Kế hoạch bài dạy Âm nhạc Lớp 3 Sách Cánh diều - Chủ đề 7: Âm thanh - Năm học 2022-2023
I. MỤC TIÊU:
Sau chủ đề, học sinh sẽ:
- Hát đúng cao độ trường độ, sắc thái bài Bạn ơi lắng nghe. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc trò chơi. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca
- Nêu được ý nghĩa của câu chuyện Tiếng đàn So – Panh, kể được câu chuyện theo hình ảnh minh họa
- Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc, biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu b ài hát Cò lả
- Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ những nốt Đồ, Rê, M, Pha, Son, La, Si, Đô theo kí hiệu bàn tay
- Thực hiện đúng một số hoạt động vận dụng
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
* Chuẩn bị của giáo viên
- Tập chơi đàn và hát trôi chảy bài Bạn ơi lắng nghe
- Kể câu chuyện Tiếng đàn So – Panh theo hình ảnh minh họa
- Vi deo bài hát Cò lả
- Thực hành đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay các nốt Đồ, Rê, M, Pha, Son, La, Si, Đô
- Thực hành các hoạt động vận dụng
- Máy tính, máy chiếu, nhạc cụ gõ
- SGK Âm nhạc 3
- Thực hiện đúng một số hoạt động vận dụng
I. MỤC TIÊU: Sau chủ đề, học sinh sẽ: - Hát đúng cao độ trường độ, sắc thái bài Bạn ơi lắng nghe. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động hoặc trò chơi. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca - Nêu được ý nghĩa của câu chuyện Tiếng đàn So – Panh, kể được câu chuyện theo hình ảnh minh họa - Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc, biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu b ài hát Cò lả - Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ những nốt Đồ, Rê, M, Pha, Son, La, Si, Đô theo kí hiệu bàn tay - Thực hiện đúng một số hoạt động vận dụng II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS * Chuẩn bị của giáo viên - Tập chơi đàn và hát trôi chảy bài Bạn ơi lắng nghe - Kể câu chuyện Tiếng đàn So – Panh theo hình ảnh minh họa - Vi deo bài hát Cò lả - Thực hành đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay các nốt Đồ, Rê, M, Pha, Son, La, Si, Đô - Thực hành các hoạt động vận dụng - Máy tính, máy chiếu, nhạc cụ gõ - SGK Âm nhạc 3 - Thực hiện đúng một số hoạt động vận dụng * Chuẩn bị của HS - SGK Âm nhạc 3 - Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT KẾ HOẠCH DẠY HỌC 1 - Hát: Bạn ơi lắng nghe 2 - Ôn tập bài hát: Bạn ơi lắng nghe - Nghe nhạc: Cò lả 3 - Thường thức âm nhạc: Câu chuyện âm nhạc: Tiếng đàn So – Panh 4 - Đọc nhạc: Bài 5 - Vận dụng: Tập biểu diễn bài hát Bạn ơi lắng nghe theo nhóm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Âm nhạc lớp 3 Chủ đề 7: Âm thamh Tiết 1 Hát: Bạn ơi lắng nghe I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phát triển năng lực âm nhạc - Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Bạn ơi lắng nghe. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, biết hát kết hợp biểu diễn. Biết đây là bài dân ca 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất - Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát) - Về phẩm chất: Giáo dục các em tinh thần giữ gìn các bản sắc văn hoá dân tộc. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Nhạc cụ đàn oocgan, máy tính, máy chiếu - SGK âm nhạc 3 2. Học sinh - Nhạc cụ gõ - SGK âm nhạc 3 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: (5 phút) * Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học * Cách tiến hành: - GV mời cả lớp đứng dậy hát một bài tập thể “Chú ếch con” ? Em thường nghe thấy những âm thanh nào ở trường hoặc trên đường đi học? - GV nhận xét, tuyên dương - GV mô phỏng những âm thanh các em thường nghe trong cuộc sống: Tiếng trống trường, tiếng ve kêu, tiếng chim hót Hoạt động cả lớp - HS hát kết hợp vận động bài “Chú ếch con” - HS xung phong thể hiện lại những âm thanh đó - HS lắng nghe 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (26 phút) Hát Bạn ơi lắng nghe *. Mục tiêu: - Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Bạn ơi lắng nghe. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, biết hát kết hợp biểu diễn. Biết đây là bài dân ca *.Cách tiến hành: Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - GV trình chiếu hình ảnh nhà rồng Tây Nguyên và giới thiệu bài Tây nguyên là vùng đất cao ở phía Nam Trung Bộ. Nơi đây núi rừng hùng vĩ, có các dân tộc ít người sinh sống như: Ê-đê; Gia-rai; Xơ-đăng; Ba-na; Hơ-rê...cùng chung sống. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều bài dân ca và có nhiều nhạc cụ được nhiều địa phương khác biết tới. Có một số bài hát thiếu nhi nói về Tây nguyên rất hay như: Em nhớ Tây nguyên; Chú voi con ở BảnĐôn; KpaKlơng - người thiếu niên dũng cảm... Hoạt động 2: Luyện tập - GV hướng dẫn HS đọc lời ca (lời 1 và lời 2) - GV đàn và hát mẫu sau đó mở nhạc cho các em nghe bài hát mẫu - Hướng dẫn các em tập hát mỗi câu 1 vài lần, tập từng câu theo lối móc xích cho đến hết bài - Chú ý những chỗ nửa cung phải hát thật chính xác: Hỡi bạn ơi; Tiếng dòng suối; Vui đùa; Trôi xuôi; ào ào - Gọi 1 số em hát với tinh thần xung phong - Sau khi HS hát lời 1, GV hướng HS hát lời 2 theo nhạc đệm Hoạt động 3: Hát kết hợp gõ đệm - GV hướng dẫn - GV chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm hát , nhóm gõ đệm theo nhịp và luân phiên ? Bài hát nói về những âm thanh nào? Hoạt động 4: Tập biễu diễn - GV hướng dẫn HS vừa hát vừa nhún theo nhịp 2/4 - GV có thể mời một vài cá nhân hát tốt lên bảng biểu diễn trước lớp. *Hoạt động cả lớp: - HS quan sát bức tranh và lắng nghe GV giới thiệu để cảm nhận ND bài hát - HS đọc cá nhân sau đó cả lớp cùng đọc - HS tập hát nối tiếp từng câu theo hướng dẫn của GV - HS lên thực hiện bài hát - HS lắng nghe nhạc đệm để thực hiện lời 2 - HS 2 nhóm thực hiện kết hợp gõ đệm - HS: Bài hát nói về tiếng dòng suối, tiếng đàn cá, tiếng làn sóng, tiếng lúa rì rào - HS chú ý theo dõi và thực hiện hát kết hợp vận động nhún theo nhịp 3. Hoạt độngvận dụng trải nghiệm: ( 4 phút) * Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống (Giáo dục các em tinh thần giữ gìn các bản sắc văn hoá dân tộc) * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học - GV chốt lại các nội dung giáo dục sau bài học - Dặn các em về nhà hát cho người thân nghe Hoạt động cả lớp - HS nêu nội dung bài học - HS liên hệ bản thân: nêu những việc làm thiết thực để giữ gìn các bản sắc văn hoá dân tộc - HS cả lớp trình bày lại bài hát kết hợp vận động theo nhạc. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Âm nhạc lớp 3 Chủ đề 7: Âm thanh Tiết 2 - Ôn tập bài hát: Bạn ơi lắng nghe - Nghe nhạc: Cò lả Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: .../ /2023 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phát triển năng lực âm nhạc - Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Bạn ơi lắng nghe. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát gõ đệm, vận dụng đơn giản - Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc, biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bài hát Cò lả - Chăm chú nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe, nhớ tên bài hát được nghe. - Có kĩ năng hát cơ bản, hát hòa giọng với tập thể - Biết hát một mình và hát cùng người khác 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất - Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát) - Về phẩm chất: Giáo dục các em tinh thần giữ gìn các bản sắc văn hoá dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Đàn phím điện tử, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của học sinh. - SGK Âm nhạc 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: (4 phút) *. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học *. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Nghe âm thanh đoán tiếng, VD: Tiếng trống trường, tiếng ve kêu, tiếng chim hót Hoạt động cả lớp - HS lắng nghe và đoán đúng âm thanh các tiếng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Nhịp điệu vui (14 phút) Mục tiêu: - Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Bạn ơi lắng nghe. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát đối dấp và tập biểu diễn * Cách tiến hành: - GV trình chiếu hình ảnh minh họa bài hát Bạn ơi lắng nghe cho HS quan sát ? Hình ảnh này tượng trưng cho bài hát gì mà lớp ta đã được học? * Hướng dẫn HS luyện tập thực hành - GV mở File âm thanh bài hát Bạn ơi lắng nghe hoặc đệm hát cho HS nghe lại bài hát. - GV hướng dẫn Ôn tập bài hát Bạn ơi lắng nghe - GV hướng dẫn HS tập hát đối đáp. Người hát Câu hát HS nữ Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe HS nam Tiếng dòng suối ngoài xa thì thào HS nữ Tiếng đàn cá vui đùa đáy cát HS nam Tiếng làn sóng trôi xuôi ào ào - GV đổi lại giữa Nam- Nữ - GV nhận xét, sửa sai ( nếu có). + GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động. Câu hát Động tác Câu 1 Hai tay vắt chéo đặt lên ngực, hai tay mở rộng sang hai bên Câu 2 Cầm tay bạn bên cạnh người nghiêng sang bên trái, sau đó sang phải để hết câu hát. Câu 3 Hai bàn tay chụp lại để phía dưới cằm, hai tay đẩy sang trái, đẩy sang phải. Câu 4 Hai bàn tay chụm lại thành hình trái tim đặt trước ngực, hai tay đưa từ ngực ra bên ngoài mở rộng ra bên ngoài. - GV gọi một vài học sinh có năng khiếu trình bày lại - Luyện theo dãy, nhóm - GV cho HS biểu diễn theo hình thức cá nhân, theo cặp, theo nhóm. - Khuyến khích HS sáng tạo những động tác phù hợp và hay hơn *Hoạt động cả lớp: - HS quan sát tranh - HSTL: Đây là hình ảnh tượng trưng cho bài hát Bạn ơi lắng nghe mà lớp ta đã được học *Hoạt động cả lớp: Ôn tập - HS nghe lại bài hát đồng thời vỗ tay hoặc vận động theo bài hát. - Thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS ôn tập bài hát tập lấy hơi và thể hiện sắc thái. + HS tập hát đối đáp: - Biết cách hát đối đáp. - HS luyện tập - HS thực hiện theo sự HD của GV - HS hát kết hợp vận động - HS biểu diễn - HS sáng tạo thể hiện động tác của mình. Hoạt động 2: Nghe nhạc: Cò lả (14 phút) Mục tiêu: Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc, biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bài hát Cò lả Cách tiến hành: Nghe nhạc - GV giới thiệu tên và xuất xứ của bản nhạc Tìm hiểu bài hát - GV cho HS nghe bản nhạc (lần 1) - GV giới thiệu: Bài hát Cò lả Dân ca đồng bằng Bắc bộ - GV cho HS nghe lần thứ nhất rồi hỏi các em cảm nhận về bài hát + Bài hát vui tươi hay tha thiết? + Tốc độ bài hát nhanh hay chậm? + Người hát là trẻ em hay người lớn? + Giọng hát là nam hay nữ? - GV cho HS nghe nhạc kết hợp với gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu ( có thể gõ đệm theo các kiểu nhịp- phách- tiết tấu) - GV đàn và hát lại 1 câu khoảng 2 - 3 lần yêu cầu HS nhận biết và nhớ được để hát lại câu đó. - GV có thể thực hiện câu hát khác. Hoạt động cả lớp - HS nghe giới thiệu về bài hát Cò lả - HS lắng nghe bản nhạc - HS nghe, cảm nhận và trả lời câu hỏi. - HS nghe nhạc kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. - HS đứng dậy vận động phù hợp với âm thanh 3: Hoạt động ứng dụng ( 3 phút) Nêu nội dung cảu bài học hôm nay? - Khen ngợi các em có ý thức luyện tập tích cực, hát hay biết biểu diễn bài hát, nghe nhạc và vận động tốt, động viên các em còn nhút nhát cần cố gắng hơn. - Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học và chuẩn bị bài sau - Trả lời - Rút kinh nghiệm để bản thân thực hiện ngày một tốt hơn - HS lắng nghe, ghi nhớ IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Âm nhạc lớp 3 Chủ đề 7: Âm thanh Tiết 3 - Thường thức Âm nhạc – Kể chuyện âm nhạc: Tiếng đàn So – Panh - Vận dụng thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: .../ /2023 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phát triển năng lực âm nhạc - Nghe và kể lại câu chuyện Tiếng đàn So - Panh theo tranh minh họa. - Biết thêm hình thức vỗ tay mạnh nhẹ thay cho ngôn ngữ - Thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm hát cho bài “Bạn ơi lắng nghe” - Biết Thực hiện động tác tay, chân thông qua hoạt động vận dụng sáng tạo. - Biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc thông qua hoạt động Vận dụng -Sáng tạo 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất - Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động vận dụng). - Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC * Giáo viên: - Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, máy chiếu - Thực hành các hoạt động Vận dụng-Sáng tạo * Học sinh: - SGK âm nhạc 3, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: (3phút) * Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học * Cách tiến hành: - GV mời cả lớp đứng dậy hát kết hợp vận động bài Bạn ơi lắng nghe Hoạt động cả lớp - Đứng tại chỗ thực hiện hát kết hợp vận động bài Bạn ơi lắng nghe * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học - GV chốt lại các nội dung giáo dục sau bài học - Dặn các em về nhà Hát cho người thân nghe Hoạt động cả lớp - HS nêu nội dung bài học - HS liên hệ bản thân: nêu những việc làm thiết thực để đem lại niềm vui cho mọi người - HS cả lớp trình bày lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp chia đôi và vận động theo nhạc. 2. Hoạt đông khám phá luyện tập (15) * Mục tiêu: Nghe và kể lại câu chuyện Tiếng đàn So - Panh theo tranh minh họa * Cách tiến hành: + Âm nhạc thường thức: Kể chuyện âm nhạc Tiếng đàn So - Panh - Giới thiệu tiểu sử nhạc sĩ So – Panh Chopin (hay còn được gọi là Sô Panh theo phiên âm tiếng Việt) có tên khai sinh là Fryderyk Franciszek Szopen. Ông là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng của đất nước Ba Lan. Sô Panh được biết đến là người đặt những nền móng tiên phong đầu tiên cho dòng nhạc ballad. Tác giả người Anh Michael Rosen đã nhận xét về Chopin là: “chất thơ thiên tài đi cùng với kỹ thuật không một ai đương thời có thể sánh bằng”. - GV kể cho HS nghe câu chuyện Tiếng đàn So - Panh ? So Panh đã chơi nhạc cụ nào? ? Vì sao So Panh được mọi người yêu quý? - GV trình chiếu cho HS nghe lại toàn bộ câu chuyện - GV trình chiếu cho HS xem trích đoạn một tiết mục biểu diễn âm nhạc của So Panh *Hoạt động cả lớp: - HS Lắng nghe. - HS lắng nghe để cảm nhận nội dung câu chuyện Tiếng đàn So - Panh - Chơi đàn Piano - Chơi đàn giỏi, mọi người kính trọng vì tài năng âm nhạc và sự khiêm nhường - HS xung phong kể lại từng phần câu chuyện theo hình ảnh hoặc minh họa một số tình tiết của câu chuyện - HS lắng nghe, quan sát 3. Hoạt động Vận dụng thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ ( 15 phút) * Mục tiêu: Biết thêm hình thức vỗ tay mạnh nhẹ thay cho ngôn ngữ. Thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm hát cho bài “Bạn ơi lắng nghe” * Cách tiến hành: - GV đọc và vỗ tay theo nhịp điệu - GV làm mẫu sau đó hướng dẫn cả lớp vừa vỗ tay vừa đệm theo tiết tấu - GV hướng dẫn HS luyện tập mẫu tiết tấu thứ nhất theo hình thức nhóm, tổ. - GV chia lớp thành 3 tổ: + Tổ 1: Gõ tiết tấu + Tổ 2: Thực hiện động tác tay, chân + Tổ 3: Đọc - Khi HS làm đúng yêu cầu, GV đổi lại nhiệm vụ của các tổ. - GV nhận xét, tuyên dương các tổ - Nếu HS thuần thục GV hướng dẫn các em hát câu trên mở đầu cho bài Bạn ơi lắng nghe Hoạt động cả lớp - HS quan sát, lắng nghe - HS thực hiện theo HD của GV - HS 3 tổ luyện tập - HS thực hiện luyện tập tiết tấu bằng động tác tay chân. - HS thực hiện theo HD của GV 3. Hoạt độngvận dụng trải nghiệm: ( 3 phút) * Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống (biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người..) *.Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học - GV chốt lại các nội dung giáo dục sau bài học - Hôm nay chúng ta học nội dung gì? - Yêu cầu hát lại bài: Bạn ơi lắng nghe - Về nhà các em tích cực luyện tập. Kể câu chuyện Tiếng đàn So – Panh cho người thân nghe. Hoạt động cả lớp - HS nêu nội dung bài học - HS liên hệ bản thân: nêu những việc làm thiết thực HSTL: Âm nhạc thường thức: Kể chuyện âm nhạc Tiếng đàn So – Panh, Vận dụng thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ - Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Âm nhạc lớp 3 Chủ đề 7: Âm thanh Tiết 4 - Đọc nhạc - Vận dụng: Tập biểu diễn bài hát Bạn ơi lắng nghe theo nhóm I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phát triển năng lực âm nhạc - Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ, nét nhạc với nốt Đô-Rê-Mi-Pha-Son-La –Xi- Đô theo ký hiệu bàn tay - Biết hát kết hợp tập biểu diễn bài hát theo nhóm 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất - Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động Vận dụng) - Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV:- Đàn, song loan - Máy chiếu và nhạc nền - HS: Sách học,thanh phách. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: (3 phút) * Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học * Cách tiến hành: - GV mời cả lớp đứng dậy đọc nhạc theo ký hiệu bàn tay - GV đưa bàn tay kí hiệu 3 nốt nhạc mà HS đã được học Hoạt động cả lớp - HS quan sát GV đưa kí hiệu bàn tay để đọc đúng tên nốt nhạc 2. Hoạt đông khám phá luyện tập * Hoạt động 1: Đọc nhạc (15p) Mục tiêu: Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ những nốt Đô-Rê-Mi-Pha-Son-La –Xi- Đô theo ký hiệu bàn tay * Cách tiến hành: - GV hỏi tiết trước chúng ta đã đọc nhạc những nốt nào? + Luyện tập cao độ + GV dùng nhạc cụ lấy cao độ chuẩn, hướng dẫn HS luyện đọc cao độ nốt: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si, Đô theo kí kí hiệu bàn tay - GV và HS cùng luyện tập: GV đọc nhạc các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La và làm kí hiệu bàn tay - GV đọc nhạc các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si, Đô + Hướng dẫn luyện tập tiết tấu - GV dùng nhạc cụ trống nhỏ thể hiện tiết tấu cho HS nghe và thực hiện lại nhiều lần. - Gọi 1 số HS luyện đọc với tinh thần xung phong - GV nhận xét tuyên dương + Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay - GV trình chiếu bài tập đọc nhạc - GV làm kí hiệu bàn tay để HS đọc nét nhạc thứ nhất, tiếp theo đọc nét nhạc thứ 2 - GV hướng dẫn HS đọc nhạc với tốc độ nhanh vừa - GV mời tổ nhóm hoặc cá nhân đọc bài 5, kết hợp làm kí hiệu bàn tay - GV mời HS xung phong lên làm kí hiệu bàn tay cho các bạn đọc nhạc *Hoạt động cả lớp: - HS lắng nghe TL câu hỏi HS thực hiện theo hướng dẫn của GV + Luyện đọc cao độ: - HS thực hiện lại theo GV - HS làm kí hiệu bàn tay (không đọc nhạc) + Luyện tập tiết tấu: - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV luyện tiết tấu kết hợp với trống nhỏ hoặc nhạc cụ khác - HS đọc nhạc và làm kí hiệu theo hướng dẫn của GV - HS đọc cao độ và làm ký hiệu bàn tay - HS quan sát - HS quan sát và thực hiện đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay - HS đọc nhạc với tốc độ nhanh vừa - Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện - Cả lớp đọc theo kí hiệu bàn tay mà bạn làm. * Hoạt động 3: Vận dụng: Tập biểu diễn bài hát Bạn ơi lắng nghe theo nhóm (12) * Mục tiêu: Biết hát kết hợp tập biểu diễn bài hát theo nhóm * Cách tiến hành: Câu hát Động tác Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe Tay trái làm động tác vẫy tay, làm động tác lắng nghe Tiếng dòng suối ngoài xa thì thào Tay phải đưa lên gần tai làm động tác lắng nghe , tay trái chống hông Tiếng đàn cá vui đùa đáy cát Tay trái đưa lên gần tai làm động tác lắng nghe , tay trái chống hông Tiếng làn sóng trôi xuôi ào ào Tay phải đưa lên gần tai làm động tác lắng nghe , tay trái chống hông Hỡi bạn ơi dừng chân chút đi Tay phải làm động tác vẫy tay Có nhìn thấy đàn chim câu xanh Tay trái đưa lên trên làm động tác quan sát, hai tay dang rộng làm động tác chim bay Cánh gọi nắng bay về rẫy lúa Hai tay dang rộng làm động tác chim bay Lúa mừng nắng lúa reo rì rào Hai tay đưa lên cao nghiêng sang trái rồi sang phải - Gọi 1 số HS biểu diễn bài hát với tinh thần xung phong - GV nhận xét, tuyên dương Hoạt động cả lớp: - HS biểu diễn bài hát theo nhóm kết hợp các động tác như hướng dẫn - HS biểu diễn bài hát với tinh thần xung phong 3. Hoạt độngvận dụng trải nghiệm: (3 phút) * Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống (biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người..) *.Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học - GV nhắc lại nội dung của chủ đề và khen ngợi các em có ý thức luyện tập, đọc nhạc tốt, tích cực, sáng tạo, .... Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn. - Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học. Hoạt động cả lớp - HS nêu nội dung bài học - HS liên hệ bản thân: nêu những việc làm thiết thực để đem lại niềm vui cho mọi người - HS lắng nghe, ghi nhớ IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_am_nhac_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc_chu_de.doc