Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ I - Tuần 3, Bài 2: Đọc: Bản tin ngày hội nghệ sĩ nhí

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ I - Tuần 3, Bài 2: Đọc: Bản tin ngày hội nghệ sĩ nhí

BÀI: ĐỌC: BẢN TIN NGÀY HỘI NGHỆ SĨ NHÍ (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Kể được tên một số câu lạc bộ dành cho thiếu nhi ở trường hoặc địa phương em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và hình ảnh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu thể hiện đúng giọng đọc văn bản thông tin; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Ban tổ chức Ngày hội Nghệ sĩ nhí của Trường Tiểu học Mùa Xuân đã viết bản tin về lễ ra mắt các câu lạc bộ của trường với nội dung hấp dẫn, hình thức sinh động.

- Chia sẻ được với bạn về một bản tin em đã đọc, nghe hoặc xem.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 14 trang Đăng Hưng 24/06/2023 2330
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ I - Tuần 3, Bài 2: Đọc: Bản tin ngày hội nghệ sĩ nhí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
BÀI: ĐỌC: BẢN TIN NGÀY HỘI NGHỆ SĨ NHÍ (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Kể được tên một số câu lạc bộ dành cho thiếu nhi ở trường hoặc địa phương em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và hình ảnh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu thể hiện đúng giọng đọc văn bản thông tin; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Ban tổ chức Ngày hội Nghệ sĩ nhí của Trường Tiểu học Mùa Xuân đã viết bản tin về lễ ra mắt các câu lạc bộ của trường với nội dung hấp dẫn, hình thức sinh động.
- Chia sẻ được với bạn về một bản tin em đã đọc, nghe hoặc xem.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Tranh ảnh, video clip một số hoạt động của câu lạc bộ dành cho thiếu nhi ở trường hoặc ở địa phương.
- Một số bài viết hoặc bản tin ngắn trên các phương tiện thông tin (báo giấy, tạp chí, tivi, đài phát thanh, ).
- Một số hình ảnh học sinh tham gia các nhiệm vụ học tập, hoạt động, công trình măng non của lớp.
- HS: Sách, vở bài tập, bảng con, bút màu 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
* Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát.
* Hình thức: Cá nhân, nhóm đôi, lớp
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi kể với bạn tên một số câu lạc bộ dành cho thiếu nhi ở trường hoặc địa phương em. HS có thể nói thêm về lịch hoạt động, ích lợi, ... của câu lạc bộ.
- Gọi HS đọc tên bài, phỏng đoán nội dung bản tin.
- GV giới thiệu bài mới, quan sát giáo viên ghi tên bài đọc: Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí.
- Câu lạc bộ mĩ thuật, câu lạc bộ nhảy, câu lạc bộ kịch, câu lạc bộ sách, .
- HS đọc tên bài, phỏng đoán nội dung.
- HS lắng nghe.
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (28 phút)
B.1 Hoạt động Đọc (... phút)
1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. 
* Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát.
* Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng: tên các câu lạc bộ, số lượng học sinh tham gia, tên tiết mục, , giáo viên đọc phần giới thiệu về hoạt động của các câu lạc bộ theo thứ tự đã đánh dấu và đọc từ trên xuống, đọc tên câu lạc bộ -> hoạt động.
b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ
- Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu.
- Luyện đọc một số từ ngữ khó: diễn viên, họa sĩ,....
- Giải nghĩa từ: hoạt cảnh 
c. Luyện đọc đoạn
- Chia đoạn: 3 đoạn
Đoạn 1: từ đầu.... sáng tạo:
Đoạn 2: các hoạt động của câu lạc bộ.
Đoạn 3: phần còn lại.
- Luyện đọc câu dài:
Ngày hội / đã thu hút hơn 300 học sinh /và phụ huynh tham gia / với nhiều hoạt động nghệ thuật sáng tạo://
Ngày hội / kết thúc trong cảm xúc đẹp / của phụ huynh và học sinh toàn trường.//
- Luyện đọc từng đoạn:
Tổ chức cho HS đọc nhóm 4, mỗi bạn 1 đoạn.
d. Luyện đọc cả bài:
- Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp trong nhóm đôi.
- HS luyện đọc: cá nhân-lớp
- hoạt cảnh: cảnh diễn bằng người đứng yên trên sân khấu để tượng trưng một sự việc 
- HS luyện đọc ngắt nghỉ câu văn dài.
- HS luyện đọc nhóm từng đoạn.
- HS đọc luân phiên cả bài.
- 1 HS đọc
2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút)
* Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi phần Cùng tìm hiểu SHS; nêu được nội dung bài học, liên hệ bản thân.
* Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát.
* Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm đôi để trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:
Câu 1: Các câu lạc bộ của Trường Tiểu học Mùa Xuân tổ chức hoạt động gì trong tháng 9?
+ Cho HS đọc thông tin đoạn văn đầu tiên để biết các câu lạc bộ của Trường Tiểu học Mùa Xuân tổ chức hoạt động gì trong tháng 9.
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:
Câu 2: Những ai tham gia ngày hội?
+ Cho HS đọc thông tin đoạn văn đầu tiên để biết những ai tham gia ngày hội.
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3:
Câu 3: Mỗi câu lạc bộ tổ chức hoạt động gì?
+ HS đọc nội dung hoạt động của từng câu lạc bộ để xem mỗi câu lạc bộ tổ chức hoạt động gì.
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4:
Câu 4: Em thích hoạt động của câu lạc bộ nào nhất? Vì sao?
+ GV hướng dẫn HS suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của riêng mình.
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
Câu 5: Tìm từ ngữ phù hợp để nhận xét Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí về: Thông tin, cách trình bày.
+ GV hd HS hãy xem thông tin trên bản tin như thế nào và cách trình bày bản tin ra sao?
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài đọc Cậu học sinh mới có nội dung gì? 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS đọc câu hỏi
- HS đọc
- Câu 1: Ngày 23 tháng 9 năm 2022, các câu lạc bộ của Trường Tiểu học Mùa Xuân đã tổ chức ra mắt trước toàn trường.
- HS đọc
- HS đọc 
- Câu 2: Hơn 300 học sinh và phụ huynh tham gia ngày hội.
- HS đọc
- HS đọc
- Câu 3:
- Câu lạc bộ Dẫn chương trình: 26 học sinh thử tài dẫn chương trình
- Câu lạc bộ Nhà văn nhí: 18 học sinh tham gia sáng tác thơ, truyện
- Câu lạc bộ Ca sĩ nhí: 30 học sinh tham gia thi hát
- Câu lạc bộ Diễn viên nhí: 15 học sinh diễn hoạt cảnh
- Câu lạc bộ Hoạ sĩ nhí: 23 học sinh thi vẽ bìa sách.
- HS đọc
- HS: Em thích hoạt động của câu lạc bộ Nhà văn nhí nhất. Vì em cảm thấy rất thích thú trong việc sáng tác thơ, truyện và em mong ước lớn lên sẽ trở thành một nhà văn.
- HS đọc
- Câu 5:Thông tin: rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn.
Cách trình bày: đẹp mắt, sinh động, hấp dẫn.
Nội dung bài đọc: Ban tổ chức Ngày hội Nghệ sĩ nhí của Trường Tiểu học Mùa Xuân đã viết bản tin về lễ ra mắt các câu lạc bộ của trường với nội dung hấp dẫn, hình thức sinh động.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (15 phút)
* Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc toàn bài; HS luyện đọc lại đoạn thông tin về hoạt động của 3-4 câu lạc bộ em thích.
* Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát.
* Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
- GV yêu cầu HS nhắc lại, xác định được giọng đọc toàn bài. 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài. 
- HS nghe GV đọc mẫu đoạn thông tin về hoạt động của câu lạc bộ.
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- 2-3 nhóm HS đọc trước lớp.
- HS khá giỏi đọc cả bài.
- Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng: tên các câu lạc bộ, số lượng học sinh tham gia, tên tiết mục, , giáo viên đọc phần giới thiệu về hoạt động của các câu lạc bộ theo thứ tự đã đánh dấu và đọc từ trên xuống, đọc tên câu lạc bộ -> hoạt động.
Nội dung bài đọc: Ban tổ chức Ngày hội Nghệ sĩ nhí của Trường Tiểu học Mùa Xuân đã viết bản tin về lễ ra mắt các câu lạc bộ của trường với nội dung hấp dẫn, hình thức sinh động.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc.
- 2, 3 nhóm đọc
- 1 HS đọc.
* Chia sẻ với bạn về một bản tin em đã đọc, nghe hoặc xem (5 phút)
* Mục tiêu: HS đọc 1 bản tin đã đọc, nghe hoặc xem và chia sẻ với bạn.
* Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát.
* Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
- Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập.
- Y/c HS chia sẻ trong nhóm đôi một bản tin em đã được đọc, nghe hoặc xem (có thể mang bản tin hoặc nội dung ghi chép sau khi xem hoặc nghe bản tin tới lớp). Học sinh có thể chia sẻ về :
- Tên bảng tin
- Tên phóng viên
- Nội dung chính của bản tin
- Thông tin bản tin
- Cách trình bày bản tin (nếu có)
- Cho HS chia sẻ bản tin bằng kĩ thuật Phòng tranh.
- Gọi một vài HS có thể chia sẻ cảm xúc hoặc những điều thú vị, ấn tượng về một bản tin của bạn trong nhóm hoặc trước lớp.
- Gọi HS nhận xét 
- GV nhận xét.
- HS nêu.
- HS làm theo yêu cầu GV.
- HS
Sáng hôm qua, tớ đã đọc Bản tin cuối tuần của phóng viên Sơn Ca. Bản tin thông báo về cuộc thi hát ở trang trại Lúa Mì vào 8 giờ tối Chủ nhật. Cuộc thi đã thu hút hơn 50 ca sĩ đến từ Vương quốc Nắng Hồng. Chung cuộc, ca sĩ Hoạ Mi đã đoạt giải quán quân. Cách trình bày bản tin sinh động, còn có cả hình ảnh cuộc thi.
Sáng nay tớ đã nghe bản tin hàng ngày được thông báo trên loa phường. Bản tin đã thông báo: sáng nay, tại đường San Hô, học sinh các trường tiểu học toàn thị xã Đại Dương Xanh đã tham gia Ngày hội đi bộ vì môi trường... Ngày hội đã thu hút sự quan tâm của đông đảo phụ huynh và học sinh.
Tối hôm qua, tớ đã xem bản tin chương trình Cặp lá yêu thương trên tivi. Bản tin thông báo là Chương trình Cặp lá yêu thương đã trao tặng quần áo, sách vở,... cho 50 em học sinh vùng lũ. Những món quà nhỏ đã giúp các em bớt khó khăn trước thềm năm học mới.
* Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
* Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
* Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp 
* Hình thức: Cả lớp
- Nêu lại nội dung bài học
- Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học
- Chuẩn bị tiết sau
- HS nêu.
- HS làm theo yêu cầu GV.
- HS chuẩn bị.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
BÀI: BẢN TIN NGÀY HỘI NGHỆ SĨ NHÍ (Tiết 2)
Nói và nghe: Họp nhóm, tổ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
Bước đầu biết cách tổ chức và tham gia cuộc họp nhóm để bàn về việc thực hiện một nhiệm vụ giờ lớp phân công. 
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- HS: Sách, vở bài tập, bảng con, bút màu 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (3 phút)
* Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp
GV cho HS bắt bài hát
HS hát
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)
B.4 Hoạt động Nói và nghe (... phút)
* Mục tiêu: HS biết cách tổ chức và tham gia cuộc họp nhóm để bàn về việc thực hiện một nhiệm vụ giờ lớp phân công
* Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát.
* Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT và phân tích gợi ý :
- Tên nhiệm vụ được phân công là gì?
- Thời gian thực hiện từ ngày . đến ngày 
- Em phân công nhiệm vụ của từng bạn là gì?
- Kết quả mong đợi của nhiệm vụ.
- Một nhóm HS làm mẫu theo kĩ thuật Bể cá để các nhóm nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Y/c HS tổ chức họp nhóm, có thư kí ghi lại nội dung.
- 2, 3 nhóm HS chia sẻ lại kết quả trước lớp.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS đọc
- 1 nhóm thực hiện mẫu
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ:
Nhóm em đã họp bàn về nhiệm vụ chuẩn bị tiết mục văn nghệ cho giờ sinh hoạt lớp tuần sau. Thời gian cho nhiệm vụ của chúng em là từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 30 tháng 10. Nhóm đã thống nhất bài hát và phân cho bạn Hà là người hát, em cùng bạn An, bạn Mai múa phụ họa. Chúng em mong đợi sẽ có một bài hát múa thật hay cho giờ sinh hoạt lớp tuần tới.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
* Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
* Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
* Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp 
* Hình thức: Cả lớp
- Nêu lại nội dung bài học
- Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học
- Chuẩn bị tiết sau
- HS nêu.
- HS làm theo yêu cầu GV.
- HS chuẩn bị.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
BÀI: BẢN TIN NGÀY HỘI NGHỆ SĨ NHÍ (Tiết 3)
Viết sáng tạo: Viết thông báo
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Nhận diện và viết được thông báo ngắn.
- Xoay Cây văn nghệ để chọn và nói được câu về hoạt động của câu lạc bộ đã chọn hoặc câu lạc bộ em thích.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
+ Hình ảnh thông báo phóng to.
+ Mô hình hoặc powerpoint trình chiếu Cây văn nghệ để tổ chức hoạt động.
- HS: Sách, vở bài tập, bảng con, bút màu 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (3 phút)
* Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp
GV cho HS bắt bài hát
HS hát
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)
B.5 Hoạt động Viết sáng tạo (... phút)
1. Nhận diện thể loại viết thông báo
* Mục tiêu: HS nhận diện và viết được thông báo ngắn; nói được câu về hoạt động của câu lạc bộ đã chọn hoặc câu lạc bộ em thích.
* Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát.
* Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
- Gọi HS xác định yêu cầu của BT 1, đọc nội dung thông báo.
- Y/c HS thảo luận để trả lời các câu hỏi gợi ý trong nhóm đôi:
a. Thông báo trên của ai viết cho ai?
b. Người viết muốn thông báo những nội dung gì?
c. Người viết đề nghị điều gì?
- Gọi 2, 3 nhóm chia sẻ trước lớp.
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét. Lưu ý một số nội dung khi viết thông báo.
- HS đọc, xác định yêu cầu BT
- HS thảo luận trả lời.
a. Thông báo trên của Hiệu trưởng viết cho toàn thể phụ huynh.
b. Người viết muốn thông báo thời gian tựu trường của học sinh là 7 giờ 30 phút, ngày 15 tháng 8 năm 2022.
c. Người viết đề nghị phụ huynh đưa học sinh đến trường đầy đủ, đúng giờ.
- HS chia sẻ.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
2. Thực hành viết thông báo
* Mục tiêu: HS nhận diện và viết được thông báo ngắn; nói được câu về hoạt động của câu lạc bộ đã chọn hoặc câu lạc bộ em thích.
* Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát.
* Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
- Gọi HS xác định yêu cầu của BT 2.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập:
- Tên thông báo.
- Người tham dự lễ ra mắt.
- Thời gian diễn ra lễ ra mắt.
- Địa điểm diễn ra lễ ra mắt.
- Lời đề nghị.
- Y/c HS thảo luận viết thông báo.
- Gọi 2, 3 nhóm chia sẻ trước lớp.
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét. Lưu ý một số nội dung khi viết thông báo.
- HS đọc, xác định yêu cầu BT
- HS thảo luận trả lời.
- HS chia sẻ
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
3. Trao đổi với bạn cách gửi thông báo
* Mục tiêu: HS nhận diện và viết được thông báo ngắn; nói được câu về hoạt động của câu lạc bộ đã chọn hoặc câu lạc bộ em thích.
* Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát.
* Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
- Gọi HS xác định yêu cầu của BT 3
- Y/c HS thảo thảo luận nhóm đôi. Gợi ý: phát tờ rơi, dán thông báo, đăng website trường, gửi thư điện tử 
- Gọi 2, 3 nhóm chia sẻ trước lớp.
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét. 
- HS đọc, xác định yêu cầu BT
- HS thảo luận 
- HS:
+ Thông báo qua loa phát thanh trường: Nhờ cô tổng phụ trách thông báo bằng loa phát thanh.
+ Thông báo bằng việc gửi phiếu thông báo đến từng lớp học: Giờ ra chơi, em cùng các bạn gửi phiếu thông báo đến từng lớp học.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
B.5 Hoạt động Vận dụng (... phút)
* Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
* Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp 
* Hình thức: Cả lớp
- Gọi HS xác định yêu cầu của hoạt động vận dụng.
- GV hướng dẫn cách thực hiện. Em hãy nói theo những gợi ý sau:
+ Câu lạc bộ em đã chọn là câu lạc bộ nào?
+ Câu lạc bộ ấy tổ chức những hoạt động gì?
+ Hoạt động ấy diễn ra khi nào? Ở đâu?
- HS chơi trong nhóm nhỏ.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS nêu.
- HS làm theo yêu cầu GV.
- HS chơi.
Em chọn câu lạc bộ Họa sĩ nhí. Câu lạc bộ đã tổ chức Cuộc thi Làm thiệp Chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10. Cuộc thi diễn ra từ ngày 1 tháng 10 đến 15 tháng 10. Kết quả là tìm ra những tấm thiệp được vẽ và trang trí đẹp để tặng mẹ và cô.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
* Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
* Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
* Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp 
* Hình thức: Cả lớp
- Nêu lại nội dung bài học
- Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học
- Chuẩn bị tiết sau
- HS nêu.
- HS làm theo yêu cầu GV.
- HS chuẩn bị.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_ho.docx