Giáo án Tin học Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 12, Chủ đề 2: Mạng máy tính và internet - Bài 6: Khám phá thông tin trên internet - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đặng Lễ

Giáo án Tin học Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 12, Chủ đề 2: Mạng máy tính và internet - Bài 6: Khám phá thông tin trên internet - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đặng Lễ

CHỦ ĐỀ 2. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET

BÀI 6: KHÁM PHÁ THÔNG TIN TRÊN INTERNET

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Trong bài học này HS sẽ được học về khám phá thông tin trên internet.

2. Phát triển năng lực, phẩm chất:

2.1. Năng lực chung:

- Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.

- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề thông qua tình huống thực tiễn.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Nêu được ví dụ về tin tức và chương trình giải trí có thể xem được khi truy cập internet.

- Nêu được ví dụ về thông tin không có sẵn trong máy tính đang sử dụng nhưng có thể tìm thấy trên internet

- Biết được không phải thông tin nào trên internet cũng phù hợp với lứa tuổi.

2.3. Phẩm chất:

Bài học góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất sau:

- Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm khi tham học.

- Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.

 

docx 3 trang Đăng Hưng 23/06/2023 5401
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 12, Chủ đề 2: Mạng máy tính và internet - Bài 6: Khám phá thông tin trên internet - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đặng Lễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12:
CHỦ ĐỀ 2. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
BÀI 6: KHÁM PHÁ THÔNG TIN TRÊN INTERNET
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Trong bài học này HS sẽ được học về khám phá thông tin trên internet.
2. Phát triển năng lực, phẩm chất:
2.1. Năng lực chung:
- Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề thông qua tình huống thực tiễn.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Nêu được ví dụ về tin tức và chương trình giải trí có thể xem được khi truy cập internet.
- Nêu được ví dụ về thông tin không có sẵn trong máy tính đang sử dụng nhưng có thể tìm thấy trên internet
- Biết được không phải thông tin nào trên internet cũng phù hợp với lứa tuổi.
2.3. Phẩm chất:
Bài học góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất sau:
- Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm khi tham học.
- Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- KTBC: Em hãy cho đặt tay đúng trên hàng phím.
- Nhận xét – tuyên dương.
- GV yêu cầu HS liệt kê những điều biết về internet và sử dụng internet để làm gì?
- Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá.
- GV chốt dẫn vào bài: Hôm nay, các em sẽ học bài “Khám phá thông tin trên internet”
- HS thực hiện
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe, quan sát, thảo luận nhóm.
- HS trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp
+ Internet là một mạng máy tính toàn cầu.
+ Sử dụng internet để giải trí, liên lạc, tìm kiếm thông tin...
- HS báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.
- Hs viết bài.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thông tin trên Internet
- Em hãy theo dõi câu chuyện của bạn Khoa, thảo luận nhóm 2 và cho biết các thành viên trong gia đình Khoa nhận được những thông tin gì từ Internet?
Chiều Chủ nhật, Khoa được bố mẹ cho phép truy cập Internet bằng máy tính để tìm hiểu về đội bóng đá mà Khoa yêu thích.
- Nhận xét – tuyên dương.
- GV yêu cầu HS đọc Hộp ghi nhớ.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi SGK – T31. 
- GV nhận xét, chốt.
Hoạt động 2: Khám phá thông tin trên Internet
- GV đưa ra nội dung An vào internet tìm hiểu thông tin cho lễ kết nạp đội viên vào thứ hai tuần tới thông qua việc quan sát hình 38 SGK - T31.
- GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV chốt kiến thức 
- Những thông tin không có sẵn trên máy tính thì em sẽ tìm kiếm ở đâu?
- Quan sát hình và cho biết thứ 2 em có nên tổ chức lễ kết nạp đội viên ngoài trời hay không?
Hoạt động 3: Thông tin phù hợp trên internet.
- GV đưa ra yêu cầu em hãy theo dõi câu chuyện cảu hai bạn Minh và Khoa, cho biết tại sao hai bạn cần có hướng dẫn, trợ giúp của người lớn, thông qua nội dung SGK Tr 32 + 33.
- GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV chốt.
- Hs thảo luận nhóm 2, trả lời: 
+ Bố ngồi cạnh Khoa đọc tin tức trong nước và thế giới trên Internet bằng điện thoại thông minh.
+ Mẹ và chị gái của Khoa cũng sử dụng Internet để tỉm một số công thức nấu ăn.
- Nhận xét.
- HS đọc.
- Học sinh thảo luận – trả lời: D
- HS nghe, ghi nhớ.
- HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu
- HS trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp
- HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến
- HS báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác.
+ Video, hình ảnh, chữ.
- HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức
- Có những thông tin không có sẵn trong máy tính nhưng có thể tìm thấy trên Internet. Internet là kho thông tin khổng lồ và được cập nhật thường xuyên.
- Hs thảo luận trả lời: Không vì dự báo trời mưa.
- Đọc yêu cầu
- Các nhóm nhận nhiệm vụ
- HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu
- Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp
- HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến
- Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.
- HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Trong những trang thông tin sau, trang nào không phù hợp với các em?
A. Trang thông tin về các trò chơi dân gian.
B. Trang thông tin về lịch sử, địa lí.
C. Trang thông tin có nội dung bạo lực.
- Nhận xét – tuyên dương.
- Dặn dò: Học bài cũ, xem tiếp nội dung còn lại của bài 6.
- Hs thảo luận – trả lời: C
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_11_chu_de_2.docx