Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Phan Huy

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Phan Huy

Hoạt động của GV

1. Mở đầu:

Chơi trò Máy ảnh thân thiện.

- Hướng dẫn HS chơi: Hai bạn sắm vai chụp ảnh cho nhau.

- Mời HS chơi theo nhóm bàn. Mỗi bạn sửa soạn quần áo, đầu tóc để bạn bên cạnh làm động tác chụp ảnh mình bằng cách đặt ngón tay trỏ và ngón tay cái ghép vào nhau thành hình vuông mô phỏng chiếc máy ảnh. Mỗi lần chụp, HS hô: “Chuẩn bị! Cười! Xoạch!”.

+ Đưa câu hỏi gợi ý để hs nêu cảm nghĩ/ ý kiến của mình khi thực hiện các hoạt động:

? Khi chụp ảnh cho bạn em thường nhắc bạn điều gì? Em muốn tấm ảnh em chụp như thế nào?

? Khi em được bạn chụp ảnh, em thường chuẩn bị gì? Em muốn bức ảnh của mình như thế nào?

- Cho hs xem một số bức ảnh thật

Kết luận: Hình ảnh tươi vui, thân thiện của mình là hình ảnh chúng ta luôn muốn lưu lại.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Hình thành kiến thức mới:

 Hoạt động: 1 Tìm hiểu bản thân

- YCHS cùng nhớ lại hình ảnh mình hằng ngày bằng những câu hỏi:

+ Ra đường, khi gặp hàng xóm, bạn bè, em mỉm cười hay nhăn mặt? Em chào hỏi vồn vã hay vội vàng bỏ đi?

+ Em thử hỏi bạn bên cạnh xem, bình thường em cười nhiều hơn hay nhăn mặt nhiều hơn? Ở bên em, bạn có thấy vui vẻ không?

- GV nêu: Mỗi chúng ta hãy luôn vui vẻ, thân thiện với bạn bè và mọi người xung quanh.

 Hoạt động: 2 Em muốn thay đổi.

- Hướng dẫn HS nhận diện những biểu hiện của người vui vẻ qua các câu hỏi gợi ý:

+ Theo các em, người vui vẻ là người thế nào, thường hay làm gì?

+ Theo các em, người thân thiện là người thường hay làm gì?

- Nhận xét, chốt

+ Em thấy mình đã là người luôn vui vẻ và thân thiện với mọi người xung quanh chưa?

+ Để trả lời câu hỏi trên, GV cho cả lớp vẽ vào một tờ giấy hoặc một tấm bìa bí mật: Nếu bạn nào thấy mình đã là người vui vẻ, thân thiện, hãy vẽ hình mặt cười . Nếu bạn nào thấy mình chưa vui vẻ, thân thiện lắm, muốn thay đổi hình ảnh của mình trong mắt mọi người, hãy vẽ hình dấu cộng +. Sau đó, GV đưa ra một chiếc hộp to để HS đặt những tờ giấy đã được gấp lại vào đó cùng lời hứa thầy cô sẽ giữ gìn bí mật này cho HS.

Kết luận: Nếu muốn trở thành người vui vẻ và thân thiện, chúng ta có thể thử thay đổi bản thân mình. GV gắn bảng thẻ chữ THÂN THIỆN, VUI VẺ.

3.Luyện tập, thực hành:

Nhận biết hình ảnh thân thiện, tươi vui của em và các bạn

- YCHS quan sát tranh trong sgk trang 6 và thảo luận nhóm theo gợi ý:

+ Em hãy nêu những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn trong tranh.

+ Kể những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn khác mà em biết.

- Cho HS liên hệ những biểu hiện thân thiện, tươi vui của em và các bạn trong lớp.

+ Mời 2 HS lên thể hiện tình huống trước lớp

- Cho HS khác cho lời khuyên: đóng góp các “bí kíp” để bạn A thể hiện là người thân thiện, vui vẻ đối với bạn B.

+ GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

GV có thể đặt câu hỏi gợi ý như: Mắt nhìn vào đâu? Cười hay cau mày? Nên chào thế nào hay lờ đi? Muốn thể hiện sự thân thiện hơn nếu đã thân quen thì có thể làm gì?

− GV mời các HS thể hiện sự thân thiện, vui tươi với một người bạn hoặc một nhóm bạn trong lớp.

- GV nhận xét, đưa kết luận:Việc thể hiện vui vẻ, thân thiện với mọi người cũng không quá khó.

4. Vận dụng, trải nghiệm:

 - Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà em hãy cùng bố mẹ ngắm lại những cuốn an-bum ảnh gia đình để tìm những hình ảnh vui vẻ của mình, của cả nhà. Chọn một tấm ảnh hoặc tranh vẽ thể hiện hình ảnh tươi vui, hài hước của em để tham gia triển lãm ảnh của tổ.

 

doc 22 trang ducthuan 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Phan Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
SÁNG
Môn học/hoạt động giáo dục: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ; Lớp: 2 A1 
Tên bài học: CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN
Bài: 1 HÌNH ẢNH CỦA EM ; số tiết: 1
Thời gian thực hiện:Tiết 4 - Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2021
1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài hoc, học sinh sẽ: 
-Nhận biết được hình ảnh thân thiện , vui vẻ của bản thân
- HS đánh giá lại hình ảnh mình thể hiện hằng ngày là vui vẻ hay rầu rĩ, thân thiện hay cau có để từ đó muốn thực hành thay đổi hình ảnh của chính mình cho vui vẻ, thân thiện hơn.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Giúp HS thể hiện được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.
- Có thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh.
 Thể hiện được sư khéo léo , cẩn thận của bản thân qua sản phẩm tự làm 
2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Thẻ chữ: THÂN THIỆN, VUI VẺ. Bìa màu.
- HS: Sách giáo khoa. Bút màu.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu: 
Chơi trò Máy ảnh thân thiện.
- Hướng dẫn HS chơi: Hai bạn sắm vai chụp ảnh cho nhau. 
- Mời HS chơi theo nhóm bàn. Mỗi bạn sửa soạn quần áo, đầu tóc để bạn bên cạnh làm động tác chụp ảnh mình bằng cách đặt ngón tay trỏ và ngón tay cái ghép vào nhau thành hình vuông mô phỏng chiếc máy ảnh. Mỗi lần chụp, HS hô: “Chuẩn bị! Cười! Xoạch!”.
+ Đưa câu hỏi gợi ý để hs nêu cảm nghĩ/ ý kiến của mình khi thực hiện các hoạt động:
? Khi chụp ảnh cho bạn em thường nhắc bạn điều gì? Em muốn tấm ảnh em chụp như thế nào?
? Khi em được bạn chụp ảnh, em thường chuẩn bị gì? Em muốn bức ảnh của mình như thế nào?
- Cho hs xem một số bức ảnh thật
Kết luận: Hình ảnh tươi vui, thân thiện của mình là hình ảnh chúng ta luôn muốn lưu lại. 
- GV dẫn dắt, vào bài.
2. Hình thành kiến thức mới:
 Hoạt động: 1 Tìm hiểu bản thân
- YCHS cùng nhớ lại hình ảnh mình hằng ngày bằng những câu hỏi:
+ Ra đường, khi gặp hàng xóm, bạn bè, em mỉm cười hay nhăn mặt? Em chào hỏi vồn vã hay vội vàng bỏ đi?
+ Em thử hỏi bạn bên cạnh xem, bình thường em cười nhiều hơn hay nhăn mặt nhiều hơn? Ở bên em, bạn có thấy vui vẻ không?
- GV nêu: Mỗi chúng ta hãy luôn vui vẻ, thân thiện với bạn bè và mọi người xung quanh.
 Hoạt động: 2 Em muốn thay đổi.
- Hướng dẫn HS nhận diện những biểu hiện của người vui vẻ qua các câu hỏi gợi ý:
+ Theo các em, người vui vẻ là người thế nào, thường hay làm gì? 
+ Theo các em, người thân thiện là người thường hay làm gì? 
- Nhận xét, chốt
+ Em thấy mình đã là người luôn vui vẻ và thân thiện với mọi người xung quanh chưa? 
+ Để trả lời câu hỏi trên, GV cho cả lớp vẽ vào một tờ giấy hoặc một tấm bìa bí mật: Nếu bạn nào thấy mình đã là người vui vẻ, thân thiện, hãy vẽ hình mặt cười . Nếu bạn nào thấy mình chưa vui vẻ, thân thiện lắm, muốn thay đổi hình ảnh của mình trong mắt mọi người, hãy vẽ hình dấu cộng +. Sau đó, GV đưa ra một chiếc hộp to để HS đặt những tờ giấy đã được gấp lại vào đó cùng lời hứa thầy cô sẽ giữ gìn bí mật này cho HS. 
Kết luận: Nếu muốn trở thành người vui vẻ và thân thiện, chúng ta có thể thử thay đổi bản thân mình. GV gắn bảng thẻ chữ THÂN THIỆN, VUI VẺ.
3.Luyện tập, thực hành:
Nhận biết hình ảnh thân thiện, tươi vui của em và các bạn
- YCHS quan sát tranh trong sgk trang 6 và thảo luận nhóm theo gợi ý:
+ Em hãy nêu những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn trong tranh.
+ Kể những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn khác mà em biết.
- Cho HS liên hệ những biểu hiện thân thiện, tươi vui của em và các bạn trong lớp.
+ Mời 2 HS lên thể hiện tình huống trước lớp 
- Cho HS khác cho lời khuyên: đóng góp các “bí kíp” để bạn A thể hiện là người thân thiện, vui vẻ đối với bạn B. 
+ GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
GV có thể đặt câu hỏi gợi ý như: Mắt nhìn vào đâu? Cười hay cau mày? Nên chào thế nào hay lờ đi? Muốn thể hiện sự thân thiện hơn nếu đã thân quen thì có thể làm gì?
− GV mời các HS thể hiện sự thân thiện, vui tươi với một người bạn hoặc một nhóm bạn trong lớp. 
- GV nhận xét, đưa kết luận:Việc thể hiện vui vẻ, thân thiện với mọi người cũng không quá khó. 
4. Vận dụng, trải nghiệm:
 - Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà em hãy cùng bố mẹ ngắm lại những cuốn an-bum ảnh gia đình để tìm những hình ảnh vui vẻ của mình, của cả nhà. Chọn một tấm ảnh hoặc tranh vẽ thể hiện hình ảnh tươi vui, hài hước của em để tham gia triển lãm ảnh của tổ.
- quan sát, chơi TC theo HD.
+ 1 - 2 nhóm HS lên chơi trước lớp.
(HS có thể thay đổi vai cho nhau)
+ nối tiếp nêu
- Nhắc lại
- HS nối tiếp trả lời.
- HS chia sẻ theo nhóm bàn. 
- Nghe
- HS thảo luận nhóm 4.
- Chia sẻ trước lớp
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện cá nhân.
- HS đồng thanh đọc to.
- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4.
- Chia sẻ trước lớp.
- HS thực hiện.
+ 5 − 7 HS đóng góp ý kiến, đưa lời khuyên
- HS thực hành trước lớp
- Nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Nêu
-Theo dõi
4. Điều chỉnh sau bài dạy: 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn học/hoạt động giáo dục: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ;Lớp: 2A1 
Tên bài học: Bài 1 CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 1) ; số tiết: 1 
Thời gian thực hiện: Tiết 5 - Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2021 
1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài hoc, học sinh sẽ: 
- Kể được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.
- Vẽ, viết hoặc dán ảnh được các thành viên trong gia đình có hai, ba thế hệ vào sơ đồ.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Bày tỏ được tình cảm của bản thân đối với các thành viên trong gia đình 
- Biết yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.
2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Phiếu học tập ( sơ đồ gia đình có hai, ba thế hệ).
HS: SGK; tranh ( ảnh) về gia đình mình.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Mở đầu: 
- Mở cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Ba ngọn nến lung linh.
- Cho HS chia sẻ với bạn theo cặp về gia đình mình.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động:1 Tìm hiểu các thành viên trong gia đình bạn Hoa
- YC HS quan sát hình trong sgk/tr.6, thảo luận nhóm 2 để trả lời các câu hỏi:
? Tranh chụp ảnh gia đình Hoa đang đi đâu?
? Gia đình Hoa có những ai?
? Vậy gia đình Hoa có mấy người?
? Trong gia đình Hoa, ai là người nhiểu tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?
? Hãy nêu các thành viên trong gia đình Hoa từ người nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi?
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
 GV chốt: Gia đình Hoa có ông bà, bố mẹ, Hoa và em trai cùng chung sống.
Hoạt động: 2 Gia đình Hoa có nhiều thế hệ cùng chung sống 
- Gọi 1 HS đọc câu dẫn mục 2 phần Khám phá: Gia đình Hoa có nhiêu thế hệ cùng chung sống. Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ.
- Giải nghĩa cụm từ “thế hệ” là những người cùng một lứa tuổi.
- YC HS quan sát Sơ đồ các thế hệ trong gia đình bạn Hoa, thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau:
? Những ai trong sơ đồ ngang hàng nhau?
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Chỉ sơ đồ và nêu: Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ.
?Vậy gia đình bạn Hoa có những thế hệ nào?
- HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Ba ngọn nến lung linh 
- HS chia sẻ.
- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 2.
- 2HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nghe
- 1 HS đọc
- Nghe
- Quan sát, thảo luận theo yêu cầu của GV.
- đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
? Vậy gia đình bạn Hoa gồm có mấy tế hệ chung sống?
GV nêu: Gia đình Hoa gồm có 3 thế hệ cùng chung sống gồm thế hệ ông bà; thế hệ bố mẹ; thế hệ con (Hoa và em của Hoa)
?Những gia đình hai thế hệ thường có những ai?
- Gọi HS đọc lời chốt SGK.
- ? Gia đình bạn nào có bốn thế hệ? (hoặc Em biết gia đình nào có bốn thê hệ)?
- Đưa hình ảnh gia đình có 4 thế hệ để yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Cách xưng hô giữa các thế hệ trong gia đình như thế nào?
+Nếu em là thế hệ thứ tư thì em sẽ gọi thé hệ thứ nhất là gì?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập, thực hành:
- Đưa ra các sơ đồ các thế hệ trong gia đình ( có 2; 3;4 thế hệ) để HS lựa chọn sơ đồ phù hợp với gia đình mình.
-Yêu cầu HS vẽ, dán ảnh hoặc viết tên từng thành viên trong gia đình lên sơ đồ.
- Tổ chức cho HS giới thiệu sơ đồ gia đình mình.
+ Giới thiệu về tên mình.
+ Gia đình mình có mấy thế hệ?
+ Giới thiệu về từng thế hệ.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Qua bài học con hiểu thế nào là gia đình có 2 (hoặc 3 thế hệ).
- GV nhận xét tiết học
- trả lời: Thế hệ ông bà, thế hệ bố mẹ, thế hệ con.
- nghe.
- trả lời.
- 2 HS đọc.
- quan sát và trả lời theo ý hiểu.
- quan sát và lựa chọn sơ đồ.
- trả lời:
- lắng nghe
- làm việc cá nhân.
- chia sẻ.
- trả lời
-Theo dõi
4. Điều chỉnh sau bài dạy: 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHIỀU 
Môn học/hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ ; Lớp: 4A1
Tên bài học: PHẦN MỞ ĐẦU
Bài 1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ ; số tiết: 1
Thời gian thực hiện:Tiết 1 - Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2021 
1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài hoc, học sinh sẽ :
- Chỉ, nêu đươc vị trí địa lí và hình dạng của đất nước ta. 
- Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ Quốc Viêt Nam . 
- Nêu được một số yêu cầu khi học môn LS và Địa lí .
- Rèn kĩ năng quan sát và sử dụng bản đồ.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc .
2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 	 
	 GV: Bản đồ địa lí tự nhiên, bản đồ hành chính VN.
 	 HS: Hình ảnh hoạt động của một số dân tộc của các vùng . 
3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu: 
- Nhắc nhở tư thế ngồi học
- Kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập 
- Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu, nội dung, ghi bảng.
 2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động: 1 Làm việc cả lớp
 Chỉ trên bản đồ giới thiệu vị trí của đất nước ta và cư dân của mỗi vùng.
 Gọi HS trình bày lại .
Chỉ trên bản đồ tỉnh nơi em sinh sống .
Hoạt động|: 2 Làm việc theo nhóm.
Phát cho mỗi nhóm một tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng, yêu cầu tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó? 
Kết luận: Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam.
- Môn Lịch sử và địa lí lớp 4 giúp em hiểu biết ?
3. Thực hành luyện tập:
 Làm việc cả lớp 
Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể một sự kiện chứng minh điều đó? 
Kết luận: Ông cha ta đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương – An Dương Vương đến buổi đầu thời Nguyễn .
 Hướng dẫn rút bài học.
4. Vận dụng, sáng tạo: 
Liên hệ GD tình yêu quê hương, đất nước tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc .
Nêu nội dung bài
Tuyên dương các nhóm thực hiện tốt. Nhắc nhở HS về nhà học bài Chuẩn bị bài: Làm quen với bản đồ.
 Lấy sách vở, dụng cụ học tập để trên bản, giới thiệu 
Theo dõi
 Theo dõi 
 Nước ta gồm phần đất liền, biển và đảo. Phần đất liền cong hình chữ S , phía đông –nam giáp với Biển Đông, phía bắc giáp với Trung Quốc, phía tây giáp với Lào và Cam – pu – chia 
 2 HS lên chỉ trên bản đồ .
 Lên chỉ vị trí của tỉnh Lâm Đồng.
 Thảo luận nhóm cặp.
 Mô tả cảnh thiên nhiên, cảnh sống của người dân tộc, lễ hội .
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung .
2 HS nhắc lại.
 Giúp em hiểu về thiên nhiên và con người VN.
Sự kiện dựng nước – giữ nước 18 đời Vua Hùng, các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm.
Ví dụ : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng 
2 HS nhắc lại .
Lắng nghe
 Rút ra và đọc bài học..
- HS khá giỏi nêu, 
Lắng nghe, về nhà học bài chuẩn bị bài: Làm quen với bản đồ.
4. Điều chỉnh sau bài dạy: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn học/hoạt động giáo dục.: ĐẠO ĐỨC: ; Lớp 4A2, 4A1
Tên bài học: Bài 1 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (tiết 1) ; số tiết: 1
Thời gian thực hiện:Tiết 2 - Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2021
1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Nhận thức được cần phải trung thực trong học tập 
- Trung thực trong học tập giúp ta học tập kết quả tốt họn , được mọi người tin tưởng ,yêu quý . Không trung thực trong học tập khiến kết quã học tập giả dối , không thực chất,gây mất niềm tin 
- Trung thực trong học tập là thành thật , không dối trá , gian lận bài làm, bài kiểm tra .
- Rèn luyện tính trung thực trong học tập . dũng cảm nhận lỗi , thành thật trong học tập
- Năng lực: tự hoàn thiện, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- Giáo dục HS biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực; Phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập, nhận biết và thực hiện hành vi trung thực 
* KN: tự nhận thức về sự trung thực..; bình luận, phản đối những hành vi không trung thực; làm chủ bản thân trong học tập
2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Các mẫu chuyện , tấm gương về tính trung thực trong học tập.
 	 Tranh vẽ SGK (HĐ 1 tiết 1) – giấy bút cho các nhóm
 Bảng phụ 
- HS: VBT, Giấy màu xanh, đỏ 
3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
- Nhận xét chung
 2. Hình thành kiến thức mới:
Giới thiệu bài, ghi bảng 
 Hoạt động: 1 Xử lý tình huống:
-Treo tranh tình huống theo SGK.Yêu cầu HS đọc nội dung tình huống.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2
Câu hỏi : 
+Theo em bạn Long có giải quyết thế nào?
- Tóm tắt một số cách giải quyết chính.
Hoạt động cả lớp.
*Nếu em là em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao?
- GV chốt: Cách c.
 (KN tự nhận thức về sự trung thực: HS nhận thức được cần phải trung thực trong học tập )
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động: 2 Làm việc cá nhân:
Bài tập 1: (KN bình luận, phê phán những hành vi không trung thực )
- Yêu cầu HS trả lời.
- GV kết luận: Các việc (c) là trung thực trong học tập.
Hoạt động: 3 Làm việc cả lớp.
Bài tập 2: (KN làm chủ bản thân trong học tập)
- Nêu từng ý trong bài và yêu cầu HS lựa chọn đứng vào 1 trong 2 vị trí, theo 2 thái độ.
- Yêu cầu các nhóm cùng lựa chọn trao đổi giải thích lí do mình chọn?
 Kết luận: Ý kiến (b),(c) là đúng.
+ Trong học tập vì sao phải trung thực?
3.Thực hành, luyện tập : 
+ Nêu những hành vi trung thực trong học tập mà em đã từng biết ?
4. Vận dụng, sáng tạo: 
- Về nhà tìm những hành vi thể hiện sự trung thực trong học tập. 
NX tiết học,Tuyên dương các nhóm thực hiện tốt. Nhắc nhở HS về nhà học bài . Chuẩn bị bài : trung thực trong học tập ( tiết 2)
- Hát và vận động theo nhịp bài hát Ba ngọn nến lung linh
Vở sách, dụng cụ học tập 
- Nghe 
- Nghe 
- quan sát tranh trong SGK và đọc.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, 
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- chọn cách giải quyết.
- Các nhóm thảo luận theo cặp.
- Đại diện một số nhóm trình bày.
Lớp trao đổi bổ sung.
- đọc phần ghi nhớ
- nêu yêu cầu của bài tập
- HS làm việc cá nhân.
- Lớp nhận xét trao đổi, bổ sung.
- thực hiện theo yêu cầu và đứng vào vị trí mình chọn: 
- Các nhóm thảo luận, trình bày ,các nhóm khác bổ sung.
- nêu lại ghi nhớ.
- Học sinh tự nêu
- Nghe 
4. Điều chỉnh sau bài dạy: 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	 
Môn học/hoạt động giáo dục: TỰ NHIÊN XÃ HỘI : ;Lớp 3A1, 3A2
Tên bài học: Bài 1 HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP ; số tiết:1
Thời gian thực hiện:Tiết 4, 5 - Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2021
1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài hoc, học sinh sẽ:
	- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
	- Biết hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 4 phút người ta có thể bị chết. Chỉ đúng các vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
	- Năng lực: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
 - Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
 Học sinh: Đồ dùng học tập.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu: 
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
- Nhận xét chung.
2. Hình thành kiến thức mới:
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
Hát 
Để trên bàn và giới thiệu 
Lắng nghe
Hoạt động:1 Thực hành cách thở sâu 
Bước 1 : Trò chơi
- Y/C lớp thực hiện động tác : “Bịt mũi nín thở”.
- GV hỏi : Cảm giác của các em sau khi nín thở lâu ?
Bước 2 :
- GV gọi 1 HS lên trước lớp thực hiện động tác thở sâu như hình 1 trang 4 SGK để cả lớp quan sát.
- GV yêu cầu HS cả lớp đứng tại chỗ đặt 1 tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
- GV hướng dẫn HS vừa làm, vừa theo dõi cử động phồng lên xẹp xuống của lồng ngực khi các em hít vào và thở ra để trả lời theo gợi ý sau:
+ Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức?
+ So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu?
+ Nêu ích lợi của việc thở sâu.
- HS thực hiện 
- Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường.
- 1 HS lên trước lớp thực hiện.
- HS cả lớp cùng thực hiện. 
- HS trả lời theo câu hỏi gợi ý
 Hoạt động: 2 Làm việc với SGK 
Bước 1 : Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS mở SGK, quan sát hình 2 trang 5 SGK. Yêu cầu hỏi và trả lời theo hướng dẫn :
+ HS A : Bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
+ HS B : Bạn hãy chỉ đường đi của không khí trên hình 2 trang 5 SGK.
+ HS A : Đố bạn biết mũi dùng để làm gì ?
+ HS B : Đố bạn biết khí quản, phế quản có chức năng gì ?
+ HS A : Phổi có chức năng gì ?
+ HS B : Chỉ tren hình 3 tranh 5 SGK đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV gọi 1 số cặp HS lên hỏi, đáp trước lớp và khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo.
- GV giúp HS hiểu cơ quan hô hấp là gì và chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp.
- Từng cặp hai HS hỏi và trả lời.
- Vài cặp lên thực hành.
3.Thực hành, luyện tập : 
 GV cho HS liên hệ với thực tế cuộc sống hàng ngày : 
GV giúp HS hiểu : Người bình thường có thể nhịn ăn được vài ngày thậm chí lâu hơn nhưng không thể nhịn thở quá 3 phút . Hoạt động thở bị ngừng trên 5 phút cơ thể sẽ bị chết. Bởi vậy, khi bị dị vật làm tắc đường thở cần phải cấp cứu ngay lập tức.
HS liên hệ với thực tế
- Nghe 
4. Vận dụng, trải nghiệm:
 Tránh không để dị vật như thức ăn, nước uống, vật nhỏ, rơi vào đường thở. 
Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn: 
- Dặn học sinh về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Nghe 
4. Điều chỉnh sau bài dạy: 
CHIỂU 
Môn học/hoạt động giáo dục: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ; Lớp 3A1, 3A2
Tên bài học: Bài 2 NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO ? ; số tiết:1
Thời gian thực hiện:Tiết 3,4 - Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2021
1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài hoc, học sinh sẽ:
	- Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
	- Biết được khi hít vào, khí oxi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi để đi nuôi cơ thể; khi thở ra, khí các-bô-nic có trong máu được thả ra ngoài qua phổi. Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe.
	- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
	- Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tổng hợp thông tin khi thở bắng mũi, vệ sinh mũi; phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
- Các phương pháp: Cùng tham gia chia sẻ kinh nghiệm bản thân; Thảo luận nhóm.
2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa. Gương soi nhỏ đủ cho các nhóm.
 Học sinh: Đồ dùng học tập.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu: 
 - Gọi 2 học sinh lên trả lời 2 câu hỏi.
Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hắp
Hoạt động thở bị ngừng trên 5 phút cơ thể sẽ ra sao?
- Nhận xét, đánh giá..
2. Hình thành kiến thức mới: 
Giới thiệu bài mới: trực tiếp
 Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm 
- Hướng dẫn HS lấy gương ra soi để quan sát phía trong lỗ mũi của mình. Nếu không có gương có thể quan sát lỗ mũi của bạn bên cạnh và trả lời câu hỏi: Các em nhìn thấy gì trong mũi?
- Tiếp theo, GV đặt câu hỏi : 
+ Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi ?
+ Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì ?
Hát
2 em thực hiện
- Nghe 
- Nghe 
- lấy gương ra soi và quan sát 
-Theo dõi
- trả lời
+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng ?
- GV giảng :
+ Trong lỗ mũi có nhiều long để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào.
+ Ngoài ra trong mũi còn có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi, diệt khuẳn, tạo độ ẩm, đồøng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí hít vào.
Kết luận : Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ, vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi.
- nghe giảng.
 Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
Bước 1 : Làm việc theo cặp
- Yêu cầu 2 HS cùng quan sát các hình 3, 4, 5 trang 7 SGK và thảo luận theo gợi ý sau :
+ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi ?
+ Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào ?
+ Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói, bụi ?
- Từng cặp hai HS quan sát và thảo luận câu hỏi.
- trả lời.
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Chỉ định 1 số HS lên trình bày kết quả thảo luận theo cặp trước cả lớp.
- Y/c cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời các câu hỏi :
+ Thở không khí trong lành có lợi gì ?
+ Thở không khí có nhiều khói, bụi có hại gì ?
- trình bày.
- trả lời.
3. Vận dụng, trải nghiệm :
 - Y/c tập hít thở sâu 
 - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Dặn học sinh về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- thực hiện, liên hệ với thực tế
- Nghe 
4. Điều chỉnh sau bài dạy: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn học/hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐIA LÍ ; Lớp: 4A1
Tên bài học: Bài 2 LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tiết 1) ; số tiết: 1
Thời gian thực hiện:Tiết 5 - Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2021
1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài hoc, học sinh sẽ:
	- Nhận biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ 1 khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.
Nhận biết một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ. (HS KG biết tỉ lệ bản đồ)
 	- Năng lực: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo,quan sát và sử dụng bản đồ. 
	- Yêu thích và tìm hiểu về môn học.
2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 GV: Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam, 
3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu: 
Học môn Lịch sử & Địa lí cho em hiểu biết gì?
Nhận xét chung. 
2. Hình thành kiến thức mới:
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu, nội dung, ghi bảng.
Hoạt động :1: Quan sát tìm hiểu.
a. Bản đồ: Làm việc cả lớp. 
 Quan sát và đọc tên bản đồ. Nêu phạm vi lãnh thổ Việt Nam được thể hiện trên mỗi bản đồ.
 Bản đồ là gì?
Kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trái đất theo một tỉ lệ nhất định.
Hoạt động: 2 Thực hành
Yêu cầu quan sát hình 1, 2 SGK.
 Gọi lên bảng chỉ trên hình vẽ hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn 
Theo dõi nhận xét, chỉ lại. 
b. Một số yếu tố của bản đồ: 
Hoạt động: 3 Làm việc theo nhóm. 
Yêu cầu các nhóm đọc SGK quan sát bản đồ và thảo luận các nội dung sau : 
Tên bản đồ cho ta biết điều gì? Hoàn thiện bảng :
Tên bản đồ
Phạm vi thể hiện
Thông tin chủ yếu
Bản đồ Thế giới 
Bản đồ ChâuÁ 
Bản đồ VN
 .
......
.......
........
.........
.........
 Nhận xét, bổ sung
3. Thực hành luyện tập:
Hoạt động :1 Thực hành vẽ 1 số kí hiệu bản đồ.
Yêu cầu thực hành cá nhân.
4. Vận dụng, trải nghiệm :
 Nhắc lại khái niệm bản đồ, kể tên 1 số yếu tố của bản đồ, các kí hiệu trên bản đồ .
Tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.
Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Làm quen với bản đồ (tt)
Hát và vận động theo nhịp bài hát Ba ngọn nến lung linh
2 HS trả lời
- Nghe 
- Theo dõi, nhắc lại
 Đọc tên bản đồ treo trên bảng.
Trả lời trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung. 
 Nhắc lại.
Quan sát hình 1, 2 .
 Lên bảng chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn.
 Học sinh lắng nghe, quan sát.
Thảo luận nhóm 4.
Học sinh ghi câu trả lời ra nháp để trình bày. 
Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Làm việc cá nhân.
HS khá giỏi nhắc lại
Theo dõi, lắng nghe.
4. Điều chỉnh sau bài dạy: 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SÁNG 
Môn học/hoạt động giáo dục: TỰ NHIÊN XÃ HỘI : ; Lớp: 1A2, 1A1
Tên bài học: Chủ đề 1: GIA ĐÌNH 
Bài: 1 KỂ VỀ GIA ĐÌNH ( tiết1 ) ; số tiết: 1
Thời gian thực hiện:Tiết 3,5 - Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2021
1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài hoc, học sinh sẽ:
- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.
- Nêu được một số công việc mà các thành viên thường làm và các hoạt động vui chơi của các thành viên trong gia đình Hoa.
- Tự giác tham gia công việc nhà phù hợp
- Năng lực: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- Yêu quý, trân trọng, thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình.
2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Hình trong SGK phóng to (nếu )
	+ Tranh ảnh các thành viên cùng chia sẻ công việc nhà ở một số gia đình, bài hát về gia đình.
- HS: + Một số tranh, ảnh về gia đình mình (nếu có)
3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Mở đầu: 
-Tổ chức cho HS chọn và hát một bài hát về gia đình (Cả nhà thương nhau (Sáng tác: Phan Văn Minh), sau đó dẫn dắt vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới: 
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
Hoạt động: 1
- Hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK (hoặc hình phóng to)
-Đặt câu hỏi để HS nhận biết và kể về những thành viên trong gia đình Hoa.
- Kết luận: Gia đình Hoa có ông, bà, bố, mẹ, Hoa và em trai. Mọi người đang quây quần, vui vẻ nghe Hoa kể những hoạt động ở trường.
Yêu cầu cần đạt: HS nhận biết và giới thiệu được các thành viên trong gia đình Hoa.
 Hoạt động: 2 trải nghiệm 
GV đưa ra câu hỏi gợi ý:
-Ông bà, bố mẹ Hoa thường làm gì vào lúc nghỉ ngơi? 
-Mọi người trong gia đình Hoa có vui vẻ không? ...) 
Yêu cầu cần đạt: HS nhận biết được việc làm của các thành viên trong gia đình Hoa lúc nghỉ ngơi.
3. Luyện tâp thực hành:
- Hướng dẫn từng cặp đôi hoặc nhóm HS kể cho nhau nghe về gia đình mình 
+Gia đình em có những thành viên nào? 
+Mọi người trong gia đình em thường làm gì vào thời gian nghỉ ngơi? ).
- GV gọi 1-2 HS lên kể trước lớp, khuyến khích những học sinh có ảnh gia đình. 
- Kết luận: Ai sinh ra cũng có một gia đình. Ông bà, bố mẹ và anh chị em là những người thân yêu nhất. Mọi người trong gia đình phải thương yêu, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
Yêu cầu cần đạt: HS giới thiệu được bản thân cũng như các thành viên trong gia đình mình.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Đánh giá về thái độ: HS yêu quý những người thân trong gia đình.
HS chuẩn bị tranh, ảnh về những hoạt động của các thành viên trong gia đình (nếu có).
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
- nghe và vận động theo nhịp bài hát :Cả nhà thương nhau 
- lắng nghe
- quan sát
- trả lời
- lắng nghe
- làm việc nhóm đôi
- lên kể
- lắng nghe
- làm việc nhóm đôi
- lên kể
- lắng nghe
- theo dõi
- lắng nghe 
4. Điều chỉnh sau bài dạy: 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_1_nam_hoc_2021_2022_nguy.doc