Giáo án Tin học Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 5, Chủ đề 1: Máy tính và em - Bài 3: Máy tính và em - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đặng Lễ

Giáo án Tin học Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 5, Chủ đề 1: Máy tính và em - Bài 3: Máy tính và em - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đặng Lễ

BÀI 3. MÁY TÍNH VÀ EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận diện và phân biệt được hình dạng thường gặp của những máy tính thông dụng cùng các bộ phận cơ bản (màn hình, thân máy, bàn phím, chuột).

- Nêu được sơ lược về chức năng của bàn phím và chuột, màn hình và loa. Nhận biết được màn hình cảm ứng của máy tính bảng, điện thoại thông minh,. cũng là thiết bị tiếp nhận thông tin vào.

- Biết thực hiện quy tắc an toàn về điện, có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính.

2. Phát triển năng lực, phẩm chất:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự học tập, nghiên cứu bài học và trả lời các yêu cầu của GV.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác, trảo đổi với bạn trong học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết suy luận trả lời các câu hỏi mà thầy giao.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Qua bài này học sinh nắm được các bộ phận của máy tính và chức năng của từng bộ phận của các loại máy tính thường gặp, biết nguyên tắc an toàn điện.

 

docx 3 trang Đăng Hưng 23/06/2023 2501
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 5, Chủ đề 1: Máy tính và em - Bài 3: Máy tính và em - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đặng Lễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5:
BÀI 3. MÁY TÍNH VÀ EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận diện và phân biệt được hình dạng thường gặp của những máy tính thông dụng cùng các bộ phận cơ bản (màn hình, thân máy, bàn phím, chuột).
- Nêu được sơ lược về chức năng của bàn phím và chuột, màn hình và loa. Nhận biết được màn hình cảm ứng của máy tính bảng, điện thoại thông minh,... cũng là thiết bị tiếp nhận thông tin vào.
- Biết thực hiện quy tắc an toàn về điện, có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính.
2. Phát triển năng lực, phẩm chất:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự học tập, nghiên cứu bài học và trả lời các yêu cầu của GV.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác, trảo đổi với bạn trong học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết suy luận trả lời các câu hỏi mà thầy giao.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Qua bài này học sinh nắm được các bộ phận của máy tính và chức năng của từng bộ phận của các loại máy tính thường gặp, biết nguyên tắc an toàn điện.
2.3. Phẩm chất:
- Nhân ái: Yêu thương đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ bạn trong học tập.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình giơ tay phát biểu bài.
- Trung thực: Sẵn sàng nói lên ý kiến của mình khi bạn học sử dụng sai mục đích của máy tính.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn máy tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa 
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV đưa ra yêu cầu: Con hãy kể tên các bộ phận của máy tính để bàn mà con biết!
- Giới thiệu phần khởi động
- Giao nhiệm vụ: Giới thiệu trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”.
- Phổ biến luật chơi.
- Quy định thời gian hoàn thành nhiệm vụ
- Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá.
- GV chốt dẫn vào bài: Hôm nay, chúng ta sẽ học bài mới “Máy tính và em”.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS trao đổi các nội dung GV đưa ra trước lớp.
- HS báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 8 SGK – T13 và kể tên các bộ phận trong hình.
- Yêu cầu đọc thông tin trong SGK – T14.
- GV đặt câu hỏi:
(?) Thân máy có bộ phận gì quan trọng?
(?) Màn hình giống với thiết bị gì và để làm gì?
(?) Chuột có tác dụng làm gì?
(?) Bàn phím dùng để làm gì?
- Nhận xét – chốt.
- Yếu cầu HS đọc Hộp kiến thức (SGK – T14)
- Yc HS thảo luận nhóm 4 làm bài tập 1, 2 trong SGK – T14.
- Câu 1 đáp án là gì?
- Câu 2 đáp án là gì?
- Nhận xét – tuyên dương.
(?) Ngoài 4 bộ phận trên thì còn bộ phận gì em hay thấy khi sử dụng máy tính?
(?) Nó dùng để làm gì?
Hoạt động 2: Một số loại máy tính thông dụng khác.
- Quan sát hình 14 và thảo luận nhóm 4 cho biết các vị trí đánh số là những bộ phận gì?
- Nhận xét.
- Máy tính xách tay và để bàn có gì khác nhau?
- Đọc nội dung trong SGK và cho biết bộ phận nào làm chức năng chuột và bàn phím trên điện thoại thông minh?
- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 3: An toàn về điện khi sử dụng máy tính.
- Hành động a và b đúng hay sai, tại sao?
- Nhận xét – tuyên dương.
- Khi sử dụng máy tính để đảm bảo nguyên tắc an toàn điện em nên làm gì và không nên làm gì?
- Nhận xét – tuyên dương.
- Quan sát.
- Hs thảo luận – trả lời.
1. màn hình; 
2. thân máy; 
3. bàn phím; 
4. chuột máy tính.
- Hs đọc.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Bộ xử lý
+ Giống tivi, để hiển thị kết quả làm việc của máy tính.
+ Giúp điều khiển máy tính thuận tiện hơn.
+ Bàn phím có các phím dùng để đưa thông tin vào máy tính.
- Nghe, ghi nhớ.
- HS đọc.
- Hs thảo luận.
1. B
2. B
- Lắng nghe.
- Loa máy tính.
- Phát âm thanh.
- HS quan sát, thảo luận nhóm trả lời
1 - màn hình; 
2 - thân máy, 
3 - bàn phím; 
4 - chuột cảm ứng.
- Máy tính xách tay nhỏ gọn hơn, có chuột cảm ứng và bàn phím gắn liền trên thân máy.
- HS trả lời: màn hình cảm ứng.
- Hs quan sát – thảo luận.
A) Sai vì bạn nam tự ý đấu dây điện mà không có sự cho phép, giám sát của người lớn.
B) Đúng vì bạn nữ đã báo với thầy giáo phích cắm điện bị lỏng.
- Nhận xét bạn.
- Hs thảo luận – trả lời.
- Lắng nghe.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
- YC học sinh thảo luận nhóm 2 làm bài tập 1, 2 trong SGK.
- Nhận xét – tuyên dương.
- Dặn dò: GV nhắc HS về nhà ôn lại bài, đọc trước bài chuẩn bị cho giờ học sau
- HS thảo luận.
- HS trả lời: 1B 2C
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_5_chu_de_1.docx