Kế hoạch bài dạy Âm nhạc Lớp 3 Sách Cánh diều - Chủ đề 8: Tình bạn - Năm học 2022-2023

Kế hoạch bài dạy Âm nhạc Lớp 3 Sách Cánh diều - Chủ đề 8: Tình bạn - Năm học 2022-2023

 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau chủ đề, học sinh sẽ:

- Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Tiếng hát bạn bè mình. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm vận động hoặc trò chơi. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

- Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ những nốt nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La,Si, Đô theo kí hiệu bàn tay.

- Nhận biết được hình dáng, âm sắc và tư thế u-ku-lê-lê.

- Chơi nhạc cụ (Tem-bơ-ri. Thanh phách, động tác cơ thể) thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được nhịp độ ổn định; đệm cho bài hát Tiếng hát bạn bè mình.

- Thực hiện đúng một số hoạt động Vận dụng.

- Biết đoàn kết và giữ gìn sự trong sáng của tình bạn.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

* Chuẩn bị của GV

- Đàn phím điện tử

- Tập chơi đàn và hát thuần thục bài Tiếng hát bạn bè mình.

- Tập một số động tác vận động cho bài hát Tiếng hát bạn bè mình

- Thể hiện thuần thục kí hiệu bàn tay các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La.

- Video clip tiết mục biểu diễn u-ku-lê-lê

- Thể hiệu đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ và vận động cơ thể.

 - Thực hành các hoạt động Vận dụng.

* Chuẩn bị của HS

 - Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, Ma-ra-cát hoặc nhạc cụ tự làm.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx 10 trang Đăng Hưng 23/06/2023 3700
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Âm nhạc Lớp 3 Sách Cánh diều - Chủ đề 8: Tình bạn - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau chủ đề, học sinh sẽ: 
- Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Tiếng hát bạn bè mình. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm vận động hoặc trò chơi. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. 
- Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ những nốt nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La,Si, Đô theo kí hiệu bàn tay.
- Nhận biết được hình dáng, âm sắc và tư thế u-ku-lê-lê.
- Chơi nhạc cụ (Tem-bơ-ri. Thanh phách, động tác cơ thể) thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được nhịp độ ổn định; đệm cho bài hát Tiếng hát bạn bè mình.
- Thực hiện đúng một số hoạt động Vận dụng.
- Biết đoàn kết và giữ gìn sự trong sáng của tình bạn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
* Chuẩn bị của GV
- Đàn phím điện tử
- Tập chơi đàn và hát thuần thục bài Tiếng hát bạn bè mình. 
- Tập một số động tác vận động cho bài hát Tiếng hát bạn bè mình 
- Thể hiện thuần thục kí hiệu bàn tay các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La.
- Video clip tiết mục biểu diễn u-ku-lê-lê
- Thể hiệu đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ và vận động cơ thể. 
	- Thực hành các hoạt động Vận dụng. 
* Chuẩn bị của HS 
 	- Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, Ma-ra-cát hoặc nhạc cụ tự làm. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TIẾT
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1
1. Hát: Tiếng hát bạn bè mình
2
1. Ôn tập bài hát: Tiếng hát bạn bè mình 
2. Đọc nhạc: Bài 6
3. Vận dụng: Tìm những từ ẩn trong ô chữ
3
1. Thường thức âm nhạc: Tìm hiểu nhạc cụ U-ku-lê-lê
2. Nhạc cụ
3. Vận dụng Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Âm nhạc lớp 3
Chủ đề 8: Tình bạn
Tiết 1
Hát: Tiếng hát bạn bè mình
Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: .../04/2023.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 1. Phát triển năng lực âm nhạc
	- Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Tiếng hát bạn bè mình. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.
 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất
	- Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát)
- Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết đoàn kết và giữ gìn sự trong sáng của tình bạn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	1. Giáo viên:
	- Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK
 - Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).
 2. Học sinh:
- SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Hoạt động khởi động: (3-4 phút)
 *. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học
 *. Cách tiến hành:
- GV mở File âm thanh bài hát Tình bạn
- GV tổ chức chơi trò chơi Kết bạn.
- GV trình chiếu tranh minh họa bài hát
- GV chốt lại hiểu biết của HS đã có để liên hệ giới thiệu bài học.
Hoạt động cả lớp
- HS hát kết vận động bài hát Tình bạn
- HS chơi trò chơi
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (25-27 phút)
 Hát Tiếng hát bạn bè mình
*. Mục tiêu: -Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Tiếng hát bạn bè mình. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.
*.Cách tiến hành:
- Giới thiệu tên và xuất xứ bài hát
- Hướng dẫn HS đọc lời ca
- GV mở băng mẫu (hoặc hát mẫu)
- GV hướng dẫn HS khởi động giọng
- Tổ chức dạy hát (GV kết hợp đệm đàn)
- Dạy hát từng câu 1, 2 nối tiếp câu 3,4 kết hợp sửa sai về cao độ, trường độ, nhịp, phách. Sau khi hát lời 1, GV hướng dẫn HS tự hát lời 2 theo nhạc đệm.
- Hướng dẫn HS ghép cả bài
* Hướng dẫn HS luyện tập thực hành
- Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp.
- GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS
*Hoạt động cả lớp: Học sinh học hát Tiếng hát bạn bè mình.
- HS biết bài hát Tiếng hát bạn bè mình do NS Lê Hoàng Minh sáng tác. Tiếng hát bạn bè mình là một bài hát có tiết tấu nhẹ nhàng.
- Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên:
 + Một HS đọc sau đó cả lớp đọc đồng thanh lời 1 và lời 2 vừa đọc vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca .
- Lắng nghe vừa vận động cơ thể vừa biểu lộ cảm xúc.
- Thực hiện luyện mẫu âm theo hướng dẫn của GV
- HS học hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên (câu + nối câu + cả bài), tập hát lời 2 trên nền nhạc đệm
- HS hát ghép cả bài theo nhạc đệm với các hình thức: cá nhân, nhóm, tổ.
* Hoạt động cả lớp: HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
* Hoạt động theo nhóm (tổ)
+ Hát gõ đệm theo nhịp kết hợp với nhạc đệm.
- Luyện theo hướng dẫn của GV
+ Tổ 1 hát
+ Tổ 2,3 đệm và ngược lại
* Hoạt động cả lớp: HS trình diễn trước lớp (1HS hát + 1 gõ đệm): có thể mời 02- 03 lượt trình bày trước lớp
 3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: ( 4-5 phút)
*.Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống (Góp phần giáo dục các em biết đoàn kết và giữ gìn sự trong sáng của tình bạn).
*.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học
- GV chốt lại các nội dung giáo dục sau bài học
- Dặn các em về nhà Hát cho người thân nghe
Hoạt động cả lớp
- HS nêu nội dung bài học
- HS liên hệ bản thân: nêu những việc làm thiết thực để giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn
- HS cả lớp trình bày lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp và vận động theo nhạc.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Âm nhạc lớp 3
Chủ đề 8: Tình bạn
Tiết 2
Ôn tập bài hát: Tiếng hát bạn bè mình
Đọc nhạc: Bài 6
Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: .../04/2023.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT	
 1. Phát triển năng lực âm nhạc
- Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Tiếng hát bạn bè mình. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm vận động hoặc trò chơi. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. 
- Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ những nốt nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La,Si, Đô theo kí hiệu bàn tay.
- Thực hiện đúng hoạt động Vận dụng: Tìm những từ ẩn nấp trong ô chữ.
 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất
 	- Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát, đọc nhạc, vận dụng).
 - Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết đoàn kết và giữ gìn sự trong sáng của tình bạn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Chơi đàn và hát thuần thục bài Tiếng hát bạn bè mình. 
	- Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK
 - Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).
 2. Học sinh:
- SGK; Nhạc cụ gõ (thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, Ma-ra-cát hoặc nhạc cụ tự làm.)... 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ Khởi động ( 3 phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học
Cách tiến hành:
- GV mở File âm thanh bài hát Tình bạn thân
Hoạt động cả lớp
HS vận động theo bài hát Tìm bạn thân.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Tiếng hát bạn bè mình (16 phút)
Mục tiêu: - Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Tiếng hát bạn bè mình. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm vận động hoặc trò chơi. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. 
Cách tiến hành:
* Hướng dẫn HS luyện tập thực hành
- GV mở File âm thanh bài hát Tiếng hát bạn bè mình hoặc đệm hát cho HS nghe lại bài hát.
- GV hướng dẫn Ôn tập bài hát Tiếng hát bạn bè mình .
+ Hướng dẫn hát nối tiếp và hòa giọng
+ Hướng dẫn tập hát có lĩnh xướng và hòa giọng.
- Gv nhận xét biểu dương.
+ Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa ( GV có thể cho HS tự sáng tạo các động tác sau đó GV bổ sung).
- GV cho HS lên biểu diễn trước lớp
- GV nhận xét tuyên dương
- GV lấy động tác nhóm biểu diễn đẹp cho cả lớp cùng vận động theo nhạc đệm
- GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS.
*Hoạt động cả lớp: Học ôn tập bài hát Tiếng hát bạn bè mình 
- HS nghe lại bài hát đồng thời vỗ tay hoặc vận động theo bài hát. 
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS ôn tập bài hát 1- 2 lần tập lấy hơi và thể hiện sắc thái.
- Biết cách hát nối tiếp.
- HS thực hiện 2 – 3 lần 
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
- HS thực hiện 2-3 lần. 
- HS xung phong sáng tạo động tác vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát
* Hoạt động theo nhóm (tổ)
- Các nhóm lên biểu diễn bài hát theo các động tác của nhóm mình.
- Nhận xét các nhóm.
*Hoạt động cả lớp
- HS hát kết hợp vận động theo nhạc đệm.
Hoạt động 2: Đọc nhạc:
Mục tiêu: - Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ những nốt nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La. Si, Đô theo kí hiệu bàn tay.
Cách tiến hành:
+ GV dùng nhạc cụ lấy cao độ chuẩn, hướng dẫn HS luyện đọc cao độ nốt: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La vừa làm kí hiệu bàn tay
- GV và HS cùng luyện tập: GV đọc nhạc các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si, Đô và làm kí hiệu bàn tay
- GV đọc nhạc các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La 
+ Hướng dẫn luyện tập tiết tấu
- GV dùng nhạc cụ Tem-bơ-rin thể hiện tiết tấu cho HS nghe và thực hiện lại nhiều lần.
+ Hướng dẫn đọc nhạc Bài 1 theo kí hiệu bàn tay.
- GV làm kí hiệu bàn tay nét nhạc thứ nhất, tiếp theo nét nhạc thứ hai.
- Hướng dẫn HS đọc với nhịp độ vừa phải
+ Luyện tập thực hành:
 - GV mời từng tổ đọc nhạc, kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay.
- GV cho HS đọc nhạc kết hợp vận động,
- GV nhận xét chung.
Hoạt động cả lớp
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
+ Luyện đọc cao độ: 
- HS thực hiện lại theo GV
- HS làm kí hiệu bàn tay (không đọc nhạc)
+ Luyện tập tiết tấu:
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV luyện tiết tấu kết hợp với Tem-bơ-rin hoặc nhạc cụ khác
+ Đọc nhạc Bài 1 theo kí hiệu bàn tay
*Hoạt động nhóm (tổ)
- HS đọc nhạc theo hướng dẫn của GV.
Tổ 1 đọc tổ làm kí hiệu bàn tay và ngược lại.
- Đọc cặp đôi bạn đọc bạn kí hiệu và ngược lại.
- HS đọc nhạc kết hợp vận động nhịp nhàng theo giai điệu.
- HS nhận xét lẫn nhau.
Hoạt động 3: Vận dụng: Tìm những từ ẩn trong ô chữ
* Mục tiêu: Tìm được những từ ẩn nấp trong ô chữ
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS làm việc
- GV hỏi HS tìm từ ẩn nấp, yêu cầu HS chỉ ra từ đó nằm ở cột nào, hàng nào?
- GV gọi 1 số cặp lên trình bày kết quả.
- GV nhận xét nhóm trình bày và đưa ra kết quả đúng là những từ: Tình bạn, Thân ái, Đàn chim, Bên nhau.
- GV nhận xét tuyên dương.
Hoạt động nhóm đôi
HS thực hiện theo cặp đôi; tự tìm những từ ẩn nấp trong ô chữ (SGK ). Lấy chì đánh dấu vào từ tìm được, không khoanh bằng bút mực). 
- Hàng dọc số 3, từ ô thứ 2 đến ô thứ 8: Tình bạn.
- Hàng ngang số 2 , ô thứ 3 đến ô thứ 8: Thân ái.
Hàng dọc thứ 10 bên phải , ô thứ 2 đến ô thứ 8: Đàn chi.
Hàng ngang thứ 6, ô thứ 3 đến ô thứ 10 : Bên nhau.
- Các nhóm lên trình bày kết quả.
3: Hoạt động ứng dụng ( 2 phút)
Nên nội dung cảu bài học hôm nay?
- Khen ngợi các em có ý thức luyện tập tích cực,hát hay biết biểu diễn bài hát, nghe nhạc và vận động tốt động viên các em còn nhút nhát cần cố gắng hơn.
- Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học và chuẩn bị bài sau
Hoạt động cả lớp
- Trả lời 
- Hs ghi nhớ để bản thân thực hiện ngày một tốt hơn
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
...........................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Âm nhạc lớp 3
Chủ đề 8: Tình bạn
Tiết 3
Thường thức âm nhạc: Tìm hiểu nhạc cụ U-ku-lê-lê; Nhạc cụ
Vận dụng Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ 
Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: .../05/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 1. Phát triển năng lực âm nhạc
- Nhận biết được hình dáng, âm sắc và tư thế chơi nhạc cụ U-ku-lê-lê.
- Thực hiện đúng hoạt động Vận dụng: Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ.
- Chơi nhạc cụ (Tem-bơ-ri. Thanh phách, động tác cơ thể) thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được nhịp độ ổn định; đệm cho bài hát Tiếng hát bạn bè mình.
 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất
	- Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động Vận dụng)
- Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết đoàn kết và giữ gìn sự trong sáng của tình bạn.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	1. Giáo viên:
	- Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK
 - Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).
 2. Học sinh:
- SGK; Nhạc cụ gõ (: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, Ma-ra-cát hoặc nhạc cụ tự làm)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ Khởi động, kết nối (2 phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học
Cách tiến hành:
- GV tổ chức Trò chơi “ Kết bạn”
Hoạt động cả lớp
- Lớp trưởng điều hành cả lớp chởi trò chơi “Kết bạn”.
2. Hoạt đông khám phá luyện tập (10phút)
Hoạt động 1: Thường thức âm nhạc: Tìm hiểu nhạc cụ U-ku-lê-lê
Mục tiêu- - Nhận biết được hình dáng, âm sắc và tư thế chơi nhạc cụ U-ku-lê-lê.
Cách tiến hành:
- GV cho HS nghe âm thanh của đàn U-ku-lê-lê.
- GV: Đây là âm thanh của đan u-ku-lê-lê
- GV giới thiệu về đàn u-ku-lê-lê.
- GV cho HS xem video biểu diễn đàn u-ku-lê-lê.
- GV cho HS chơi trò chơi (Đoán xem các nghệ sĩ chơi nhạc cụ gì?)(GV đã chuẩn bị hình ảnh các nghệ sĩ trong tư thế biển diễn nhưng k có nhạc cụ).
Hoạt động tổ (nhóm)
 - Nhận dạng âm thanh và trả lời câu hỏi: Hãy đoán xem đây là âm thanh của nhạc cụ nào?
- Nhận biết về đàn u-ku-lê-lê
- HS xem video tiết mục biểu diễn của đàn u-ku-lê-lê.
- HS mô phỏng cách chơi đàn u-ku-lê-lê.
- Hs đoán nhạc cụ qua tư thế chơi đàn của các nghệ sĩ.
Hoạt động 2: Nhạc cụ (10 phút)
Mục tiêu: - Chơi nhạc cụ (Tem-bơ-ri. Thanh phách, động tác cơ thể) thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được nhịp độ ổn định, đệm cho bài hát Tiếng hát bạn bè mình.
Cách tiến hành:
GV hướng dẫn các bước thực hiện nhạc cụ và chọn nhạc cụ cho phần thể hiện gõ đệm: (Tem-bơ-ri. Thanh phách, động tác cơ thể)
+ Hướng dẫn Luyện tập tiết tấu:
+ Luyện tiết tấu thứ nhất
+ Luyện tiết tấu thứ 2:
- Luyện tiết tấu thứ 2 bằng nhạc cụ gõ (là tiết tấu chính dùng đệm cho bài hát).
- GV làm mẫu (dùng thanh phách hoặc nhạc cụ khác vừa gõ tiết tấu vừa đếm 1-2-3-4-5-6-7
- Luyện tập tiết tấu thứ hai bằng động tác tay chân.
+ Hướng dẫn đệm cho bài hát: Tiếng hát bạn bè mình.
- GV yêu cầu HS thể hiện tiết tấu thứ 2 (vừa luyện tập)bằng nhạc cụ đã chọn để đệm cho bài hát
- GV hướng dẫn HS bằng 1 trong những cách sau:
+ Mở nhạc giai điệu bài hát để HS gõ đệm
+ GV hát để HS gõ đệm
Phân công tổ 1,2 hát tổ 3,4 gõ đệm sau đó đổi nhiệm vụ của các tổ
GV nhận xét tuyên dương.
Hoạt động cả lớp
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
+ Luyện tập tiết tấu:
- Luyện tập tiết tấu bằng nhạc cụ (chọn nhạc cụ yêu thích hiện có trong phòng âm nhạc và nhạc cụ tự làm): 
+ HS luyện tấu tiết thứ nhất bằng nhạc cụ gõ vừa đếm (1-2-3-4;1-2-3-4)
- Từng nhóm nghe và lặp lại bằng nhạc cụ đã chọn.
+ Luyện tập tiết tấu thứ hai bằng nhạc cụ gõ vừa đếm (1-2-3-4-5-6-7) thực hiện bằng nhạc cụ mà các em đã chọn.
- Luyện tập tiết tấu thứ hai bằng động tác tay chân vừa đếm (1-2-3-4-5-6-7).
Hoạt động theo tổ(nhóm)
HS tổ, nhóm, cá nhân luyện tập và thể hiện tiết tấu. HS nghe GV sửa sai ( nếu có)
Ứng dụng đệm cho bài hát: Tiếng hát bạn bè mình.
Hoạt động cả lớp
- HS dùng nhạc cụ đã chọn đệm cho bài hát Tiếng hát bạn bè mình.
+ Gõ đệm tiết tấu đã tập theo nhạc đệm bài hát
+ Nghe giáo viên hát gõ đệm theo
Thực hiện luân phiên tổ hát tổ gõ và ngược lại.
- Cá nhân, nhóm xung phong lên lớp thể hiện .
Hoạt động 2: Vận dụng: Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ (10 phút)
Mục tiêu: - Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ qua hoạt động Vận dụng.
Cách thực hiện:
- GV cho HS nghe âm sắc riêng của từng nhạc cụ: đàn u-ku-lê-lê, kèn Hác-mô-ni-ca,đàn bầu.
- GV cho HS từng tổ nghe âm thanh từng nhạc cụ biểu diễn, mỗi nhạc cụ diễn tấu trong 15 giây.
GV nhận xét tuyên dương cá nhân, nhóm, tổ nghe và đoán đúng nhạc cụ.
Hoạt động cả lớp
- HS nghe âm sắc của các nhạc cụ
- HS đoán nhạc cụ và mô phỏng từng nhạc cụ đó.
Hoạt động tổ (nhóm)
Tổ 1: đàn u-ku-lê-lê, Đàn bầu
Tổ 2: kèn hắc-mô-ni-ca,đàn bầu
Tổ 3: đàn bầu, đàn u-ku-lê-lê
Tổ 4: kèn hắc-mô-ni-ca, đàn u-ku-lê-lê.
- Một số nhóm, cá nhân nghe và đoán nhạc cụ.
3. HĐ Ứng dụng (2 phút)
- GV chốt lại yêu cầu của bài học hôm nay, chốt lại chủ đề 8 và khen ngợi các em có ý thức học tập tích cực, đọc nhạc tốt, vận dụng tốt, sáng tạo.
- Về nhà học và xem lại bài chúng ta vừa học và chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
Hoạt động cả lớp
- Ghi nhớ nội dung của giờ học 
- Về ôn tập lại nội dung của chủ đề 8 cho mọi người cùng thương thức.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
...........................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_am_nhac_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc_chu_de.docx