Giáo án Tin học Lớp 3 - Chủ đề 3: Soạn thảo văn bản - Bài 2: Gõ các chữ ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư - Năm học 2021-2022 - Dư Thị Yến

Giáo án Tin học Lớp 3 - Chủ đề 3: Soạn thảo văn bản - Bài 2: Gõ các chữ ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư - Năm học 2021-2022 - Dư Thị Yến

Hoạt động của giáo viên

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Ổn định lớp.

- Khởi động đầu giờ

- GV cho HS chơi trò chơi: (Trên màn hình chiếu).

- GV nhận xét, tuyên dương

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Giới thiệu bài: GV

1. Hoạt động 1: Gõ chữ cái tiếng Việt theo kiểu gõ Telex

- GV cho HS đọc nội dung trong SGK, trao đổi với bạn và trả lời các câu hỏi:

+ Trên bàn phím có các chữ: ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư hay không?

+ Làm thế nào để các chữ ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư hiện lên trang soạn thảo?

+ Làm thế nào để mở phần mềm Unikey?

- GV mời vài nhóm trả lời

- GV nhận xét, chốt ý, tuyên dương

- GV cho HS thực hành thao tác chọn bảng mã Unicode và kiểu gõ Telex.

Chú ý: Muốn thêm mũ cho các chữ a, o, e, cần gõ hai lần chữ đó. (Ví dụ: aa→â).

 Gõ thêm chữ W sau các chữ a, o, u để được các chữ cái ă, ơ, ư. (Ví dụ: aw→ă).

- GV cho HS gõ các từ và chữ theo kiểu gõ Tellex trong SGK.

- GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn, vướng mắc.

- GV nhận xét. Cho HS quan sát bài làm của một vài bạn làm tốt.

2. Hoạt động 2: Cách gõ chữ cái tiếng Việt theo kiểu gõ VNI

- GV cho học sinh thực hành thao tác gõ theo kiểu VNI các từ trong bảng và ví dụ trang 66 SGK.

* Chú ý: Muốn thêm mũ cho các chữ a, o, e, cần gõ hai chữ cái và số 6. (Ví dụ: a6→â). Muốn thêm dâu các chữ o, u, ta goxchuwx đó và thêm số 7 để được các chữ cái ơ, ư. (Ví dụ: o7→ơ).

- GV nhận xét. Cho HS quan sát bài làm của một vài bạn làm tốt. Tuyên dương

 

docx 3 trang ducthuan 08/08/2022 2211
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 - Chủ đề 3: Soạn thảo văn bản - Bài 2: Gõ các chữ ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư - Năm học 2021-2022 - Dư Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	20
Tiết 39+40
Thời gian thực hiện: Ngày 17/01/2022 đến ngày 20/01/2022
CHỦ ĐỀ 3: SOẠN THẢO VĂN BẢN
BÀI 2: GÕ CÁC CHỮ Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ư
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Biết cách gõ các chữ ă, â, đ, ê, ô, ơ theo kiểu gõ Telex và Vni. 
- HS có kĩ năng gõ các chữ ă, â, đ, ê, ô, ơ theo kiểu gõ Telex và Vni. 
- HS tích cực chủ động sáng tạo trong quá trình học tập, phát tiển tư duy logic.
- HS chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Phát triển năng lực gõ văn bản.
*HSKT: Biết cách gõ các chữ ă, â, đ, ê, ô, ơ theo kiểu gõ Telex
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: 
- Phương tiện dạy học: Giáo án, máy tính, máy chiếu. Máy tính có cài phần mềm Word.
- Phòng thực hành có đủ máy tính cho học sinh (tối thiểu 3 học sinh/máy). 
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài
3. Dự kiến phương pháp, hình thức, kết quả :
- Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, Trực quan, hoạt động thực hành
- Hình thức tổ chức hoạt động : Toàn lớp, cá nhân, hoạt động nhóm
- Sản phẩm: Gõ một đoạn văn bản ngắn.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Ổn định lớp.
- Khởi động đầu giờ
- GV cho HS chơi trò chơi: (Trên màn hình chiếu).
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS báo cáo sĩ số
- HS đọc nội dung và thực hành theo yêu cầu trên màn chiếu
- HS lắng nghe
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Giới thiệu bài: GV 
1. Hoạt động 1: Gõ chữ cái tiếng Việt theo kiểu gõ Telex 
- GV cho HS đọc nội dung trong SGK, trao đổi với bạn và trả lời các câu hỏi:
+ Trên bàn phím có các chữ: ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư hay không?
+ Làm thế nào để các chữ ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư hiện lên trang soạn thảo?
+ Làm thế nào để mở phần mềm Unikey?
- GV mời vài nhóm trả lời
- GV nhận xét, chốt ý, tuyên dương
- GV cho HS thực hành thao tác chọn bảng mã Unicode và kiểu gõ Telex.
Chú ý: Muốn thêm mũ cho các chữ a, o, e, cần gõ hai lần chữ đó. (Ví dụ: aa→â).
 Gõ thêm chữ W sau các chữ a, o, u để được các chữ cái ă, ơ, ư. (Ví dụ: aw→ă).
- GV cho HS gõ các từ và chữ theo kiểu gõ Tellex trong SGK.
- GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn, vướng mắc.
- GV nhận xét. Cho HS quan sát bài làm của một vài bạn làm tốt.
2. Hoạt động 2: Cách gõ chữ cái tiếng Việt theo kiểu gõ VNI
- GV cho học sinh thực hành thao tác gõ theo kiểu VNI các từ trong bảng và ví dụ trang 66 SGK.
* Chú ý: Muốn thêm mũ cho các chữ a, o, e, cần gõ hai chữ cái và số 6. (Ví dụ: a6→â). Muốn thêm dâu các chữ o, u, ta goxchuwx đó và thêm số 7 để được các chữ cái ơ, ư. (Ví dụ: o7→ơ).
- GV nhận xét. Cho HS quan sát bài làm của một vài bạn làm tốt. Tuyên dương
- HS đọc thông tin trong SGK 
- Thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi
- Báo cáo kết quả thảo luận
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS thực hành cá nhân trên máy
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS thực hành cá nhân trên máy
- HS quan sát, nhận xét
- HS thực hành cá nhân trên máy
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
1. Hoạt động 1: Viết nội dung còn thiếu vào ô trống (mục 1 trang 67 SGK )
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo, báo cáo kết quả
- GV chiếu kết quả lên máy chiếu, nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động 2: Em hãy chọn kiểu gõ Telex hoặc Vni để được nội dung sau. (Mục 2 trang 68 SGK )
- GV cho HS thực hành cá nhân
- GV chiếu bài của một số bạn lên máy chiếu, nhận xét, tuyên dương
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài tập mục 1 trang 67, báo cáo kết quả
- HS quan sát, nhận xét
- Lắng nghe
- HS thực hành cá nhân
- HS quan sát, nhận xét
- Lắng nghe
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
1. Hoạt động 1: Soạn một đoạn văn bản tiếng việt ( khoảng 3- 5 dòng) tả con vật mà em yêu thích. Lưu văn bản đó vào thư mục máy tính của em
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân rồi chia sẽ lên lớp.
- GV kiểm tra kết quả các em gõ và nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động 2: GV cho HS thảo luận nhóm đôi so sánh điểm giống và khác nhau trong 2 kiểu gõ, báo cáo kết quả
- GV kết luận
* Cũng cố, dặn dò
- GV cho HS cũng cố lại kiến thức bằng trò chơi Ai về đích 
- Yêu cầu HS về nhà thực hành gõ tên một số đồ vật trong gia đình. (Nếu có máy tính)
- Chuẩn bị bài sau
- HS thực hiện cá nhân, chia sẻ lên lớp
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS thảo luận nhóm đôi, báo cáo kết quả
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS - HS đọc nội dung và thực hành theo yêu cầu trên màn chiếu
- HS về nhà vẽ thực hành gõ tên một số đồ vật trong gia đình. (Nếu có máy tính)
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
 ... 
 ... 
 ...

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_3_chu_de_3_soan_thao_van_ban_bai_2_go_ca.docx