Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ I - Tuần 02

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ I - Tuần 02

BÀI 3: EM VUI ĐẾN TRƯỜNG

(Đọc Em vui đến trường Tiết 1 – 2 / 16, 17)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù

- Chia sẻ về những điều em quan sát được trên đường đến trường theo gợi ý, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.

- Hiểu được nội dung bài đọc “Vẻ đẹp của con đường tới trường và những niềm vui của bạn nhỏ mỗi ngày ở lớp”.

- Tìm đọc một văn bản thông tin về trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm và hợp tác với bạn trong các hoạt động.

 

docx 18 trang Đăng Hưng 24/06/2023 3350
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ I - Tuần 02", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tiếng Việt lớp 3
Tiết theo CT: 8-14
TUẦN 2
BÀI 3: EM VUI ĐẾN TRƯỜNG
(Đọc Em vui đến trường Tiết 1 – 2 / 16, 17)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù
- Chia sẻ về những điều em quan sát được trên đường đến trường theo gợi ý, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.
- Hiểu được nội dung bài đọc “Vẻ đẹp của con đường tới trường và những niềm vui của bạn nhỏ mỗi ngày ở lớp”.
- Tìm đọc một văn bản thông tin về trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm và hợp tác với bạn trong các hoạt động.
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Tranh ảnh, video clip một vài con đường đến trường ở thành thị, nông thôn, ... có âm thanh tiếng chim hót, tiếng suối chảy, tiếng cười nói, tiếng xe cộ đi lại, ... (nếu có); Bảng phụ ghi bài thơ.
- HS: mang theo sách có văn bản thông tin về trường học và Phiếu đọc sách đã ghi chép về những thông tin đã đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Nói được với bạn những chuẩn bị của em cho năm học mới.
+ Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức HS theo nhóm đôi chia sẻ về những điều em quan sát được trên con đường đến trường (cảnh đẹp, màu sắc, âm thanh, mùi hương, ...) bằng các giác quan.
- GV nhận xét, kết nối giới thiệu bài mới: Em vui đến trường.
- Giới thiệu tranh minh hoạ.
- HS theo nhóm đôi chia sẻ và trình bày. Có thể là: Con đường từ nhà mình đến trường là con đường đá đỏ quanh co, uốn lượn. Dọc theo đường là hàng cây xanh rợp bóng mát, thấp thoáng trong vườn cây những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi. Trên vòm cây tiếng chim líu lo chào ngày mới, .
- Lắng nghe.
- Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, và tranh minh hoạ.
2. Khám phá và luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. 
+ Hiểu được nội dung bài đọc: Vẻ đẹp của con đường tới trường và những niềm vui của bạn nhỏ mỗi ngày ở lớp.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng:
- GV đọc mẫu (giọng trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp và cảm xúc của bạn nhỏ khi đi trên đường cũng như khi tới lớp; ngắt nhịp 1-4, 2-3 hoặc 3-2).
- Tổ chức cho HS đọc theo câu, đoạn, bài trong nhóm, chú ý hướng dẫn luyện đọc từ khó, cách ngắt nghỉ một số dòng thơ:
 Tiếng trống/ vừa giục giã/
 Trang sách hồng/ mở ra/
 Giọng thầy/ sao ấm quá!/
 Nét chữ em/ hiền hòa.//
 Em/ vui cùng bè bạn/
 Học hành/ càng hăng say/
 Ước mơ/ đầy năm tháng/
 Em/ lớn lên từng ngày.//
- Giải thích nghĩa một số từ khó như: 
+ véo von: âm thanh cao và trong, lên xuống nhịp nhàng, nghe vui và êm tai.
+ hiền hòa: hiền lành và ôn hòa.
+ phơi phới: gợi tả vẻ vui tươi, đấy sức sống của cảm xúc đang dâng lên mạnh mẽ.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu:
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Câu 1: Tìm hình ảnh, âm thanh được nhắc đến trong hai khổ thơ đầu?
+ Câu 2: Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy thế nào?
+ Câu 3: Theo em, khổ thơ cuối bài nói lên điều gì?
+ Câu 4: Trong ba khổ thơ đầu, tiếng cuối những dòng thơ nào có vần giống nhau?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Tổ chức cho HS nêu nội dung bài đọc.
- Lắng nghe, nhớ
- Theo nhóm 4 tập đọc thành tiếng từng câu, đoạn, bài và trình bày trước lớp, kết hợp luyện đọc một số từ khó: véo von, phơi phới, giục giã, 
- HS nhắc lại.
- HS theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
+ Hình ảnh, âm thanh được nhắc đến là: chim sâu nhỏ, mặt trời chín đỏ, nắng hồng, tiếng hót véo von của chim.
+ Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy lòng vui phơi phới.
+ Khổ thơ cuối nói lên những niềm vui của bạn nhỏ mỗi ngày ở lớp.
+ Hai khổ thơ đầu có câu 1-3; 2-4 có tiếng cuối mang vần giống nhau (nhỏ-đỏ; cành-xanh; mới-phới; phương-trường). Khổ thứ ba ở 4 câu có tiếng cuối mang vần giống nhau, vần không có âm cuối (giã-ra-quá-hoà) 
- HS nêu: Vẻ đẹp của con đường tới trường và những niềm vui của bạn nhỏ mỗi ngày ở lớp.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng
- Yêu cầu HS xác định lại giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Tổ chức HS luyện đọc hai khổ thơ em thích trong nhóm, và học thuộc lòng bài thơ (GV xoá dần các câu thơ).
- Tổ chức HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nhắc lại: giọng trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp và cảm xúc của bạn nhỏ khi đi trên đường cũng như khi tới lớp; ngắt nhịp 1-4, 2-3 hoặc 3-2.
- Lắng nghe.
- HS theo nhóm đọc hai khổ thơ mình thích và học thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đọc với nhau.
3. Đọc mở rộng – Đọc một bài đọc về trường học.
Mục tiêu:
 - Tìm đọc một văn bản thông tin về trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
Cách tiến hành
3.1. Hoạt động 1: Viết Phiếu đọc sách
- Yêu cầu HS tìm đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,...) một bài đọc về trường học.
 3.2. Hoạt động 2: Chia sẻ Phiếu đọc sách
- Yêu cầu HS theo nhóm đôi chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em: tên bài đọc, tên tác giả, nội dung, thông tin em chú ý,...
- Tổ chức cho HS trang trí, chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp và trưng bày vào góc sáng tạo của lớp.
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương tinh thần học tập của cả lớp.
 (HS đã đọc và chuẩn bị ở nhà)
- HS thực hiện. Ví dụ: Bài “Thăm lại trường xưa”, tác giả Dương Tuấn, Nội dung: Nhớ lại những kỷ niệm, tình cảm thầy-trò dưới mái trường mến yêu .
- HS trang trí Phiếu đọc sách, chia sẻ với bạn và trưng bày.
4. Vận dụng và hoạt động nối tiếp
Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học 
+ Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
Cách tiến hành
- Tổ chức cho HS tiếp tục chia sẻ về những điều em quan sát được trên con đường em đi đến trường hàng ngày (cảnh đẹp, màu sắc, âm thanh, mùi hương, ...) bằng các giác quan.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhắc HS xem lại bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
- HS chia sẻ trước lớp. Ví dụ: Con đường mình đi đến trường là con đường được trải nhựa rộng, có nhiều xe cộ qua lại. Những chiếc xe chở khách, chở hàng xin đường bóp còi inh ỏi. Thỉnh thoảng có chiếc xe máy chạy vù qua làm mình giật bắn cả người . 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
BÀI 3. EM VUI ĐẾN TRƯỜNG
NGHE VIẾT: EM VUI ĐẾN TRƯỜNG – TIẾT 3 SHS / 18
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù
- Nghe viết đúng một đoạn trong bài thơ Em vui đến trường, phân biệt ch/tr, s/x hoặc g/r.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đánh giá bài viết của bạn trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: chăm chỉ viết bài, rèn luyện chữ viết và làm các bài tập.
- Trách nhiệm: Giữ trật tự, nghiêm túc học tập và có trách nhiệm với bài làm của mình. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: Thẻ từ để tổ chức cho HS chơi trò chơi khi thực hiện các BT chính tả, từ và câu.
- HS: Vở, SGK, Vở BT, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS múa hát bài “Vui đến trường”
- Nhận xét, kết nối giới thiệu bài viết “Em vui đến trường”
- Tham gia múa hát
- Lắng nghe.
2. Khám phá và luyện tập
Mục tiêu: Nghe viết đúng một đoạn trong bài thơ Em vui đến trường, phân biệt ch/tr, s/x hoặc g/r.
Cách tiến hành
2.1. Hoạt động 1: Viết
- Yêu cầu HS đọc 3 khổ thơ cuối của bài Em vui đến trường.
+ Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy thế nào?
- Tổ chức cho HS theo nhóm đôi đọc lại bài và tìm những từ ngữ khó, dễ viết sai.
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết bài.
- Tổ chức cho HS trao đổi bài viết rà soát lỗi.
- GV thống kê số lỗi và nhận xét bài viết của HS.
2.2. Hoạt động 2: Bài tập
* Phân biệt ch/tr
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Tổ chức HS chơi tiếp sức, tìm tiếng ở mỗi nhãn vở phù hợp với tiếng ở mỗi quyển vở.
- GV nhận xét, tuyên dương. Gọi HS đọc lại và tập đặt câu với từ vừa ghép được.
- Nhận xét, sửa sai.
* Phân biệt s/x hoặc g/r
- Yêu cầu HS đọc BT3 (chọn nội dung thực hiện).
- Nhận xét, sửa sai.
- HS đọc từ: Đón chào một ngày mới đến hết bài.
+ Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy lòng vui phơi phới.
- HS theo nhóm đôi tìm và nêu những từ khó dễ viết sai, phân tích, tập viết bảng con.VD: phơi phới, giục giã, hiền hoà, 
- HS nghe và viết bài vào vở. Lưu ý viết hoa và lùi vào 3 ô đầu mỗi dòng thơ.
- HS đổi vở, soát lỗi
- Lắng nghe, sửa lỗi đã viết sai.
- HS đọc yêu cầu BT2 và các tiếng ghi trên nhãn, quyển vở.
- HS thực hiện trò chơi. (truyền thống, chuyền bóng, lời chào, dâng trào)
- HS đọc và làm vào vở BT, đọc trước lớp. VD: Đóng tủ thờ là nghề truyền thống ở quê em. 
- HS đọc và thực hiện bài tập, trình bày trước lớp. (làm vào vở BT)
+ s: sạch sẽ, sung sướng, san sát, săn sóc, suôn sẻ,...
+ x: xôn xao, xào xạc, xa xa, xanh xanh,...
+ g: gặp gỡ, gay gắt, gan góc, gật gù,...
+ r: rung rinh, rì rào, râm ran, réo rắt, rập rờn...
3. Vận dụng và hoạt động nối tiếp:
Mục tiêu: 
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
Cách tiến hành:
- Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”
+ Chia lớp thành 2 đội, nếu đội này nêu “Chữ” thì đội kia phải nêu được “Từ” có nghĩa (có thể đặt 1 câu) chứa chữ vửa nêu. VD: chữ x. Tìm từ: xinh xắn, (câu: Bạn Thư xinh xắn làm sao!) 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Xem lại bài, tập viết lại những từ đã viết sai. Chuẩn bị bài sau.
- Tham gia trò chơi.
- Lắng nghe, thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
BÀI 3. EM VUI ĐẾN TRƯỜNG
LUYỆN TỪ VÀ CÂU – SGK/18, 19
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Luyện tập về từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động.
- Nhận diện và đặt được câu kể để giới thiệu, để kể hoặc tả, dấu chấm.
- Chia sẻ được một vài nội dung đơn giản về hình ảnh, màu sắc,... trong một bức tranh mùa thu. Nói được 1-2 câu về hình ảnh em thích trong bức tranh.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời các câu hỏi. Làm được các bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hoạt động trong nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh phóng to để tổ chức hoạt động vận dụng (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS múa hát bài “Vui đến trường”
- Nhận xét, kết nối giới thiệu bài viết “Em vui đến trường”
- Tham gia múa hát
- Lắng nghe.
2. Khám phá và luyện tập
Mục tiêu: 
- Luyện tập về từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động.
- Nhận diện và đặt được câu kể để giới thiệu, để kể hoặc tả, dấu chấm.
Cách tiến hành
2.1. Hoạt động 1: Tìm những từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT1
- Tổ chức HS theo nhóm 4 thực hiện vào phiếu học tập
Từ gọi tên đồ dùng học tập
Từ chỉ hình dáng, màu sắc của đồ dùng học tập
Từ chỉ hoạt động sử dụng đồ dùng học tập
- GV nhận xét, sửa sai.
2.2. Hoạt động 2: Nhận diện câu kể, dấu chấm
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2
- Tổ chức HS theo nhóm đôi tìm kết quả.
- GV nhận xét kết quả và chốt: Câu kể là câu thường dùng để giới thiệu hoặc dùng để kể, tả. Cuối câu kể có dâu chấm.
2.3. Hoạt động 3: Đặt câu kể
- Gọi HS đọc yêu cầu BT3
- Tổ chức HS theo nhóm đôi thực hiện (chọn một đồ dùng học tập em thích để giới thiệu, kể hoặc tả về nó).
- GV khuyến khích HS chia sẻ trước lớp theo lời của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc yêu cầu BT1
- Theo nhóm thực hiện và trình bày trước lớp.
Từ gọi tên đồ dùng học tập
Từ chỉ hình dáng, màu sắc của đồ dùng học tập
Từ chỉ hoạt động sử dụng đồ dùng học tập
Bút mực, quyển vở, thước kẻ,...
Thon thon, vuông vức, hình chữ nhật, vàng nhạt, xanh lá,...
Viết, kẻ, vẽ,...
- HS đọc yêu cầu BT2
- HS theo nhóm đôi thảo luận thực hiện các yêu cầu a,b và trình bày trước lớp.
a. Câu dùng để giới thiệu: câu 1
 Câu dùng để kể, tả: câu 2, 3
b. Cuối các câu kể tìm được có dấu chấm
- Lắng nghe và ghi nhớ
- HS đọc yêu cầu BT 3
- HS theo nhóm đôi thực hiện và trình bày trước lớp. Có thể: Đây là cây thước kẻ của mình. Nó đồng hành cùng mình trong suốt những ngày qua. Mình quý mến thước nên giữ gìn rất cẩn thận. Sử dụng xong, mình lau thước sạch sẽ và bỏ ngay ngắn trong hộp bút. 
- HS viết vào VBT và đọc lại.
3. Vận dụng
Mục tiêu: Chia sẻ được một vài nội dung đơn giản về hình ảnh, màu sắc,... trong một bức tranh mùa thu. Nói được 1-2 câu về hình ảnh em thích trong bức tranh
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc nội dung phần Vận dụng
- Tổ chức HS theo nhóm đôi thảo luận với câu hỏi gợi ý:
+ Bức tranh em chọn là bức tranh nào ?
+ Bức tranh vẽ những hình ảnh gì ?
+ Bạn nhỏ dùng màu gì dể vẽ mỗi cảnh vật trong tranh ?...
- GV khuyến khích nhiều HS nói theo ý của mình.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhắc nhở HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc
- HS theo nhóm đôi tập nói theo gợi ý và trình bày trước lớp. Có thể là: Mình chọn bức tranh có vườn cây, vì mình yêu màu xanh của cây lá. Trong bức tranh này, tác giả đã vẽ môt góc khu rừng, có rất nhiều cây. Rừng vào thu nên màu sắc nổi bật là màu vàng. Nhiều lá úa vàng rụng trên mặt đất. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
 .
BÀI 4: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
ĐỌC: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC – SHS/20, 21
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù
- Nhớ lại và nói được về ngày đầu tiên đi học theo gợi ý; nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.
- Hiểu được nội dung bài đọc: bài văn ghi lại những hồi tưởng đẹp đẽ của tác giả về buổi đầu đi học.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm và hợp tác với bạn trong các hoạt động.
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh ảnh, video clip một số cảnh mùa thu (lá vàng rơi) hoặc cảnh HS tựu trường, gặp thầy cô, gặp bạn bè,..
- Bảng phụ ghi đoạn từ Buổi sớm mai hôm ấy ... đến tôi đi học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Nói được với bạn những chuẩn bị của em cho năm học mới.
+ Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
Cách tiến hành
- Tổ chức cho HS theo nhóm đôi để nói về ngày đầu tiên em đi học (có thể nói về những việc chuẩn bị cho ngày đầu đi học, quang cảnh trên đường đi,... hoặc cũng có thể chia sẻ cảm xúc của các em trong ngày đầu đi học kết hợp với tranh, ảnh vẽ cảnh HS tựu trường)
- GV nhận xét, kết nối giới thiệu bài Nhớ lại buổi đầu đi học. Minh hoạ tranh.
- HS thực hiện. Có thể là: Một buổi sáng mùa thu mát mẻ, mẹ chở tôi đến trường trên chiếc xe máy cũ thân quen. Sân trường tập nập, đông vui. Tôi nép sát và nắm chặt lấy tay mẹ khi đi vào lớp. Cô giáo mỉm cười và đón tôi ngay trước cửa 
HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa phỏng đoán nội dung bài đọc.
2. Khám phá và luyện tập
Mục tiêu:
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.
+ Hiểu được nội dung bài đọc: bài văn ghi lại những hồi tưởng đẹp đẽ của tác giả về buổi đầu đi học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
Cách tiến hành
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu lần 1 (giọng đọc toàn bài thong thả, chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của cảnh vật, hoạt động và trạng thái cảm xúc của bạn nhỏ và các bạn HS).
- Tổ chức HS theo nhóm đọc thành tiếng câu, đoạn, bài. Chú ý luyện đọc một số tù khó và cách ngắt câu dài như:
+ Tôi quên thế nào được / những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi/ như mấy cánh hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.//
+ Buổi mai hôm ấy,/ một buổi mai đầy sương thu/ và gió lạnh,/ mẹ tôi/ âu yếm nắm tay tôi/ dẫn đi/ trên con đường làng dài/ và hẹp.//
+ Cảnh vật chung quanh tôi/ đều thay đổi,/ vì chính lòng tôi/ đang có sự thay đổi lớn:/ hôm nay tôi đi học.//
+ Họ thèm vụng/ và ước ao thầm/ được như những học trò cũ,/ biết lớp,/ biết thầy/ để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.//
+ Giải thích nghĩa của một số từ ngữ.
+ nhớ lại: nhớ về những việc hoặc chuyện xảy ra, còn gọi là hồi tưởng.
+ tựu trường: đến trường sau kì nghỉ hè
+ âu yếm: biểu lộ tình thương yêu, trìu mến bằng dáng diệu, cử chỉ, giọng nói.
+e sợ: có phần sợ sệt nên ngần ngại, không mạnh dạn.
+ rụt rè: tỏ ra e dè, không mạnh dạn.
+ thèm vụng: mong muốn có được, hoặc làm được việc gì đo, nhưng giấu đi không thể hiện ra cho người khác biết.
+ ước ao thầm: mong ước thiết tha có được, đạt được điều gì đo nhưng kín đáo, không biểu lộ ra ngoài,...
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
- Tổ chức HS theo nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK. 
+ Câu 1: Điều gì gợi cho tác giả nhớ về buổi đầu đi học? 
+ Câu 2: Vì sao tác giả thấy lạ khi đi trên con đường làng quen thuộc?
+ Câu 3: Những hình ảnh nào cho thấy các bạn học trò mới bỡ ngỡ trong ngày tựu trường? 
+ Câu 4: Bài đọc nói về điều gì? 
- Nhận xét, tuyên dương.
2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Yêu cầuHS xác định giọng đọc của toàn bài 
- GV đọc mẫu lần 2.
- Tổ chức HS luyện đọc đoạn từ “Buổi mai hôm ấy ... đến tôi đi học” trong nhóm.
- Tổ chức thi đọc.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS theo nhóm đọc thành tiếng câu, đoạn, bài và trình bày trước lớp. Kết hợp luyện đọc một số từ khó phát âm dễ sai như: nao nức, mơn man, nảy nở, quang đãng, lắm lần, bỡ ngỡ, quãng trời rộng,...
 .
- HS nhắc lại.
- HS theo nhóm đọc thầm lại bài thảo luận để trả lời câu hỏi.
+ Cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều. => thời gian bắt đầu năm học mới.
+ Tác giả thấy lạ khi đi trên con đường làng quen thuộc vì chính trong lòng tác giả đang có sự thay đổi, đang có nhiều cảm xúc đan xen trong buổi đầu đi học
+ Đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ, ngập ngừng e sợ.
+ Kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả về buổi đầu đi học.
- HS nêu: đọc thong thả, chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của cảnh vật, hoạt động và trạng thái cảm xúc của bạn nhỏ và các bạn HS
- Lắng nghe.
- HS theo nhóm luyện đọc đoạn “Buổi mai hôm ấy ... đến tôi đi học”.
- Tham gia thi đọc.
- Nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất.
- HS đọc toàn bài.
3. Vận dụng và hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: 
+ Củng cố kiến thức đã học
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Tổ chức cho HS tiếp tục chia sẻ với nhau về ngày đầu tiên mình đi học.
- Nhận xét, tuyên dương. Nhắc nhở HS xem lại bài, chuẩn bị cho tiết sau.
- HS theo nhóm đôi chia sẻ cùng nhau. VD: Buổi sáng hôm ấy, mình được bà ngoại đưa đến trường. Sân trường rộng rãi và náo nhiệt. Mình đi theo sau và níu lấy áo như sợ bà bỏ mình .
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BÀI 4: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
NÓI VÀ NGHE: ĐỌC-KỂ CHIẾC NHÃN VỞ ĐẶC BIỆT. SGK/21, 22
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù
- Tìm được từ ngữ chỉ cảm xúc của tác giả và của bản thân trong ngày đầu tiên đi học. Nói được 1-2 câu thể hiện cảm xúc khi nhớ về ngày đầu đi học.
- Kể được câu chuyện Chiếc nhãn vở đặc biệt theo tranh và từ ngữ gợi ý.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết lắng nghe, tìm từ, nói câu thể hiện cảm xúc khi nhớ về ngày đầu đi học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia kể câu chuyện bằng lời của mình.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hợp tác với bạn trong các hoạt động.
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tệp ghi âm và video clip minh họa nội dung truyện Chiếc nhãn vở đặc biệt. phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Tổ chức HS múa hát bài “Bài ca đi học”
- Nhận xét, kết nối giới thiệu bài: Nói và nghe: Đọc-kể Chiếc nhãn vở đặc biệt.
- HS tham gia múa hát
2. Khám phá và luyện tập
Mục tiêu: 
+ Tìm được từ ngữ chỉ cảm xúc của tác giả và của bản thân trong ngày đầu tiên đi học. Nói được 1-2 câu thể hiện cảm xúc khi nhớ về ngày đầu đi học.
+ Kể được câu chuyện Chiếc nhãn vở đặc biệt theo tranh và từ ngữ gợi ý.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
Cách tiến hành
2.1. Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ cảm xúc trong ngày đầu tiên đi học.
- Gọi HS yêu cầu BT 2,3
- Tổ chức HS tìm từ ngữ chỉ cảm xúc trong ngày đầu tiên đi học. (Lưu ý: từ nao nức chỉ cảm xúc của trạng thái nhớ lại mà không chỉ cảm xúc của buổi đầu đi học; các từ : rụ rè, ngập ngừng, e sợ không phải là từ ngữ chỉ cảm xúc mà là từ chỉ trạng thái).
- GV nhận xét.
2.2. Hoạt động 2: Nói và nghe
- Giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát từng tranh, từ ngữ gợi ý dưới tranh, yêu cầu kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm đôi.
- Nhận xét, tuyên dương
- Tổ chức HS kể lại toàn bộ câu chuyện (Lưu ý HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ, phân biệt giọng các nhân vật khi kể)
- GV nhận xét, khen ngợi.
- HS đọc yêu cầu BT 2,3
- HS tìm từ ngữ chỉ cảm xúc, đặt câu về ngày đầu tiên đi học ghi vào phiếu học tập và trình bày trước lớp.
Từ ngữ chỉ cảm xúc
Câu
bỡ ngỡ; hồi hộp, lo lắng, vui mừng, nôn nao, náo nức, háo hức,...
Buổi sáng hôm ấy, mẹ đưa tôi đến trường. Bước vào sân, tôi hồi hộp xen lẫn lo lắng nên nắm chặt lấy tay mẹ .
- HS theo nhóm đôi tập kể từng đoạn và trình bày trước lớp.
* Đoạn 1:
+ Tranh vẽ những ai ?
+ Mỗi người đang làm gì ?
+ Thái độ của mỗi người ra sao ?
* Đoạn 2:
+ Bạn nhỏ đã làm gì để chuẩn bị cho năm học mới ?
+ Bạn cảm thấy thế nào khi mở một quyển sách mới ?
* Đoạn 3:
+ Bạn nhỏ đề nghị được làm gì ?
+ Bạn làm việc ấy thế nào ?
* Đoạn 4:
+ Bạn nhỏ mong điều gì ? Vì sao?
- HS tập kể với nhau và trình bày trước lớp. Lớp nhận xét, chọn bạn kể hay nhất.
3. Vận dụng và hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: 
+ Củng cố kiến thức đã học
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện từng đoạn theo tranh.
- Nhận xét, tuyên dươnng. Khuyến khích các em về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- HS dùng lời của mình thi kể lại từng đoạn của câu chuyện Chiếc nhãn vở đặc biệt
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
BÀI 4: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
VIẾT SÁNG TẠO: VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù
- Viết được đoạn văn ngắn tả một đồ dùng học tập của em.
- Biết đố bạn các đồ dùng học tập
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết lắng nghe, tìm từ phù hợp để viết đoạn văn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết được đoạn văn đủ ý, sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hợp tác với bạn trong các hoạt động.
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Hình ảnh sơ đồ tư duy để thực hiện hoạt động nói/ viết về một đồ dùng học tập.
- Một số câu đố về đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Tổ chức trò chơi “Ai nhanh trí”
- Chia lớp theo 2 đội, mỗi đội cử 1 đại diện để đưa gợi ý cho đội còn lại tìm kết quả. (Lưu ý chủ đề là Đồ dùng học tập)
- Nhận xét, kết nối giới thiệu bài “Viết sáng tạo: Viết đoạn văn tả đồ dùng học tập”
- Theo đội tham gia trò chơi. VD: 
+ Người đại diện đội A nêu: Tên một vật có 3 chữ cái, bắt đầu bằng chữ “B” 
+ Đội B tìm: Bút, 
2. Khám phá và luyện tập
Mục tiêu: 
+ Viết được đoạn văn ngắn tả một đồ dùng học tập của em.
+ Biết đố bạn các đồ dùng học tập
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
Cách tiến hành
 2.1. Hoạt động 1: Nói về đồ dùng học tập em thích
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT1
- Tổ chức HS theo nhóm đôi tập nói. (lưu ý: Đây là dạng bài HS đã học ở lớp hai, GV cần hỗ trợ HS phát triển ý tưởng khi nói, chú ý nói về đặc điểm nổi bật và cảm xúc với đồ dùng học tập em thích).
- Nhận xét, sửa sai
2.2. Hoạt động 2: Viết đoạn văn ngắn tả một đồ dùng học tập của em
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2
- Hướng dẫn HS viết đoạn văn vào VBT
- Nhận xét về nội dung và hình thức trình bày của HS.
- HS đọc yêu cầu của BT1
- HS theo nhóm đôi thực hiện và trình bày trước lớp.
+ Cái cặp là người bạn thân thiết của mình trong suốt thời gian qua. Cặp sách có màu hồng rất tươi. Nổi bật trên nền hồng ấy là hình một chú thỏ trắng có cặp mắt to, tròn, đen lay láy và đôi tai dài vô cùng đáng yêu. Mình quý chiếc cặp lắm nên giữ gìn rất cẩn thận. Hằng ngày, khi học bài xong, mình cất các đồ dùng nhẹ nhàng vào cặp, thì thầm kể với cặp những điều mình học được 
- HS đọc yêu cầu BT2
- HS viết bài vào VBT và đọc trước lớp.
3. Vận dụng và hoạt động nối tiếp
Mục tiêu:
+ Biết đố bạn các đồ dùng học tập
+ Biết giữ gìn các loại đồ dùng để sử dụng bền lâu
Cách tiến hành
- Tổ chức Chơi trò chơi “Đố bạn”.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhắc nhở HS cần giữ gìn các loại đồ dùng để sử dụng bền lâu
- Tổng kết bài học. Nhắc HS chuẩn bị bài cho tuần 3.
- HS tham gia trò chơi, nêu câu đố, mời bạn trả lời. (HS có thể sử dụng câu đố sưu tầm được hoặc tự suy nghĩ câu đố dựa vào những đặc điểm nổi bật hay ích lợi của đồ dùng học tập để đố bạn).
- Lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_ho.docx