Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 21, Chủ điểm 10: Nghệ sĩ tí hon - Bài 1: Từ bản nhạc bị đánh rơi (Tiết 4)

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 21, Chủ điểm 10: Nghệ sĩ tí hon - Bài 1: Từ bản nhạc bị đánh rơi (Tiết 4)

BÀI 1: TỪ BẢN NHẠC BỊ ĐÁNH RƠI (Tiết 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Tìm được từ ngữ chỉ về Nghệ thuật.

- Đặt được câu về hoạt động nghệ thuật.

- Mở rộng câu Để làm gì?

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời các câu hỏi. Làm được các bài tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia trong nhóm.

3. Phẩm chất.

 Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; bước đầu cảm nhận được giá trị tinh thần mà các môn nghệ thuật mang lại cho cuộc sống, khơi gợi cảm xúc tích cực với các môn nghệ thuật, với những nghệ nhân, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vự nghệ thuật và trong cuộc sống. Từ đó các em có ý thức hơn việc học và tìm hiểu các môn nghệ thuật, trân trọng và sử dụng có hiệu quả các sản phẩm nghệ thuật, làm phong phú đời sống tinh thần của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

docx 4 trang Đăng Hưng 24/06/2023 1330
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 21, Chủ điểm 10: Nghệ sĩ tí hon - Bài 1: Từ bản nhạc bị đánh rơi (Tiết 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
CHỦ ĐIỂM 10: NGHỆ SĨ TÍ HON
BÀI 1: TỪ BẢN NHẠC BỊ ĐÁNH RƠI (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Tìm được từ ngữ chỉ về Nghệ thuật.
- Đặt được câu về hoạt động nghệ thuật.
- Mở rộng câu Để làm gì?
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời các câu hỏi. Làm được các bài tập 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia trong nhóm.
3. Phẩm chất.
 Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; bước đầu cảm nhận được giá trị tinh thần mà các môn nghệ thuật mang lại cho cuộc sống, khơi gợi cảm xúc tích cực với các môn nghệ thuật, với những nghệ nhân, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vự nghệ thuật và trong cuộc sống. Từ đó các em có ý thức hơn việc học và tìm hiểu các môn nghệ thuật, trân trọng và sử dụng có hiệu quả các sản phẩm nghệ thuật, làm phong phú đời sống tinh thần của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: thẻ từ ghi sẵn một số từ ngữ cho bài tập LTVC.
- HS: SGK, vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- GV cho HS hát múa.
- GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới.
- HS cả lớp hát múa.
- HS lắng nghe.
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút)
B.4 Hoạt động Mở rộng vốn từ Nghệ thuật (... phút)
1. Hoạt động 1: Luyện từ (10 phút)
a. Mục tiêu: Tìm được từ ngữ về Nghệ thuật.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
* Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 1, đọc các từ ngữ trên các thẻ từ.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm từ ngữ chỉ sự vật theo yêu cầu BT.
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
* Bài 2:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và từ ngữ gợi ý, tìm từ ngữ phù hợp trong nhóm bốn bằng kĩ thuật Khăn trải bàn.
- GV gọi 1 – 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 1: Em đọc ba nhóm trên và xếp các từ ngữ trên vào nhóm thích hợp. Đọc các từ ngữ trên các thẻ từ.
- HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành BT:
a. Chỉ môn nghệ thuật: mĩ thuật, khiêu vũ thể thao, âm nhạc.
b. Chỉ dụng cụ khi tham gia hoạt động nghệ thuật: trống, đàn, máy quay phim, trang phục, giá vẽ.
c. Chỉ cảm xúc khi tham gia hoạt động nghệ thuật: Say mê, vui vẻ, hào hứng.
- Một số tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2: Em đọc nghề nghiệp của từng người trong tranh và nêu một hoạt động nổi bật của mỗi người.
- HS thảo luận nhóm bốn.
+ Ca hát - ca sĩ
+ Vẽ - họa sĩ
+ Đàn - nhạc công
+ Múa - diễn viên múa
+ Quay phim - người quay phim
+ Chạm trổ - nhà điêu khắc. 
- 1 – 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
2. Hoạt động 2: Luyện câu ( 12 phút)
a. Mục tiêu: đặt được câu về hoạt động nghệ thuật.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3. 
- GV yêu cầu HS đặt câu hỏi trong nhóm nhỏ, khuyến khích đặt 2 – 3 câu có kết nối về ý tưởng.
- GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV yêu cầu HS viết vào VBT 2 – 3 câu vừa đặt.
- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Sử dụng các từ ngữ em đã tìm được ở bài tập 2, đặt câu nói về hoạt động nghệ thuật.
- HS hoạt động nhóm nhỏ, hoàn thành BT.
+ Diễn viên múa đang hăng say tập luyện.
+ Người quay phim đang vất vả để quay được những cảnh phim đẹp.
- HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS viết vào VBT 2 – 3 câu vừa đặt.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
3. Hoạt động 3: Mở rộng câu Để làm gì? ( phút)
a. Mục tiêu: HS đặt câu có sử dụng từ ngữ ở bài tập 3. Tìm câu hỏi và từ ngữ dùng để hỏi.
b. Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4. 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- GV gọi 1 – 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
- GV: từ ngữ chỉ mục đích có thể đứng đầu hoặc đứng cuối câu, thường có từ để/ nhằm đứng trước.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Mỗi bộ phận in đậm thay thế cho bộ phận để làm gì? Em hãy đặt câu hỏi cho từ ngữ được in đậm. 
- HS thảo luận.
a. Mô-da nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc để làm gì?
b. Những người thợ đã miệt mài làm việc để làm gì?
c. Nhiều người đến đây để làm gì?
- 1 – 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
C. Hoạt động Vận dụng: ( 5 phút)
a. Mục tiêu: Giới thiệu về một bài hát đã học trong giờ Âm nhạc mà em thích.
b. Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của hoạt động. 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ: Từng bạn nêu tên bài hát, tên nhạc sĩ sáng tác, nội dung bài hát, lí do mình thích và có thể hát 1 – 2 câu trong bài.
- GV mời vài nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV cho HS bình chọn nhóm Người hâm mộ đáng yêu, nêu lí do em bình chọn.
- GV mời 1 vài HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc sau khi thực hiện hoạt động.
- GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt động: Giới thiệu về một bài hát đã học trong giờ Âm nhạc mà em thích.
- HS giới thiệu trong nhóm nhỏ: 
Em chọn bài hát mình đã học trong giờ Âm nhạc và giới thiệu về tên bài hát, người sáng tác, nội dung bài hát. 
Em đọc bài hát “Cánh đồng tuổi thơ” do nhạc sĩ Lư Nhất Văn sáng tác, viết lời bởi nhạc sĩ Lê Giang. Bài hát vẽ lên một bức tranh cánh đồng làng quê thật đẹp và thanh bình. Qua đó, em còn cảm nhận được tình yêu quê hương sâu sắc của bạn nhỏ trong bài hát.
- HS mỗi nhóm chọn một bài để giới thiệu và có thể biểu diễn trước lớp sau khi giới thiệu trong nhóm.
- HS bình chọn. 
- 1 vài HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_ho.docx