiện giọng đọc văn bản thông tin; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. 
 -Hiểu được nội dung bài đọc: Giới thiệu, tự hào với thành tích xuất sắc của đoàn thể thao Việt Nam và của vận động viên bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên tại Ðại hội thể thao Ðông Nam Á lần thứ 30 ở Phi-líp-pin.
 -Luyện đọc lại đoạn : Ðóng góp lớn... đến nhiều Huy chương Vàng nhất của kì Ðại hội. 
2. Phẩm chất
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, yêu trường, yêu lớp
 - Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn
 - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên:
 -Sách tiếng Việt 3, tập 2 
 -Tranh ảnh, video clip về lễ khai mạc, đoàn thể thao Việt Nam diễu hành, đội tuyển đá bóng nam, VĐV Vương Thị Huyền nhận HCV môn cử tạ, VĐV Ánh Viên tham gia thi đấu tại SEA Games 30, về SEA Games 29, ASIAN Games 29.30 (Nếu có) .
 -Thẻ từ, bảng phụ hoặc máy chiếu ( màn hình tương tác ) ghi các từ khó, câu dài , đọan từ: “Đóng góp lớn nhiều huy chương vàng nhất của kỳ Đại hội”
2. Học sinh :
 -Sách tiếng Việt 3, tập 2
 -Dụng cụ học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm
- c. Cách tiến hành : 
-GV cho HS quan sát tranh khởi động SHS trang 44 
-GV yêu cầu HS thảo luận , chia sẻ suy nghĩ của em về bức tranh 
-GV đặt 1 số câu hỏi gợi ý cho HS suy nghĩ qua hình ảnh về bối cảnh, nhân vật, cảm xúc
-GV chốt lại, giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc : Cô gái nhỏ hóa “kình ngư” 
- HS quan sát tranh, 
-HS thảo luận nhóm đôi 
-HS đọc tên bài đọc 
- HS chia sẻ suy nghĩ của em về bức tranh , nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, khởi động và hình ảnh minh hoạ.
-Nêu lại tựa bài đọc
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (28 phút)
B.1 Hoạt động Đọc (28 phút)
1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)
a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. 
b.Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân (từ khó, câu) , nhóm (đoạn) . 
c.Cách tiến hành : 
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài. (giọng Goi ý: toàn bài thông thả, tự hào; nội dung nói về thành tích của VÐV Nguyễn Thị Ánh Viên đọc với giọng tự hào, trìu mến)
.b. Luyện đọc từ, câu 
-GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu 
 -GV nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai.
- GV yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài, 
-Gạch dưới những âm vần dễ lẫn: Phi-líp-pin, xuất sắc, siêu kình ngư .
c. Luyện đọc đoạn
Chia đoạn: 
-GV hỏi: Bài văn này chia làm mấy đoạn ?
-GV kết luận : Bài văn được chia làm 3 đoạn
Đoạn 1: Tại kì đại hội thể thao ........huy chương đồng .
Đoạn 2 : Đóng góp lớn.....huy chương vàng nhất của kỳ đại hội. 
Đoạn 3 : Trong lễ bế mạc ......Đông Nam Á.
 Luyện đọc câu dài, 
-GV yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn tìm câu văn dài: 
-GV hướng dẫn HS ngắt , nghỉ hơi; bảng phụ ghi câu văn dài 
-GV đọc mẫu ( hoặc HS ) nghe HS đọc và sửa sai 
 Trong lễ bế mạc/, Nguyễn Thị Ánh Viên/ đã được vinh danh/ với giải thưởng dành cho vận động viên nữ xuất sắc nhất/ kì Ðại hội Thể thao lớn nhất Ðông Nam Á.//, 
- Luyện đọc từng đoạn:
-GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn nhóm 3(4’)
-GV tổ chức cho HS đọc tiếp sức 
-GV nêu tiêu chí nhận xét 
-GV nhận xét , sửa sai, động viên, khen ngợi HS
d. Luyện đọc cả bài:
-GV yêu cầu vài HS đọc luân phiên cả bài.
-GV nhận xét , sửa sai, động viên, khen ngợi HS
-HS nghe GV đọcc mẫu 
-HS tập trung lắng nghe
 - HS đọc nối tiếp từng câu trong trước lớp
- HS đọc từ khó
-HS đọc thầm , chia đoạn 
-HS nhận xét, bổ sung 
-Lớp tự đọc nhẫm từng đoạn, nêu và tự ngắt nghỉ hơi câu văn dài
-HS đọc lại cho đúng 
-HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm 3HS 
-Các nhóm đọc trước lớp 
-HS lắng nghe bạn đọc và nhận xét 
-Lớp vỗ tay khen bạn đọc tốt 
-HS lắng nghe bạn đọc và nhận xét
2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (10 phút)
a.Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi , hiểu nội dung bài.
b.Phương pháp,hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp, thảo luận nhóm, cá nhân , 
c.Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc câu hỏi 1 
-GV yêu cầu 1 HS đọc to đoạn 1 , TLCH 1 
 Câu 1 . Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 30 được tổ chức ở đâu ? 
Hỏi : Các em hiểu Ðai hội Thể thao Ðông Nam Á là gì nào? (Ðai hội Thể thao Ðông Nam Á (tên tiếng Anh là SEA Games: sự kiện thể thao tổ chức hai nǎm một lần, vói sự tham gia của các vận động viên từ các nước trong khu vực Ðông Nam Á)
-GV chốt ý câu 2 , gọi HS lặp lại
-Hỏi : Các em hiểu Phi-lip-pin là gì nào?	
-GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 , trả lời câu hỏi 2 
Câu 2 : Đoàn Thể thao Việt Nam đã đạt được những thành tích gì ? 	
-GV chốt ý đúng , gọi HS nêu lại
-GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 , trả lời câu hỏi 3
-GV nêu: Đóng góp lớn trong kì tích của đoàn Thể thao VN chính là “siêu kình ngư” Nguyễn Thị Ánh Viên .
 - Hỏi : Các em hiểu kì tích là gì ? “siêu kình ngư” là gì ? (SHS) 
Câu 3: Nguyễn Thị Ánh Viên đã đóng góp gì cho bảng thành tích của Việt Nam ?
-GV chốt ý đúng , gọi HS nêu lại 
-GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm đôi ( 3 phút) để trả lời câu hỏi 4, câu hỏi 5 
-Gọi Hs trình bày : 
 Câu 4: Người viết bản tin đã gọi Ánh Viên bằng từ ngữ nào ? Vì sao? 
 ->GV chốt ý đúng , gọi HS nêu lại
 Hỏi : Em hiểu tiểu tiên cá nghĩa là gì ? 
 (nàng tiên cá nhỏ),...
-GV đọc đoạn 3 , hỏi : Em hiểu vinh danh nghĩa là gì ? 
(tôn vinh tên tuổi, công lao của một cá nhân hoặc một tập thể),
 Câu 5: Em suy nghĩ gì sau khi đọc bản tin ? 
 --à GV chốt ý đúng , gọi HS nêu lại
-Gọi 1HS đọc cả bài 
-GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc
-GV kêt luận nội dung bài đọc, gọi HS đọc lại 
-G V gọi HS nêu ý kiến , tự liên hệ bản thân
+ Đọc qua bài này bản thân em suy nghĩ gì ?
-GV liên hệ giáo dục HS 	
-HS đọc từng đoạn , trả lời các câu hỏi 
-1 HS đọc to đọan 1 
 1. Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 30 được tổ chức ở Phi-lip-pin
2. Đoàn Thể thao Việt Nam đã đạt được những thành tích xuất sắc, giành vị trí thứ hai với 98 huy chương vàng , 85 huy chương bạc, và 105 huy chương đồng 
-HS trả lời
3.Nguyễn Thị Ánh Viên đã đóng góp cho bảng thành tích của Việt Nam là đã đoạt 6 huy chương vàng, hai huy chương bạc , trở thành VĐV nữ giành nhiều huy chương vàng nhất của kì Đại hội 
-HS trao đổi nhóm đôi , trình bày trước lớp 
-HS nhận xét, bổ sung 
4.Người việt dã gọi Nguyễn Thị Ánh Viên bằng các từ ngữ “siêu kình ngư”, ““tiểu tiên cá” người Cần Thơ” vì tài bơi lội của nữ VÐV trẻ tuổi, quê Cần Thơ.
-HS trả lời 
-1 HS đọc câu hỏi 5, HS trả lời 
5. Gợi ý : Em rất tự hào về thành tích của nữ VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên 
(tn hào, yêu thích, mong muon trở thành vận động viên, ).
-1 HS đọc cả bài , lớp đọc thầm , suy nghĩ nêu lên nội dung bài đọc 
-HS trả lời, nhận xét, bổ sung 
- Vài HS đọc nội dung bài : 
 Giới thiệu, tự hào với thành tích xuất sắc củaa đoàn thể thao Việt Nam và của vận động viên bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên tại Ðại hội thể thao Ðông Phi-líp-pin.
-HS liên hệ bản thân 
3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (6 phút)
a.Mục tiêu: Giúp học sinh diễn cảm bài đọc 
b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
-Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài, xác định giọng đọc: thông thả, tự hào; nội dung nói về thành tích của VÐV Nguyễn Thị Ánh Viên đọc với giọng tự hào, trìu mến)
-GV chốt giọng đọc và 1 số từ ngữ cần nhấn giọng: kì tích, siêu kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên, sáu HCV, hai HCB, giành nhiều HCV nhất .. 
-Giáo viên đọc mẫu lại đoạn từ “Đóng góp lớn nhiều huy chương vàng nhất của kỳ đại hội”
-Hướng dẫn học sinh luyện đọc nhóm đôi, trước lớp
-GV nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm , giọng đọc của học sinh.
-Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp
 -GV nêu tiêu chí nhận xét, gọi HS nhận xét 
- HS nhắc lại nội dung bài. 
-HS nêu giọng đọc từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
-HS nghe GV đọc 
- HS luyện đọc trong nhóm đôi, đọc trước lớp 
.
-HS đọc/ thi đọc trước lớp 
- HS khá giỏi đọc cả bài
* Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại , hỏi đáp , cá nhân
c. Cách tiến hành :
-Hỏi nội dung bài đọc , giáo dục HS 
- Chuẩn bị: Tập viết chữ hoa 
-HS nêu nội dung bài tập đọc 
-HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
.
TUẦN 23	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Chủ điểm 11. NIỀM VUI THỂ THAO
BÀI 2: Cô gái nhỏ hóa “kình ngư” 
(Tiết 2 Nói và nghe )	
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 a. Năng lực chung: 
 - Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia hoạt động nhóm
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù
 -Ðóng vai, nói và đáp được lời chúc mừng của các vận động viên trong đoàn thể thao Việt Nam với vận động viên Ánh Viên
 -Nói về một dụng cụ luyện tập thể thao	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên:
 -Sách tiếng Việt 3, tập 2 
 -Tranh ảnh, video clip về lễ khai mạc, đoàn thể thao Việt Nam diễu hành, đội tuyển đá bóng nam, VĐV Vương Thị Huyền nhận HCV môn cử tạ, VĐV Ánh Viên tham gia thi đấu tại SEA Games 30, về SEA Games 29, ASIAN Games 29.30 (Nếu có) 
 - Tranh ảnh về một số trò chơi vận động, về một số dụng cụ thể thao ( hoặc vật thật) .
 -Thẻ từ, bảng phụ hoặc máy chiếu ( màn hình tương tác ) 
2. Học sinh :
 -Sách tiếng Việt 3, tập 2
 -Dụng cụ học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Kể được tên một số trò chơi vận động và nói được cảm xúc khi tham gia các trò chơi.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chơi truyền điện 
Cách tiến hành: 
-GV yêu cầu HS kể được tên một số trò chơi vận động. Khi tham gia trò chơi đó em cảm thấy thế nào ?
-Gv giảng giải, giới thiệu bài, ghi tựa , gọi Hs đọc lại tựa bài 
-HS thi kể tên trò chơi vận đọc
-Vài HS trả lời 
-HS nêu tựa bài 
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (28 phút)
B.4 Hoạt động Nói và nghe (2 8 phút)
a. Mục tiêu: 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
Cách tiến hành: 
1..Ðóng vai, nói và đáp lời chúc mừng
-GV gọi HS đọc 
-GV nhấn mạnh YC , hướng dẫn : 
-GV yêu cầu HS HS thảo luận trong nhóm đôi : Ðóng vai, nói và đáp lời chúc mừng của các vận động viên trong đoàn thể thao Việt Nam với vận động viên Ánh Viên.
- GV gọi vài nhóm HS trình bày trước lóp.
- GV nêu tiêu chí nhận xét 
- GV nhận xét.
2.Nói và nghe
2.1.Ðọc lời các nhân vật và trã lời câu hõi
-GV gọi HS đọc BT 1 
-GV nhấn mạnh yêu cầu, gợi ý :
+ Tranh có mấy nhân vật?
+ Các nhân vật đang làm gì?
-GV tổ chức HS đọc lời các nhân vật trong tranh ( phân vai) và tra lời câu hỏi trong nhóm đôi (3-5 phút) 
-GV nêu tiêu chí nhận xét 
-Gọi HS trình bày trước lớp , Nhận xét, khen HS
- GV nêu câu hỏi , gọi HS trả lời 
+ Hai bố con trao đổi về điều gì?
+ Câu nào thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ?
-GV có thể rút ra một vài lưu ý về cách nói về một dụng cụ thể thao (tên dụng cụ , tên môn thể thao , đặc điểm của dụng cụ , ).
2.2.Nói về một dụng cụ luyện tập thể thao
-G gọi HS đọc yêu cầu BT 2, quan sát các gợi ý.
-GV tổ chức HS thảo luận nhóm đôi, nói về dụn
luyện tập thể thao dựa vào một vài câu hỏi gợi ý của GV:
+ Tên của dụng cụ em muốn nói đến là gì?
 + Dụng cụ đó sử dụng cho môn thể thao nào?
 + Dụng cụ đó có đặc điểm gì?
 + Cách sử dụng dụng cụ đó thế nào?
 + 
-GV nêu tiêu chí nhận xét 
-Gọi HS trình bày trước lớp , Nhận xét, khen HS 
.
-HS đọc yêu cầu 
-HS xác định yêu cầu 
-HS thảo luận nhóm đôi ( 3 phút) 
-Một vài nhóm HS trình bày trước 
lớp
-HS nghe và nhận xét.
-HS đọc và xác định yêu cầu BT 1
-HS trả lời
Ví dụ:
+ Tranh có 2 nhân vật là người bố, bạn nhỏ
+ Các nhân vật đang trò chuyện kể về quả bóng đẹp , và kể về đặc điểm cùa bóng 
-HS phân vai đọc lời các nhân vật trong tranh , trả lời câu hỏi trong nhóm đôi
-Một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp
-HS lắng nghe và nhận xét, bổ sung
Ví dụ: 
+Hai bố con trao đổi về : Quả bóng mới 
+ Câu nói thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ là : Thật tuyệt bố ạ! Da của nó mềm, màu sắc lại đẹp.
-HS đọc yêu cầu BT 2, quan sát các gợi ý.
-HS thảo luận nhóm đôi (3phút )
- Một vài nhóm HS trình bày kết quả HS lắng nghe và nhận xét, bổ sung
Ví dụ: 
 +Tên của dụng cụ em muốn nói đến là quả bóng 
 + Dụng cụ đó sử dụng cho môn thể thao là dùng chân đá mạnh banh về đánh banh, bóng chuyền, bóng rổ, 
+ Dụng cụ đó có đặc điểm là hình cầu , có nhiều mau , làm bằng nhựa, 
 + Cách sử dụng dụng cụ đó là dùng chân đá mạnh bóng về khung thành, dùng tay chuyền bóng vào lưới, vào lỗ, dúng 2 tay đánh bóng qua lưới 
* Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại , hỏi đáp , cá nhân
c. Cách tiến hành :
- Gọi kiểm tra vài bài HS 
- Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết. 
- Chuẩn bị bài tiết sau
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................
............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TUẦN 23	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Chủ điểm 11. NIỀM VUI THỂ THAO
BÀI 2: Cô gái nhỏ hóa “kình ngư”
(Tiết 3 Viết sáng tạo )
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 a. Năng lực chung: 
 - Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia hoạt động nhóm
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù
 -Nhận diện được cấu trúc đoạn văn thuật lại việc đã tham gia , lập được dàn ý cho đoạn văn thuật lại một trận thi đấu hoặc buổi tập luyện thể thao.
 -Tìm ý cho đoạn vǎn thuật lại một việc đã chứng kiến hoặc tham gia
các trò chơi.
2. Phẩm chất
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, yêu trường, yêu lớp
 - Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn
 - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên:
 -Sách tiếng Việt 3, tập 2 
-Tranh ảnh, video clip về lễ khai mạc, đoàn thể thao Việt Nam diễu hành, đội tuyển đá bóng nam, VĐV Vương Thị Huyền nhận HCV môn cử tạ, VĐV Ánh Viên tham gia thi đấu tại SEA Games 30, về SEA Games 29, ASIAN Games 29.30 (Nếu có) .-Tranh ảnh , video clip về 1 số trò chơi kéo co , bóng chuyền .
 -Thẻ từ, bảng phụ hoặc máy chiếu ( màn hình tương tác ) 
2. Học sinh :
 -Sách tiếng Việt 3, tập 2
 -Dụng cụ học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: quan sát, thảo luận nhóm nhỏ , cá nhân 
c. Cách tiến hành: 
-GV cho HS xem Tranh ảnh , video clip về 1 số trò chơi kéo co , bóng chuyền .
-HS q/sát , nêu tên trò chơi, dụng cụ trò chơi, ích lợi . trò chơi đó 
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (28 phút)
B.5 Hoạt động Viết sáng tạo 28phút)
a. Mục tiêu: Nhận diện thể loại vǎn thuật lại một việc đã chứng kiến hoặc t/gia
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại, vấn đáp, nhóm , cá nhân
c. Cách tiến hành 
3.Viết sáng tao
3.1.Nhận diện thể loại vǎn thuật lại một việc đã chứng kiến hoặc tham gia
-Gọi HS đọc BT 
-GV nhấn mạnh yêu cầu, hướng dẫn 
-GV gọi HS đọc to đoạn văn 
 Đọc đọan vǎn và trả lời câu hỏi gợi ý:
+ Các ban thi đấu môn thể thao gì?
+ Hiệu lệnh nào cho biết cuộc thi bắt đầu thế nào?
+ Diễn biến cuộc thi có gì thú vị?
+ Cuộc thi kết thúc ra sao?
3,2 Tìm ý cho đoạn vǎn thuật lại một việc đã chứng kiến hoặc tham gia
- GV tổ chức cho HS thảo luận tìm dàn ý đoạn vǎn về một trận thyi đấu hoặc một buổi luyện tập thể thao (hoặc bằng sơ đồ tư duy dạng đơn giản), dựa trên cơ sở bài đọc và những gợi ý trong SHS: 
Tên môn thể thao 
 Những ai tham gia hoặc em th/ gia với 
ai 
 3.Diễn biến (Ngay sau tiếng còi..., lúc đầu..., hơn một phút sau ) -> (– GV có thể hướng dẫn HS cách nêu chi tiết thú vị trong diễn biến cuộc thi) 
 4. Kết thúc cuộc thi (GV có thể khuyến khích HS trình bày dàn ý dưới dạng sơ đồ tư duy, hướng dẫn HS sử dụng các từ ngữ chỉ trình tự gần với sơ đồ như bắt đầu, tiếp theo, sau đó, kết thúc, )
-GV nêu t/chí, gọi một vài nhóm HS trình bày kểt quả trước lớp.
-GV nghe và GV nhận xét về nội dung thực hành 
-GV nêu tiêu chí và gọi một vài HS chia sẻ kết quả trước lớp, có thể dựa trên sơ đồ tư duy vừa thực hiện.
- GV nhận xét , chỉnh sửa cho HS 
B.6 Hoạt động Vận dụng : ( 10 phút)
C. Vận dụng 
- GV gọi HS đọc và HS xác định yêu cầu của hoat động vận dụng: Chơi trò chơi Em là vận động viên.
-GV nhấn mạnh YC, tổ chức trò chơi
-GV gọi HS đọc yêu cầu thứ nhất
-GV gọi vài nhóm HS trình bày kết quả
-GV gọi HS đọc yêu cầu thứ hai: Nói về cảm xúc cúa em khi tham gia trò chơi.
-HS trao đổi trong nhóm đôi chia sẻ cảm xúc của em khi tham gia trò chơi .
(Ví dụ: vui, hào hứng, hồi hộp, mừng rỡ,), 
 -GV nhận xét kết quả thực hành.
- 1HS đọc BT 
-HS xác định yêu cầu,
- HS đọc to đoạn văn 
 và trả lời câu hỏi 
+ Các bạn thi đấu môn thể thao là kéo co 
+ Hiệu lệnh cho biết cuộc thi bắt là : ngay sau tiếng còi , , cuộc thi kéo co giữa lớp tôi và lớp 3C bắt đầu 
+ Diễn biến cuộc thi thú vị là Lúc đầu sợi dây gần như không nhúc nhích. Mồ hôi chúng tôi túa ra, mặt đỏ lên dưới ánh nắng. Trong tiếng trống và tiếng hò reo cổ vũ, sợi dây khi thì phích qua trái, khi thì phích qua phải . Hơn một phút sau, sợi dây phích dần về phía lớp tôi. Cả đội cùng nổ lực kéo đội bạn qua vạch tranh giới để giàng chiến thắng.
+ Cuộc thi kết thúc 
-HS thảo luận nhóm đôi lập dàn ý đoạn vǎn( hoặc bằng sơ đồ tư duy dạng đơn giản, )
-Một vài HS chia sẻ kết quả trước lớp, có thể đưa trên sơ đồ tư duy vừa thực hiện
-HS nhận xét về nội dung bài bạn trình bày 
-HS nghe bạn và GV nhận xét về nội dung thực hành.
-1 HS đọc yêu cầu 
-HS đọc yêu cầu thứ nhất: Kể tên một số trò chơi vận động trong giờ Giáo dục thể chất
-HS trao đổi trong nhóm đôi theo kĩ thuật Truyền điện (Ví dụ: Lǎn bóng; Chạy nhanh theo số; Nhảy đúng, nhảy nhanh; Chuyền bóng về nhà; Tìm người chỉ huy; Cùng nhau vượt chướng ngai vật; ).
-HS đọc yêu cầu thứ hai: Nói về cảm xúc cúa em khi tham gia trò chơi.
-HS trao đổi trong nhóm đôi chia sẻ cảm xúc của em khi tham gia trò chơi 
(ví dụ:
vui, hào húng, hồi hộp, mừng rỡ,).
-HS nghe, nhận xét, bổ sung 
* Hoạt động nối tiếp: (2phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, cá nhân 
c. Cách tiến hành 
- Gv gọi kiểm 1 số vở HS , nhận xét 
-GV .nhận xét một số bài viết.
- Chuẩn bị bài tiết sau 
-HS lắng nghe, và làm theo 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_ho.docx