Giáo án Tin học Lớp 3 - Tiết 1: Người bạn mới của em

Giáo án Tin học Lớp 3 - Tiết 1: Người bạn mới của em

I. YÊU CẦ CẦN ĐẠT

- Nhận biết và gọi đúng tên các bộ phận của máy tính;

- Nhận biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính;

- Biết được máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người;

- Sử dụng các kiến thức đã học vận dụng vào bài tập;

- Nhận biết được hình dạng các bộ phận chính của những máy tính thông dụng;

- Yêu thích học môn học. Ham tìm hiểu về lợi ích và các thành phần của máy tính;

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa

- Các phiếu học tập trong kế hoạch DH

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. KHỞI ĐỘNG

- Đàm thoại nêu vấn đề

- Chúng ta đã biết máy tính là công cụ xử lý thông tin, vậy nó có khả năng và tác dụng gì ?

- Vào bài mới

- Trả lời theo sự hiểu biết

 

docx 5 trang ducthuan 05/08/2022 2880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 - Tiết 1: Người bạn mới của em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
KHỐI 3. 
CHỦ ĐỀ 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Tiết 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM 
I. YÊU CẦ CẦN ĐẠT
- Nhận biết và gọi đúng tên các bộ phận của máy tính; 
- Nhận biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính; 
- Biết được máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người;
- Sử dụng các kiến thức đã học vận dụng vào bài tập;
- Nhận biết được hình dạng các bộ phận chính của những máy tính thông dụng;
- Yêu thích học môn học. Ham tìm hiểu về lợi ích và các thành phần của máy tính;
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa
- Các phiếu học tập trong kế hoạch DH
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KHỞI ĐỘNG 
- Đàm thoại nêu vấn đề 
- Chúng ta đã biết máy tính là công cụ xử lý thông tin, vậy nó có khả năng và tác dụng gì ?
- Vào bài mới
- Trả lời theo sự hiểu biết 
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ 1: Các bộ phận của máy tính.
- Cho HS quan sát về máy tính để bàn và yêu cầu các em chia sẻ với bạn bè mình về những gì mà em biết.
- GV hướng HS tìm hiểu về công dụng của máy tính sẽ giúp các em điều gì?
- GV quan sát các nhóm hoạt động và kết luận của các nhóm rồi đưa ra kết quả cuối cùng về công dụng của máy tính.
- Hướng HS tìm hiểu về các bộ phận của một máy tính để bàn?
- Khái quát câu trả lời của HS
- Giải thích cấu tạo và công dụng của màn hình máy tính?
- Thân máy tính có tác dụng gì?
- Bàn phím máy tính có công dụng gì?
- Chuột máy tính có giúp em làm gì?
- Khái quát câu trả lời của HS và giải thích công dụng của chuột.
- Quan sát và chia sẻ.
- HS hoạt động theo nhóm. 
- Các thành viên trong nhóm tổng hợp ý kiến: Máy tính là một người bạn mới của em, máy tính sẽ giúp em học bài, liên lạc với bạn bè, tìm hiểu thế giới xung quanh và cùng cùng chơi các trò chơi thú vị và bổ ích.
- Các nhóm quan sát, nội dung bài học trong SGK và đưa ra kết luận về các bộ phận của một máy tính để bàn.
- Máy tính để bàn có 4 bộ phận, đó là: Màn hình, thân máy, bàn phím, chuột.
- Màn hình là nơi hiển thị kết quả của máy tính. 
- Thân máy tính là hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi trong đó có bộ xử lý được ví như bộ não, điều khiển mọi hoạt động của máy tính 
- Bàn phím máy tính gồm nhiều phim. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính.
- Chuột máy tính giúp em điều khiển máy tính thuận tiện hơn
- Nghe và ghi nhớ.
3. LUYỆN TẬP
- HĐ 1: Bài 1
- GV sử dụng máy chiếu hướng dẫn HS mở chương trình WordPart, giúp HS luyện gõ bàn phím.
- Quan sát và trợ giúp các nhóm chưa làm được. Hướng dẫn HS luyện gõ các phím.
- HĐ 2: Bài 2
- Yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK: bài 2-trang 8. HS làm cá nhân vào vở rồi tổng hợp kết quả vào phiếu học tập.
- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm HS yếu.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả bài tập.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận cuối cùng.
- Quan sát và thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
- Quan sát
- Trưởng nhóm thu thập thông tin từ các thành viên trong tổ và đưa ra kết luận rồi báo cáo kết quả.

- Quan sát và thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. 
- HS thực hành theo nhóm đôi.
- HS làm cá nhân vào SGK và chốt nội dung bài tập vào phiếu học tập theo nhóm.
- Trưởng các nhóm báo cáo kết quả đã làm được với GV.
Bài 2. 
- Máy tính xách tay có thân máy, thân máy được gắn phía dưới bàn phím.
- Máy tính bảng có bàn phím, khi cần dùng bàn phím người dùng điều chỉnh để bàn phím hiện lên trên màn hình.
- Lĩnh hội
4. VẬN DỤNG
- HĐ 1: Vận dụng
- GV yêu cầu HS quan sát 4 chiếc thẻ và 3 chiếc hộp rồi sắp xếp các thẻ ở trên vào các hộp ở dưới.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- HĐ 2: Củng cố, dặn dò
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài
- GV yêu cầu HS về nhà xem lại xem máy tính giúp em làm những công việc gì?
- HS quan sát và sắp xếp theo nhóm.
- Trưởng các nhóm báo cáo kết quả.
- HS làm bài tập vào vở cá nhân.
- HS lĩnh hội 
- HS về nhà xem em đã dùng máy tính làm những công việc gì?
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
 ... 
 ... 
 ... 
 ... 
KHỐI 3. 
Tiết 2: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM 
I. YÊU CẦ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nhận biết và gọi đúng tên các máy tính thường gặp; 
- Nhận biết các bộ máy tính thông dụng; 
- Biết được máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người;
- Sử dụng các kiến thức đã học vận dụng vào bài tập;
- Nhận biết được hình dạng những máy tính thông dụng;
- Yêu thích học môn học. Ham tìm hiểu về lợi ích và các thành phần của máy tính;
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KHỞI ĐỘNG 
- Ổn định lớp.
- GV cho HS chơi trò chơi truyền điện: nêu tên các bộ phận của máy tính và các loại máy tính thông thường.
- HS báo cáo sĩ số.
- HS nối tiếp nêu tên các bộ phận của máy tính
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- HĐ1. Các loại mấy tính thường gặp.
- GV cho HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ trước lớp các loại máy tính thường gặp, nêu những ưu điểm của máy tính xách tay so với máy tính để bàn.
- GV nhận xét
- GV hướng dẫn, gợi ý để HS rút ra nhận xét: Máy tính nào cũng phải có bốn bộ phận cơ bản: thân máy, màn hình, bàn phím và chuột.
- HS làm việc cá nhân và nói cho nhau nghe rồi chia sẻ trước lớp.
- Có ba loại máy tính thường gặp: Máy tính bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng.
- Ưu điểm của máy tính xách tay, máy tính bảng là gọn nhẹ, dễ dàng mang theo khi di chuyển.
3. LUYỆN TẬP
- HĐ 1: Bài tập 3: Nối ô ở cột trái với ô ở cột phải để được câu đúng. So sánh kết quả với bạn.
- Nhận xét.
- HĐ 2: Bài tập 4: Máy tính có thể giúp em làm những công việc nào sau đây ( nối hình máy tính vào các hình tương ứng)?
	Kết quả: máy tính giúp em: liên lạc với bạn bè, học tập, gửi thư, nghe nhạc, xem phim
- GV nhận xét.	 
- HS nối các ô cho đúng kết quả:
	Thân máy tính + là hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí của máy tính.
	Màn hình máy tính + là nơi hiển thị kết quả làm việc của máy tính.
	Bàn phím máy tính + có nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính.
Chuột máy tính + dùng để điều khiển máy tính thuận tiện và dễ dàng.
- 4 HS báo cáo kết quả làm được với GV
- 2 -3 HS báo cáo kết quả làm được với GV.
4. VẬN DỤNG
- HĐ 1: Vận dụng
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân rồi chia sẻ trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm báo cá kết quả.
- HĐ 2: Củng cố, dặn dò
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài
- Yêu cầu HS về nhà thực hành tập mở, tắt máy tính
- HS làm việc cá nhân theo yêu cầu của bài, nói cho nhau nghe rồi chia sẻ kết quả trước lớp. 
Kết quả: 1 Màn hình - Đưa tín hiệu ra 
2. Thân máy - Xử lí tín hiệu 
3. Bàn phím - Đưa tín hiệu vào
4. Chuột máy tính - Đưa tín hiệu vào
- Ghi nhớ
- HS về nhà thực hành mở, tắt máy tính 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
 ... 
 ... 
 ... 
 ... 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_3_tiet_1_nguoi_ban_moi_cua_em.docx