Giáo án Tin học Lớp 3 - Tuần 10-18 - Năm học 2021-2022 - Dư Thị Yến

Giáo án Tin học Lớp 3 - Tuần 10-18 - Năm học 2021-2022 - Dư Thị Yến

I. Thông tin bài học:

 - Dạng bài: Lý thuyết + thực hành

 - Thời lượng: 2 tiết

 - Vị trí bài học: Bài học thứ 4 trong chủ để “Em tập vẽ”.

II. Yêu cầu cần đạt:

 1. Kiến thức:

- Biết sử dụng công cụ tẩy để xóa chi tiết tranh vẽ.

- Biết sử dụng công cụ chọn để chọn chi tiết tranh vẽ.

- HSKT: Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên

 2. Kỹ năng:

- Thực hiện được thao tác tẩy, xóa chi tiết tranh vẽ.

- Thực hiện được thao tác chọn chi tiết tranh vẽ.

 3. Thái độ:

 - HS thích thú khám phá máy tính và giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

 - Nghiêm túc và tự giác trong học tập, biết bảo vệ phòng máy tính.

 - HS yêu thích bài học

 4. Năng lực:

- Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông

 - Nld: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học (Sử dụng phần mềm học tập vẽ hình Paint tạo được các sản phẩm đơn giản để phục vụ học tập và vui chơi như các hình vẽ hay tranh vẽ)

 - Năng lực tự học và giải quyết vấn đề: HS tự đọc SGK, thảo luận và tìm ra câu trả lời của GV, thực hiện rèn luyện trên máy tính

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cách làm việc nhóm để thực hiện được các nhiệm vụ học tập.

 - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Xử lý các tình huống khi thực hiện các thao tác với máy tính.

5. Phẩm chất:

 Chăm chỉ, kiên trì, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hành các thao tác. Trung thực và rèn luyện được tác phong tỉ mĩ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hành. Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

III. Thiết bị, học liệu:

- Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.

- Hình ảnh biểu tượng Tẩy, Select, hình vẽ mẫu cho HS thực hành.

 

docx 22 trang ducthuan 2270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 - Tuần 10-18 - Năm học 2021-2022 - Dư Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	10
Tiết 19+20
Thời gian thực hiện: Ngày 08 tháng 11 năm 2021
 BÀI 4: 
TẨY, XÓA CHI TIẾT TRANH VẼ 
I. Thông tin bài học:
	- Dạng bài: Lý thuyết + thực hành
	- Thời lượng: 2 tiết
	- Vị trí bài học: Bài học thứ 4 trong chủ để “Em tập vẽ”.
II. Yêu cầu cần đạt:
 1. Kiến thức:
- Biết sử dụng công cụ tẩy để xóa chi tiết tranh vẽ. 
- Biết sử dụng công cụ chọn để chọn chi tiết tranh vẽ.
- HSKT: Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên
 2. Kỹ năng:
- Thực hiện được thao tác tẩy, xóa chi tiết tranh vẽ. 
- Thực hiện được thao tác chọn chi tiết tranh vẽ.
 3. Thái độ: 
 - HS thích thú khám phá máy tính và giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.
 - Nghiêm túc và tự giác trong học tập, biết bảo vệ phòng máy tính.
 - HS yêu thích bài học
 4. Năng lực: 	
- Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông 
 - Nld: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học (Sử dụng phần mềm học tập vẽ hình Paint tạo được các sản phẩm đơn giản để phục vụ học tập và vui chơi như các hình vẽ hay tranh vẽ) 
	- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề: HS tự đọc SGK, thảo luận và tìm ra câu trả lời của GV, thực hiện rèn luyện trên máy tính
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cách làm việc nhóm để thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Xử lý các tình huống khi thực hiện các thao tác với máy tính.
5. Phẩm chất:
	Chăm chỉ, kiên trì, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hành các thao tác. Trung thực và rèn luyện được tác phong tỉ mĩ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hành. Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
III. Thiết bị, học liệu:
- Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
- Hình ảnh biểu tượng Tẩy, Select, hình vẽ mẫu cho HS thực hành.
IV. Tiến trình dạy học
1. Khởi động: 
- Em hãy cho biết các bước để vẽ đường thẳng?
- Em hãy cho biết các bước để vẽ đường thẳng?
à Nhận xét + tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Các em đã được làm quen và thực hành vẽ một số hình vẽ với phần mềm tập vẽ Paint. Vậy khi chúng ta vẽ sai một số chi tiết trong hình vẽ, ta làm thế nào để chỉnh sửa cho tranh vẽ được đẹp hơn? Để hiểu rõ vấn đề này ta tìm hiểu bài mới.
 b. Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 
Tẩy chi tiết tranh vẽ:
 - GV giới thiệu công cụ tẩy .
- Y/c HS vẽ hình quả cam rồi thực hiện tẩy đi một chiếc lá.
- Nêu các bước thực hiện để tẩy một vùng trên hình vẽ?
- Gọi một vài HS thao tác mẫu các bước.
- HS khác nhận xét thao tác của bạn
- GV nhận xét
* Chú ý: Để thay đổi kích thước của tẩy em có thể chọn công cụ rồi chọn kích thước trong nút lệnh 
- Chia nhóm HS thảo luận, thay phiên nhau sử dụng công cụ tẩy để tẩy một vài chi tiết trên tranh đã vẽ theo hướng dẫn.
- GV quan sát HS thực hành, hỗ trợ nếu cần thiết 
- Hs lắng nghe và ghi nhớ
- HS vẽ hình quả cam 
- Nêu các bước thực hiện
- 2 bạn thao tác mẫu
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Hoạt động nhóm đôi, thực hành theo hướng dẫn
2. Xóa chi tiết tranh vẽ:
- Y/c HS mở hình vẽ ngôi nhà đã vẽ ở Bài 2, thảo luận theo nhóm máy để xóa chi tiết cửa sổ trong ngôi nhà.
- Chiếu kết quả thảo luận của nhóm lên máy chủ để cả lớp quan sát, nhận xét.
- Nêu các bước thực hiện để xóa một chi tiết trên hình vẽ?
- Vậy để xóa một chi tiết tương tự như cái cây ở hình trên ta phải làm thế nào?
- GV chốt lại nội dung, cách sử dụng công cụ 
HĐ nhóm
- HS mở hình vẽ ngôi nhà đã vẽ ở Bài 2, thảo luận và xóa chi tiết cửa sổ trong ngôi nhà.
- Đại diện một vài nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs nêu các bước thực hiện
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Thực hành 1:
- GV yêu cầu HS thực hành nhóm: vẽ chiếc điện thoại như hình mẫu, lưu bài vẽ vào thư mục trong máy tính với tên dien thoai.
- GV nhận xét, tuyên dược các nhóm vẽ đẹp, đúng, nhanh.
Thực hành 2:
- GV yêu cầu HS thực hành nhóm: mở bài vẽ điện thoại vừa lưu, xóa bỏ một vài chi tiết và vẽ thêm các chi tiết khác để được chiếc điện thoại như hình mẫu.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm vẽ đẹp, đúng, nhanh.
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm, quan sát hình mẫu để tìm công cụ vẽ trong hộp hình mẫu cho đúng.
- HS thực hành vẽ chiếc điện thoại theo mẫu.
- Sau khi vẽ xong, HS lưu lại bài vẽ vào thư mục trên máy tính và lưu tên “dien thoai (tên của HS gõ không dấu)”
VD: dien thoai linh, dien thoai van anh, ... 
- HS báo cáo kết quả đã làm được.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG
- GV hướng dẫn HS mở các công cụ , trong để quan sát, tìm hiểu chức năng của các công cụ này.
- GV nhận xét, chốt ý kiến đúng.
- HS thực hành theo hướng dẫn, trao đổi với bạn chức năng của các công cụ , . 
- HS báo cáo kết quả tìm hiểu được.
EM CẦN GHI NHỚ
Sử dụng công cụ Tẩy để tẩy các chi tiết nhỏ trên bức tranh.
Sử dụng công cụ hoặc công cụ để chọn các chi tiết lớn trên bức tranh.
3. Củng cố, dặn dò:
- Y/c HS tắt máy theo đúng quy trình, sắp xếp gọn gàng bàn máy.
- GV hệ thống lại các ý chính của bài học thông qua phần ghi nhớ.
 - Khái quát cách tẩy một vùng trên hình, cách chọn một phần hình vẽ để xoá một vùng trên hình.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt, động viên HS làm chưa tốt cố gắng hơn ở tiết sau.
 - Dặn dò HS về nhà thực hành thêm (nếu có máy tính), học bài cũ và chuẩn bị bài mới Bài 5: Sao chép, di chuyển chi tiết tranh vẽ.
V. Điều chỉnh sau bài dạy:
 ... 
 ... 
 ...
Tuần 	13
 BÀI 5: 
SAO CHÉP, DI CHUYỂN CHI TIẾT TRANH VẼ 
I. Thông tin bài học:
	- Dạng bài: Lý thuyết + thực hành
	- Thời lượng: 2 tiết
	- Vị trí bài học: Bài học thứ 5 trong chủ để “ Em tập vẽ”.
II. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Biết cách sao chép, thay đổi kích thước của chi tiết đã vẽ trên bức tranh.
- Biết cách di chuyển chi tiết đã vẽ đến một vị trí mới.
 2. Kỹ năng:
- Sao chép, thay đổi kích thước của chi tiết đã vẽ trên bức tranh.
- Di chuyển chi tiết đã vẽ đến một vị trí mới.
 3. Thái độ: 
 - HS thích thú khám phá máy tính và giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.
 - Nghiêm túc và tự giác trong học tập, biết bảo vệ phòng máy tính.
 - HS yêu thích bài học
 4. Năng lực: 	
- Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông 
 - Nld: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học (Sử dụng phần mềm học tập vẽ hình Paint tạo được các sản phẩm đơn giản để phục vụ học tập và vui chơi như các hình vẽ hay tranh vẽ) 
	- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề: HS tự đọc SGK, thảo luận và tìm ra câu trả lời của GV, thực hiện rèn luyện trên máy tính
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cách làm việc nhóm để thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Xử lý các tình huống khi thực hiện các thao tác với máy tính.
5. Phẩm chất:
	Chăm chỉ, kiên trì, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hành các thao tác. Trung thực và rèn luyện được tác phong tỉ mĩ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hành. Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
 III. Nội dung bài học:
 - Sao chép chi tiết tranh vẽ
 - Di chuyển chi tiết tranh vẽ
IV. Thiết bị, học liệu:
- Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
- Hình ảnh biểu tượng Copy, Paste, hình vẽ mẫu cho HS thực hành.
V. Tiến trình dạy học
1. Khởi động: 
- Em hãy tẩy ống khói ở hình vẽ ngôi nhà?
- Em hãy xóa con voi ở vị trí số 3?
à Nhận xét + tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
Trong quá trình vẽ để tiết kiệm thời gian và công sức vẽ lại những hình đã có, chúng ta tiến hành sao chép và di chuyển hình để đạt được kết quả mong muốn một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Trong Phần mềm vẽ Paint có hỗ trợ công cụ Sao chép để sao chép từ 1 ảnh gốc ra nhiều ảnh giống nhau. Vậy để thực hiện được thao tác sao chép đó chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu bài. 
 b. Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 
Cho học sinh thực hiện vẽ một chiếc Thuyền và lưu bài vẽ có tên là thuyen. 
b) Yêu cầu học sinh thực hiện theo các thao tác để được một chiếc thuyền mới bên cạnh chiếc thuyền đã vẽ nhưng có kích thước nhỏ hơn. 
- GV chiếu kết quả báo cáo của nhóm lên máy chủ để cả lớp quan sát.
- Cho HS thao tác lại: vẽ sao chép con thuyền, thu nhỏ lại con thuyền
- GV chốt kiến thức
HS thảo luận nhóm, vẽ và thực hiện sao chép hình vẽ.
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét
Bước 1: Chọn toàn bộ hình con thuyền vừa vẽ bằng công cụ 
Bước 2: Chọn Copy để sao chép 
Bước 3: Chọn Paste để dán hình vào trang vẽ
Bước 4: Đưa con trỏ chuột vào vị trí bất kì trong nét đứt xung quanh con thuyền mới. Con trỏ chuột sẽ chuyển thành hình , kéo thả chuột để di chuyển hình đến vị trí mới.
Bước 5: Đưa con trỏ chuột vào góc bất kì trên nét đứt bao quanh con thuyền, con trỏ chuột sẽ chuyển sang hình. Nhấn giữ nút trái chuột và kéo để thu nhỏ kích thước của con thuyền, sau đó thả nút chuột để kết thúc thao tác.
- Lắng nghe, quan sát.
*Chú ý: Khi thực hiện sao chép, để hình ở trên không bị che khuất ở hình dưới, em thực hiện thao tác chọn rồi chọn:
- Học sinh đọc lại phần Chú ý.
- Thực hành thao tác Sao chép, chú ý chọn 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- HS vẽ hình ngôi nhà theo mẫu trong SGK trang 50.
- GV gọi HS để vẽ được hình ngôi nhà như trên cần sử dụng công cụ gì?
- Để tiết kiệm được thời gian thì những chi tiết nào có thể sao chép được?
- GV yêu cầu HS các nhóm thực hành.
- GV chiếu bài của các nhóm và nhận xét các nhóm làm bài.
- HS quan sát hình.
- Sử dụng công cụ đường thẳng, hình chữ nhật...
- Có thể vẽ 1 cửa sổ sau đó sao chép thành 2 cửa sổ.
- HS thực hành, vẽ thêm hoa và cây xanh để trang trí cho ngôi nhà. Sao chép thành nhiều hoa và cây xanh rồi lưu lại bài vẽ là khu vuon cua em.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG
Hướng dẫn HS thực hành phần mở rộng SGK trang 51
1. HS vẽ hình tàu lửa và lưu bài vẽ với tên tau lua vào thư mục riêng trên máy tính
- Vẽ thêm một toa tàu gắn vào đầu tàu dưới đây và sao chép ra nhiều toa tàu khác để có một đoàn tàu lửa:
2. Trao đổi với bạn và thực hiện các thao tác:
+ Chọn hình muốn sao chép
+ Nhấn Giữ phím Ctrl và kéo thả phần đã chọn tới vị trí mới.
+ Nhận xét thao tác vừa thực hiện ( sao chép hình, tương tự như thao tác Copy và Paste)
EM CẦN GHI NHỚ
Di chuyển chi tiết tranh vẽ em cần thực hiện các bước:
+ Chọn chi tiết tranh bằng công cụ Select 
+ Dùng chuột để kéo hoặc dùng các phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển chi tiết tranh vẽ.
4. Củng cố, dặn dò:
- Y/c HS tắt máy theo đúng quy trình, sắp xếp gọn gàng bàn máy.
- Nhắc lại cách sao chép và di chuyển một vùng trên hình
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt, động viên HS làm chưa tốt cố gắng hơn ở tiết sau.
 - Dặn dò HS về nhà thực hành thêm (nếu có máy tính), học bài cũ và chuẩn bị bài mới Bài 6: Tô màu, hoàn thiện tranh vẽ.
Tuần 	14
 BÀI 6: 
TÔ MÀU, HOÀN THIỆN TRANH VẼ 
I. Thông tin bài học:
	- Dạng bài: Lý thuyết + thực hành
	- Thời lượng: 2 tiết
	- Vị trí bài học: Bài học thứ 6 trong chủ để “ Em tập vẽ”.
II. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Biết sử dụng công cụ tô màu để tô màu các chi tiết tranh vẽ.
 2. Kỹ năng:
- Thực hiện tô màu để hoàn thiện tranh vẽ..
 3. Thái độ: 
 - HS thích thú khám phá máy tính và giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.
 - Nghiêm túc và tự giác trong học tập, biết bảo vệ phòng máy tính.
 - HS yêu thích bài học
 4. Năng lực: 	
- Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông 
 - Nld: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học (Sử dụng phần mềm học tập vẽ hình Paint tạo được các sản phẩm đơn giản để phục vụ học tập và vui chơi như các hình vẽ hay tranh vẽ) 
	- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề: HS tự đọc SGK, thảo luận và tìm ra câu trả lời của GV, thực hiện rèn luyện trên máy tính
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cách làm việc nhóm để thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Xử lý các tình huống khi thực hiện các thao tác với máy tính.
5. Phẩm chất:
	Chăm chỉ, kiên trì, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hành các thao tác. Trung thực và rèn luyện được tác phong tỉ mĩ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hành. Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
 III. Nội dung bài học:
 - Công cụ Tô màu
 - Tô màu cho tranh vẽ
IV. Thiết bị, học liệu:
- Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
- Hình ảnh công cụ Tô màu, hình vẽ mẫu cho HS thực hành.
V. Tiến trình dạy học
1. Khởi động: 
- Em hãy cho biết các bước để sao chép, di chuyển một chi tiết trong tranh vẽ.
à Nhận xét + tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- Gv yêu cầu học sinh vẽ một hình ảnh lá cờ.
GV: Lá cờ Việt Nam có những màu gì? Công cụ tô màu giúp cho bức tranh sinh động và hấp dẫn người xem. Tô màu giúp các em nhận biết được nhiều màu sắc hơn.
 b. Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 
1. Công cụ tô màu:
- GV giới thiệu công cụ tô màu , bảng màu 
2. Tô màu cho tranh:
* Các bước thực hiện:
+ Chọn công cụ 
+ Chọn màu trong hộp màu. 
+ Chọn vùng muốn tô, click chuột để tô.
- Hiển thị một số bài làm tốt cho cả lớp quan sát.
- Trao đổi với bạn, chỉ ra vị trí công cụ tô màu trên phần mềm Paint.
- Mở phần mềm Paint, vẽ hình theo mẫu rồi thực hiện tô màu theo hướng dẫn để được lá cờ Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1.
Thực hành 1: 
- GV yêu cầu HS mở bài thực hành khu vuon cua em. Sau đó thực hành tô màu theo mẫu
Thực hành 2: Vẽ và trang trí cây thông
2. Mở bài vẽ tau lua đã vẽ ở bài 5 và tô màu cho bức tranh.
3. Mở bài vẽ khu vuon cua em rồi tô màu cho tranh, so sánh với bạn xem ai tô đẹp hơn. 
- GV trình chiếu bài vẽ của học sinh sau đó nhận xét các nhóm.
- HS thực hành vẽ và tô màu theo mẫu.
- HS quan sát.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu SGK trang 53 rồi báo cáo kết quả cho GV.
- Thực hiện các yêu cầu sau:
a) Vẽ hình vuông lên trang vẽ
b) Chọn công cụ . Nháy chọn màu cho ô Color 2 
c) Di chuyển con trỏ chuột vào hình vuông vừa vẽ rồi nháy nút phải chuột.
d) Quan sát sự thay đổi màu của hình vuông, so sánh điểm giống và khác nhau khi chọn màu ở ô Color 1 và Color 2 để tô.
EM CẦN GHI NHỚ
Sử dụng công cụ để tô màu cho bài vẽ.
Vùng tô màu phải là một vùng khép kín.
4. Củng cố, dặn dò:
- Y/c HS tắt máy theo đúng quy trình, sắp xếp gọn gàng bàn máy.
- GV hệ thống lại các ý chính của bài học thông qua phần ghi nhớ.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt, động viên HS làm chưa tốt cố gắng hơn ở tiết sau.
 - Dặn dò HS về nhà thực hành thêm (nếu có máy tính), học bài cũ và chuẩn bị bài mới Bài 7: Thực hành tổng hợp.
Tuần 	15
 BÀI 7: 
THỰC HÀNH TỔNG HỢP
I. Thông tin bài học:
	- Dạng bài: Lý thuyết + thực hành
	- Thời lượng: 2 tiết
	- Vị trí bài học: Bài học thứ 7 trong chủ để “ Em tập vẽ”.
II. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Ôn tập kiến thức đã học. 
 2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để vẽ bức tranh về chủ đề tự chọn.
 3. Thái độ: 
 - HS thích thú khám phá máy tính và giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.
 - Nghiêm túc và tự giác trong học tập, biết bảo vệ phòng máy tính.
 - HS yêu thích bài học
 4. Năng lực: 	
- Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông 
 - Nld: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học (Sử dụng phần mềm học tập vẽ hình Paint tạo được các sản phẩm đơn giản để phục vụ học tập và vui chơi như các hình vẽ hay tranh vẽ) 
	- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề: HS tự đọc SGK, thảo luận và tìm ra câu trả lời của GV, thực hiện rèn luyện trên máy tính
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cách làm việc nhóm để thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Xử lý các tình huống khi thực hiện các thao tác với máy tính.
5. Phẩm chất:
	Chăm chỉ, kiên trì, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hành các thao tác. Trung thực và rèn luyện được tác phong tỉ mĩ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hành. Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
 III. Nội dung bài học:
 - Ôn tập các kiến thức đã học
 - Vẽ tranh theo chủ đề
IV. Thiết bị, học liệu:
- Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
- Hình vẽ mẫu và một số hình minh họa theo chủ đề cho HS thực hành,
V. Tiến trình dạy học
1. Khởi động: 
 - Thực hành tô màu cho tranh vẽ.
 à Nhận xét + tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- Gv yêu cầu học sinh vẽ một hình ảnh lá cờ.
GV: Lá cờ Việt Nam có những màu gì? Công cụ tô màu giúp cho bức tranh sinh động và hấp dẫn người xem. Tô màu giúp các em nhận biết được nhiều màu sắc hơn.
 b. Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Hoạt động 1- Trang 54 (SGK):
- GV gọi một vài em tiến hành điền tên vào ô trống trong bảng (trang 54- SGK).
Công cụ
- Gọi học sinh nhận xét.
- GV nhận xét.
2. Hoạt động 2 – Trang 54 (SGK):
- GV cho học sinh thực hành trên máy vẽ màn hình và thân máy tính để bàn.
- Để vẽ màn hình và thân máy tính các em cần sử dụng các công cụ gì?
- GV yêu cầu HS thực hành.
- GV chiếu một số bài mẫu HS thực hành được và nhận xét.
3. Hoạt động 3 – Trang 55 (SGK):
- Để vẽ xe đạp các em cần sử dụng các công cụ gì?
- Chi tiết nào có thể sao chép được?
- GV cho học sinh vẽ hình rồi tô màu theo mẫu.
- GV chiếu một số bài mẫu HS thực hành tốt, nhận xét và tuyên dương.
4. Vẽ theo chủ đề: Các thành viên trong gia đình
- GV giới thiệu một số tranh vẽ theo chủ đề cho HS tham khảo:
- Hướng dẫn HS thực hành
- HS hoàn thành bài vào vở.
Công cụ
Tên công cụ
Công cụ chọn
Công cụ chọn tự do
Công cụ tô màu
Công cụ bút vẽ
Công cụ tẩy
Công cụ vẽ đường cong
Công cụ trong suốt
- Sử dụng công cụ hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
- Thực hành theo nhóm máy
- Công cụ hình tròn để vẽ bánh xe, -- Công cụ đường thẳng, đường cong.
- Công cụ bánh xe.
- HS thực hành.
- HS thực hành theo nhóm máy:
+ Trao đổi với nhau và vẽ một bức tranh có chủ đề Các thành viên trong gia đình
+ Sử dụng công cụ tô màu để tô màu cho bức tranh 
+ Lưu bài vẽ vào thư mục trên máy tính.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG
- Cho HS thực hành nhóm theo nội dung SGK trang 55 rồi báo cáo kết quả cho GV.
- Y/c HS nhận xét vùng được tô màu. 
- Thực hiện các yêu cầu sau:
+ Tạo bài vẽ mới, vẽ hình tròn trong trang vẽ.
+ Nháy chuột vào , chọn 
+ Chọn màu, chọn công cụ rồi tô màu cho hình tròn.
EM CẦN GHI NHỚ
Các thao tác chính để vẽ tranh trên phần mềm Paint như sau:
Khởi động phần mềm Paint
Vẽ hình lên trang vẽ
Tô màu cho bài vẽ
Lưu bài vẽ vào thư mục trên máy tính.
Tuần 	16
HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH
TẬP VẼ VỚI PHẦN MỀM TUX PAINT 
I. Thông tin bài học:
	- Dạng bài: Lý thuyết + thực hành
	- Thời lượng: 2 tiết
II. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Biết cách sử dụng các công cụ vẽ trong phần mềm Tux Paint.
 2. Kỹ năng:
 - Vẽ được một bức tranh hoàn chỉnh bằng chương trình Tux Paint.
 3. Thái độ: 
 - HS thích thú khám phá máy tính và giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.
 - Nghiêm túc và tự giác trong học tập, biết bảo vệ phòng máy tính.
 - HS yêu thích bài học
 4. Năng lực: 	
- Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông 
 - Nld: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học (Sử dụng phần mềm học tập Tux Paint tạo được các sản phẩm đơn giản để phục vụ học tập và vui chơi như các hình vẽ hay tranh vẽ) 
	- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề: HS tự đọc SGK, thảo luận và tìm ra câu trả lời của GV, thực hiện rèn luyện trên máy tính
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cách làm việc nhóm để thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Xử lý các tình huống khi thực hiện các thao tác với máy tính.
5. Phẩm chất:
	Chăm chỉ, kiên trì, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hành các thao tác. Trung thực và rèn luyện được tác phong tỉ mĩ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hành. Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
 III. Nội dung bài học:
 - Giới thiệu phần mềm
 - Tìm hiểu các nút lệnh trong phần mềm
IV. Thiết bị, học liệu:
- Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
V. Tiến trình dạy học
1. Khởi động: 
 - Thực hành tô màu cho tranh vẽ.
 à Nhận xét + tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Máy tính giúp chúng ta học vẽ, ngoài phần mềm Paint của Windown thì con rất nhiều phần mềm hỗ trợ em vẽ trên máy tính, Tux Paint là một phần mềm hỗ trợ em học vẽ rất tốt. Trong chương trình này có rất nhiều công cụ giúp em vẽ hình như vẽ tự do, gõ chữ, đóng dấu, chức năng phù thủy và nhiều chức năng thú vị khác
 b. Các hoạt động tìm hiểu bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu trò chơi 
- Y/C HS đọc và quan sát màn hình kết hợp với SGK
- GV giới thiệu giao diện trò chơi cho học sinh.
Vùng hình mẫu
Vùng công cụ
Vùng màu sắc
2. Vẽ tự do 
-Y/C hs đọc nội dung SGK
- Gọi HS lên thực hành theo nội dung SGK
- GV chốt lại hướng dẫn HS thực hành vẽ bông hoa trong Tux Paint.
- Cho HS tiến hành thực hành vẽ.
3. Vẽ hình khối 
-Y/C hs đọc nội dung SGK
- Cho HS thực hành.
- Y/C HS lưu bài vẽ.
* Thao tác vẽ hình trên phần mềm Tux paint được thực hiện tương tự thao tác vẽ hình trên phần mềm Paint.
4. Tìm hiểu một số nút lệnh 
- GV hướng dẫn học sinh thực hành hoạt động 4 trong SGK.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Công cụ giúp em vẽ hình:
+ Vùng hình mẫu: Các hình có sẵn hiện ra tương ứng với công cụ mà em chọn.
+ Vùng công cụ: Chọn Sơn để vẽ tự do, Đường để vã các đường thẳng hoặc gấp khúc, Hình để vẽ hình, Văn bản để gõ chữ.
+ Vùng màu sắc: Vùng chọn màu cho nét vẽ.
- HS thực hành vẽ bông hoa trong Tux Paint:
+ Chọn
+ Chọn tiếp để chỉnh nét vẽ
+ Chọn màu đỏ cho bông hoa, màu xanh cho cành và lá.
- HS vẽ ngôi nhà theo các bước sau:
+b1: Chọn
+b2: Chọn hình vuông hoặc hình tam giác ở vùng hình mẫu.
+b3: Chọn màu cho ngôi nhà.
+b4: Di chuyển con trỏ chuột ra trang vẽ, nhấn giữ chuột và kéo để vẽ.
- Điền đúng chức năng của các nút lệnh vào bảng.
4. Củng cố, dặn dò:
- Y/c HS tắt máy theo đúng quy trình, sắp xếp gọn gàng bàn máy.
- GV hệ thống lại các ý chính của bài học thông qua phần ghi nhớ.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt, động viên HS làm chưa tốt cố gắng hơn ở tiết sau.
 - Dặn dò HS về nhà thực hành thêm (nếu có máy tính), học bài cũ và chuẩn bị bài mới cho tiết ôn tập và kiểm tra cuối kì.
Tuần 	17
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
	- Ôn lại kiến thức .
 - Thực hành tốt các thao tác đã học.
 - Giáo dục học sinh ý thức học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
	- Phương pháp: Thực hành cùng nhau
	- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Hoạt động 1: Ôn tập chủ đề 1:Làm quen với máy tính.
Gv thực hiện ôn tập lại các kiến thức cho học sinh.
+ Các bộ phận của máy tính để bàn.
+ Chuột máy tính và bàn phím máy tính
+ Các thao tác với thư mục.
+ Các thiết bị lưu trữ thông tin
+ Làm quen với Internet và cách truy cập một trang web khi biết địa chỉ trang.
- Gv gọi 1,2,3 học sinh nhắc lại các kiến thức.
- Nhận xét câu trả lời của học sinh.
2. Hoạt động 2: Ôn tập hệ thống hoá kiến thức chủ đề 2_ Em tập vẽ
- GV cùng học sinh ôn tập, hệ thống các kiến thức lý thuyết.
+ Vẽ hình từ hình mẫu có sẵn.
+ Chọn độ dày màu, nét vẽ.
+ Vẽ đường thẳng, đường cong.
+ Sao chép, di chuyển tranh vẽ.
+ Tô màu, hoàn thiện tranh vẽ
Gv gọi 1,2,3, học sinh nhắc lại các cách để thực hiện vẽ hình.
3. Hoạt động 3: Học và chơi cùng máy tính:
 + Phần mềm Kiran's Typing Tutor, Trò chơi Blocks: công dụng, cách khởi động, cách luyện tập với phần mềm.
 + Để bắt đầu lượt chơi mới các em nhấn phím nào trên bàn phím ?
4. Hoạt động 4: Thực hành
1. Khởi động phần mềm Paint và vẽ hình theo mẫu.
Tuần 	18
KIỂM TRA CUỐI KÌ 1
ĐỀ BÀI
A. LÝ THUYẾT: (5 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Câu 1: Thao tác nháy đúp chuột được thực hiện như thế nào?
A. Nhấn hai lần liên tiếp nút chuột trái.
B. Nhấn một lần nút chuột trái.
C. Nhấn một lần nút chuột phải.
D. Nhấn hai lần liên tiếp nút chuột phải.
Câu 2: Khi ngồi làm việc với máy tính, khoảng cách từ mắt tới màn hình là?
 A. 50dm – 80dm B. 50cm – 80 cm 
 C. 50 mm – 80 mm D. 30 cm – 80cm 
Câu 3: Đâu là biểu tượng của thư mục? 
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 4: Trong các thao tác dưới đây, thao tác nào là mở thư mục?
A. Nháy chọn Rename B. Nháy chọn New rồi chọn Folder
 C. Nháy chọn Delete D. Nháy chọn Open 
Câu 5: Em trao đổi thông tin với bạn bè ở xa bằng máy tính thông qua:
 A. Máy in	 B. Dây điện	C. Mạng INTERNET	 D. Máy Scan 
Câu 6: Các trình duyệt web là?
A. B. C. D. B và C đúng
Câu 7: Phần mềm học vẽ có tên là?
A. Word B. Power Point C. Paitn D. Paint
Câu 8: Để thực hiện thao tác sao chép hình, em cần thực hiện các bước nào sau đây?
A. 	Chọn hình bằng công cụ , sau đó chọn , cuối cùng chọn để dán hình.
B. Chọn hình bằng công cụ , sau đó nhấn phím Delete trên bàn phím
C. Chọn hình bằng công cụ , sau đó chọn 
D. Không có đáp án nào đúng
Câu 9: Trò chơi Kiran's Typing Tutor giúp các em rèn luyện sử dụng bộ phận nào của máy tính ? 
 A. Bàn phím B. Thân máy tính C.Màn hình D. Chuột máy tính
Câu 10 : Để bắt đầu lượt chơi mới các em nhấn phím nào trên bàn phím ?
 A. Phím F1 B. Phím F2 C. Phím F3 D. Phím F5
B. THỰC HÀNH: (5 điểm.) 
 Câu 1 (4 điểm): Khởi động phần mềm Paint, sử dụng các công cụ vẽ hình đã học để vẽ hình theo mẫu sau:
Câu 2: (1 điểm): Sao chép chiếc xe đạp đã vẽ ở bài tập 1 thành 2 chiếc xe đạp 
---Hết---

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_3_tuan_10_18_nam_hoc_2021_2022_du_thi_ye.docx