Giáo án Tin học Lớp 3 - Chủ đề 3: Soạn thảo văn bản - Bài 6: Luyện tập một số kĩ thuật trình bày văn bản

Giáo án Tin học Lớp 3 - Chủ đề 3: Soạn thảo văn bản - Bài 6: Luyện tập một số kĩ thuật trình bày văn bản

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Luyện tập các kĩ thuật trình bày văn bản: chọn phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, căn lề cho đoạn văn bản. Nắm được các bước thao tác thay đổi kiểu chữ, căn lề trong soạn thảo văn bản.

- HS có kĩ năng chọn phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, căn lề cho đoạn văn bản

- HS tự giác, tích cực trong quá trình học, phát tiển tư duy lôgic.

- HS chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Phát triển năng lực chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và căn lề trong soạn thảo văn bản.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

1. Giáo viên:

- Giáo án, máy tính, máy chiếu. Máy tính có cài phần mềm Word.

- Phòng thực hành có đủ máy tính cho học sinh (tối thiểu 3 học sinh/máy).

2. Học sinh: SGK, vở ghi bài

 

doc 4 trang ducthuan 2200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 - Chủ đề 3: Soạn thảo văn bản - Bài 6: Luyện tập một số kĩ thuật trình bày văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
BÀI 6: LUYỆN TẬP MỘT SỐ KĨ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Luyện tập các kĩ thuật trình bày văn bản: chọn phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, căn lề cho đoạn văn bản. Nắm được các bước thao tác thay đổi kiểu chữ, căn lề trong soạn thảo văn bản. 
- HS có kĩ năng chọn phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, căn lề cho đoạn văn bản
- HS tự giác, tích cực trong quá trình học, phát tiển tư duy lôgic.
- HS chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Phát triển năng lực chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và căn lề trong soạn thảo văn bản.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
1. Giáo viên: 
- Giáo án, máy tính, máy chiếu. Máy tính có cài phần mềm Word.
- Phòng thực hành có đủ máy tính cho học sinh (tối thiểu 3 học sinh/máy). 
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KHỞI ĐỘNG
-Nêu cách căn lề cho văn bản?
2. THỰC HÀNH
- HĐ1: Trao đổi với bạn trả lời câu hỏi
- Viết hoa: Sử dụng phím Shift và Caps Lock
- Chuyển đoạn văn bản chữ thường sang kiểu chữ khác:
Các bước thực hiện:
+ B1: Chọn phần văn bản muốn thay đổi
+ B2: Chọn kiểu chữ muốn trình bày (chữ đậm, in nghiêng, gạch chân )
- Xóa một đoạn văn bản:
Các bước thực hiện:
+ B1: Chọn đoạn văn bản cần xóa
+ B2: Nhấn phím Delete hoặc Backspace trên bàn phím
- HĐ2: Bài 2
 Soạn thảo theo mẫu, thay đổi phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ theo yêu cầu:
- HS thực hành theo các yêu cầu.
- HĐ 2: Bài 3
 Mở đoạn văn Dế mèn kể chuyện đã soạn ở Bài 3, gõ tiếp nội dung vào văn bản, trao đổi với bạn rồi sửa văn bản theo mẫu:
- HS mở được văn bản đã có, trao đổi với bạn chỉnh sửa văn bản theo mẫu.
4. VẬN DỤNG 
 HĐ 1: Vận dụng
-Yêu cầu học sinh thực hành xóa một đoạn văn bản
HĐ 2: Củng cố, dặn dò
-Tóm tắt lại nội dung chính của bài
- Yêu cầu học sinh về nhà tập gõ văn bản và chỉnh sửa văn bản.
- HSTL, HS khác NX.
- GVNX, đánh giá.
Thảo luận với bạn trả lời các câu hỏi:
- Làm thế nào để viết hoa tiêu đề văn bản trong phần mềm Word?
- Làm tn để chuyển một đoạn văn bản ở dạng chữ thường sang kiểu chữ khác (chữ đậm, in nghiêng, gạch chân...)?
- Làm tn để xóa 1 đoạn văn bản?
- Đại diện nhóm TLCH.
- HS &GV nhận xét, đánh giá.
- 1HS đọc yêu cầu bài 2 SGK – 79
- Lớp lắng nghe, theo dõi trong sách
- HS khởi động máy, phần mềm Word
- HS thực hành theo HD của GV
- GV theo dõi, giúp đỡ kịp thời cho HS
- 1HS đọc yêu cầu bài 3 SGK – 79
- Lớp lắng nghe, theo dõi trong sách
- HS thực hành theo HD của GV
- GV theo dõi, giúp đỡ kịp thời cho HS
HS thực hành
HS ghi nhớ
HS về nhà tập gõ văn bản
5: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHỐI 3
 TIẾT 2: LUYỆN TẬP MỘT SỐ KĨ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Luyện tập các kĩ thuật trình bày văn bản: chọn phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, căn lề cho đoạn văn bản. Nắm được các bước thao tác thay đổi kiểu chữ, căn lề trong soạn thảo văn bản. 
- HS có kĩ năng chọn phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, căn lề cho đoạn văn bản
- HS tự giác, tích cực trong quá trình học, phát tiển tư duy lôgic.
- HS chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Phát triển năng lực chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và căn lề trong soạn thảo văn bản.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
1. Giáo viên: 
- Giáo án, máy tính, máy chiếu. Máy tính có cài phần mềm Word.
- Phòng thực hành có đủ máy tính cho học sinh (tối thiểu 3 học sinh/máy). 
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. KHỞI ĐỘNG
- Ổn định lớp.
- Khởi động đầu giờ
- GV cho HS chơi trò chơi: (TH: trên bài trình chiếu). GV chuyển ý vào bài.
2. THỰC HÀNH
HĐ 1: Bài 3
- GV cho học sinh làm việc cá nhân theo yêu cầu 3 trang 79 SGK rồi chia sẻ trước lớp.
- GV bao quát giúp đỡ HS.
- GV chiếu kết quả của 1 vài HS cho cả lớp quan sát.
- Nhận xét.
- GV cho học sinh làm việc cá nhân theo yêu cầu rồi chia sẻ trước lớp.
- GV chiếu kết quả của 1 vài HS cho cả lớp quan sát.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét chung và bổ sung thêm cho HS.
4. VẬN DỤNG
- HĐ1: Vận dụng
- GV cho học sinh làm việc cá nhân theo yêu cầu rồi chia sẻ trước lớp.
- GV chiếu kết quả của 1 vài HS cho cả lớp quan sát.
- HS nhận xét.
HĐ2: Củng cố, dặn dò
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài
- GV yêu cầu HS về nhà thực hành gõ một đoạn văn giới thiệu về gia đình rồi thay đổi kiểu chữ và căn lề cho phù hợp.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS báo cáo sĩ số
- HS đọc nội dung và thực hành theo yêu cầu trên màn chiếu
- HS làm việc cá nhân theo yêu cầu 3 trang 79 SGK rồi chia sẻ trước lớp.
- HS gõ đoạn văn bản “Dế Mèn kể chuyện”, thay đổi văn bản theo mẫu rồi lưu văn bản. Xác định đoạn văn bản cần thay đổi:
+ Kiểu chữ in đậm.
+ Kiểu chữ in nghiêng.
+ Kiểu chữ gạch chân
+ Căn đều văn bản.
- HS làm việc cá nhân theo yêu trong SGK rồi chia sẻ trước lớp.
Soạn bài thơ: “Về quê ngoại” và thay đổi văn bản theo yêu cầu.
+ 4 dòng thơ đầu: căn lề trái, in nghiêng.
+ 4 dòng thơ tiếp theo: căn lề phải, in đậm.
+ 4 dòng thơ tiếp theo: căn giữa, gạch chân.
+ 4 dòng thơ cuối: căn đều, in nghiêng, in đậm, gạch chân.
- HS soạn một đoạn văn bản có chủ đề: “ Kể lại câu chuyện mà em thích” rồi trình bày cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề cho phù hợp.
+ Thay đổi phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ ở các dòng theo yêu cầu.
.- HS đọc ghi nhớ trong sách.
- HS về nhà thực hành gõ một đoạn văn giới thiệu về gia đình rồi thay đổi kiểu chữ và căn lề cho phù hợp.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
5: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_3_chu_de_3_soan_thao_van_ban_bai_6_luyen.doc