Giáo án Tin học Lớp 3 - Chủ đề 1: Làm quen với máy tính - Bài 1: Người bạn mới của em - Năm học 2021-2022

Giáo án Tin học Lớp 3 - Chủ đề 1: Làm quen với máy tính - Bài 1: Người bạn mới của em - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦN CẦN ĐẠT:

- Nhận biết và gọi đúng tên các bộ phận của máy tính; biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính; biết được máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người;

- Vận dụng: Sử dụng các kiến thức đã học vận dụng vào bài tập;

- Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

Định hướng phát triển năng lực:

a. Năng lực chung:

 + Năng lực tự chủ và tự học: HS có ý thức tìm hiểu bài

 + Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS làm quen với máy tính, nhận biết được chức năng cơ bản của các bộ phận quan trọng của một máy vi tính.

 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: nhận biết được chức năng cơ bản của các bộ phận quan trọng của một máy vi tính.

 b. Năng lực đặc thù: NL : làm quen với máy tính để phục vụ học tập và vui chơi.

Định hướng phát triển phẩm chất

 Phát triển phẩm chất tính chăm học, chăm làm. HS yêu thích, hào hứng, thích thú học tập, có ý thức bảo vệ tài sản, giữ gìn vệ sinh phòng máy. .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Máy tính kết nối ti vi, sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, phiếu học tập.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập.

 

doc 9 trang ducthuan 06/08/2022 3780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 - Chủ đề 1: Làm quen với máy tính - Bài 1: Người bạn mới của em - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời gian thực hiện: từ ngày27 tháng 9 năm 2021 đến ngày 02 tháng 10 năm 2021
Số tiết: 1 tiết
Môn học: Tin học; Lớp 3
Tên bài học: 	
CHỦ ĐỀ 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH.
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM.
I. YÊU CẦN CẦN ĐẠT:
- Nhận biết và gọi đúng tên các bộ phận của máy tính; biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính; biết được máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người;
- Vận dụng: Sử dụng các kiến thức đã học vận dụng vào bài tập;
- Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: 
Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
 + Năng lực tự chủ và tự học: HS có ý thức tìm hiểu bài
 + Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS làm quen với máy tính, nhận biết được chức năng cơ bản của các bộ phận quan trọng của một máy vi tính.
 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: nhận biết được chức năng cơ bản của các bộ phận quan trọng của một máy vi tính.
 b. Năng lực đặc thù: NL : làm quen với máy tính để phục vụ học tập và vui chơi. 
Định hướng phát triển phẩm chất
 Phát triển phẩm chất tính chăm học, chăm làm. HS yêu thích, hào hứng, thích thú học tập, có ý thức bảo vệ tài sản, giữ gìn vệ sinh phòng máy. .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Máy tính kết nối ti vi, sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, phiếu học tập.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Tên hoạt động/ Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động, kết nối.
(5 phút)
* Yêu cầu cần đạt: làm quen với người bạn mới của em là chiếc máy vi tính
* Cách tiến hành: - Đàm thoại nêu vấn đề 
- Chúng ta đã biết máy tính là công cụ xử lý thông tin, vậy nó có khả năng và tác dụng gì ?
- gv nhận xét, Vào bài mới: Từ nay các em sẽ được làm quen với một môn học mới là môn tin học và có thêm một người bạn mới đó là chiếc máy vi tính. Người bạn mới của em có những đức tính gì và làm việc như thế nào, những tiết học trong chương trình này sẽ giúp các em tìm hiểu được điều đó.
- Trả lời theo sự hiểu biết 
-HS lắng nghe
Hình thành kiến thức mới
 (22 phút)
HĐ1: : Các bộ phận của máy tính
 * Yêu cầu cần đạt: biết được các bộ phận của máy tính
* Cách tiến hành: 
? Trong lớp mình ai đã từng được tiếp xúc với máy vi tính rồi.
Cho HS quan sát máy tính để bàn
Yêu cầu HS trả lời:
? Theo em biết máy tính có những bộ phận cơ bản nào?
?Kết quả làm việc với máy tính được hiển thị ở đâu? 
?Bàn phím có chức năng gì? 
?Chuột máy tính giúp em thao tác gì?
?Thân máy tính có chứa bộ phận gì?
Kết luận: máy tính có 4 bộ phận: màn hình, thân máy, chuột, bàn phím
 HĐ 2: Một số loại máy tính thường gặp 
* Yêu cầu cần đạt: biết được một số loại máy tính thường gặp
* Cách tiến hành: 
GV trình chiếu cho HS quan sát:
?Có bao nhiêu loại máy tính mà em biết?
- kêt luận: ó 3 loại máy tính thường gặp
Ä Trả lời.
ÄQuan sát máy tính
Ä Màn hình, thân máy, chuột, bàn phím
ÄHiển thị ở màn hình
Ä Bàn phím gửi tín hiệu vào máy tính
Ä Chuột máy tính giúp em điểu khiển máy tính nhanh hơn
ÄThân máy tính có chứa bộ xử lí. Điều khiển mọi hoạt động của máy tính. 
S lắng nghe và ghi bài vào vở
Ä Quan sát và thảo luận với bạn
Ä - Có 3 loại máy tính: Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng
HS lắng nghe
Luyện tập, thực hành.
(5 phút)
HĐ 1: Bài 1
* Yêu cầu cần đạt: quan sát sự thay đổi trên màn hình chương trình WordPad, giúp HS luyện gõ bàn phím.
* Cách tiến hành
- GV sử dụng máy chiếu hướng dẫn HS mở chương trình WordPart, 
- Quan sát và trợ giúp các nhóm chưa làm được. Hướng dẫn HS luyện gõ các phím.
- HĐ 2: Bài 2
* Yêu cầu cần đạt: nắm đặc điểm của từng loại máy tính thường gặp
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK: bài 2-trang 8. HS làm cá nhân vào vở rồi tổng hợp kết quả vào phiếu học tập.
- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm HS yếu.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả bài tập.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận cuối cùng.
- Quan sát và thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
- Quan sát
- Trưởng nhóm thu thập thông tin từ các thành viên trong tổ và đưa ra kết luận rồi báo cáo kết quả.
- Quan sát và thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. 
- HS thực hành theo nhóm đôi.
- HS làm cá nhân vào SGK và chốt nội dung bài tập vào phiếu học tập theo nhóm.
- Trưởng nhóm 2 người báo cáo kết quả đã làm được với GV.
- Máy tính xách tay có thân máy, thân máy được gắn phía dưới bàn phím.
- Máy tính bảng có bàn phím, khi cần dùng bàn phím người dùng điều chỉnh để bàn phím hiện lên trên màn hình.
- Lĩnh hội
- HS chú ý theo dõi
Vận dụng, ứng dụng, trải nghiệm
(3 phút)
- HĐ 1: Vận dụng
* Yêu cầu cần đạt:nắm được chức năng của từng bộ phận trên máy tính
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát 4 chiếc thẻ và 3 chiếc hộp rồi sắp xếp các thẻ ở trên vào các hộp ở dưới.
- Yêu cầu từng cá nhân báo cáo kết quả.
- HĐ 2: Củng cố, dặn dò
* Yêu cầu cần đạt: hệ thống hóa toàn bộ kiến thức tiết học
* Cách tiến hành:
- Các em về nhà học bài, quan sát máy ở nhà và nhận biết được các bộ quan trọng của máy tính. Chuẩn bị cho thực hành hôm sau.
- HS quan sát và sắp xếp theo nhóm.
- HS làm bài tập vào vở cá nhân.
- HS lĩnh hội 
- HS lắng nghe và về nhà thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
 .. . 
Thời gian thực hiện: từ ngày 27 tháng 09 năm 2021 đến ngày 02 tháng 10 năm 2021
Số tiết: 1 tiết
Môn học: Tin học; Lớp : 3
Tên bài học: 
CHỦ ĐỀ 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH.
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (tt)
I. YÊU CẦN CẦN ĐẠT:
- Nhận biết và gọi đúng tên các bộ phận của máy tính; biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính; biết được máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người;
- Vận dụng: Sử dụng các kiến thức đã học vận dụng vào bài tập;
- Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: 
Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
 + Năng lực tự chủ và tự học: HS có ý thức tìm hiểu bài
 + Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS làm quen với máy tính, nhận biết được chức năng cơ bản của các bộ phận quan trọng của một máy vi tính.
 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: nhận biết được chức năng cơ bản của các bộ phận quan trọng của một máy vi tính.
 b. Năng lực đặc thù: NL : làm quen với máy tính để phục vụ học tập và vui chơi. 
Định hướng phát triển phẩm chất
 Phát triển phẩm chất tính chăm học, chăm làm. HS yêu thích, hào hứng, thích thú học tập, có ý thức bảo vệ tài sản, giữ gìn vệ sinh phòng máy. .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Máy tính kết nối ti vi, sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, phiếu học tập.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Tên hoạt động/ Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động, kết nối.
(5 phút)
* Yêu cầu cần đạt: Củng cố kiến thức nội dung bài học tiết trước.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi truyền điện: nêu tên các bộ phận của máy tính và các loại máy tính thông thường.
- Gv nhận xét, tuyên dương
- Vào bài mới: Tiết học hôm trước các em đã được làm quen với chiếc máy tính – Người bạn mới của em. Tiết học hôm nay, sẽ giúp các em tìm hiểu về những công việc củamáy tính.
- HS nối tiếp nêu tên các bộ phận của máy tính
-HS lắng nghe
Hình thành kiến thức mới
(17 phút)
HĐ1: : HĐ1. Các loại mấy tính thường gặp 
* Yêu cầu cần đạt: làm quen với máy tính
* Cách tiến hành:
 - GV cho HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ trước lớp các loại máy tính thường gặp, nêu những ưu điểm của máy tính xách tay so với máy tính để bàn.
- GV nhận xét
- GV hướng dẫn, gợi ý để HS rút ra nhận xét: Máy tính nào cũng phải có bốn bộ phận cơ bản: thân máy, màn hình, bàn phím và chuột.
- GV kết luận: Có 3 loại máy tính thường gặp: Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng
- HS làm việc cá nhân và nói cho nhau nghe rồi chia sẻ trước lớp.
- Có ba loại máy tính thường gặp: Máy tính bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng.
- Ưu điểm của máy tính xách tay, máy tính bảng là gọn nhẹ, dễ dàng mang theo khi di chuyển.
- Hs lắng nghe
Luyện tập, thực hành.
(10 phút)
- HĐ 1: Bài tập 3: 
* Yêu cầu cần đạt: nắm chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính
* Cách tiến hành
Nối ô ở cột trái với ô ở cột phải để được câu đúng. So sánh kết quả với bạn.
- Nhận xét.kết luận
- HĐ 2: Bài tập 4: 
* Yêu cầu cần đạt:biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lac với mọi người,..
* Cách tiến hành
Máy tính có thể giúp em làm những công việc nào sau đây ( nối hình máy tính vào các hình tương ứng)?
Gv nhận xét, kết luận: máy tính giúp em: liên lạc với bạn bè, học tập, gửi thư, nghe nhạc, xem phim
- HS nối các ô cho đúng kết quả:
	Thân máy tính + là hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí của máy tính.
	Màn hình máy tính + là nơi hiển thị kết quả làm việc của máy tính.
	Bàn phím máy tính + có nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính.
Chuột máy tính + dùng để điều khiển máy tính thuận tiện và dễ dàng
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình 
- HS trả lời
- HS lắng nghe
Vận dụng, ứng dụng, trải nghiệm
(3 phút)
- HĐ 1: Vận dụng
* Yêu cầu cần đạt:biết chức năng của từng bộ phận của máy tính
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu học sinh làm BT trang 10 sGK. làm việc cá nhân rồi chia sẻ trước lớp
- HĐ 2: Củng cố, dặn dò
* Yêu cầu cần đạt - Tóm tắt lại nội dung chính của bài
* Cách tiến hành
 Yêu cầu HS về nhà thực hành tập mở, tắt máy tính
-HS thực hiện
- HS làm việc cá nhân theo yêu cầu của bài, nói cho nhau nghe rồi chia sẻ kết quả trước lớp. 
Kết quả: 1 Màn hình - Đưa tín hiệu ra 
2. Thân máy - Xử lí tín hiệu 
3. Bàn phím - Đưa tín hiệu vào
4. Chuột máy tính - Đưa tín hiệu vào
- Ghi nhớ
- HS về nhà thực hành mở, tắt máy tính
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_3_chu_de_1_lam_quen_voi_may_tinh_bai_1_n.doc