Kế hoạch bài dạy Âm nhạc Lớp 3 Sách Cánh diều - Chủ đề 2: Tổ quốc Việt Nam - Năm học 2022-2023

Kế hoạch bài dạy Âm nhạc Lớp 3 Sách Cánh diều - Chủ đề 2: Tổ quốc Việt Nam - Năm học 2022-2023

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Âm nhạc lớp 3

Chủ đề 2: Tổ quốc Việt Nam

Tiết 1

Hát: Quốc ca Việt Nam

Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: ./10/2022.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 1. Phát triển năng lực âm nhạc

- Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Quốc ca Việt Nam. Hát rõ lời và thuộc lời, biết thể hiện sự nghiêm trang lòng tự hào.

 - Biết thể hiện bài hát Quốc ca Việt Nam với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Hát hòa giọng với nhạc đệm và có biểu cảm bài hát.

 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

 - Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát)

 - Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết thể hiện tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 1. Giáo viên:

 - Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

 - Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).

 2. Học sinh:

- SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)

 

docx 11 trang Đăng Hưng 23/06/2023 10770
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Âm nhạc Lớp 3 Sách Cánh diều - Chủ đề 2: Tổ quốc Việt Nam - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau chủ đề học sinh sẽ: 
- Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Quốc ca Việt Nam. Hát rõ lời và thuộc lời, biết thể hiện sự nghiêm trang lòng tự hào. 
- Nêu được ý nghĩa của câu chuyện Tiếng sáo kì diệu, kể được câu chuyện theo hình ảnh minh họa. 
- Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc, biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bài hát Cháu hát về đảo xa.
- Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ những nốt nốt Mi, Pha, Son, La, Si, Đô theo kí hiệu bàn tay. 
- Thực hiện đúng một số hoạt động Vận dụng.
- Biết thể hiện tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc thông qua các hành động cụ thể.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
* Chuẩn bị của GV
- Đàn phím điện tử
- Tập chơi đàn và hát thuần thục bài Quốc ca Việt Nam. 
- Kể được câu chuyện Tiếng sáo diệu kì theo hình ảnh họa.
- Video clip bài hát Cháu hát về đảo xa.
- Thể hiện thuần thục kí hiệu bàn tay các nốt Mi, Pha, Son, La, Si, Đô. 
- Mãnh gỗ nhỏ làm nhạc cụ gõ
	- Thực hành các hoạt động Vận dụng - Sáng tạo. 
* Chuẩn bị của HS 
 	- Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan tem-bơ-rin, trai-en-gô chuông, ma-ra-cát hoặc nhạc cụ gõ tự làm. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TIẾT
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1
1. Hát: Quốc ca Việt Nam
2
1. Hát: Quốc ca Việt Nam(Lời 2)
2. Nghe nhạc: Cháu hát về đảo xa
3
1. Thường thức âm nhạc: Kể chuyện âm nhạc: Tiếng sáo kì diệu. 
2. Vận dụng: Trình bày bài hát Quốc ca Việt Nam theo cách hát lĩnh xướng và hòa giọng.
4
1. Đọc nhạc: Bài 2.
2. Vận dụng Nghe và đoán tên nốt nhạc
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Âm nhạc lớp 3
Chủ đề 2: Tổ quốc Việt Nam
Tiết 1
Hát: Quốc ca Việt Nam
Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: .../10/2022.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 1. Phát triển năng lực âm nhạc
- Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Quốc ca Việt Nam. Hát rõ lời và thuộc lời, biết thể hiện sự nghiêm trang lòng tự hào. 
	- Biết thể hiện bài hát Quốc ca Việt Nam với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Hát hòa giọng với nhạc đệm và có biểu cảm bài hát. 
 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất
	- Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát)
	- Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết thể hiện tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	1. Giáo viên:
	- Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK
 - Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).
 2. Học sinh:
- SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Hoạt động khởi động: (3-4 phút)
 *. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học
 *. Cách tiến hành:
- GV trình chiếu File âm thanh bai hát Lá cờ Việt Nam
- GV giới thiệu bài hát Quốc ca Việt Nam tác giả Văn Cao.
- GV chốt lại hiểu biết của HS đã có để liên hệ giới thiệu bài học.
- HS thực hiện: Cả lớp hát kết hợp vận động theo nhạc bài Lá cờ Việt Nam.
- HS biết về Tác giả tác phẩm qua giới thiệu của giáo viên: Bài hát Quốc ca Việt nam hiện nay còn có tên Tiến quân ca.do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1945. Từ năm 1946 bài Tiến quân ca được chọn là Quốc ca Việt Nam
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (25-27 phút)
 Hát Quốc ca Việt Nam
*. Mục tiêu: - Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Quốc ca Việt Nam. Hát rõ lời và thuộc lời, biết thể hiện sự nghiêm trang lòng tự hào. 
*.Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS đọc lời ca
- GV mở băng mẫu
- GV hướng dẫn HS khởi động giọng
- Tổ chức dạy hát (GV kết hợp đệm đàn)
- Dạy hát từng câu nối tiếp kết hợp sửa sai về cao độ, trường độ, nhịp, phách.
- Hướng dẫn HS ghép cả bài
* Hướng dẫn HS luyện tập thực hành
- Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp chia đôi.
- GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS.
*Hoạt động cả lớp: Học sinh học hát Quốc ca Việt Nam.
- Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên:
 + 1 em đọc lời 1 của bài hát cả lớp đọc nhẩm theo.
- Lắng nghe cảm nhận ban đầu về bài hát.
- Thực hiện luyện mẫu âm theo hướng dẫn của GV
- HS học hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên (câu + nối câu + cả bài)
- HS hát ghép cả bài theo nhạc đệm với các hình thức: cá nhân,tổ,nhóm.
* Hoạt động cả lớp: HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập gềnh xa
* Hoạt động theo nhóm (tổ)
+ Hát gõ đệm theo nhịp chia đôi kết hợp với nhạc đệm.
- Luyện theo hướng dẫn của GV
+ Tổ 1 hát
+ Tổ 2,3 đệm và ngược lại
* Hoạt động cả lớp: HS trình diễn trước lớp (1HS hát + 1 gõ đệm): có thể mời 02- 03 lượt trình bày trước lớp
 3. Hoạt độngvận dụng trải nghiệm: ( 4-5 phút)
*.Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống (Biết thể hiện tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc.)
*.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học
- GV chốt lại các nội dung giáo dục sau bài học
- Dặn các em về nhà Hát cho người thân nghe
- HS nêu nội dung bài học
- HS liên hệ bản thân: nêu những việc làm thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương, yêu Tổ quốc
- HS cả lớp trình bày lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp chia đôi và vận động theo nhạc.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Âm nhạc lớp 3
Chủ đề 2: Tổ quốc Việt Nam
Tiết 2
Hát: Quốc ca Việt Nam(Lời 2)
Nghe nhạc: Cháu hát về đảo xa 
Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: .../10/2022.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT	
 1. Phát triển năng lực âm nhạc
- Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Quốc ca Việt Nam. Hát rõ lời và thuộc lời, biết thể hiện sự nghiêm trang lòng tự hào. 
- Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc, biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bài hát Cháu hát về đảo xa.
- Biết thể hiện tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc thông qua các hành động cụ thể.
 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất
	- Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát, nghe nhạc)
 - Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
	- Video clip bài hát Cháu hát về đảo xa.
- Chơi đàn và hát thuần thục bài Quốc ca Việt Nam. 
	- Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK
 - Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).
 2. Học sinh:
- SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)... 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ Khởi động kết nối ( 3 phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học
Cách tiến hành:
- GV mở File âm thanh bài hát Tổ quốc Viêt Nam
Hoạt động cả lớp
HS nhảy dân vũ theo nhạc bài hát Tổ quốc Việt Nam
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Hát: Quốc ca Việt Nam (Lời 2) (16 phút)
Mục tiêu: - Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Quốc ca Việt Nam. Hát rõ lời và thuộc lời, biết thể hiện sự nghiêm trang lòng tự hào.
- Biết thể hiện bài hát Quốc ca Việt Nam với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Hát hòa giọng với nhạc đệm và có biểu cảm bài hát. 
Cách tiến hành:
- GV Hướng dẫn HS hát ôn lời 1
- GV hướng dẫn HS củng cố lời ca, bổ sung những từ còn thiếu vào chỗ chấm
- GV hướng dẫn củng cố giai điệu và cách nghe và hát lại câu hát theo giai điệu giáo viên đàn.
- GV nhận xét tuyên dương
- GV mở nhạc đệm hoặc đệm đàn
+ Hướng dẫn HS học hát lời 2
- Hướng dẫn HS hát cả bài
* Hướng dẫn HS luyện tập thực hành
- Hát gõ đệm theo nhịp chia đôi
- GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS
+Chia nhóm tổ
*Hoạt động cả lớp: Học sinh học hát Quốc ca Việt Nam (Lời 2)
- HS hát ôn lại lời 1 
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV:
Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng ...
Bước chân dồn vang trên đường ...
Cờ in máu chiến thắng mang ...
Súng ngoài xa chen khúc ...
- HS nghe giai điệu một câu hát, HS cảm nhận ra và trình bày lại câu hát đó. Tương tự với các câu hát khác.
- HS nhận xét lẫn nhau
- HS ôn lại bài hát thể hiện sắc thái
- HS tự hát lời 2 theo giai điệu đã học
- HS hát cả bài theo hướng dẫn của GV
* Hoạt động cả lớp: HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
* Hoạt động theo nhóm (tổ)
+ Hát gõ đệm theo nhịp kết hợp với nhạc đệm.
- Luyện theo hướng dẫn của GV
+ Tổ 1 hát
+ Tổ 2,3 đệm và ngược lại
* Hoạt động cả lớp: HS trình diễn trước lớp (1HS hát + 1 gõ đệm): có thể mời 02- 03 lượt trình bày trước lớp
Hoạt động 2: Nghe nhạc: Cháu hát về đảo xa (16 phút)
Mục tiêu: - Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc, biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bài hát Cháu hát về đảo xa.
Cách tiến hành:
 Nghe nhạc
- GV giới thiệu về bài hát và tác giả: Bài hát có tên Cháu hát về đảo xa do nhạc sĩ Trân Xuân Tiên sáng tác. 
Tìm hiểu bài hát
- GV cho HS nghe bài hát (lần 1)
- GV cho HS nghe bài hát (lần 2)
- GV cho HS nghe bài hát (lần 3) GV hát một vài câu 1-2 lần .
- GV nêu một vài câu hỏi: Các chú bộ đội ở ngoài đảo xa làm nhiêm vụ gì?
GV nêu giáo dục phẩm chất cho HS: Chúng ta cần biết ơn các chú bộ đội đang ngày đêm giữ yên đất trời, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Hoạt động cả lớp
- HS nghe giới thiệu về bài hát
- HS nghe bài hát lần 1 và trả lời một số câu hỏi
Nội dung bài hát nói về điều gì?
Bài cát có nhịp độ nhanh hay chậm?
Hình thức bài hát đơn ca hay tốp ca?
- HS vừa nghe nhạc lần 2 vừa kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu của bài hát.
- HS nghe lại lần 3 và có thể hát lại được một vài câu hát mà các em thuộc (Một vài em xung phong).
- HS trả lời theo hiểu biết của mình: - Các chú bộ đội hải quân đã không ngại nắng mưa, nơi đầu song ngọn gió vẫn chắc cây súng kiên cường để bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và để các em được đến trường trong bình yên ...
HS ghi nhớ.
 3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: ( 4-5 phút)
*.Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống (Biết thể hiện tình yêu quê hương, yêu các chú bộ đội yêu Tổ quốc.)
Cách tiến hành:
Nên nội dung cảu bài học hôm nay?
- Khen ngợi các em có ý thức học tập tốt, động 
viên các em còn nhút nhát cần cố gắng hơn.
- Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học và chuẩn bị bài sau
Hoạt động cả lớp
Trả lời 
Cả lớp hát lại bài hát và kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
...........................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Âm nhạc lớp 3
Chủ đề 2: Tổ quốc Việt Nam
Tiết 3
Thường thức âm nhạc: Kể chuyện âm nhạc: Tiếng sáo kì diệu.
Vận dụng: Trình bày bài hát Quốc ca Việt Nam theo cách hát 
lĩnh xướng và hòa giọng.
Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: .../10/2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 1. Phát triển năng lực âm nhạc
- Nêu được ý nghĩa của câu chuyện Tiếng sáo kì diệu, kể được câu chuyện theo hình ảnh minh họa. 
	- Thực hiện đúng hoạt động vận dụng: bày bài hát Quốc ca Việt Nam theo cách hát lĩnh xướng và hòa giọng.
 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất
	- Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động kể chuyện, hát lĩnh xướng và hòa giọng bài hát)
	- Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết thể hiện tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	1. Giáo viên:
	- Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK
 - Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).
 2. Học sinh:
- SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ Khởi động (2 phút)
Mục tiêu:Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học
Cách tiến hành:
- GV mở File âm thanh bài hát Tổ quốc Việt Nam
Hoạt động cả lớp
HS nhảy dân vũ theo nhạc bài hát Tổ quốc Việt Nam
2. HĐ khám phá – luyện tập (17 phút)
Hoạt động 1: Thường thức âm nhạc: Câu chuyện âm nhạc: Tiếng sáo diệu kì
Mục tiêu: - Nêu được ý nghĩa của câu chuyện Tiếng sáo kì diệu, kể được câu chuyện theo hình ảnh minh họa. 
Cách tiến hành:
- GV kể (hoặc đọc) câu chuyện.
 GV cho học sinh nghe một nét nhạc (không lời do sáo trúc diễn tấu) 
- Sau khi học sinh nghe trọn vẹn câu chuyện, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
- GV hướng dẫn HS kể lại từng phần câu chuyện theo hình ảnh minh họa hoặc xung phong minh họa một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác minh họa.
- GV cho HS nghe tiết mục biểu diễn của sáo trức kết hợp vận động (nếu còn thời gian)
GV nhận xét tuyên dương
Hoạt động cả lớp
Nghe GV kể chuyện
Nghe nhạc
Trả lời câu hỏi: 
Tiếng sáo trong cậu chuyện diệu kì như thế nào? 
Vì sao chàng trai được gọi là anh hùng?
- Nghe và kể lại câu chuyện Tiếng sáo diệu kì theo hình ảnh minh hoạ.
- Minh họa cau chuyện bằng âm thanh hoặc động tác minh họa ( Tùy ý thích)
- HS nghe và cảm nhận
Hoạt động 2: Vận dụng: Trình bày bài hát Quốc ca Việt Nam theo cách hát lĩnh xướng và hòa giọng. (10 phút)
Mục tiêu- Biết trình bày bài hát Quốc ca Việt Nam theo cách hát lĩnh xướng và hòa giọng 
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS làm việc hát lĩnh xướng và hòa giọng.
- GV giải thích lĩnh xướng, Hòa giọng
- GV yêu cấc các nhóm lên trình bày trước lớp.
- GV nhận xét biểu dương các nhóm trình bày tốt sửa sai các nhóm thực hiện còn sai.
Hoạt động cả lớp
- HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên: Phụ trách văn nghệ điều hành hát lĩnh xướng và hòa giọng.
- HS xung phong lên hát lĩnh xướng, cả lớp hát hòa giọng.
Hoạt động nhóm ( Tổ)
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thực hiện.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau
 3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: ( 4-5 phút)
*.Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống (Biết thể hiện tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc.)
- GV chốt lại yêu cầu của bài học và khen ngợi các em có ý thức tập luyện, nắm vững nội dung câu chuyện âm nhạc, hát đúng yêu cầu.
- Về nhà học và xem lại bài chúng ta vừa học và chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
Hoạt động cả lớp
- Ghi nhớ nội dung của giờ học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
...........................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Âm nhạc lớp 3
Chủ đề 2: Tổ quốc Việt Nam
Tiết 4
Đọc nhạc: Bài 2.
Vận dụng: Nghe và đoán tên nốt nhạc
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT	
 1. Phát triển năng lực âm nhạc
- Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ những nốt nốt Mi, Pha, Son, La, Si, Đô theo kí hiệu bàn tay. 
- Thực hiện đúng hoạt động Vận dụng: Nghe nhạc đoán tên nốt nhạc
 2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất
	- Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động nghe nhạc đoán tên nốt nhạc)
 - Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết thể hiện tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
	- Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK
 - Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).
 2. Học sinh:
- SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)
1. GV: - Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, máy tính. 
2. HS: - SGK, nhạc cụ gõ... 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ Khởi động (2 phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học
Cách thực hiện:
GV mở nhạc đệm 
Hoạt động cả lớp
HS hát kết hợp vỗ tay theo bài hát: Quốc ca Việt Nam.
2. Hoạt đông khám phá luyện tập (18)
Hoạt động 1: Đọc nhạc:
Mục tiêu: - Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ những nốt nốt Mi, Pha, Son, La, Si, Đô theo kí hiệu bàn tay. 
Cách tiến hành:
+ GV dùng nhạc cụ lấy cao độ chuẩn, hướng dẫn HS luyện đọc cao độ nốt: Mi, Pha, Son, La. Si, Đô kết hợp kí hiệu bàn tay
- GV và HS cùng luyện tập: GV đọc nhạc các nốt Mi, Pha, Son, La. Si, Đô và làm kí hiệu bàn tay
- GV đọc nhạc các nốt Mi, Pha, Son, La. Si, Đô 
+ Hướng dẫn luyện tập tiết tấu
- GV dùng nhạc cụ trống nhỏ thể hiện tiết tấu cho HS nghe và thực hiện lại nhiều lần.
+ Hướng dẫn đọc nhạc Bài 2 theo kí hiệu bàn tay.
- GV làm kí hiệu bàn tay nét nhạc thứ nhất, tiếp theo nét nhạc thứ hai
- Hướng dẫn HS đọc với nhịp độ vừa phải
+ Luyện tập
 - GV mời từng tổ đọc nhạc, kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay
- GV cho HS đọc nhạc kết hợp vận động
GV nhận xét chung
Hoạt động cả lớp
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
+ Luyện đọc cao độ: 
- HS thực hiện lại theo GV
- HS làm kí hiệu bàn tay (không đọc nhạc)
+ Luyện tập tiết tấu:
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV luyện tiết tấu kết hợp với trống nhỏ hoặc nhạc cụ khác
+ Đọc nhạc Bài 2 theo kí hiệu bàn tay
- HS đọc nhạc theo hướng dẫn của GV
+ Luyện đọc: 
Tổ 1 đọc tổ làm kí hiệu bàn tay và ngược lại
- Đọc cặp đôi bạn đọc bạn kí hiệu và ngược lại.
- HS đọc nhạc kết hợp vận động nhịp nhàng theo giai điệu
- HS nhận xét lẫn nhau
Hoạt động 2: Vận dụng: Nghe và đoán tên nốt nhạc (10 phút)
Mục tiêu: - Biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ, thông qua hoạt động Vận dụng 
Cách thực hiện:
- GV viết lên bảng: Son-Son ? Son
- GV giải thích cách thực hiện: Cô sẽ đàn 5 nốt nhạc lần lượt các tổ sẽ nghe và đoán tên nốt nhạc thứ 4 là nốt nào?
- GV đàn các nốt thứ 4 lần lượt : La, Son, Mi, Đô.
Hoạt động cả lớp
- HS chú ý cách nghe và đoán tên nốt:
- Các tổ đoán tên nốt thứ tư 
 3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: ( 4-5 phút)
*.Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống (Biết thể hiện tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc. Biết đọc nhạc kết hợp vận động)
Cách tiến hành:
- GV nhắc lại yêu cầu của tiết học này, chốt lại nội dung Chủ đề 2. Khen ngợi các em có ý thức tập luyện tích cực, đọc nhạc tốt vận động chính xác, sáng tạo.... Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.
- Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học: Tập biểu diễn bài hát, tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay, kể lại câu chuyện đã nghe đã đọc
Hoạt động cả lớp
- Ghi nhớ nội dung của giờ học 
- Về hát Quốc ca và thể hiện nghiêm trang khi chào cờ cho mọi người cùng thưởng thức.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
...........................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_am_nhac_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc_chu_de.docx