Giáo án Tin học Lớp 3 theo CV2345 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022 - Hà Đình Tình

Giáo án Tin học Lớp 3 theo CV2345 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022 - Hà Đình Tình

Hoạt động của GV

1. Khởi động

- Đàm thoại nêu vấn đề

- Chúng ta đã biết máy tính là công cụ xử lý thông tin, vậy nó có khả năng và tác dụng gì ?

- Vào bài mới

2. Hoạt động hình thành kiến thức

HĐ 1: Các bộ phận của máy tính.

- Cho HS quan sát hình máy tính để bàn và yêu cầu các em chia sẻ với cả lớp về những gì mà em biết.

- GV hướng HS tìm hiểu về công dụng của máy tính sẽ giúp các em điều gì?

- GV quan sát HS hoạt động và kết luận của các em rồi đưa ra kết quả cuối cùng về công dụng của máy tính.

- Hướng HS tìm hiểu về các bộ phận của một máy tính để bàn?

- Khái quát câu trả lời của HS

- Giải thích cấu tạo và công dụng của màn hình máy tính?

- Thân máy tính có tác dụng gì?

- Bàn phím máy tính có công dụng gì?

- Chuột máy tính có giúp em làm gì?

- Khái quát câu trả lời của HS và giải thích công dụng của chuột.

- HĐ2. Các loại máy tính thường gặp.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ trước lớp các loại máy tính thường gặp, nêu những ưu điểm của máy tính xách tay so với máy tính để bàn.

- GV nhận xét

- GV hướng dẫn, gợi ý để HS rút ra nhận xét: Máy tính nào cũng phải có bốn bộ phận cơ bản: thân máy, màn hình, bàn phím và chuột.

3. Luyện tập

- HĐ 1: Bài 1

- GV chia sẻ màn hình hướng dẫn HS mở chương trình WordPart, giúp HS luyện gõ bàn phím.

- Hướng dẫn HS luyện gõ các phím.

- HĐ 2: Bài 2

- Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong SGK T8. HS làm cá nhân vào vở.

- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm HS yếu.

- Yêu cầu HS báo cáo kết quả bài tập.

- GV nhận xét và đưa ra kết luận cuối cùng.

- Quan sát và thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

- HĐ 3: Bài tập 3: Nối ô ở cột trái với ô ở cột phải để được câu đúng. So sánh kết quả với bạn.

- Nhận xét.

- HĐ 4: Bài tập 4: Máy tính có thể giúp em làm những công việc nào sau đây ( nối hình máy tính vào các hình tương ứng)?

Kết quả: máy tính giúp em: liên lạc với bạn bè, học tập, gửi thư, nghe nhạc, xem phim

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Vận dụng

- HĐ 1: Vận dụng

- GV yêu cầu HS quan sát 4 chiếc thẻ và 3 chiếc hộp rồi sắp xếp các thẻ ở trên vào các hộp ở dưới.

- HĐ 2: Củng cố, dặn dò

- Tóm tắt lại nội dung chính của bài

- GV yêu cầu HS về nhà xem lại xem máy tính giúp em làm những công việc gì?

 

doc 69 trang ducthuan 08/08/2022 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 theo CV2345 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022 - Hà Đình Tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1+2:
Bài 1: Người bạn mới của em
I. Yêu cầu cần đạt
- Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính, gọi đúng tên. 
Biết được một số loại máy tính thường gặp và máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc.
- Phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề, tự tin;
- Phát triển phẩm chất đoàn kết, yêu thương. 
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Máy tính
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Đàm thoại nêu vấn đề 
- Chúng ta đã biết máy tính là công cụ xử lý thông tin, vậy nó có khả năng và tác dụng gì ?
- Vào bài mới
2. Hoạt động hình thành kiến thức
HĐ 1: Các bộ phận của máy tính.
- Cho HS quan sát hình máy tính để bàn và yêu cầu các em chia sẻ với cả lớp về những gì mà em biết.
- GV hướng HS tìm hiểu về công dụng của máy tính sẽ giúp các em điều gì?
- GV quan sát HS hoạt động và kết luận của các em rồi đưa ra kết quả cuối cùng về công dụng của máy tính.
- Hướng HS tìm hiểu về các bộ phận của một máy tính để bàn?
- Khái quát câu trả lời của HS
- Giải thích cấu tạo và công dụng của màn hình máy tính?
- Thân máy tính có tác dụng gì?
- Bàn phím máy tính có công dụng gì?
- Chuột máy tính có giúp em làm gì?
- Khái quát câu trả lời của HS và giải thích công dụng của chuột.
- HĐ2. Các loại máy tính thường gặp.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ trước lớp các loại máy tính thường gặp, nêu những ưu điểm của máy tính xách tay so với máy tính để bàn.
- GV nhận xét
- GV hướng dẫn, gợi ý để HS rút ra nhận xét: Máy tính nào cũng phải có bốn bộ phận cơ bản: thân máy, màn hình, bàn phím và chuột.
3. Luyện tập
- HĐ 1: Bài 1
- GV chia sẻ màn hình hướng dẫn HS mở chương trình WordPart, giúp HS luyện gõ bàn phím.
- Hướng dẫn HS luyện gõ các phím.
- HĐ 2: Bài 2
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong SGK T8. HS làm cá nhân vào vở.
- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm HS yếu.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả bài tập.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận cuối cùng.
- Quan sát và thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
- HĐ 3: Bài tập 3: Nối ô ở cột trái với ô ở cột phải để được câu đúng. So sánh kết quả với bạn.
- Nhận xét.
- HĐ 4: Bài tập 4: Máy tính có thể giúp em làm những công việc nào sau đây ( nối hình máy tính vào các hình tương ứng)?
Kết quả: máy tính giúp em: liên lạc với bạn bè, học tập, gửi thư, nghe nhạc, xem phim
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Vận dụng
- HĐ 1: Vận dụng
- GV yêu cầu HS quan sát 4 chiếc thẻ và 3 chiếc hộp rồi sắp xếp các thẻ ở trên vào các hộp ở dưới.
- HĐ 2: Củng cố, dặn dò
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài
- GV yêu cầu HS về nhà xem lại xem máy tính giúp em làm những công việc gì?
- Trả lời theo sự hiểu biết 
- Quan sát và chia sẻ.
- quan sát, nội dung bài học trong SGK và trả lời: Máy tính là một người bạn mới của em, máy tính sẽ giúp em học bài, liên lạc với bạn bè, tìm hiểu thế giới xung quanh và cùng cùng chơi các trò chơi thú vị và bổ ích.
- HS quan sát, nội dung bài học trong SGK và đưa ra kết luận về các bộ phận của một máy tính để bàn.
- Máy tính để bàn có 4 bộ phận, đó là: Màn hình, thân máy, bàn phím, chuột.
- Màn hình là nơi hiển thị kết quả của máy tính. 
- Thân máy tính là hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi trong đó có bộ xử lý được ví như bộ não, điều khiển mọi hoạt động của máy tính 
- Bàn phím máy tính gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính.
- Chuột máy tính giúp em điều khiển máy tính thuận tiện hơn
- Nghe và ghi nhớ.
- HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ trước lớp.
- Có ba loại máy tính thường gặp: Máy tính bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng.
- Ưu điểm của máy tính xách tay, máy tính bảng là gọn nhẹ, dễ dàng mang theo khi di chuyển.
- Quan sát
- Quan sát và thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. 
- HS làm cá nhân.
Bài 2. 
- Máy tính xách tay có thân máy, thân máy được gắn phía dưới bàn phím.
- Máy tính bảng có bàn phím, khi cần dùng bàn phím người dùng điều chỉnh để bàn phím hiện lên trên màn hình.
- Lĩnh hội
- HS quan sát và sắp xếp theo nhóm.
- Gọi một số HS báo cáo kết quả.
- HS nối các ô cho đúng kết quả:
- Thân máy tính + là hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí của máy tính.
- Màn hình máy tính + là nơi hiển thị kết quả làm việc của máy tính.
- Bàn phím máy tính + có nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính.
- Chuột máy tính + dùng để điều khiển máy tính thuận tiện và dễ dàng.
- 4 HS báo cáo kết quả làm được với GV
- 2 -3 HS báo cáo kết quả làm được với GV.
- HS làm bài tập vào vở cá nhân.
- HS về nhà xem em đã dùng máy tính làm những công việc gì?
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
 . 
 . 
 . 
 . 
 . 
NGÀY 6/9 /2021
BAN GIÁM HIỆU
Tuần 2
Tiết 3+4:
Bài 2: Bắt đầu làm việc với máy tính (phần 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Biết cách ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính.
- Thực hiện được thao tác khởi động máy tính.
- Nhận biết được một máy tính đã khởi động xong.
- Biết cách tắt máy tính khi không sử dụng.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng đọc sách giáo khoa để biết được tư thế ngồi khi làm việc với máy tính, khởi động máy tính, tắt máy tính.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học vận dụng vào thực tiễn, khám phá kiến thức qua các hoạt động học. 
2.2 Năng lực riêng
- Biết ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính để giúp giữ gìn sức khỏe và học tập hiệu quả hơn.
- Nhận biết được trên màn hình có các biểu tượng, sau khi khởi động máy tính.
3. Phẩm chất
- Học sinh hào hứng học tập môn học.
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Máy tính
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
a. Hoạt động khởi động
- GV chia sẻ màn hình cho HS xem video về các loại máy tính
b. Kết nối 
- Máy tính có những bộ phận nào?
- Có những loại máy tính thường gặp nào?
- Máy tính có thể giúp em những công việc gì?
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- Bài học ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về các bộ phận của máy tính và một số loại máy tính thường gặp 
- Ở tiết học này các em sẽ tìm hiểu về cách ngồi trước máy tính như thế nào, tắt – bật máy tính ra sao.
* Hoạt động khám phá, phân tích
a) Tư thế ngồi khi làm việc với máy tính.
- HS quan sát tranh, nêu các tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính?
- Quan sát hình 1B, 2A em hãy nêu tư thế ngồi làm việc với máy tính như thế nào là đúng?
- GV nhận xét, bổ sung.
b) Khởi động máy tính
- Khởi động máy tính:
- Em hãy nêu các thao tác để mở máy tính?
- GV nhận xét, kết luận
- Các biểu tượng
- Sau khi khởi động, trên màn hình nền có những hình vẽ nhỏ xinh xắn trên màn hình nền được gọi là gì?
c) Tắt máy tính
- Start / 
- Tắt công tắt màn hình
3. Luyện tập
- HS làm BT 1, 2 SGK T13-14
- GV quan sát, nhắc nhở
- Với sự hướng dẫn của GV, em thực hiện thao tác khởi động, mở cửa sổ Computer và tắt máy tính.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Vận dụng
- Quan sát bạn bên cạnh và nhận xét tư thế của bạn khi ngồi làm việc trước máy tính. Nếu tư thế đó chưa đúng, em giúp bạn điều chỉnh tư thế ngồi cho đúng.
- HS xem.
- HS trả lời.
- Học sinh lắng nghe
- HS quan sát tranh, trả lời: 1B, 2A
- Lưng thẳng, vai thả lỏng, mắt hướng ngang tầm màn hình, khoảng cách từ mắt đến màn hình từ 50 cm – 80 cm.
- HS lắng nghe.
- Bật công tắc trên thân máy.
- Bật công tắc trên màn hình.
- Biểu tượng
- HS làm BT.
- HS báo cáo kết quả đã làm được 
- HS làm theo sự hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Bài 2: Bắt đầu làm việc với máy tính (tiếp)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Biết cách ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính.
- Thực hiện được thao tác khởi động máy tính.
- Nhận biết được một máy tính đã khởi động xong.
- Biết cách tắt máy tính khi không sử dụng.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng đọc sách giáo khoa để biết được tư thế ngồi khi làm việc với máy tính, khởi động máy tính, tắt máy tính.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học vận dụng vào thực tiễn, khám phá kiến thức qua các hoạt động học. 
2.2 Năng lực riêng
- Biết ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính để giúp giữ gìn sức khỏe và học tập hiệu quả hơn.
- Nhận biết được trên màn hình có các biểu tượng, sau khi khởi động máy tính.
3. Phẩm chất
- Học sinh hào hứng học tập môn học
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập 
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, phòng máy, kế hoạch bài dạy.
2. Học sinh: SGK, vở ghi.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
a) Hoạt động khởi động
- GV cho 1 HS hát
b) Kết nối
- HS nêu tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính?
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- Ở tiết học này các em sẽ thực hành những kiến thức mà chúng ta đã được học ở tiết trước.
* Hoạt động khám phá, phân tích
Học sinh làm bài tập 
* B1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào o. 
a) Khi ngồi học với máy tính
Mắt hướng ngang tầm màn hình 	
Ngồi tùy ý	 
Mắt cách màn hình không quá 35cm 
Lưng thẳng, vai thả lỏng 
b) Ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính, giúp em
- Học tập hiệu quả 	không bị cận thị 
- Không bị vẹo cột sống không bị đau tai 
- GV nhận xét, tuyên dương
* B2. Điền vào chỗ chấm (...) cho đúng.
Để bắt đầu sử dụng máy tính, em khởi động máy tính bằng hai thao tác sau
- Bật công tắc .................................
- Bật tiếp công tắc ..................................
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập
- Thực hiện thao tác khởi động và tắt máy tính.
- Em hãy nêu các bước tắt máy tính?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Cả lớp thực hiện thao tác khởi động và tắt máy tính.
- GV quan sát, giúp đỡ những HS còn yếu, thực hiện thao tác chưa tốt.	
4. Vận dụng
- Quan sát hình một bạn và nhận xét tư thế của bạn khi ngồi làm việc trước máy tính. Nếu tư thế đó chưa đúng, em giúp bạn điều chỉnh tư thế ngồi cho đúng.
- GV quan sát, nhận xét, điều chỉnh câu trả lời của HS
- HS hát.
- HS trả lời.
- Học sinh lắng nghe
- HS làm bài.
- HS báo cáo kết quả.
- HS trả lời
- Bật công tắc trên thân máy.
- Bật tiếp công tắc trên màn hình.
- HS làm theo sự hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện
- HS quan sát ảnh một bạn đang ngồi trước máy tính, nhận xét và nêu cách điều chỉnh để có tư thế ngồi làm việc với máy tính cho đúng.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
NGÀY 13/9 /2021
BAN GIÁM HIỆU
Tuần 3
Tiết 5+6:
Bài 3: Chuột máy tính (phần 1)
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết các bộ phận cơ bản của chuột máy tính.
- Biết cầm chuột đúng cách.
2. Năng lực
- Thực hiện được thao tác di chuyển, nháy, nháy đúp và kéo thả chuột.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì và học cách bảo vệ các bộ phận của máy tính.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, chuột máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động
- Ổn định lớp.
- GV yêu cầu 1HS lên khởi động máy tính.
- Cho biết tư thế ngồi đúng khi sử dụng máy tính?
- Máy tính có bộ phận quan trọng nào để đưa thông tin vào
- Vào bài mới
II. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1. Tìm hiểu về chuột máy tính 
- GV cho HS quan sát chuột máy tính và gọi tên các nút của chuột máy tính. 
Nút trái
Nót ph¶i
Bánh lăn
- GV nhận xét, kết luận
- Yêu cầu HS cầm chuột máy tính đang sử dụng chỉ và nêu tên các bộ phận của chuột.
2. Hoạt động 2: Sử dụng chuột 
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong sách, cầm chuột làm mẫu cho HS làm theo.
- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu trong SGK: “điền vào chỗ chấm(...)”
- Qua bài tập điền vào chỗ chấm, em hãy nêu cách cầm chuột?
- GV nhận xét, tuyên dương, kết luận.
- Đặt úp bàn tay phải lên chuột, ngón trỏ đặt vào nút trái của chuột, ngón giữa đặt vào nút phải chuột.
- Ngón cái và các ngón còn lại cầm giữ hai bên chuột
- Yêu cầu HS quan sát hình ở ý b trang 16 và thực hiện theo yêu cầu đánh dấu vào hình thực hiện cầm chuột sai.
3. Hoạt động 3: Con trỏ chuột 
- Yêu cầu học sinh quan sát và chỉ ra hình mũi tên trên màn hình nền, cầm và dịch chuyển chuột rồi quan sát sự thay đổi vị trí của hình mũi tên đó.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong hình và GV nhấn mạnh lại cho HS: Biểu tượng hình mũi tên trên màn hình nền gọi là con trỏ chuột, ngoài hình dạng mũi tên con trỏ chuột còn có nhiều hình dạng khác.
- GV cho HS quan sát trực tiếp con trỏ chuột trên cửa sổ Word và trên màn hình nền ñ, I, +, , , 
- GV hướng dẫn cụ thể trên từng hình dạng con trỏ chuột
III. Luyện tập
- GV giới thiệu và hướng dẫn chơi trò chơi: luyện tập sử dụng chuột.
- Yêu cầu HS thực hiện theo các bước được trình bày và minh họa ở trong SGK.
IV. Vận dụng
- Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS về nhà nêu được cách cầm chuột và cấu tạo chuột máy tính
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương một số bạn sôi nổi trong tiết học.
- HS báo cáo sĩ số
- HS lên máy GV thao tác
- HS trả lời, nhận xét.
- HS trả lời: Chuột và bàn phím
- HS quan sát hình vẽ và nêu tên các nút trái, nút phải, bánh lăn.
- HS cầm chuột máy tính đang sử dụng chỉ và nêu tên các bộ phận của chuột của mình.
- HS quan sát hình vẽ trong SGK, quan sát GV cầm chuột rồi làm theo GV.
- HS sử dụng những từ gợi ý điền vào chỗ chấm:
1. Tay phải
2. Nút trái chuột
3. Nút phải chuột
4. Bên trái chuột
5. Bên phải chuột
- HS trả lời
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát hình và thực hiện y/c:
+ Hình thứ nhất là hình cầm chuột sai.
- HS quan sát và nói cho nhau nghe. Đại diện các nhóm chia sẻ.
- HS đọc thông tin trong hình và lắng nghe GV.
- HS quan sát
- HS quan sát và lắng nghe
- HS lắng nghe, thực hành theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành theo chỉ dẫn của GV và hình vẽ trong sách.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Bài 3: Chuột máy tính (phần 2)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức, kĩ năng
- Thực hiện được thao tác di chuyển, nháy, nháy đúp và kéo thả chuột.
- Sử dụng chuột để thao tác với phần mềm “Luyện tập sử dụng chuột”.
2. Năng lực
- HS tự giác, chủ động hoàn thành các bài tập được giao đúng hẹn.
3. Phẩm chất
- HS có sự tập trung, chú ý lắng nghe trong các giờ học.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, chuột máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động
- Ổn định lớp.
- GV: Cho biết chuột máy tính có mấy bộ phận cơ bản?
- GV nhận xét tuyên dương.
II. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Các thao tác sử dụng chuột
- Yêu cầu HS đọc thầm SGK T16, 17 và điền câu đúng vào đấu (.....)
- GV thao tác sử dụng chuột và cho HS quan sát trực quan các thao tác với chuột.
- GV di chuyển chuột trên mặt phẳng
- GV nháy nút chuột trái
- GV nháy nút chuột phải
- GV kéo thả chuột chọn 1 vùng
- GV cho HS báo cáo kết quả đã làm.
- GV nhận xét, kết luận.
- Gọi một vài HS lên bảng thực hiện các thao tác trên máy tính của GV.
- Lớp, GV nhận xét.
III. Luyện tập.
- GV yêu cầu HS tiếp tục luyện tập các bài tiếp theo
+ Bài 2: Nháy nút phải chuột
+ Bài 3: Nháy đúp chuột
+ Bài 2: Kéo thả chuột
- Tổ chức thi xem ai nhanh tay dành được điểm cao hơn.
III. Vận dụng
HĐ1: Vận dụng
- GV hướng dẫn HS sử dụng chuột cùng với thao tác nháy chuột để tắt máy tính.
HĐ2: Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS về nhà thực hành di chuyển chuột.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương một số bạn thao tác sử dụng chuột tốt
- Yêu cầu HS đọc phần “em cần ghi nhớ”, nhấn mạnh lại cho học sinh hiểu.
- HS báo cáo sĩ số
- HS trả lời 3 bộ phận: 
 + Nút trái 
 + Nút phải
 + Bánh lăn
- HS trả lời, nhận xét.
- HS đọc thầm và làm bài mục 4 SGK trang 16 và 17
- HS quan sát các thao tác sử dụng chuột
- Di chuyển chuột
- Nháy nút trái chuột
- Nháy nút phải chuột
- Kéo thả chuột
- HS báo cáo kết quả đã làm
- HS lắng nghe
- HS thực hiện lại các thao tác vừa học.
- HS lắng nghe
- HS luyện tập các bài tiếp theo 
- HS thi với nhau.
- HS lắng nghe, thực hành tắt máy khi hết giờ.
- HS về nhà thực hành di chuyển chuột.
- HS lằng nghe
- HS đọc và lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
NGÀY 20/9 /2021
BAN GIÁM HIỆU
Tuần 4
Tiết 7+8:
Bài 4: Bàn phím máy tính (phần 1)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức - kỹ năng:
- Nhận biết được khu vực chính của bàn phím máy tính.
- Chỉ ra được vị trí của các hàng phím trên khu vực chính của bàn phím máy tính.
- Biết đặt tay đúng cách trên bàn phím máy tính. 
2. Năng lực: Sử dụng được bàn phím và đặt tay đúng vị trí trên bàn phím.
3. Phẩm chất: Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì và học cách bảo vệ các bộ phận của máy tính.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bàn phím.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Em hãy nhắc lại các bộ phận chính của máy tính?
- Nhận xét và cho HS quan sát hình ảnh bàn phím máy tính.
- Chuyển ý: Chúng ta đã biết bàn phím máy tính là một trong các bộ phận chính của máy tính để bàn. Vậy khu vực chính của bàn phím máy tính gồm những hàng phím nào? Và cách sử dụng ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay “Bàn phím máy tính”.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu về khu vực chính của bàn phím.
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh bàn phím có làm dấu về khu vực chính. 
- Gọi HS lên xác định khu vực chính trên bàn phím thật.
- Nhận xét, tuyên dương, kết luận.
- Chuyển ý sang hoạt động tiếp theo.
HĐ2: Khu vực chính của bàn phím máy tính
- Yêu cầu HS quan sát hình về các hàng phím trên khu vực chính và gọi tên các hàng phím.
- Nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu lớp làm việc theo nhóm máy để xác định vị trí các hàng phím.
- Gọi vài HS đại diện các nhóm lên xác định vị trí các hàng phím trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Yêu cầu HS xác định 2 phím có gai.
- Nhận xét, chốt ý và giải thích ý nghĩa của hai phím có gai.
- Chuyển ý sang hoạt động tiếp theo.
3. Thực hành
- GV yêu cầu học sinh cả lớp tham gia chơi trò chơi “Kiểm tra trí nhớ”. Một bạn đọc tên hàng phím và một bạn chỉ hàng phím đó trên bàn phím.
- GV hướng dẫn HS cách ghi điểm để tăng tính hấp dẫn của trò chơi.
- Quan sát, theo dõi, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Vận dụng
HĐ1: Vận dụng
- GV yêu cầu HS quan sát bàn phím máy tính, điền tiếp các số và chữ cái còn thiếu trên các hàng phím rồi so sánh kết quả với bạn.
- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần.
- GV kiểm tra kết quả.
- Nhận xét.
HĐ2: Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của cá nhân, nhóm học tập.
- GV tổng kết lại những nội dung HS cần ghi nhớ. Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
- Nhắc lại.
- Quan sát.
- Lắng nghe
- Quan sát.
- 2 - 3 HS lên xác định.
- Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức.
- Quan sát.
- 2 - 3 HS gọi tên hàng phím.
- Hoạt động nhóm để thực hiện.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS xác định.
- Lắng nghe.
- Cả lớp tham gia chơi trò chơi theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- HS quan sát và điền tiếp theo yêu cầu.
- So sánh kết quả với bạn.
- HS báo cáo kết quả.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi chép và đặt câu hỏi để đảm bảo hiểu rõ nội dung tổng kết bài học của GV.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
Bài 4: Bàn phím máy tính (phần 2)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức - kỹ năng:
- Nêu được vị trí của các hàng phím theo yêu cầu.
- Thực hiện đặt tay đúng cách trên bàn phím máy tính. 
2. Năng lực: HS tự thực hiện được các nhiệm vụ học tập cá nhân, học tập theo nhóm.
3. Phẩm chất: HS chủ động nêu thắc mắc và tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bàn phím.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cho HS quan sát video gõ các phím trên bàn phím bằng 10 ngón tay.
- Em có nhận xét gì về tốc độ và độ chính xác khi gõ phím ở video trên?
- Nhận xét và nêu tác dụng của việc gõ phím bằng 10 ngón tay.
- Chuyển ý: Vậy việc gõ phím bằng 10 ngón tay như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài “Bàn phím máy tính”.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
HĐ1: Cách đặt tay lên bàn phím máy tính
- Cho HS xem tranh về cách đặt tay lên bàn phím và trả lời câu hỏi
+ Ngón trỏ trái đặt lên phím nào?
+ Ngón trỏ phải đặt lên phím nào?
+ Hai ngón cái đặt lên phím nào?
+ 
- Nhận xét, kết luận:
+ Hai ngón trỏ đặt trên phím có gai (F,J)
+ Hai ngón cái đặt trên phím cách
+ Các ngón còn lại đặt sát nhau trên hàng phím cơ sở
- GV hướng dẫn HS đặt tay đúng cách
- Mời đại diện các tổ thực hiện đặt tay lên bàn phím.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Thực hành
- GV yêu cầu học sinh cả lớp tập đặt tay đúng cách trên bàn phím.
- Quan sát, theo dõi, giúp đỡ HS
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Vận dụng
HĐ1: Vận dụng
- GV yêu cầu HS quan sát cách đặt tay lên bàn phím trong hai hình sau: 
? Theo em cách đặt tay lên bàn phím như vậy đúng hay sai? Giải thích vì sao?
- GV nhận xét, kết luận.
- Để thao tác gõ phím linh hoạt, nhanh, chính xác không chỉ cần đặt các ngón tay đúng như yêu cầu mà tư thế đặt tay sao cho thoải mái cũng rất quan trọng.
- GV đưa ra một số tư thế đặt tay chưa chính xác để từ đó HS rút kinh nghiệm cho bản thân khi đặt tay lên bàn phím máy tính.
HĐ2: Củng cố - dặn dò
- Kể tên các hàng phím trong khu vực chính của bàn phím máy tính?
 - Trong khu vực chính có hai phím có sự khác biệt so với các phím khác trên hàng phím, đó là những phím nào? 
- Nêu lại cách đặt tay đúng trên bàn phím. 
- GV nhận xét, tổng kết lại những nội dung HS cần ghi nhớ. Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
- Quan sát.
- Trả lời: Nhanh và chính xác.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
- HS quan sát.
- Vài HS trả lời.
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe.
- Vài HS nhắc lại
- HS quan sát
- Đại diện các tổ lên thực hành
- Lớp quan sát, nhận xét
- Cả lớp thực hành theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- Trả lời theo ý hiểu.
- Lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
NGÀY 27 /9 /2021
BAN GIÁM HIỆU
Tuần 5
Tiết 9+10:
Bài 5: Tập gõ bàn phím (phần 1)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức - kỹ năng:
- Biết cách gõ bàn phím bằng mười ngón tay.
- Tự tập luyện gõ bàn phím bằng mười ngón tay với phần mềm Kiran’s typing tutor.
2. Năng lực: Nhận biết được tính hữu ích của máy tính.
3. Phẩm chất: HS yêu thích môn học hơn, thích luyện gõ chữ trên bàn phím máy tính.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, phần mềm Kiran’s typing tutor.
2. Học sinh: Vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động
- Em hãy nêu các hàng phím trên khu vực chính của bàn phím máy tính?
- Nhận xét, tuyên dương
- Em hãy nêu cách đặt tay trên hàng phím máy tính?
- Nhận xét, tuyên dương	
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Cách gõ bàn phím bằng 10 ngón tay.
a) Em nhắc lại cách đặt tay lên bàn phím máy tính.
- Nhận xét, nêu lại cách đặt tay và thực hiện mẫu lại cách đặt tay đúng khi gõ phím.
b) Đọc thông tin trong hình. Điền các chữ còn thiếu vào bảng dưới đây (theo mẫu). So sánh kết quả với bạn.
Bàn tay trái
Bàn tay phải
Phím
Ngón
Phím
Ngón
Caps Lock, Shift
Út
Enter, Shift
Út
1, Q, A, Z
Út
O, P
Út
2, W, S, X
Áp út
9, O, L, >
Áp út
3, E, D, C
Giữa
7, U, J, M
Trỏ
4, R, F, V
5, T, G, B
Trỏ
8, I, K, <
Giữa
Phím cách
Cái
6, Y, H, N
Trỏ
Chú ý: Màu sắc của các phím và màu sắc ở móng tay trong hình để chỉ ngón tay nào gõ vào phím nào.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi sau đó điền thông tin.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét và tuyên dương.
3. Luyện tập
- Đọc tên phím, yêu cầu bạn gõ vào phím đó. Nhận xét bạn đã gõ đúng cách gõ bàn phím bằng 10 ngón tay chưa. Em và bạn đổi vai với nhau.
- Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi.
- Nhận xét và tuyên dương.
4. Vận dụng
HĐ1: Vận dụng
- Khởi động phần mềm Kiran’s Typing Tutor.
- Nhắc lại cách tập gõ bàn phím với phần mềm Kiran’s Typing Tutor.
HĐ2: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài Tập gõ bàn phím (tiết 2)
- Trả lời, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Trả lời, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
+ Hai bàn tay đặt nhẹ lên bàn phím
+ Hai ngón trỏ đặt lên hai phím có gai;
+ Hai ngón cái đặt trên phím cách
+ Các ngón khác đặt nhẹ lên hàng phím cơ sở.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
- Thảo luận nhóm đôi và điền thông tin
- Trình bày, nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo nhóm đôi.
- Lắng nghe.
- HS thực hiện
- Lắng nghe.
-Lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
Bài 5: Tập gõ bàn phím (phần 2)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức - kỹ năng:
- Thực hiện tập luyện gõ bàn phím bằng mười ngón tay với phần mềm Kiran’s typing tutor.
2. Năng lực: HS vận dụng điều đã học để giải quyết các vấn đề trong học tập.
3. Phẩm chất: HS tự giác, tập trung cho các nhiệm vụ học tập, không cần nhắc nhở.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, phần mềm Kiran’s typing tutor.
2. Học sinh: Vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Em hãy thực hiện khởi động và thoát khỏi phần mềm Kiran’s Typing Tutor?
- Nhận xét, tuyên dương
- Em hãy chọn bài để tập gõ bàn phím với phần mềm Kiran’s Typing Tutor?
- Nhận xét, tuyên dương	
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 2: Tập gõ bàn phím bằng 10 ngón tay với phần mềm Kiran’s Typing Tutor.
a) Khởi động và thoát khỏi chương trình Kiran’s Typing Tutor
- Nêu cách khởi động phần mềm Kiran’s Typing Tutor?
- Để thoát khỏi chương trình Kiran’s Typing Tutor em làm thế nào?
- Nhận xét các câu trả lời của học sinh và thực hiện mẫu thao tác khởi động và thoát khỏi chương trình Kiran’s Typing Tutor.
 b) Em và bạn lần lượt thực hiện thao tác khởi động và thoát khỏi chương trình Kiran’s Typing Tutor.
- Nhận xét và tuyên dương. 
c) Ghi tên đăng kí
- Để ghi tên đăng kí, em phải làm gì?
- Chú ý: Nếu em đã đăng kí rồi thì chỉ cần nháy chuột vào nút lệnh rồi chọn tên của mình trong danh sách User Name.
d) Bắt đầu luyện tập gõ bàn phím
Bước 1: Nháy chuột vào biểu tượng Typing Practice để chuyển sang cửa sổ tập luyện.
Bước 2: Màn hình Typing Practice hiện ra, trong ô Course chọn một trong các hàng phím từ danh sách để rèn luyện gõ bàn phím.
Bước 3: Gõ bằng 10 ngón theo đúng kí tự hiện ra trong ô màu trắng.
- Quan sát, theo dõi quá trình thực hành gõ của học sinh.
 - Nhận xét và tuyên dương
3. Luyện tập
Trong cửa sổ tập luyện, em nháy chọn vào ô Course, chọn một hàng phím trong bảng sau rồi tập luyện.
- HomeKeys-Qwerty: Hàng phím cơ sở.
- UperKeys-Qwerty: Hàng phím trên.
- LowerKeys-Qwerty: Hàng phím dưới.
- NumericKeys-Qwerty: Hàng phím số.
- Yêu cầu HS làm theo nhóm máy lần lượt từng hàng phím.
 - Theo dõi, quan sát và giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Nhận xét và tuyên dương.
 4. Vận dụng
HĐ 1: Vận dụng
Em và bạn luân phiên thực hiện các thao tác sau:
- Khởi động phần mềm Kiran’s Typing Tutor.
- Chọn tên trong User Nam rồi chọn Typing Practice.
- Chọn hàng phím rồi tập gõ hàng phím đó.
- Yêu cầu HS làm theo nhóm máy lần lượt từng hàng phím.
- Theo dõi, quan sát và giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Nhận xét và tuyên dương.
HĐ2: Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại cách tập gõ bàn phím với phần mềm Kiran’s Typing Tutor.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài Thư mục 
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Khởi động chương trình bằng cách nháy đúp lên biểu tượng trên màn hình nền.
- Nháy chuột vào nút lệnh X hoặc Exit để thoát khỏi chương trình.
- Chú ý lắng nghe và quan sát GV thực hiện mẫu.
- Khởi động và thoát khỏi chương trình Kiran’s Typing Tutor nhiều lần.
- Lắng nghe.
- Để ghi tên đăng kí, em di chuyển chuột vào ô User Name rồi nhập tên của mình.
- Chú ý lắng nghe.
- Học sinh tiến hành thực hiện chương trình Kiran’s Typing Tutor theo các bước đã hướng dẫn.
- Gõ các phím xuất hiện trong chương trình.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- Thực hiện theo nhóm máy các hàng phím.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- Thực hiện theo nhóm máy các hàng phím.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
NGÀY 4/10 /2021
BAN GIÁM HIỆU
Tuần 6
Tiết 11+12:
Bài 6: Thư mục (phần 1)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thứ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_3_theo_cv2345_chuong_trinh_hoc_ki_1_nam.doc