Giáo án Tin học Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 4, Chủ đề 1: Máy tính và em - Bài 2: Xử lí thông tin (Tiếp) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đặng Lễ

Giáo án Tin học Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 4, Chủ đề 1: Máy tính và em - Bài 2: Xử lí thông tin (Tiếp) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đặng Lễ

BÀI 2: XỬ LÍ THÔNG TIN (TIẾP)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Trong bài học này học sinh được học về việc quá trình con người và máy móc xử lí thông tin như thế nào?

2. Phát triển năng lực, phẩm chất:

2.1. Năng lực chung:

- Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.

- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề thông qua tình huống thực tiễn.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được thông tin thu nhận và được xử lí, kết quả của sử lí là hành động hay ý nghĩa gì?

- Nêu được ví dụ minh họa cho thấy bộ não của con người là bộ phận xử lí thông tin.

- Nêu được ví dụ cho thấy máy móc cũng tiếp nhận thông tin và quyết định hành động.

- Nhận biết được máy móc đã xử lý thông tin gì và kết quả xử lý ra sao.

2.3. Phẩm chất:

Bài học góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất sau:

- Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.

 

docx 2 trang Đăng Hưng 23/06/2023 2591
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 4, Chủ đề 1: Máy tính và em - Bài 2: Xử lí thông tin (Tiếp) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đặng Lễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4:
BÀI 2: XỬ LÍ THÔNG TIN (TIẾP)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Trong bài học này học sinh được học về việc quá trình con người và máy móc xử lí thông tin như thế nào? 
2. Phát triển năng lực, phẩm chất:
2.1. Năng lực chung:
- Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề thông qua tình huống thực tiễn.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được thông tin thu nhận và được xử lí, kết quả của sử lí là hành động hay ý nghĩa gì?
- Nêu được ví dụ minh họa cho thấy bộ não của con người là bộ phận xử lí thông tin.
- Nêu được ví dụ cho thấy máy móc cũng tiếp nhận thông tin và quyết định hành động.
- Nhận biết được máy móc đã xử lý thông tin gì và kết quả xử lý ra sao.
2.3. Phẩm chất:
Bài học góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất sau:
- Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. 	Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử,...
2. 	Học sinh: SGK, SBT, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu TBHT lên điều hành lớp trả lời các câu hỏi sau:
(?) Cho biết quá trình xử lí thông tin của con người?
(?) Bộ phận nào của con người làm nhiệm vụ xử lí thông tin?
(?) Hãy kể tên một số thiết bị điện trong gia đình em có thể điều khiển được?
- GV nhận xét, chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài.
- TBHT lên điều hành các bạn trả lời, nhận xét.
- Lắng nghe.
2. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
1. Bố vừa kể cho Minh nghe một câu chuyện hay. Minh nghĩ là sẽ kể lại cho An và Khoa. Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục thích hợp ở cột B.
2. Khi nhấn vào nút dấu cộng (+) của bếp từ, bếp đã tiếp nhận được thông tin gì và đã quyết định hành động như thế nào?
- Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá
- GV nhận xét – tuyên dương.
- GV chốt kiến thức 
- HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu
- HS trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp
- HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến
- HS báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác.
1. 1A, 2B.
2. Khi nhấn dấu + bếp từ nhận được thông tin yêu cầu tăng nhiệt độ.
Bếp ra quyết định điều khiển tăng nhiệt độ cho bếp.
3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
- Em hãy lấy ví dụ một việc làm hằng ngày của em và cho biết thông tin được thu nhận là gì? Kết quả của việc xử lí là gì?
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Em hãy cho biết điểm giống nhau của các thiết bị tiếp nhận thông tin để quyết định hành động là gì?
- GV nhận xét – tuyên dương.
- GV nhận xét chốt.
- YC học sinh học bài, đọc bài mới.
- HS thảo luận, trả lời.
- Hs nhận xét.
- HS thảo luận, trả lời.
- Đều hoạt động bằng điện, có thiết bị hoặc nút điều khiển, 
- Hs nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_4_chu_de_1.docx